Mối Liên Quan Giữa Thiếu Sắt Và Thiếu Máu Thiếu Sắt Trong Quần Thể

TỔNG QUAN VỀ THIẾU MÁU THIẾU SẮT‌‌


1.8. KHÁI NIỆM THIẾU MÁU THIẾU SẮT‌


Thiếu máu thiếu sắt được quan tâm tới từ khá lâu, là một trong những bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng mang ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Thiếu máu thiếu sắt gây hậu quả xấu đối với sức khoẻ, nhưng triệu chứng lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt không đặc hiệu, không nổi bật nên ít gây chú ý đối với mọi người. Tổ chức Y tế thế giới đã phân loại, nhận định thiếu máu thiếu sắt là vấn đề sức khoẻ cộng đồng của các nước đang phát triển trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay nhiều nước đang triển khai chương trình phòng chống thiếu máu. Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra mối liên quan giữa thiếu máu và thiếu sắt như sau:



Thiếu sắt

Thiếu máu

Quần thể


Hình 1. Mối liên quan giữa thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt trong quần thể


Mối liên quan giữa thiếu máu và thiếu sắt trong một quần thể được trình bày trong hình trên đây. Phần chồng lên nhau giữa thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt có thể khác nhau giữa các quần thể khác nhau theo điều kiện kinh tế xã hội, địa lý, tuổi, giới tính. Bên cạnh đó phần chồng lên nhau nhiều nhất xảy ra khi chế độ ăn nghèo sắt hoặc bị mất máu, các nguyên nhân khác [106].

1.9. HẤP THU, CHUYỂN HÓA, DỰ TRỮ VÀ THẢI TRỪ SẮT‌


1.9.1. Nhu cầu sắt


Lượng sắt trong cơ thể rất ít, chỉ khoảng 2,5 gam ở nữ và 4 gam ở nam, tuy vậy nó giữ vai trò sinh học rất quan trọng. Quá trình chuyển hóa gần như khép kín, cơ thể rất tiết kiệm sắt nhưng mỗi ngày vẫn bị hao hụt một ít theo các con đường khác nhau [2].


Bảng 1.2. Nhu cầu khuyến nghị đối với sắt cho người Việt Nam



Nhóm tuổi/tình trạng sinh lý

RDA cho sắt mg/ngày theo giá trị sinh học của khẩu phần 5% 10% 15%

Trẻ nhỏ (năm tuổi) 7-9 17,8 11,9 8,9

Trẻ vị thành niên trai

10-14

29,2

19,5

14,6

(năm tuổi)

15-18

37,6

25,1

18,8

Trẻ vị thành niên gái

10-14 (chưa có kinh

28

18,7

14,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 - 10 tuổi tại Phổ Yên, Thái Nguyên - 5

(năm tuổi)

nguyệt) 10-14 (có kinh nguyệt) 65,4 43,6 32,7


Tại vùng triển khai nghiên cứu khẩu phần ăn chủ yếu là sắt có giá trị sinh học thấp nên nhu cầu khuyến nghị đối với sắt cho học sinh tiểu học 7-10 tuổi dao động khoảng 17,8 đến 29,2 mg/người/ngày.

1.9.2. Hấp thu


Trong thức ăn sắt tồn tại dưới dạng vô cơ hoặc hữu cơ dưới dạng muối hoặc liên kết với protein. Hàm lượng sắt khác nhau trong từng thức ăn nhưng nhìn chung các thức ăn từ thịt, trứng, sữa chứa nhiều sắt hơn các thức ăn thực vật. Khẩu phần ăn hàng ngày trung bình có chứa khoảng 10-15 mg sắt.

Chỉ có khoảng 5-15% sắt trong thức ăn được cơ thể hấp thu, tỷ lệ này có thể tăng lên đến 20-30% trong trường hợp thiếu sắt hoặc tăng nhu cầu sắt như ở phụ nữ có thai. Cơ thể hấp thu được dưới 5% với thức ăn thực vật, 16-22% đối với thức ăn có nguồn gốc động vật.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt: Những yếu tố làm tăng hấp thu sắt như sắt dạng Fe2+, sắt hữu cơ, môi trường axit, vitamin C, các yếu tố tăng độ hoà tan các hợp chất chứa sắt, khi cơ thể thiếu sắt, tăng tổng hợp hồng cầu, tăng nhu cầu sắt khi có thai. Các yếu tố làm giảm hấp thu sắt như sắt dạng Fe3+, sắt vô cơ, môi trường kiềm, các yếu tố gây kết tủa sắt như phitat, phosphat, cơ thể thừa sắt, giảm tổng hợp hồng cầu, nhiễm khuẩn, viêm mạn tính, các chất chứa tanin.

Quá trình hấp thu sắt bắt đầu tại dạ dày nhưng chủ yếu diễn ra tại hành tá tràng và ở mức độ ít hơn tại đoạn đầu ruột non. Để có thể hấp thu được sắt phải chuyển từ dạng Fe3+ sang dạng Fe2+. Men pepsin trong dạ dày tách sắt khỏi các hợp chất hữu cơ và chuyển thành dạng gắn với các axit amin hoặc đường. Axit clohydric khử Fe3+ thành Fe2+ để dễ hấp thu. Vitamin C cũng có vai trò tương tự trong quá trình này. Sự kiểm soát quá trình hấp thu sắt và lượng sắt được hấp thu vào máu tĩnh mạch cửa phụ thuộc vào nhu cầu sắt của cơ thể và kho dự trữ sắt của cơ thể. Trong trường hợp thiếu sắt một lượng sắt lớn hơn được hấp thu qua tế bào niêm mạc ruột và vào máu đi về tĩnh mạch cửa [56].

1.9.3. Chuyển hóa sắt


Sắt là một trong các vi chất dinh dưỡng quan trọng bậc nhất đối với sự sống. Sắt là thành phần của huyết sắc tố (Hb), myoglobin, các xitocrôm và nhiều enzyme như cataloza và peroxidaza. Sắt đóng vai như là thành phần của các phức chất và của các enzyme kim loại hữu cơ, sắt vận chuyển oxi và giữ vai trò rất cần thiết đối với mọi cơ thể sống, ngoại trừ một số vi khuẩn. Nó chủ yếu liên kết ổn định bên trong các protein dạng phức, dạng tự do nó là một chất oxy hóa khử độc với các tế bào. Sắt tự do không có nghĩa là nó tự do di chuyển trong các dịch sinh học của cơ thể mà nó liên kết chặt chẽ với mọi phân tử sinh học vì thế nó sẽ gắn với các màng tế bào, axít nucleic, protein v.v…[56, 106].

Trong cơ thể động vật sắt liên kết trong các tổ hợp heme, là những protein tham gia vào các phản ứng ôxi hóa-khử và các protein chuyên chở ôxy như Hb và myoglobin. Sắt vô cơ tham gia trong quá trình phản ứng ôxi hóa-khử được tìm thấy trong các cụm sắt-lưu huỳnh của nhiều enzym, chẳng hạn như các enzym nitrogenase và hydrogenase. Tập hợp các protein sắt không heme giữ vai trò quan trọng cho một loạt các chức năng như các enzym metan monooxygenase, ribonucleotide reductase,

hemerythrins và acid phosphatase. Khi cơ thể đề kháng lại sự nhiễm khuẩn, nó để riêng sắt trong protein vận chuyển transferrin vì thế vi khuẩn không thể sử dụng được sắt [11, 56].‌‌‌

Sắt đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi oxy cho hô hấp tế bào. Sắt còn có mối liên quan đến đáp ứng miễn dịch, thiếu sắt thường đi đôi với thiếu các vitamin và khoáng chất khác như folat, vitamin A, kẽm, selen và những vitamin làm tăng hấp thu sắt [11, 56].

Như vậy, sắt rất cần thiết cho con người, đối với trẻ em sắt càng được quan tâm vì trẻ em là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất do nhu cầu tăng cao, trong khi khẩu phần ăn nghèo sắt và thiếu cân bằng. Vai trò quan trọng nhất của sắt là cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (Hb) vận chuyển ôxy cho nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng là bệnh phổ biến ở trẻ em [11, 56].

1.9.4. Dự trữ và thải trừ

Khoảng hai phần ba lượng sắt trong cơ thể chứa trong Hb (≈ 2500mg), khoảng 30% sắt được dự trữ ở trong ferritin và hemosiderin trong hệ liên võng nội mô tại gan, lách, tuỷ xương ...Sắt được dự trữ chủ yếu trong ferritin - một protein có cấu trúc đa phân tử , trọng lượng 480kDa, chứa trung bình khoảng 2500 nguyên tử sắt dưới dạng hydroxit sắt III. Ferritin có khuynh hướng hình thành các oligomer ổn định. Khi hiện diện quá nhiều trong tế bào của cơ quan dự trữ, nó có khuynh hướng cô đặc lại hình thành hemosiderin, một dạng dự trữ sắt ít gặp hơn. Còn lại một lượng sắt nhỏ có trong thành phần các men có chứa sắt như cytochrome, catalase, peroxidase ..., trong myoglobin của cơ và gắn với protein vận chuyển sắt là transferrin. Do tỷ lệ khác nhau này mà khi cơ thể thiếu sắt trước tiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hemoglobin và lượng sắt dự trữ còn sắt có trong các men của tế bào thường chỉ giảm trong các trường hợp thiếu sắt nặng [56].

Sắt được chuyển hoá chủ yếu qua gan, được thải trừ, bài tiết qua thận và qua da

[56].

1.10. VAI TRÒ SẮT‌


Sắt có vai trò rất cần thiết đối với mọi cơ thể sống. Sắt tự do không tự do di chuyển trong cơ thể, chủ yếu liên kết ổn định với các protein trong cơ thể. Ở trạng thái tự do nó sinh ra các gốc tự do sắt độc đối với các tế bào. Sắt liên kết chặt chẽ với mọi phân tử sinh học vì thế nó gắn với các màng tế bào, axít nucleic, protein [56, 106].

1.10.1. Vai trò tạo hồng cầu


Hồng cầu là tế bào máu có chức năng chính là hô hấp được cấu tạo bởi Hb có chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể động vật. Hb hay huyết sắc tố là một protein phức tạp chứa sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích ôxy trong cơ thể người và một số động vật khác [53, 106].

1.10.2. Vai trò đối với phát triển cơ thể


Ở trẻ được bổ sung sắt cải thiện quá trình sinh trưởng. Thêm vào đó ở những trẻ thiếu sắt thường mắc các bệnh nhiễm trùng nên cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ [35, 36, 62].

1.10.3. Vai trò đề kháng đối với các bệnh nhiễm khuẩn


Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng tăng lên khi thiếu sắt do ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp này, bạch cầu giảm khả năng chống đỡ lại các vi khuẩn và tế bào lympho giảm khả năng tái tạo khi bị kích thích bởi vi khuẩn gây bệnh. Trong trường bị vi khuẩn tấn công, nếu thiếu sắt cũng làm giảm mức độ tập trung miễn dịch thể ở tế bào. Nhiều nghiên cứu thử nghiệm đã chứng minh bổ sung sắt hoặc sử dụng sữa và ngũ cốc tăng cường sắt làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng ở những trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt [106].

1.10.4. Vai trò của sắt đối với trí nhớ và khả năng học tập


Thực nghiệm trên động vật cho thấy sắt đóng vai trò quan trọng trong chức năng của não. Thiếu sắt trên động vật cho thấy có sự biến đổi cả trong chức năng dẫn truyền thần kinh và hành vi. Bằng chứng quan trọng trên động vật thực nghiêm nêu trên cũng đã được chứng minh tại các nghiên cứu trên người. Ví dụ thiếu máu do thiếu sắt có ảnh hưởng đến chậm phát triển chức năng thần kinh và nhận thức ở trẻ em. Bổ sung sắt cho trẻ vị thành niên thấy có hiệu quả trong việc giảm mệt mỏi, tăng sự tập trung trong học tập, tăng nhận thức và vận động [35, 106, 107].


1.11. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT‌‌


Thiếu máu thiếu sắt cơ thể không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, các triệu chứng thường rất nghèo nàn, không đặc hiệu do vậy người thiếu máu thiếu sắt không thể tự nhận ra mình có bệnh do thiếu sắt. Biểu hiện của thiếu máu nhẹ là mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung. Đối với trẻ: nhận thức chậm, trí nhớ kém, trong lớp hay ngủ gật. Khi bị thiếu máu nặng có thể xuất hiện các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi lao động gắng sức, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Lâm sàng thể hiện da xanh, niêm mạc nhợt (đặc biệt là niêm mạc mắt và môi) móng tay khum hình thìa, khô, có nếp nhăn, đầu lưỡi có những đám nổi hạt sắc tố đỏ sẫm. Các triệu chứng trên thường là thiếu máu rất nặng hoặc đã kéo dài. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác tình trạng thiếu máu, cần làm các xét nghiệm cần thiết cận lâm sàng đặc hiệu [57].

Sắt là vi chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sức khỏe con người nhưng nó cũng có thể gây ngộ độc khi hấp thu một lượng sắt vượt quá nhiều lần nhu cầu của cơ thể. Sắt tiêu thụ ở mức trên 45 mg/ngày có thể gây ra ngộ độc sắt với các triệu chứng: buồn nôn, đau bụng, nôn mửa và có thể gây ngất. Khi lượng sắt tiêu thụ trên 20 mg sắt nguyên tố cho mỗi kg trọng lượng cơ thể gây ra xuất huyết, hoại tử ruột, phân lỏng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí có thể tử vong. Ngộ độc sắt trường diễn có thể dẫn đến tăng tỷ lệ ung thư đường ruột, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, đái tháo đường. Tuy nhiên, rất hiếm gặp tình trạng thừa sắt do tiêu thụ thực phẩm nhờ cơ chế tự điều hòa chuyển hoá của cơ thể [56].


1.12. THỰC TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở HỌC SINH TIỂU HỌC 7-10 TUỔI‌

1.12.1. Dịch tễ học thiếu máu thiếu sắt


Biểu hiện thiếu máu chỉ là giai đoạn cuối của một quá trình thiếu sắt tương đối kéo dài, còn số người bị thiếu sắt nhưng chưa có biểu hiện thiếu máu còn cao hơn nhiều số người bị thiếu máu thật sự. Đối tượng bị đe dọa thiếu máu thiếu sắt chủ yếu là trẻ em, học sinh, phụ nữ có thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai toàn cầu là 41,8%, Đông Nam Á là 48,2%. Ở trẻ em lứa tuổi tiền học đường

tỷ lệ thiếu máu toàn cầu là 47,4%, Đông Nam Á là 65,5% [104]. Ở Trung Quốc, theo điều tra của Chen Chun Ming (1992) có khoảng 20 dân số bị thiếu máu thiếu sắt, trong đó trẻ em tuổi học đường 6-10 tuổi là 40% [109].

Nghiên cứu của Partnership năm 1997 trên tổng số 6308 nữ và 6429 nam của học sinh tại các nước ở Châu Phi và Châu Á cho thấy có một sự khác nhau về tỷ lệ thiếu máu giữa các quốc gia và giữa các vùng trong cùng một quốc gia. Tỷ lệ thiếu máu không thay đổi nhiều ở Châu Phi trong vòng 15 năm, tỷ lệ này là 50% ở trẻ em từ 7 đến 11 tuổi tại 6 quốc gia Châu Phi [48]. Các nghiên cứu khác tại Châu Phi cũng đã chỉ ra rằng tỷ lệ thiếu máu trung bình là 52% ở trẻ em từ 6 đến 12 tuổi. Tỷ lệ thiếu máu ở các nước Châu Phi cao hơn các nước Đông Nam Á, mặc dù không có ý nghĩa thống kê. Lượng Hb trung bình ở trẻ 7 đến 11 tuổi thấp hơn 12 đến 13 tuổi ở hầu hết các nước nhưng tỷ lệ thiếu máu ở tuổi 12 đến 13 lại là 54,4% và ở trẻ 7 đến 11 tuổi 40,2% [48].

Nghiên cứu năm 2007 tại 5 xã ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cho thấy tỷ lệ thiếu thiếu máu ở học sinh 7-15 tuổi sống ở vùng nông thôn nghèo Thái Bình theo tình trạng dinh dưỡng: suy dinh dưỡng nhẹ cân 61,9%; thấp còi 64,3% gầy còm 55,1%; trong khi đó trẻ không suy dinh dưỡng là 24,2% [5]. Nghiên cứu năm 2006 trên học sinh nữ 11-14 tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ thiếu máu chung là 27,9%. Học sinh nữ 13 tuổi có tỷ lệ thiếu máu cao nhất, chiếm 43,9% [16].

Ở Việt Nam, nghiên cứu trên học sinh tiểu học 6-9 tuổi thuộc 03 Trường Tiểu Học thuộc huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh tỷ lệ thiếu máu là 45,2% [26]. Tại Hà Tây tỷ lệ thiếu máu ở nhóm tuổi (7-10 tuổi) là 24,5%. Nghiên cứu của Lê Thị Hương và cộng sự (1999) cho thấy tỷ lệ thiếu máu của học sinh tiểu học nội thành Hà Nội là 14,8%, trong khi đó tỷ lệ thiếu máu của học sinh trường tiểu học ngoại thành Hà Nội là 18,8% [14].

Kết quả điều tra South East Asian Nutrition Survey (SEANUTS) 2011 tại 6 tỉnh thành cho thấy: tỷ lệ thiếu máu trẻ em 0,5 đến 5,9 tuổi là 23% trong đó ở nông thôn là 25% và thành thị là 20%, trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi có tỷ lệ thiếu máu cao nhất (25,9% ở thành thị và 54,3% ở nông thôn). Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em tiểu học là 11,8%. Tỷ lệ trẻ có dự trữ sắt cạn kiệt (Ferritin <15ug/L) là 6%. Tỷ lệ trẻ có dự trữ sắt thấp (Ferritin

<30ug/L) là 28,8%. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt (Hb<11,5g/dl, Ferritin <30ug/L) là 23,9% [68].

Thiếu máu không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể lực, tới quá trình dậy thì bình thường, mà còn làm giảm năng lực học tập của trẻ. Trẻ lứa tuổi học đường bị thiếu máu để trữ sắt thường có biểu hiện kém hoạt bát, giảm sự chú ý trong giờ học, dẫn tới kết quả học tập kém. Chúng cũng khó có thể lựa chọn những thông tin cần thiết và thích hợp từ các bài giảng trong lớp. Trên cơ sở các bằng chứng này, Pollitt khẳng định: những nơi thiếu máu thiếu sắt phổ biến, hậu quả của nó đang tác động trực tiếp làm giảm sút nghiêm trọng hiệu quả giáo dục toàn diện [106].

1.12.2. Đánh giá tình trạng thiếu máu thiếu sắt


Xét nghiệm Hb là cách tốt nhất để chẩn đoán thiếu máu. Xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán thiếu máu là định lượng Hb và dựa vào ngưỡng phân loại thiếu máu của Tổ chức Y tế thế giới để chẩn đoán. Với trẻ từ 5-11 tuổi, khi nồng độ Hb dưới 115 g/L được coi là bị thiếu máu [106].

Xét nghiệm Ferritin huyết thanh (SF) là chỉ số quan trọng, khá nhạy để đánh giá tình trạng sắt. Mức SF phản ánh dự trữ sắt trong cơ thể. Ở người bình thường hàm lượng SF là 70µg/L ở nam và 35µg/L ở nữ. Ferritin huyết thanh thấp phản ánh giai đoạn sớm của thiếu sắt của cơ thể. Nồng độ Ferritin bắt đầu giảm ngay tại giai đoạn đầu của thiếu máu nếu do thiếu sắt. Tuy nhiên, SF có thể tăng cao trong một số trường hợp như khi bị viêm nhiễm, thiếu máu huyết tán, khi đó nồng độ SF cao không có nghĩa là tình trạng sắt tốt. Hiện nay ngưỡng của SF chưa qui định rõ ràng, tuy nhiên SF<30 µg/L được coi là dự trữ sắt thấp, khi SF<15µg/L được coi là cạn kiệt dự trữ sắt [106].

Xét nghiệm transferrin receptor huyết thanh (TfR) để đánh giá tình trạng dự trữ sắt trong tế bào. Trong khoảng 10 năm gần đây, chỉ số TfR được sử dụng nhiều để xác định thiếu sắt do nồng độ TfR ít bị ảnh hưởng trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại lai như nhiễm trùng. TfR là một phần của các thụ thể gắn transferrin trên bề mặt tế bào, chủ yếu là tế bào hồng cầu. Sau khi thực hiện nhiệm vụ đưa sắt vào trong tế bào, các thụ thể được lưu thông tự do trong máu và nồng độ TfR rất nhạy cảm, thay đổi rất sớm với tình trạng dự trữ sắt của cơ thể. Nồng độ TfR tăng khi cơ thể giảm dự

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí