Sự Phục Hưng Của Nước Nga Dưới Thời Tổng Thống Putin:

khôi phục giá trị đồng Ruble (sau khi đã mất giá 70% vào năm 1997) và trở thành đồng tiền chuyển đổi tự do vào năm 2007, lạm phát được kìm giữ ở mức 10%, dự trữ ngoại hối và vàng của Nga năm 2007 đã đạt mức kỷ lục với tổng giá trị xấp xỉ 500 tỷ USD. Ngoài ra, Nga còn thành lập qũy bình ổn vào năm 2003 nhằm tài trợ cho các chương trình phúc lợi xã hội và cứu trợ khẩn cấp. Số dư của qũy này đã đạt 18,7 tỷ USD vào năm 2004 1.

Cho đến trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế Nga đã thực sự khởi sắc. Thực tế cho thấy, sự khởi sắc của nền kinh tế Nga và những thành tựu nhiều mặt của nước Nga dưới hai nhiệm kỳ của Tổng thống Putin không phải chỉ do đường lối đúng đắn và các chính sách, chương trình cải cách phát huy hiệu quả mà còn do yếu tố khách quan từ thị trường dầu mỏ mang lại, khi giá dầu liên tục tăng cao, có lúc lên đến trên 140 USD/thùng, so với chỉ trên dưới 20 USD/thùng vào năm 2000. Giá dầu tăng cao đã giúp mang lại một nửa thu nhập ngân sách cho nước Nga - một cường quốc về năng lượng. Sự phục hồi và tăng trưởng về kinh tế cùng với một nền quốc phòng hùng mạnh đã tạo ra một hình ảnh nước Nga mới, với thế và lực ngày càng gia tăng trên trường quốc tế.

Chính sách của Tổng thống Putin khẳng định rằng, để tập trung cho phát triển kinh tế thì cần phải có sự ổn định về chính trị và để có được điều này thì nước Nga phải có một chính quyền trung ương mạnh để kiểm soát được toàn bộ các ngành kinh tế quan trọng, đồng thời phải có chính sách cứng rắn trong ổn định tình hình xã hội. Quan điểm này đã được sự đồng tình của đa số dân chúng Nga, và đó là điều kiện quan trọng nhất để nước Nga tiếp tục tiến lên trên con đường tìm lại vai trò cường quốc của mình trong tương lai.


–––––––––––––

1. [17, tr.61]

1.4.2 Sự phục hưng của nước Nga dưới thời tổng thống Putin:


Trong những năm từ giữa thập niên đầu của thế kỷ XXI, dư luận tại nhiều nơi trên thế giới đã dùng những từ như ―sự trỗi dậy của nước Nga‖, ―sự phục hưng của nước Nga‖…để nói đến những thành tựu mà nước Nga đã giành được dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin. Nga đã dần giành lại vị trí là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới. Sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ cao đã giúp nâng cao uy tín của nước Nga trên trường quốc tế. Ảnh hưởng của nước Nga ngày càng gia tăng và những quan điểm của Nga đối với các vấn đề quốc tế đã có sức nặng hơn, trái với những năm 1990, khi quan điểm của Nga về các cuộc khủng hoảng quốc tế thường bị phớt lờ.

Sau khi đắc cử, vị tổng thống mới của nước Nga - Dmitri Medvedev đã phát biểu: ―Nga đang tăng cường ổn định đất nước, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, tiếp tục ―con đường Putin‖ đã dẫn dắt nước Nga từ hỗn loạn đến thái bình, tự mình vượt qua khó khăn, mở ra con đường phát triển để lại trở thành một nước lớn mạnh‖ 1. Thật sự nước Nga đã trỗi dậy mạnh mẽ, đã lấy lại sự tự tin cùng với sự thịnh vượng, đây là hai yếu tố quan trọng của việc cùng tồn tại với các nước khác và là một mục tiêu của chính sách đối ngoại. Ngày nay, mọi người Nga, dù ở trong nước hay nước ngoài, từ các cơ quan ngoại giao của Nga hay khách du lịch đều cảm thấy tự hào khi họ đang là công dân của một quốc gia lớn mạnh, đang tăng trưởng và được tôn trọng.

Quá trình trỗi dậy, phục hưng của nước Nga bắt đầu từ những thành tựu về cả kinh tế và chính trị. Về kinh tế, Nga hiện nay là nền kinh tế đứng thứ chín trên thế giới, phấn đấu đến năm 2020 sẽ đứng trong hàng ngũ năm nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Chính phủ Nga đã và đang thực hiện hàng

––––––––––––––

[1, tr. 259]

loạt các chính sách kinh tế mang lại hiệu quả lớn như tập trung phát triển và tăng cường vai trò của các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước, tăng cường giá trị của đồng Ruble, tăng cường sức hấp dẫn của thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng, hướng tới mục tiêu xây dựng thủ đô Nga thành trung tâm tài chính của khu vực và thế giới, tập trung đưa đồng Ruble thành đồng tiền thanh toán trong xuất khẩu hàng hóa. Tất cả những nỗ lực trên nói lên tham vọng của Nga về quyền được đóng góp tiếng nói nhiều hơn trong hệ thống kinh tế - tiền tệ quốc tế. Kinh tế Nga hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Theo một phân tích của Viện khoa học Nga năm 2008 thì Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể tự cung, tự cấp hoàn toàn về tài nguyên thiên nhiên, lượng dự trữ tài nguyên đã thăm dò được chiếm gần 21% tổng lượng tài nguyên thế giới. Hàng năm, xuất khẩu khí tự nhiên của Nga đứng đầu thế giới và xuất khẩu dầu mỏ đứng thứ hai thế giới.


Bảng 1.1: Một vài chỉ số phát triển kinh tế Nga, giai đoạn 1997 - 2006

ĐVT: tỷ USD



1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Xuất khẩu

89.0

74.9

75.7

105.6

103.1

107.2

135.9

183.2

243.6

302.3

Tăng trưởng

ngoại thương

9.9

21.0

32.1

56.5

41.1

46.2

61.5

85.8

118.3

139.6

Dự trữ bằng vàng

16.8

12.2

12.5

28.0

36.6

47.8

76.9

124.8

182.2

303

Tăng trưởng GDP

(% so năm trước)

1.4

-5.3

6.3

11.0

5.1

4.7

7.3

7.2

6.7

6.5

Sản xuât c.nghiệp

(% so năm trước)

2.0

-5.2

11.0

11.9

4.9

3.7

7.0

8.3

4.0

3.9

Đầu tư cơ bản

(% so năm trước)

-5.0

-12.0

5.3

17.4

10.0

2.6

12.5

10.9

12.0

13.5

Dư ngân sách

(% so với GDP)

-7.4

-5.8

-1.7

1.9

2.9

2.2

3.3

4.4

7.4

7.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ XXI - 5

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga (www.cbr.ru)

Trước nhu cầu của nền kinh tế thế giới ngày càng phụ thuộc nhiều vào năng lượng và giá dầu luôn ở mức cao thì nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú của Nga sẽ là nguồn lực và chỗ dựa vững chắc để nước Nga tiếp tục con đường phục hưng đất nước.

Cũng như sự trỗi dậy của bất kỳ một quốc gia nào khác, sự trỗi dậy và quá trình phục hưng của nước Nga trong những năm đầu của thế kỷ XXI cũng đã có tác động lớn đến quan hệ quốc tế, trước tiên là quan hệ giữa các cường quốc. Kế thừa vị trí của siêu cường Liên Xô trước đây, Nga là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, có sứ mệnh cao cả, có vị trí địa chính trị quan trọng, là quốc gia có kinh nghiệm và chiến lược ngoại giao rất phong phú và có tầm ảnh hưởng lớn. Bên cạnh những thành tựu quan trọng về kinh tế thì sức mạnh quân sự của Nga không ngừng được tăng cường, cùng với tinh thần dân tộc lên cao, địa vị cường quốc được khôi phục nên tầm ảnh hưởng của đất nước ngày càng nâng cao.

Nga lấy vị thế của một cường quốc để tham gia vào các sự kiện quốc tế, với chiến lược ngoại giao linh hoạt và tự chủ, Nga lên án chủ nghĩa bá quyền, nỗ lực thúc đẩy việc thay đổi trật tự kinh tế - chính trị quốc tế, Nga đã đối đầu một cách gay gắt với Mỹ và EU về các vấn đề an ninh quan trọng như hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Châu Âu, vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, độc lập của Kosovo, vấn đề hạt nhân của Iran, hòa bình trên bán đảo Triều Tiên … Hiện tại, máy bay ném bom chiến lược của Nga đã khôi phục các chuyến bay tuần tra dài như từng thực hiện dưới thời Xô viết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược đã hoạt động trở lại, biên đội hàng không mẫu hạm được điều động tuần tra trên các vùng biển…

Nga cũng đang khôi phục và phát triển quan hệ truyền thống với các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết trước đây, thực hiện chiến lược giữ gìn hòa bình, hòa hoãn ở Đông và Trung Âu, ra sức xây dựng đất nước trở thành cường quốc năng lượng, coi năng lượng là vũ khí củng cố địa vị chiến

lược của Nga với các nước khác, kiên trì đi theo mô hình phát triển ―dân chủ chủ quyền‖ và nền kinh tế thị trường có kiểm soát nhằm đưa đất nước tiếp tục phát triển về kinh tế, duy trì ổn định chính trị và phát huy đến mức cao nhất tiềm lực về quốc phòng, để nước Nga ngày càng hùng mạnh và xứng đáng là một cường quốc trên thế giới.

CHƯƠNG 2‌‌

QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA VỚI ASEAN ĐẦU THẾ KỶ XXI


2.1. Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga đầu thế kỷ XXI


2.1.1 Quan điểm mới về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga


Chính sách đối ngoại và rộng hơn là chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga đang giữ vai trò quan trọng và được chú ý, bởi lẽ chính sách ấy là chính sách của một cường quốc, là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc do được thừa kế hợp pháp vị trí của Liên Xô, nước Nga cũng đã khẳng định thực hiện các các cam kết trước đây của Liên Xô. Người dân và giới lãnh đạo Nga luôn tự hào và ý thức rõ về địa vị cường quốc của đất nước mình. Tính chất cường quốc của một quốc gia luôn được thể hiện rõ nét thông qua chính sách đối ngoại mặc dù chính sách đối ngoại luôn bị chi phối bởi chính sách đối nội, những lợi ích địa chính trị của nước đó cũng như tình hình địa chính trị trên thế giới.

Liên bang Nga đã không thể định hình được chính sách đối ngoại một cách ổn định ngay sau khi Liên Xô tan rã, mà chính sách ấy đã được hình thành qua nhiều giai đoạn khó khăn và có những sự điều chỉnh cơ bản. Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong thập niên cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI bắt nguồn từ những thay đổi trong nhận thức của giới lãnh đạo Nga về chính sách đối nội và đối ngoại cũng như sự vận động địa chính trị trong không gian ―hậu Xô Viết‖ qua sự chi phối của Mỹ và Tây Âu. Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, nước Nga bắt đầu cải cách bằng cách từ bỏ hoàn toàn hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa và tiến hành xây dựng một chế độ kinh tế - xã hội mới trên cơ sở thị trường. Thời điểm đó, nước Nga đã thực hiện đường lối ngoại giao ―hướng

Tây‖ một cách thái quá. Nga đã đặt quan hệ với phương Tây lên vị trí hàng đầu trong những ưu tiên đối ngoại. Nga đã hầu như không quan tâm đến các đồng minh tư tưởng cũ ở Đông Âu cũng như Châu Á và Châu Phi, mà các lãnh đạo Nga đã coi mối quan hệ với Mỹ và Tây Âu là mối quan hệ ―liên minh chiến lược‖. Đường lối cải cách kinh tế thời kỳ đó cũng dựa theo những kịch bản được tư vấn bởi các định chế tài chính phương Tây. Tuy nhiên, thời gian đó, những cải cách kinh tế theo kiểu phương Tây đã không thu được kết quả gì, việc thực hiện ―liệu pháp sốc‖ đã thất bại, nền kinh tế Nga đã ―tụt dốc không phanh‖, lạm phát phi mã, trật tự, an ninh xã hội bị rối loạn kéo theo uy tín của Nga trên trường quốc tế bị giảm sút. Những nguyên nhân trên đã làm cho hy vọng của giới lãnh đạo Nga đã gieo vào tâm lý người dân Nga về sự giúp đỡ của phương Tây giàu có đã trở thành ảo tưởng, từ đây tư tưởng bài Mỹ, đề cao bản sắc dân tộc Nga đã trỗi dậy, mở đầu cho những thay đổi trong đường lối đối ngoại của Nga trong thời gian tiếp theo.

Bên cạnh những lý do về kinh tế xã hội trong nước thì trong những năm cuối thập niên 1990, cán cân lực lượng ở Châu Âu đã có nhiều thay đổi. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tranh thủ tiến mạnh về phía Đông, điều này đã đe dọa an ninh và làm giảm lợi ích địa chính trị của Nga, nhưng với sức mạnh đã bị suy yếu lúc đó, Nga chưa thể cạnh tranh vai trò lãnh đạo toàn cầu mà phải thực hiện đường lối phòng thủ địa chính trị thông qua việc phải từ bỏ địa vị và ảnh hưởng đối với các nước Đông Âu và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Giờ đây, quan hệ giữa Nga và các nước trong không gian ―hậu Xô viết‖ này đã gắn chặt với chính sách và lợi ích của nhiều quốc gia khác, cụ thể là Mỹ và Tây Âu. Trong điều kiện suy yếu tạm thời của Nga, Mỹ và NATO đã có nhiều hành động khiến cho người Nga cảm thấy gia tăng mối nguy hiểm từ sự thống trị của họ, đặc biệt là sự can thiệp của NATO vào Nam Tư, cuối năm 1999 đã đe dọa đến sự tồn tại của hệ thống tổ chức quốc tế hiện tại và điều đó cũng ảnh hưởng lớn đến lợi ích địa chính

trị của Nga, trong khi các nước Đông Âu thì lại đang tìm mọi cách để sớm gia nhập Liên minh Châu Âu và NATO.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin, chính trường nước Nga đã có rất nhiều biến chuyển tích cực. Nước Nga đã từng bước giành lại sự chủ động và độc lập trên chính trường thế giới và đã đạt được những thành tựu quan trọng trên con đường cải cách kinh tế và ổn định chính trị - xã hội trong nước, trong đó nổi bật nhất là Chính phủ đã lập lại kỷ cương Liên bang và thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa Trung ương với các chủ thể Liên bang và tái lập được sự công bằng trong quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của đất nước. Những thành tựu trong cải cách thể chế và khôi phục tiềm năng kinh tế và quốc phòng vừa qua cùng với những thay đổi trong nhận thức của những nhà lãnh đạo Nga về thế giới xung quanh làm cơ sở cho Nga đẩy mạnh sự điều chỉnh căn bản trong chiến lược ngoại giao. Nội dung cơ bản của chiến lược ngoại giao mới của Nga là chuyển từ chiến lược đối ngoại “hướng Tây” sang chiến lược đối ngoại cân bằng, độc lập, tự chủ và đa phương hoá các mối quan hệ. Tính chất đa phương trong đường lối đối ngoại mới của Nga đã được Tổng thống Putin khẳng định trong Thông điệp Liên bang năm 2002 rằng:

―Chúng ta thiết lập quan hệ bình thường với tất cả các nước trên thế giới, tôi muốn nhấn mạnh rằng - với tất cả các nước‖ 1.

Trong chiến lược này, các nước thuộc Liên Xô cũ vẫn giữ vị trí đặc biệt quan trọng, nhưng Nga phải có những điều chỉnh do những biến động về địa chính trị bất lợi. Đó là, các nước Đông Âu và ba nước Baltic đã gia nhập EU và dần trở thành thành viên NATO. Mỹ và NATO công khai ủng hộ các cuộc ―cách mạng màu‖ ở Georgia, Ukraine, Moldova. Năm 2007, Mỹ lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu, khiến Nga có những

–––––––––––––

1. [18, tr.56]

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí