Đặc Điểm Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Trẻ Tham Gia Điều Tra Sàng Lọc

*p>0,05 giữa các trường tham gia nghiên cứu cho các số liệu trung bình, χ2 test cho các giá trị %


Bảng 3.1 cho thấy công tác vận động đối tượng tham gia điều tra khá tốt: tỷ lệ trẻ tham gia chiếm từ 90 đến 95%, tùy theo trường tiểu học. Phân bố trẻ tham gia điều tra ban đầu khá đồng đều. Trường Tiểu học Thành Công 1 có 241 trẻ tham gia điều tra chiếm tỷ lệ cao nhất (29,2%), Trường Tiểu học Phúc Thuận 1 có 196 trẻ (23,8%), Trường Tiểu học Phúc Thuận 2 có 193 trẻ tham gia (23,4%), Trường Tiểu học Thành Công 2 có 195 trẻ tham gia (23,6%). Không có sự khác biệt về số lượng trẻ tham gia sàng lọc giữa các trường (p>0,05).

Bảng 3.1 cũng cho thấy các trường có số trẻ phân bố khá giống nhau giữa 3 nhóm tuổi, trẻ có độ tuổi từ 8 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (36,6% chung cho cả 4 trường), số trẻ từ 7 tuổi (chiếm 32,8%), trẻ 9-10 tuổi (chiếm 30,6%).

Phân bố theo giới của các đối tượng tham gia điều tra ban đầu cũng tương đối đồng đều, có 49,2% trẻ nữ và 50,8% trẻ nam chung cho cả 4 trường tiểu học.

Bảng 3.2. Đặc điểm gia đình đối tượng nghiên cứu



Đặc điểm

n

Tỷ lệ (%)

Nghề nghiệp mẹ

Làm ruộng

633

81,5


Nội trợ

96

12,3


Buôn bán, kinh doanh

1

0,3


Cán bộ nhà nước

22

2,9


Khác

23

3,0

Tuổi mẹ

20-29 tuổi

185

27,5


30-39 tuổi

412

61,3


Trên 40 tuổi

75

11,2

Trình độ học vấn

Không đi học

4

0,5

của mẹ

Tốt nghiệp tiểu học

164

21,2


Tốt nghiệp THCS

501

64,6


Tốt nghiệp THPT

94

11,9


Trên THPT

14

1,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 - 10 tuổi tại Phổ Yên, Thái Nguyên - 9

n

Tỷ lệ (%)

Nghề nghiệp bố

Làm ruộng

Buôn bán, kinh doanh Cán bộ nhà nước

719

3

8

87,2

0,4

1,0

Khác

80

9,7

Tuổi bố

20-29 tuổi

45

5,4

30-39 tuổi

618

74,9

Trên 40 tuổi

162

19,7

Trình độ học vấn

Không đi học

7

0,9

của bố

Tốt nghiệp tiểu học

173

21,1


Tốt nghiệp THCS

513

62,1


Tốt nghiệp THPT

123

14,9


Trên THPT

9

1,0


Trung bình/khá



Đặc điểm


Số các bà mẹ có trình độ trung học cơ sở (hết cấp 2), chiếm trên một nửa tổng số các bà mẹ ở cả 4 trường (64,6%). Số còn lại có trình độ tiểu học và trung học phổ thông, rất ít các bà mẹ có trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học (1,8%). Về nghề nghiệp, hầu hết các bà mẹ đều làm ruộng (81,5%). Rất ít các bà mẹ là cán bộ nhà nước (chiếm 2,9%) và các bà mẹ làm nghề buôn bán chiếm 0,3%.

3.1.2. Đặc điểm tình trạng dinh dưỡng của trẻ tham gia điều tra sàng lọc


Bảng 3.3 cho thấy trẻ tham gia điều tra từ 7 đến 10 tuổi có chiều cao, cân nặng có xu hướng thấp hơn so với chuẩn trên toàn mẫu quần thể tham chiếu của WHO 2006. Chỉ số Z-score CN/T, Z-score CC/T, và BMI/T lần lượt là -1,570,90; - 1,430,86 ; và -0,98±0,86. Chỉ số Z-score CN/T và BMI/T không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các trường tiểu học. Tuy nhiên, có sự khác nhau về giá trị trung bình của chỉ số zscore CC/T tại trường tiểu học Thành Công 2 (-1,38±0,89), Trường tiểu học Thành Công 1 (-1,50±0,87) tại thời điểm điều tra sàng lọc (p<0,05).

Bảng 3.3. Cân nặng, chiều cao của học sinh tại các trường tiểu học




Các chỉ số

Phúc Thuận 1

(n = 196)

Phúc Thuận 2

(n = 193)

Thành Công 1 (n

= 231)

Thành Công 2 (n

= 195)


Chung (n = 815)

Cân nặng (kg)


21,7±3,5


21,5±3,6


20,9±2,8


21,6±3,2


21,4±3,3

Chiều cao (cm)


121,6±6,2


121,5±5,9


119,5±6,1


122,1±6,6


121,1±6,3

Zscore CN/T


-1,51±0,89


-1,50±0,97


-1,65±0,86


-1,58±0,87


-1,57±0,90

Zscore CC/T


-1,40±0,83


-1,42±0,85


-1,50±0,87


-1,38±0,89*


-1,43±0,87

Zscore BMI/T


-0,96±0,83


-0,88±0,9


-1,00±0,88


-1,07±0,82


-0,98±0,86

Số liệu trong bảng là XSD. Z-score CN/T và CC/T được tính dựa trên quần thể tham chiếu WHO 2006. ANOVA test cho các giá trị trung bình của Z-score giữa các trường nghiên cứu.

*p<0,05 vs Thành Công 1 (ANOVA Test).

Tỷ lệ SDD trên quần thể 815 trẻ tham gia điều tra sàng lọc là học sinh tiểu học từ 7 đến 10 tuổi được trình bày tại bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của học sinh




Các chỉ số

Phúc Thuận 1

(n = 196)

Phúc Thuận 2

(n = 193)

Thành Công 1 (n

= 231)

Thành Công 2 (n

= 195)


Chung (n =815)

SDD CN/T*

58 (30,1)

52 (27,2)

83 (35,0)

56 (29,5)

249 (30,7)

SDD CC/T*

45 (23,0)

43 (22,3)

71 (29,5)

46 (23,6)

205 (24,8)

SDD gầy còm*


20 (10,2)


16 (8,3)


23 (9,5)


23 (11,8)


82 (9,9)

SDD CN/T và CC/T*


31 (15,8)


29 (15,0)


59 (24,5)


36 (18,5)


155 (18,8)

* Số liệu biểu thị bằng n (%);

# p>0,05 giữa các trường tham gia nghiên cứu, χ2 test cho các giá trị %.


Bảng 3.4 cho thấy, tỷ lệ học sinh tiểu học bị SDD cân nặng theo tuổi là 30,7%, SDD chiều cao theo tuổi là 24,8%, trong khi đó SDD thể gầy còm là 9,9%. Tỷ lệ SDD cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi, gầy còm, thấp còi phối hợp với gầy còm trên học sinh gần tương đương nhau theo các trường (p>0,05).


Nhẹ cân Thấp còi Nhẹ cân+Thấp còi

35 31.2

30

25

Tỷ lệ %

20

15

10

5

0


27.4


19.8

30.2


22.2

17.7

30.7


24.8


18.8

Nam Nữ Chung


Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ SDD trên học sinh tiểu học theo giới tính


Biểu đồ 3.1 biểu diễn kết tỷ lệ SDD theo giới tính trên quần thể trẻ tham gia điều tra sàng lọc. Kết quả cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở nam là 31,2%, nữ là 30,2%. Trong khi đó, tỷ lệ trẻ bị SDD thấp còi là ở nam là 27,4%, ở nữ là 22,2%. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa nam và nữ ở các chỉ số SDD (χ2 test, p>0,05)

Biểu đồ 3.2 biểu diễn tỷ lệ SDD của quần thể tham gia điều tra sàng lọc theo lứa tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ trẻ bị SDD thể nhẹ cân và thấp còi có xu hướng tăng dần theo tuổi, trẻ càng lớn tỷ lệ suy dinh dưỡng càng cao. Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân trên trẻ 7 tuổi, 8 tuổi và 9 tuổi lần lượt là 26,4%, 31,9% và

34,0% (χ2 test, p>0,05). Tỷ lệ trẻ bị SDD thể thấp còi trên học sinh tiểu học 7 tuổi, 8 tuổi và 9 tuổi lần lượt là 18,2%, 26,9% và 29,4% (χ2 test, p<0,01).


Nhẹ cân Thấp còi Nhẹ cân+Thấp còi

31.9

34

29.4

26.4

26.9

22.6

18.2 20

13.4

40

35

30

25

20

15

10

5

0

7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi


Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ SDD trên học sinh tiểu học theo lứa tuổi


3.1.3. Thiếu máu trên trẻ em tham gia điều tra sàng lọc

Toàn bộ trẻ em tham gia sàng lọc đã được cha mẹ tự nguyện sẽ được làm xét nghiệm để phân tích Hb trong máu toàn phần. Kết quả được nêu trong bảng sau:

Bảng 3.5. Nồng độ Hb trung bình và tỷ lệ thiếu máu




Phúc Thuận 1

(n = 196)

Phúc Thuận 2

(n = 193)


Thành Công 1 (n = 231)


Thành Công 2 (n = 195)


Chung (n =815)

Hb

(X±SD)

119,3±12,7

117,6±9,9

119,9±10,8

116,6±11,2*

118,4±11,2

Thiếu máu

n (%)

76 (39,4)

78 (40,8)

75 (34,2)

80 (41,7)

309 (38,9)

*p< 0,05 vs Thành Công 2 (ANOVA Test).


Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ thiếu máu (Hb<115 g/L) trên học sinh tiểu học tại địa bàn nghiên cứu nằm tại ranh giới giữa thiếu máu trung bình và thiếu máu nặng theo phân loại của WHO. Tỷ lệ thiếu máu chung chiếm 38,9% số trẻ em tham gia sàng lọc. Tỷ lệ



thiếu máu này cao nhất tại trường Tiểu học Thành Công 2 (41,7%) và thấp nhất tại trường Thành Công 1 (34,2%), sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu không có ý nghĩa thống kê giữa các trường tiểu học triển khai nghiên cứu (p>0,05). Đối với nồng độ Hb: So sánh giữa 4 trường tiểu học tham gia nghiên cứu, kết quả bảng trên cho thấy, chỉ số Hb gần tương đương ở 4 trường: 119,3 g/L ở trường tiểu học Phúc Thuận I; 117,6 g/L ở trường tiểu học Phúc Thuận II; 119,9 g/L ở trường tiểu học Thành Công I và 116,6 g/L ở trường tiểu học Thành Công II.

Biểu đồ 3.3 biểu diễn tỷ lệ thiếu máu trên học sinh tiểu học tham gia sàng lọc theo giới tính, học sinh nữ có tỷ lệ thiếu máu cao hơn học sinh nam. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu này không có ý nghĩa thống kê giữa hai giới.


P>0,05

40.9

38.9

37.0

50


40


Tỷ lệ %

30


20


10


0

Nam Nữ Chung


Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thiếu máu trên học sinh tiểu học theo giới tính


Nam Nữ


37.6 39.8

37.2 43.4

36.1

39.2

60


50


40


Tỷ lệ %

30


20


10


0

7 tuổi 8 tuổi 9-10 tuổi

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thiếu máu trên học sinh tiểu học theo lứa tuổi


Biểu đồ 3.4 biểu diễn tỷ lệ thiếu máu trên học sinh tiểu học tham gia sàng lọc theo tuổi, tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở học sinh 8 tuổi (40,1%), tiếp đó đến học sinh 7 tuổi (38,7%) và thấp nhất ở học sinh 9-10 tuổi (37,7%). Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu này không có ý nghĩa thống kê giữa các lứa tuổi (p>0,05).

3.1.4. Khẩu phần ăn của của quần thể nghiên cứu


Bảng 3.6. Mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm của đối tượng (g/trẻ/ngày)



Nhóm thực phẩm

X

SD

Gạo (g)

276,6

62,2

Lương thực khác (g)

15,5

33,7

Khoai củ (g)

4,5

28,3

Đậu đỗ (g)

2,0

16,3

Đậu phụ (g)

13,1

33,2

Vừng lạc/hạt có dầu (g)

0,5

3,8

Rau lá (g)

134,6

92,6

Rau-củ quả (g)

41,8

66,4

Quả chín (g)

43,0

71,1

Dầu mỡ (g)

2,8

3,7

Thịt các loại (g)

46,6

44,0

Trứng sữa (g)

34,5

58,5

Cá các loại (g)

14,5

27,5

Thủy hải sản khác (g)

0,4

2,2


Điều tra khần 24 giờ cho kết quả mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của quần thể nghiên cứu được trình bày ở bảng trên. Gạo là lương thực chính, được tiêu thụ nhiều nhất 276,6 g/người/ngày. Nhóm thực phẩm lương thực khác được tiêu thụ 15,5 g/người/ngày. Mức tiêu thụ các thực phẩm giàu protein nguồn gốc động vật như thịt các loại (46,6g/người/ngày), cá các loại (14,5 g/người/ngày), trứng sữa (34,5

g/người/ngày). Các thực phẩm thuộc nhóm nhiều chất xơ, vitamin như rau thân hoa lá (134,6 g/người/ngày), rau củ quả (41,8 g/người/ngày), quả chín (43,0 g/người/ngày).

Bảng 3.7. Giá trị dinh dưỡng và mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị của khẩu phần (trẻ/ngày)



Thành phần


X± SD

*Nhu cầu khuyến nghị (7-10 tuổi)

% đáp ứng nhu cầu

Năng lượng (KCalo)

1288,2±215,1

1800

71,6

Prôtêin (g)

43,2±11,3

40

107,9

Prôtêin nguồn động vật (g)

15,1±9,9

>50%

35,0

Lipit (g)

19,7±9,3



Lipit nguồn thực vật (g)

8,5±6,1



% Lipit thực vật/Lipit tổng số

43,1

30

143,8

% Lipit động vật/Lipit tổng số

56,9

70

81,2

Gluxít (g)

235,5±39,4



*Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2012


Bảng 3.7 biểu diễn trung bình một số thành phần dinh dưỡng chính từ khẩu phần 24h của quần thể nghiên cứu. Năng lượng khẩu phần đạt trung bình là 1288,2 kcal, đáp ứng 71,6% so với nhu cầu khuyến nghị dành cho người Việt Nam là 1800 kcal. Trong khi đó hàm lượng trung bình của Protein là 43,15g, Lipid là 19,71g.

Tỷ lệ các chất sinh năng lượng chính gồm Prôtêin/Lipit /Gluxít trong khẩu phần là 13,2/13,8/73,0 chưa cân đối trong cơ cấu khẩu phần ăn. Năng lượng do protein cung cấp đạt 94,3%, còn thiếu 5,7%. Năng lượng do Lipid cung cấp khá thấp, chỉ đạt 68,9% so với nhu cầu khuyến nghị. Ngược lại, năng lượng do Glucid cung cấp cao, đáp ứng 110,6% so với nhu cầu khuyến nghị (Biểu đồ 3.15).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2022