Đã Xây Dựng Được Công Thức Tăng Cường Vi Chất Dinh Dưỡng Vào Sữa Sử Dụng Cho Học Sinh Tiểu Học 7-10 Tuổi

ở giai đoạn sau can thiệp so với nhóm chứng. Mặc dù thời gian nghiên cứu của Pinkaew tiến hành dài hơn, hàm lượng kẽm bổ sung cao hơn; nghiên cứu cũng nhận thấy rằng, cần tìm hiểu lý do can thiệp 72-77% NCKN kẽm/ngày nhưng tỷ lệ thiếu kẽm giảm không đáng kể, và vẫn ở mức cao có YNSKCĐ. Trong nghiên cứu của chứng tôi, tỷ lệ thiếu kẽm giảm chưa rõ rệt, phải chăng trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ Phú Bình, có tồn tại những thực phẩm hạn chế hấp thu kẽm, cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.

KẾT LUẬN


1. Đã xây dựng được công thức tăng cường vi chất dinh dưỡng vào sữa sử dụng cho học sinh tiểu học 7-10 tuổi

Căn cứ khuyến nghị của WHO, UNICEF, nhóm Tư vấn Quốc tế về bột bổ sung đa VCDD và các tài liệu công bố của USDA, FDA về tăng cường VCDD vào sữa, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, thành phần và hàm lượng 21 loại vitamin và khoáng chất khác nhau xây dựng thành công thức tăng cường đa vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm thông dụng cho trẻ em (áp dụng đánh giá với sữa) đã được nghiên cứu đáp ứng mức dự phòng tình trạng cạn kiệt dự trữ vi chất dinh dưỡng và an toàn. Sữa tăng cường đa vi chất dinh dưỡng có cảm quan thị hiếu tốt về tất cả các đặc điểm màu sắc, mùi, vị, cảm giác ngon, 99,5% trẻ đều thích sữa tăng cường đa vi chất dinh dưỡng.

2. Hiệu quả sử dụng sữa tươi tăng cường vi chất dinh dưỡng và sữa tiệt trùng tăng cường vi chất dinh dưỡng đối với các chỉ số nhân trắc

Trước khi tiến hành can thiệp, tình trạng dinh dưỡng của học sinh 6 trường tiểu học huyện Phú Bình: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân cao nhất: 24,3% (mức nặng là 3,5%); tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 17,5% (mức nặng là 1,8%) và tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm cũng khá cao 8,1%; Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ suy dinh dưỡng các thể giữa trẻ trai và trẻ gái. Khẩu phần của trẻ không đáp ứng nhu cầu năng lượng và nhu cầu VCDD so với NCDDKN.

Sữa tăng cường vi chất dinh dưỡng đã cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ về cân nặng, chiều cao và chỉ số BMI.

- Sau 3 tháng can thiệp, các chỉ số nhân trắc của nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường vi chất dinh dưỡng với cân nặng tăng 0,75kg, chiều cao tăng 1,57cm, chỉ số BMI tăng 0,1kg/m2 và nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường vi chất dinh dưỡng tăng tương ứng 0,78kg; 1,68cm, và 0,1 kg/m2; cao hơn nhóm chứng (p<0,001). Chỉ số Z-Score cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và BMI/tuổi của hai nhóm can thiệp cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,001).Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm từ 14,5% xuống còn 12,9% ở nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường vi chất dinh

dưỡng và 16,9% xuống 14,2% ở nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường vi chất dinh dưỡng (p<0,05) có ý nghĩa so với trước can thiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

- Sau 6 tháng, các chỉ số nhân trắc của nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường vi chất dinh dưỡng với cân nặng tăng 1,81kg, chiều cao tăng 3,29cm, chỉ số BMI tăng 0,34kg/m2 và nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường vi chất dinh dưỡng tăng tương ứng 1,76kg; 3,38cm, và 0,3kg/m2 có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,001). Chỉ số Z-Score cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và BMI/tuổi của hai nhóm can thiệp cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,001).Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm từ 14,5% xuống còn 12,9% ở nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường vi chất dinh dưỡng và giảm từ 16,9% xuống 14,2% ở nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường vi chất dinh dưỡng(p<0,05) có ý nghĩa so với trước can thiệp.

3. Hiệu quả can thiệp đối với tình trạng vi chất dinh dưỡng

Xây dựng công thức tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm thông dụng cho học sinh 7-10 tuổi theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới năm 2016 và đánh giá hiệu quả - 16


Sữa tăng cường vi chất dinh dưỡng đã cải thiện hàm lượng vitamin A, haemoglobin, sắt và kẽm huyết thanh:

- Sau 3 tháng: Hàm lượng vitamin A huyết thanh và chênh lệch hàm lượng vitamin A huyết thanh so với ban đầu của hai nhóm can thiệp được cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,05); Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng và nguy cơ thiếu vitamin A tiền lâm sàng của 2 nhóm giảm có ý nghĩa (p<0,01) so với nhóm chứng (nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD giảm 21,2%; nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường VCDD giảm 19,8% và nhóm chứng giảm 9,6%).Hàm lượng Hb 2 nhóm can thiệp cải thiện có ý nghĩa so với giai đoạn ban đầu (p<0,01).Chênh lệch nồng độ kẽm huyết thanh trung bình sau 3 tháng so với trước can thiệp ở nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD (0,28 µmol/L) và nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường VCDD (0,36 µmol/L) cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,01).

- Sau 6 tháng: Hàm lượng vitamin A huyết thanh ở hai nhóm can thiệp cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,05); Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng và nguy cơ thiếu vitamin A tiền lâm sàng của 2 nhóm giảm có ý nghĩa (p<0,01) so với nhóm chứng (nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD giảm 24,7%, nhóm sử dụng sữa tiệt trùng giảm 18,2% và nhóm chứng giảm 12,3%).Hàm lượng Hb huyết

thanh hai nhóm can thiệp cải thiện có ý nghĩa so với giai đoạn ban đầu (p<0,01); hàm lượng Hb sau 6 tháng và chênh lệnh Hb sau 6 tháng so với trước can thiệp cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,01). Chênh lệch nồng độ ferritin huyết thanh trung vị sau 6 tháng so với trước can thiệp ở nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường vi chất dinh dưỡng (19,6 µg/L) và nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường vi chất dinh dưỡng (15,2 µg/L) cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,01).Chênh lệch nồng độ kẽm huyết thanh trung bình sau 6 tháng so với trước can thiệp ở nhóm sử dụng sữa tươi tăng cường VCDD (0,65 µmol/L) và nhóm sử dụng sữa tiệt trùng tăng cường VCDD (0,75 µmol/L) cải thiện có ý nghĩa so với nhóm chứng (p<0,01).

KHUYẾN NGHỊ


1. Thành phần và hàm lượng vi chất dinh dưỡng tăng cường VCDD vào thực phẩm (áp dụng đánh giá với sữa) có thị hiếu cảm quan tốt, có hiệu quả cải thiện chỉ số nhân trắc, vi chất dinh dưỡng và an toàn với học sinh tiểu học, do vậy nên áp dụng rộng rãi trong cả nước.

2. Đối với học sinh tiểu học dùng sữa tăng cường đa vi chất dinh dưỡng với liều dùng 2 hộp 180 ml/ngày (7 ngày/ 1 tuần) trong thời gian ít nhất là 6 tháng và cần triển khai lâu dài để giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng của học sinh lứa tuổi học đường, đặc biệt những vùng có tỷ lệ trẻ nguy cơ suy dinh dưỡng cao để cải thiện tình trạng thiếu VCDD ở trẻ em trong thời gian tới.

3. Thành phần và hàm lượng vi chất dinh dưỡng xây dựng thành công thức tăng cường đa vi chất dinh dưỡng có thể được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm thực phẩm thông dụng cho trẻ em, nên được phổ biến và áp dụng rộng rãi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. World Health Organization (2016). The double burden of malnutrition.

Policy brief. WHO/NMH/NHD/17.3.

2. Viện Dinh Dưỡng (2015), Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6 - 59 tháng tại vùng thành thị, nông thôn và miền núi năm 2014 - 2015. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Viện.

3. WHO-UNICEF-GAIN (2006). Vitamin and mineral deficiencies technical situation analysis. Global Alliance for Improve Nutrition, Geneva press. World Health Organizaton, UNICEF, Global Alliance for Improved Nutrition.

4. Black RE, Allen HL, Bhutta ZA, Caulfield LE, de Onis M, Ezzati M, Mathers C, Rivera J (2008). Maternal and child undernutrition: global and regional exposures and health consequences. Maternal and Child Undernutrition Study Group 371(9608): p. 243-60.

5. Nguyễn Chí Tâm, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh (2002), Tình hình thiếu máu dinh dưỡng ở Việt nam qua điều tra đại diện ở các vùng sinh thái trong toàn quốc năm 2000. Tạp chí Y học thực hành. số 2: tr. 2-4.

6. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn (2007). Khuynh hướng thay đổi bệnh thiếu vitamin A, thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam trong những năm gần đây, một số khuyến nghị mới về biện pháp phòng chống. Tình hình Dinh dưỡng và chiến lược can thiệp ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. p. 39-48.

7. Zulfiqar A Bhutta, Tahmeed Ahmed, Prof Robert E Black, Simon Cousens, Kathryn Dewey, Elsa Giugliani (2008). What works? Interventions for maternal and child undernutrition and survival. The Lancet. 371(417-40): p.61693-6.

8. Emily C Keats, Lynnette M Neufeld, Greg S Garrett, Mduduzi NN Mbuya, and Zulfiqar A Bhutta (2019). Improved micronutrient status and health outcomes in low- and middle-income countries following large-scale fortification: evidence from a systematic review and meta-analysis. American Journal of Clinial Nutrition. 109: p. 1696-1708.

9. Eileen B. Yeh, David M. Barbano, and Mary Anne Drake (2017). Vitamin Fortification of Fluid Milk. Journal of Food Science. 82(4): p. 856-864.

10. World Health Organization (2016). WHO guideline: Use of multiple micronutrient powders for point-of-use fortification of foods consumed by infants and young children aged 6-23 months and children aged 2-12 years. World Health Organization of the United Nation. Geneva. ISBN 978-92-4- 154994-3.

11. MC Collum EV (1957). A history of nutrition. The sequence of ideas in Nutrition investigations. Houghton-Mifflin, Boston.

12. Barbara A Bowman, Robert M Russel (2001). Present knowledge in Nutrition. ILSI Press Washington, DC. Eight Edition.

13. World Health Organization (2017). WHO website access.

http://www.who.int/nutrition/topics/micronutrients/en/. 16.10.2017 (14:11).

14. Martha H. Stipanuk and Marie A. Caudill (2013). Biochemical, Physiological, and Molecular Aspects of Human Nutrition. Third Edition.

15. World Health Organization (2002). The World Health Report 2002: Reducing risks, promoting healthy life. Geneva, World Health Organization.

16. UNICEF (2019). Premary education.

https://data.unicef.org/topic/education/pre-primary-education/#status.

17. Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Nguyễn Thị Thu Nhạn, Hoàng Trọng Kim (2016). Sách giáo khoa Nhi khoa. Nhà xuất bản Y học - Hà Nội. tr. 87- 176.

18. Mwaniki EW, Makokha AN (2013). Nutrition status and associated factors among children in publicprimary schools in Dagoretti, Nairobi, Kenya. African Health Sciences. 13(1): p. 39 - 46.

19. Sophie Ochola, Peninah Kinya Masibo (2014). Dietary intake of school children and adolescents in developing countries. Annals of Nutrition Metabolism. 64(2 (Supplement). p. 24-40.

20. Sara Capacci, Mario Mazzocchi, Bhavani Shankar, Bruce Traill (2013). The triple burden of malnutrition in Europe and Central Asia: a multivariate analysis. FAO Regional Office for Europe and Central Asia

21. UNICEF (assessed 2020). The faces of malnutrition. https://www.unicef.org/nutrition/index_faces-of-malnutrition.html

22. Matthiew CH Jukes, Lesley J Drake, Donald AP Bundy (2007). School health, nutrition and education for all: leveling the playing field. Wallingford: CABI Publishing,.

23. Chaney SG (1993). Principles of nutrition II: Micronutrients, Fat-solute vitamins; Trace minerals, In Devlin, T.M. Textbook of biochemistry with clinical correlations. Wiley - Liss, New York. pp.1115-1147 and pp.1139 - 1143.

24. World Health Organization (2009). Global prevalence of vitamin A deficiency in populations at risk 1995-2005. WHO Global Database on Vitamin A Deficiency. Geneva, World Health Organization.

25. World Health Organization (2015). The global prevalence of anaemia in 2011.

26. World Health Organization (2005). Worldwide prevalence of anaemia 1993- 2005 WHO Global Database on Anaemia.

27. Chungming C. (1992). Current progess of research and development of Iron fortified soy sauce in China. In workshop on control of IDA through food fortification.

28. Tatala SR, Kihamia CM, Kyungu LH, Svanberg U (2008). Risk factors for anemia in schoolchildren in Tanga Region, Tanzania. Tanzan Journal of Health Research Submission. 10(4): p. 189-202.

29. Onimawo I, Ukegbu P, Asumugha V, Anyika J, Okudu H (2010). Assessment of Anaemia and Iron status of School Age Children (Aged 7–12 Years) In rural communities of Abia State, Nigeria. African Journal of Food, Agriculture, Nutrition and Development. 10(5).

30. Barugahara EI, Kikafunda J and WM Gakenia (2013). Prevalence and risk factors of nutritional aneamia among female school children in Masindi district, Western Uganda African Journal of Food, Agriculture, Nutrition and Development. 13(3): p. 7679-7692.

31. Sudhagandhi B, Sundaresan S, William WE, Prema A (2011). Prevalence of anemia in the school children of Kattankulathur, Tamil Nadu, India. International Journal of Nutrition, Pharmacology, Neurological Diseaseas. 1: p. 184-8.

32. Ramzan M, Ali I, Abdus S (2009). Iron Deficiency Anemia in School Children of Dera Ismail Khan, Pakistan. Pakistan Journal of Nutrition. 8(3): p. 259-263.

33. Firehiwot Mesfin, Yemane Berhane, Alemayehu Worku (2015). Anemia among Primary School Children in Eastern Ethiopia. PLoS One. 10(4): p. e0123615.

34. Selomon Assefa, Andualem Mossie, and Leja Hamza (2014). Prevalence and severity of anemia among school children in Jimma Town, Southwest Ethiopia. BMC Hematology. 14: p. 3.

35. Central Statistics Authority (2011). Ethiopian Demographic and Health Survey 2011. Addis Ababa: CSA.

36. Nicola M. Lowe, William D. Fraser, and Malcolm J. Jackson (2002). Is there a potential therapeutic value of copper and zinc for osteoporosis? Proceedings of Nutrition Society. 61: p. 181-485.

37. Robert E Black (1998). Therapeutic and preventive effects of zinc on serious childhood infectious diseases in developing countries. The American Journal of Clinical Nutrition. 68: p. 476-479.

38. Jai K. Das, Rohail Kumar, Rehana A. Salam (2013). Systematic Review of Zinc Fortification Trials. Annals of Nutrition Metabolism. 62 (suppl 1): p. 44-56

39. IZINCG (2004). Assessment of the risk of zinc deficiency in populations and options for its control. Food Nutr Bull. 25(1): p. S187-S195.

40. Bemnet Amare, Beyene Moges, Bereket Fantahun, Ketema Tafess et all (2012). Micronutrient levels and nutritional status of school children living in Northwest Ethiopia. Nutrition Journal. 11: p. 108-117.

41. Folake O. Samuel, Abdulkadir A. Egal, Wilna H. Oldewage-Theron, Carin

E. Napier, Christine S. Venter (2010). Prevalence of zinc deficiency among primary school children in a poor peri-urban informal settlement in South Africa. Journal of Interdisciplinary Health Sciences. 15(1): p. 1-6.

42. Dehghani SM, Katibeh P, Haghighat M, Moravej H, Asadi S (2011). Prevalence of Zinc Deficiency in 3–18 Years Old Children in Shiraz-Iran. Iranian Red Crescent Medical Journal. 13(1): p. 4-8.

43. Thurlow RA, Winichagoon P, Pongcharoen T (2006). Risk of zinc, iodine and other micronutrient deficiencies among school children in North-East Thailand. European Journal of Clinical Nutrition. 60: p. 623-632.

44. Maureen M Black (1998). Zinc deficiency and child development. The

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 20/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí