Protít
13.2%
Lipít
13.8%
Gluxít
73.0%
Biểu đồ 3.5. Cơ cấu sinh năng lượng trong khẩu phần
Bảng 3.8. biểu diễn hàm lượng trung bình một số vi chất dinh dưỡng như calcium 286,27mg, kẽm 6,24mg, sắt 7,74mg, selen 96,7mg. Hàm lượng sắt và canxi có trong khẩu phần đạt tương ứng 64,51% và 57,25% so với nhu cầu khuyến nghị là 12mg sắt và 500mg canxi. Đặc biệt hàm lượng trung bình của selen là 9,7 µg chỉ đáp ứng 32,3% so với nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam [13].
Bảng 3.8. Hàm lượng vitamin, vi khoáng và mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị của khẩu phần (trẻ/ngày)
X± SD | *Nhu cầu khuyến nghị (7-10 tuổi) | % Đáp ứng nhu cầu | |
Vitamin A (µg) | 335,8±235,0 | 400 | 84,0 |
Retinol (µg) | 143,9±186,3 | ||
Vitamin C (mg) | 67,2±41,9 | 65 | 103,4 |
Thiamin (mg) | 0,63±0,24 | 1,3 | 48,5 |
Riboflavin (mg) | 0,41±0,18 | 1,3 | 31,2 |
Niacin (mg) | 8,19±3,25 | 14,5 | 56,5 |
Vitamin D (µg) | 2,5±5,4 | 5 | 50,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Nét Cơ Bản Về Địa Bàn Nghiên Cứu
- Lựa Chọn Cộng Tác Viên Và Nhiệm Vụ Của Cộng Tác Viên
- Đặc Điểm Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Trẻ Tham Gia Điều Tra Sàng Lọc
- Mức Tăng Cân Nặng Theo Nhóm Tuổi Sau 6 Tháng Can Thiệp (T6-T0)
- Ma Trận Tương Quan Tuyến Tính Giữa Thay Đổi Hàm Lượng Selen (T6-T0) Với Từng Biến Độc Lập
- Đặc Điểm Các Đối Tượng Được Lựa Chọn Vào Can Thiệp
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
X± SD | *Nhu cầu khuyến nghị (7-10 tuổi) | % Đáp ứng nhu cầu | |
Folate (µg) | 189,6±109,5 | 300 | 63,2 |
Vitamin B12 (µg) | 0,90±1,31 | 1,8 | 50,0 |
Calcium (mg) | 286,3±114,4 | 700 | 40,9 |
Magnesium (mg) | 95,2±35,6 | 100 | 95,2 |
Kẽm (mg) | 6,2±1,6 | 11,3 | 54,9 |
Phosphorous (mg) | 544,9±136,7 | 500 | 109,0 |
Sắt (mg) | 7,7±2,0 | 12 | 64,5 |
Selen (µg) | 9,7±2,5 | 30 | 32,3% |
*Nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2012
Tại thời điểm điều tra sàng lọc, qua phỏng vấn không có đối tượng nào tham gia bất kỳ chương trình bổ sung vi chất nào khác.
3.2. KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU CAN THIỆP
3.2.1. Đặc điểm các đối tượng được lựa chọn vào can thiệp
Tại thời điểm điều tra sàng lọc có tổng số 309 học sinh 7-10 tuổi được phân loại thiếu máu (Hb<115 g/L). Trong số này chỉ có 303 học sinh tham gia vào nghiên cứu can thiệp vì có 4 học sinh không tham gia với lý do là bố mẹ không đồng ý và 2 trẻ có Hb<70 g/L được chuyển điều trị.
Các trường tiểu học có trẻ thiếu máu tham gia nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên và chia thành 4 nhóm: nhóm chứng (trường tiểu học Phúc Thuận 2) có 77 trẻ, nhóm bổ sung sắt (trường tiểu học Phúc Thuận 1) có 75 trẻ, nhóm bổ sung selen (trường tiểu học Thành Công 1) có 75 trẻ, và nhóm sắt - selen (trường tiểu học Thành Công 2) có 76 trẻ. Kết thúc 6 tháng can thiệp, 32 trẻ (10,6%) không tham gia đánh giá cuối kỳ vì các lý do: 3 trẻ thay đổi chỗ ở theo gia đình chuyển sang trường học khác để tiếp tục học tập, 29 trẻ bố mẹ không đồng ý cho lấy máu xét nghiệm. Tỷ lệ trẻ ở các nhóm tuổi khác nhau tham gia nghiên cứu không có sự khác biệt giữa 4 nhóm tại thời điểm bắt đầu can thiệp (p>0,05).
Tại thời điểm T6, kết thúc 6 tháng can thiệp, có 271 trẻ tham gia đánh giá hiệu quả của can thiệp (theo chỉ số Hb). Chi tiết về số trẻ đưa vào phân tích thống kê trong nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.9.
Bảng 3.9. Đối tượng tham gia nghiên cứu can thiệp
Nhóm chứng | Nhóm sắt | Nhóm selen | Nhóm sắt - selen | |
T0 | 77 | 75 | 75 | 76 |
T6 | 67 | 64 | 71 | 69 |
Những trẻ bỏ cuộc, không đánh giá sau giai đoạn nghiên cứu thiệp (T6) có các đặc điểm về nhân trắc tương tự với những trẻ còn lại trong nghiên cứu (p>0,05). Không có trẻ nào bỏ cuộc vì lý do bệnh tật, tiêu chảy hoặc nhiễm khuẩn hô hấp nặng.
Bảng 3.10. Đặc điểm tuổi và giới của trẻ tại thời điểm bắt đầu can thiệp (T0)
Nhóm chứng (n=67) | Nhóm sắt* (n=64) | Nhóm selen* (n=71) | Nhóm sắt – selen* (n=69) | |
Tuổi | ||||
Tuổi (năm), X±SD 7 tuổi, n(%) 8 tuổi, n(%) 9 tuổi, n(%) | 8,0±0,8 23 (34,3) 21 (31,4) 23 (34,3) | 7,9±0,8 26 (40,6) 25 (39,1) 13 (20,3) | 7,9±0,8 21 (29,6) 26 (36,6) 24 (33,8) | 8,0±0,8 21 (30,4) 26 (37,7) 22 (31,9) |
Giới tính | ||||
Nam, n(%) Nữ, n(%) | 32(47,8) | 30 (46,9) | 34(47,9) | 37(53,6) |
35(52,2) | 34(52,1) | 37 (52,1) | 32(46,4) |
*p> 0,05 ANOVA test cho các số liệu trung bình, χ2 test cho các giá trị %
Bảng 3.10. cho thấy, tuổi trung bình của trẻ ở nhóm sắt, nhóm selen, nhóm sắt - selen và nhóm chứng tại thời điểm bắt đầu can thiệp lần lượt là 7,9±0,8; 7,9±0,8; 8,0±0,8, và 8±0,8 tuổi, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ trẻ thuộc các tuổi khác nhau cũng không có sự khác biệt giữa 4 nhóm tại thời điểm bắt
đầu can thiệp (p>0,05). Tương tự, không thấy sự khác biệt về tỷ lệ trẻ nam và nữ giữa 4 nhóm nghiên cứu tại thời điểm bắt đầu can thiệp (p>0,05).
Bảng 3.10. trình bày số liệu về cân nặng, chiều cao trung bình và tình trạng dinh dưỡng tại thời điểm bắt đầu can thiệp (T0). So sánh giữa 4 nhóm tại thời điểm T0, không có sự khác biệt về cân nặng trung bình và chiều cao trung bình giữa các nhóm nghiên cứu. Cân nặng trung bình của nhóm sắt, nhóm selen, nhóm sắt - selen và nhóm chứng lần lượt là 21,1±3,4; 21,0±2,6; 21,6±3,0; và 21,6±3,2 kg (F=0,929; P=0,427),
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Chiều cao trung bình tại thời điểm T0 chung cho cả 4 nhóm là 121,3±5,7 cm và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 4 nhóm (với F=1,088; p=0,354).
Bảng 3.11. Đặc điểm nhân trắc của các nhóm tại thời điểm T0
Nhóm chứng (n=67) | Nhóm sắt* (n=64) | Nhóm selen* (n=71) | Nhóm sắt –selen* (n=69) | |
Cân nặng (kg), X±SD | 21,8±3,2 | 21,1±3,4 | 21,0±2,6 | 21,6±3,0 |
Chiều cao (cm), X±SD | 122,2±5,3 | 120,9±5,7 | 120,7±5,6 | 121,6±6,2 |
Zscore CN/T, X±SD | -1,39±0,89 | -1,55±0,84 | -1,66±0,81 | -1,55±0,86 |
Zscore CC/T, X±SD | -1,18±0,77 | -1,33±0,76 | -1,54±0,77 | -1,38±0,83 |
Zscore BMI/T, X±SD | -0,99±0,9 | -1,06±0,82 | -1,07±0,79 | -0,98±0,72 |
SDD thể nhẹ cân, n(%) | 16 (24,2) | 18 (28,1) | 23 (33,8) | 20 (29,0) |
SDD thể thấp còi, n(%) | 10 (14,9) | 13 (20,3) | 19 (26,8) | 12 (17,4) |
SDD thể gầy, n(%) | 9 (13,4) | 4 (6,3) | 8 (11,3) | 5 (7,2) |
SDD phối hợp nhẹ cân+thấp còi, n(%) | 7 (10,4) | 8 (12,5) | 15 (21,1) | 11 (15,9) |
*p> 0,05 ANOVA test cho các số liệu trung bình, χ2 test cho các giá trị %
Bảng 3.11 cho thấy tại thời điểm T0, tỷ lệ trẻ bị thiếu dinh dưỡng thể nhẹ cân của nhóm chứng, nhóm sắt, nhóm selen, và nhóm sắt - selen lần lượt là 24,2%; 28,1%; 33,8%; và 29,0%; sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) . Trong khi đó, tỷ lệ trẻ bị thiếu dinh dưỡng thể thấp còi của nhóm chứng, nhóm sắt, nhóm selen, và nhóm sắt - selen lần lượt là 14,9%; 20,3%; 26,8%; và 17,4% (p>0,05). Tỷ lệ trẻ bị thiếu dinh dưỡng thể gầy còm của nhóm chứng, nhóm sắt, nhóm selen, và nhóm sắt - selen lần lượt là 13,4%; 6,3%; 11,3%; và 7,2% (p=0,05).
Bảng 3.12. Đặc điểm một số chỉ số sinh hoá của các nhóm tại thời điểm T0
Nhóm chứng (n=67) | Nhóm sắt* (n=64) | Nhóm selen* (n=71) | Nhóm sắt – selen* (n=69) | |
Hb (g/L) | 108,5±6,0 | 107,5±6,7 | 108,2±6,9 | 106,5±8 |
Ferritin (μg/L) | 31,4±16,8 | 33,1±13,1 | 31,9±18,8 | 31,7±18,1 |
Transferrin Receptor (mg/L) | 8,0±1,9 | 8,0±1,1 | 8,1±1,9 | 8,3±2,3 |
Selen (μg/L) | 60,1±12,3 | 59±13,3 | 60±12,0 | 59,6±14,4 |
Thiếu máu (%) | 100 | 100 | 100 | 100 |
Thiếu sắt (TfR <8,5 mg/L, %) | 28,6 | 28,0 | 28,0 | 32,4 |
Thiếu selen (%) | 74,6 | 81,3 | 76,1 | 73,9 |
*p> 0,05 ANOVA test cho các số liệu trung bình, χ2 test cho các giá trị % so với nhóm chứng
Kết quả tại bảng 3.12 cho thấy chỉ số sinh hoá ở cả 4 nhóm cũng khá tương đồng, không có sự khác biệt về nồng độ Hb, ferritin, transferin receptor và selen huyết thanh trung bình ở các nhóm can thiệp (p>0,05). Tỷ lệ thiếu selen trên nhóm đối tượng thiếu máu tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ở các nhóm rất cao dao động từ 73,9% đến 81,3% tại các nhóm, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ thiếu sắt (TfR>8,5 mg/L) chiếm 28,0% đến 32,4% tuỳ theo nhóm nghiên cứu, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm.
3.2.2. Hiệu quả can thiệp đến các chỉ số nhân trắc
Bảng 3.13. cho thấy cân nặng trung bình đều tăng có ý nghĩa thống kê ở cả 4 nhóm tại thời điểm T6 so với T0 (p<0,01). Sau can thiệp (T6), nhóm sắt tăng 0,77±0,49 kg, nhóm selen tăng cao nhất được 0,93±0,78 kg, nhóm sắt - selen tăng được 0,84±0,59 kg, nhóm chứng tăng được 0,90±0,70 kg. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nghiên cứu.
Bảng 3.13. Hiệu quả trên chỉ số nhân trắc sau 6 tháng can thiệp (T0-T6)
Nhóm chứng (n=67) | Nhóm sắt (n=64) | Nhóm selen (n=71) | Nhóm sắt –selen (n=69) | |
Cân nặng (kg), X±SD | ||||
T0 | 21,6±3,2 | 21,1±3,4 | 21,0±2,6 | 21,6±3,0 |
T6 | 22,6±3,8 | 21,8±3,6 | 22,0±2,7 | 22,4±3,2 |
T6-T0 | 0,9±0,7 | 0,77±0,49 | 0,93±0,78 | 0,84±0,59 |
Chiều cao (cm), X±SD | ||||
T0 | 122,0±5,3 | 120,9±5,7 | 120,7±5,6 | 121,6±6,2 |
T6 | 124,6±5,4 | 123,4±5,8 | 123,6±5,7 | 124,5±6,3 |
T6-T0 | 2,46±0,78 | 2,84±0,97 | 2,77±0,81 | 2,92±0,87* |
Zscore CN/T, X±SD | ||||
T0 | -1,50±0,91 | -1,55±0,84 | -1,66±0,81 | -1,55±0,86 |
T6 | -1,52±0,88 | -1,70±0,88 | -1,59±0,79 | -1,59±0,88 |
T6-T0 | -0,09±0,18 | -0,10±0,18 | -0,04±0,30 | -0,10±0,21 |
Zscore CC/T, X±SD | ||||
T0 | -1,26±0,78 | -1,33±0,76 | -1,54±0,77 | -1,38±0,83 |
T6 | -1,32±0,81 | -1,37±0,76 | -1,51±0,77 | -1,31±0,84 |
T6-T0 | -0,03±0,13 | 0,04±0,17 | 0,03±0,14 | 0,05±0,15* |
Zscore BMI/T, X±SD | ||||
T0 | -1,07±0,92 | -1,06±0,82 | -1,07±0,79 | -0,98±0,72 |
T6 | -1,16±0,95 | -1,28±0,86 | -1,18±0,86 | -1,20±0,76 |
T6-T0 | -0,12±0,32 | -0,21±0,29 | -0,13±0,38 | -0,21±0,31 |
*p<0,05 vs nhóm chứng (ANOVA test)
Tương tự với chỉ số cân nặng, chỉ số Z-score CN/T có thay đổi theo chiều hướng giảm ở cả 4 nhóm tại thời điểm T6 so với T0, giảm nhiều nhất tại nhóm bổ sung kết hợp sắt – selen (-0,10±0,21), giảm ít nhất tại nhóm selen (-0,04±0,30). Tuy nhiên, mức giảm chỉ số z-score CN/T không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nghiên cứu.
Bảng 3.13. cũng cho thấy chiều cao trung bình đều tăng có ý nghĩa thống kê ở cả 4 nhóm tại thời điểm T6 so với T0 (p<0,01). Sau can thiệp (T6), nhóm sắt - selen tăng nhiều nhất (2,92±0,87 cm), nhóm chứng tăng ít nhất (2,46±0,78 cm), sự tăng chiều cao có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các nhóm còn lại chiều cao cũng tăng nhiều hơn nhóm chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Tại thời điểm T6, chỉ số Z-score CC/T có thay đổi theo chiều hướng tăng ở 2 nhóm bổ sung selen, và bổ sung kết hợp sắt - selen. Tuy nhiên, nhóm chứng và nhóm bổ sung sắt đơn thuần chỉ số Z-score CC/T lại giảm. Mặc dù vậy, chỉ có nhóm bổ sung kết hợp sắt với selen chỉ số Z-score CC/T tăng (0,05±0,15) có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với giảm chỉ số này ở nhóm chứng (-0,03±0,13).
30
40
Chỉ số BMI/T cũng có khác nhau và sự thay đổi không đồng đều gữa các nhóm nghiên cứu tại thời điểm T0 và T6, nhưng sự khác nhau và thay đổi này không có ý nghĩa thống kê.
T0
T6
33.3
33.8 32.8
28.1
29 29.4
24.2
20.6
0
10
20
Nhóm chứng Nhóm sắt Nhóm selen Nhóm sắt -selen
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ SDD thể CN/T tại thời điểm T0 và T6
Biểu đồ 3.6 so sánh sự thay đổi tỷ lệ SDD CN/T giữa các nhóm nghiên cứu trong giai đoạn T0-T6. Tại thời điểm T0, tỷ lệ SDD CN/T ở các nhóm nghiên cứu dao động từ 24,2% đến 33,8%, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tại thời điểm T6 tỷ lệ này chỉ giảm ở nhóm chứng và nhóm selen nhưng tăng ở 2 nhóm còn lại (nhóm sắt và nhóm sắt - selen), nhưng không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nghiên cứu (p>0,05).
26.8 27.1
20.3
18.8
14.9
15
17.4
14.7
35 T0 T6
30
25
20
15
10
5
0
Nhóm chứng Nhóm sắt Nhóm selen Nhóm sắt -selen
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ SDD thể CC/T tại thời điểm T0 và T6
Ngược lại với tỷ lệ SDD theo chỉ số CN/T, biểu đồ 3.7 so sánh sự thay đổi mức độ SDD theo chỉ số CC/T giữa các nhóm trong giai đoạn T0-T6. Tại thời điểm T0 tỷ lệ SDD theo chỉ số CC/T tại các nhóm như sau: nhóm chứng 14,9%; nhóm sắt 20,3%; nhóm selen 26,8%; nhóm sắt –selen 17,4%. Đến thời điểm T6: nhóm chứng là 18,8%; nhóm sắt 15,0%; nhóm selen 27,1%; nhóm sắt –selen 14,7%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ SDD theo chỉ số CC/T giữa các nhóm nghiên cứu tại cả hai thời điểm T0 và T6. Tuy nhiên, khi so sánh sự thay đổi tỷ lệ SDD theo chỉ số CC/T giữa hai thời điểm T0 và T6 cho thấy nhóm bổ sung kết hợp sắt – selen giảm 3,3%, trong khi đó nhóm chứng tăng 3,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).