Thứ hai, thực hiện các giải pháp để đạt được sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin nhằm mang lại thành quả cho doanh nghiệp của Việt Nam. Trước hết đòi hỏi các DNVVN cần phải tự mình xác định tình trạng hiện tại để có thể tăng cường đầu tư cơ sở về CNTT, tăng cường triển khai các ứng dụng và đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn diện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm có thể đạt được sự phù hợp về AIS qua đó sẽ góp phần nâng cao thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xác định nhu cầu về vốn mà doanh nghiệp một cách hợp lý nhất; các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn cần phải chú trọng đến việc đầu tư mạnh, bài bản vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt phải đầu tư vào hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp; các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ cần phải chú trọng đến đầu tư những hạ tầng CNTT, trang thiết bị cơ bản. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước.”
Thứ ba, Các DNVVN phải biết khai thác và tận dụng triệt để những điều kiện và yếu tố thuận lợi của bên trong doanh nghiệp của mình, như: cơ sở vật chất về hạ tầng công nghệ, con người, tiềm tực tài chính, lĩnh vực kinh doanh, lợi thế sản phẩm, vị trí địa lý…để tạo lợi thế và gia tăng sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Và ngoài ra các doanh nghiệp phải biết tận dụng và khai thác tốt các tiềm lực của môi trường bên ngoài như các chính sách ưu đãi của chính phủ doanh cho các doanh nghiệp, như chính sách về thuế, chính sách tín dụng…tận dụng các mối quan hệ trong quá trình hoạt động với với tham gia các nhóm, liên minh sản xuất kinh doanh, hội nghề nghiệp để cùng phát triển.
Thứ tư, Các doanh nghiệp phải luôn chủ động đề tạo ra những điều kiện, yếu tố, cơ hội cho chính bản thân doanh nghiệp mình để phát triển. Cả hai mặt này cần phải được triển khai phối hợp chặt chẽ và đồng bộ thì mới tận dụng được tối đa các nguồn lực bên trong và bên ngoài, từ đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mới mang lại thành quả mong muốn cho các chủ sở hữu và các bên liên quan.
Thứ năm: Các doanh nghiệp phải luôn tự nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao thành quả hoạt động kinh doanh là điều cốt lõi để đảm bảo sự tồn
tại của doanh nghiệp, để doanh nghiệp có mặt trên thị trường. Vì thế việc nâng cao thành quả hoạt động kinh doanh là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay
4.3.2 Đối với cơ quan nhà nước
Có thể bạn quan tâm!
- Các Phát Hiện Qua Nghiên Cứu Và Thảo Luận Kết Quả
- Khuyến Nghị Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Sự Phù Hợp Của Hệ Thống Thông Tin Kế Toán
- Khuyến Nghị Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Thành Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam - 20
- Hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam - 21
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
Trong bối cảnh toàn hiện tại bộ kế hoạch SXKD của các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng bị thay đổi hoàn toàn bởi sự ảnh hưởng của dịch Covid-19. Khả năng chống chịu của rất nhiều các DNVVN đã không khả năng, lúc này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ và tiếp sức từ phía Chính phủ để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cho DN nhằm giúp họ tồn tại và phát triển.
Hiện nay các DN chủ yếu tiếp cận được gói gia hạn nộp thuế, các gói hỗ trợ khác tỷ lệ tiếp cận thấp. Nguyên nhân chủ yếu vì DN không đáp ứng được điều kiện hỗ trợ, không có thông tin về chính sách và quy trình, thủ tục nhận hỗ trợ phức tạp, thiếu minh bạch. Về cơ bản, các chính sách hỗ trợ có tác động tích cực đến các DN nhận hỗ trợ nhưng ngược lại, vẫn còn nhiều chính sách không có tác động như kỳ vọng như hỗ trợ chi phí logistics, cải cách thủ tục hành chính. Do đó DN đang kỳ vọng lớn về việc tiếp tục hỗ trợ của Chính phủ, nhất là các gói tạm dừng đóng BHXH, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí.
Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chưa đạt chất lượng, chưa đạt tiến độ, yêu cầu đề ra; thiếu liên thông, chia sẻ kết nối dữ liệu; doanh nghiệp chưa quen với việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến;... Điều này do một số nguyên nhân như hệ thống cơ quan, đơn vị đầu mối hỗ trợ DN chưa được hình thành đầy đủ, nhất quán; Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, hoàn thiện; Chính sách khuyến khích đầu tư còn riêng rẽ manh mún; cơ chế quản lý theo ngành, theo địa bàn với nhiều văn bản khác nhau dẫn đến khó nắm bắt, khó tiếp cận; Chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn, chưa quan tâm đúng mức tới nâng cao chất lượng DN; DN khu vực tư nhân, DNNVV còn yếu thế trong việc tiếp cận các nguồn lực nhà nước; Nguồn lực dành cho các hoạt động hỗ trợ DN chưa tương xứng với tiềm năng của
khu vực này; Năng lực của nhiều DN còn yếu, chưa đủ hấp thụ các chính sách hỗ trợ, tư duy ngắn hạn, sổ sách không minh bạch, chưa mạnh dạn đầu tư công nghệ, chưa chú trọng bảo vệ thương hiệu, uy tín. Vì thế qua những tồn tại và hạn chế nêu trên về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cần có những chính sách để khắc phục nhằm giúp các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng nâng cao được thành quả hoạt động.
4.4 Lộ trình thực hiện và điều kiện thực hiện giải pháp
4.4.1 Lộ trình thực hiện
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa tiến tới sản xuất thông minh làm thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa. Để các DNVVN Việt Nam có thể đạt được một AIS phù hợp nhằm thúc đẩy thành quả hoạt động, nâng cao tính cạnh tranh và hội nhập toàn cầu. Lộ trình thực hiện các giải pháp đặt ra cần phải thực hiện trong doanh nghiệp để có thể đạt được các mục tiêu giải pháp là từ giai đoạn 2021-2025 nhằm phù hợp, đồng bộ với các chính sách và chủ trương của chính phủ cụ thể như sau.
Đối với yếu tố Cấp độ thiết lập công nghệ thông tin. Các DNVVN cần đây nhanh và mạnh hơn nữa mức độ Cấp độ thiết lập công nghệ thông tin từ nay đến năm 2025. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của các DNVVN ở Việt Nam hiện còn chưa thực sự hiệu quả khi các DN chủ yếu vẫn chỉ dùng những ứng dụng phần mềm quản lý đơn giản. Một nguyên nhân cũng khiến cho các DNVVN khó tiếp cận được với CNTT cũng do xuất phát từ phía các DN cung cấp ứng dụng, giải pháp CNTT. Các DN này thường hướng đến DN có quy mô lớn là những khách hàng tiềm năng có khả năng chi trả cho các dịch vụ CNTT phức tạp, thiếu các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế của các DNVVN .
Đối với yếu tố Hiểu biết của chủ sở hữu. Trong các DNVVN tầm quan trọng của hiểu biết về kế toán và CNTT của chủ sở hữu/người quản lý và sự tham gia của họ trong quá trình triển khai các kế hoạch, áp dụng công nghệ và thực hiện
chiến lược là cực kỳ quan trọng. Do đó, Giai đoạn từ 2021-2025 các chủ sở hữu/người quản lý trong doanh nghiệp không có chuyên môn về tài chính và kế toán, phần mềm kế toán, CNTT, ứng dụng CNTT đòi hỏi họ cần phải cải thiện vấn đề này thì mới có để có thể đạt được mức độ phù hợp về AIS.
Đối với yếu tố Quy mô doanh nghiệp. Tùy vào quy mô hiện tại và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để xác định nhu cầu về vốn mà doanh nghiệp cần. Thực trạng cho thấy hầu hết các DNVVN hiện nay chưa thực hiện việc xác định rõ nhu cầu về vốn theo lộ trình từng năm. Do đó đối với yếu tố này các DNVVN cần xây dựng rõ lộ trình về nhu cầu vốn trước mắt trong giai đoạn 2021- 2025.
Đối với các cơ quan chính phủ
Nhằm giúp cho các DNVVN Việt Nam thực hiện tốt lộ trình thực hiện giải pháp nêu trên để giúp các DNVVN đạt được một AIS tốt và nâng cao được thành quả hoạt động.
Thứ nhất, Về phía chính phủ phải thực hiện quyết liệt hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp thực hiện. Chương trình hướng tới mục tiêu đến năm 2025, 100% DN được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tối thiểu 100 nghìn DN được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số, tối thiểu 100 DN được hỗ trợ là mô hình chuyển đổi số điển hình thành công để lan tỏa và nhân rộng, thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các nền tảng số.
Thứ hai, để thực hiện được lộ trình chuyển đổi số như trên đòi hỏi các DNVVN phải đủ năng lực về tài thì mói có thể thực hiện đồng bộ. Do đó, cho đến nay các chính sách, pháp luật về tín dụng và hỗ trợ tín dụng đối với DNVVN đang từng bước được hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi hơn, nhằm tháo gỡ các khó khăn cho DNVVN phát triển trong tiếp cận nguồn vốn vay trong giai đoạn từ 2021- 2025.
Thứ ba, hỗ trợ thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo nghị định Số: 39/2018/NĐ-CP cụ thể:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn phí truy cập thông tin quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý và trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ để lựa chọn tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn và dịch vụ tư vấn phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp.
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ được miễn học phí tham gia khóa đào tạo.
Thứ tư, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4.4.2 Điều kiện thực hiện giải pháp
Đối với yếu tố Cấp độ thiết lập công nghệ thông tin. Một trong những điều kiện để hỗ trợ cho các DNVVN thực hiện đúng lộ trình giải pháp thì đòi hỏi bản thân các DNVVN cần chủ động liên hệ, hợp tác với các doanh nghiệp cung ứng về công nghệ để được hỗ trợ, ghi nhớ, hợp tác để được cung cấp, và đưa ra các đề xuất những vướng mắc, hạn chế để các doanh nghiệp cung ứng về công nghệ đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp với các loại hình doanh nghiệp nhỏ, nhằm hỗ trợ
loại hình này tối ưu hóa hoạt động của mình và phù hợp với điều kiện kinh tế của các doanh nghiệp.
Đối với yếu tố Hiểu biết của chủ sở hữu. Để thực hiện tốt điều kiện thực hiện giải pháp này đòi yêu cầu Chủ sở hữu/người quản lý tại các DNVVN cần phải chủ động học tập, nâng cao trình độ, tham gia các lớp tập huấn về kế toán, thuế, vận hành CNTT trong DN, rủi ro CNTT trong DN do các Hiệp hội nghề nghiệp, và VCCI, cơ quan thuế tổ chức. Cụ thể các chủ sở hữu/người quản lý tại các DN cần xây dựng lộ trình phù hợp theo từng năm để có thể đạt được mục tiêu hiệu quả.
Đối với yếu tố Quy mô doanh nghiệp. Để thực hiện tốt điều kiện thực hiện giải pháp này đòi hỏi các DNVVN cần xây dựng lộ trình về tái chính, kế hoạch tài chính. Do vậy, bản thân các DNVVN cần có những giải pháp thiết thực liên quan đến việc xác định nhu cầu về vốn, phân bổ nguồn vốn và xác định những thuận lợi và khó khăn về nguồn vốn mà doanh nghiệp của mình đang có theo lộ trình từng năm.
Tóm lại, để thực hiện đồng bộ các giải pháp thì bản thân các DNVVN đều phải nêu cao ý thức vươn lên, phát huy lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh của mình. Xây dựng lộ trình các giải pháp. Từ đó, sẽ giúp cho các DNVVN đạt được AIS tốt, cải thiện được thành quả hoạt động. Thực tế cho thấy các DNVVN Việt Nam hiện có nhiều lợi thế về kinh doanh, thị trường, khách hàng để tham gia vào hoạt động thương mại trong nước, khu vực và quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN thì việc tận dụng những lợi thế vốn có của DNVVN sẽ thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh về kinh tế đất nước trong khu vực và thế giới.
Kết luận chương 4
“Trong chương 4 nghiên cứu đã trình bày về định hướng phát triển của các DNVVN Việt Nam và cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện AIS nhằm nâng cao thành quả hoạt động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, lộ trình thực hiện giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp. Nội dung trình bày bao gồm là các giải pháp đối với yếu tố Cấp độ thiết lập công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Trong phần này bao gồm các giải pháp liên quan đến: tăng cường đầu tư cơ sở về CNTT, tăng cường triển khai các ứng dụng điều hành cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn diện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với yếu tố Hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý. Trong phần này bao gồm các giải pháp liên quan đến: tăng cường cập nhật kiến thức, chủ sở hữu/người quản lý phải là người tham gia trực tiếp việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán nghiệp. Đối với yếu tố Quy mô doanh nghiệp, Trong phần này bao gồm các giải pháp liên quan đến: đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ lúc này là xác định nhu cầu về vốn mà doanh nghiệp một cách hợp lý nhất; các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn lớn cần phải chú trọng đến việc đầu tư mạnh, bài bản vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt phải đầu tư vào hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp; các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn nhỏ cần phải chú trọng đến đầu tư những hạ tầng CNTT, trang thiết bị cơ bản. Các giải pháp đưa ra tập trung chủ yếu vào các yếu tố bên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, và bên cạnh đó đề cập đến vai trò ở góc độ quản lý nhà nước.”
Kết luận
Hệ thống thông tin kế toán là là một công cụ có thể cung cấp các thông tin về kế toán, tài chính và các thông tin khác có thể hữu ích cho việc quản trị. Nó cung cấp cho các nhà quản lý thông tin họ cần để thực hiện các trách nhiệm ra quyết định Thông tin chính xác, kịp thời được cung cấp từ AIS sẽ hỗ trợ một cách tích cực cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định và quản lý doanh nghiệp. Những năm gần đây, quy mô hoạt động của các DN ngày càng tăng lên cả về chiều rộng và chiều sâu, sự cạnh tranh giữa các DN ngày càng gay gắt, vì vậy các nhà quản trị cần đến nhiều thông tin hữu ích như thông thị trường, thông tin chiến lược, thông tin chính sách, và thông tin kế toán. Vì vậy AIS có vai trò quan trọng trong việc thu thập và ghi chép dữ liệu và thông tin liên quan đến các sự kiện có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, AIS hoạt động có hiệu quả sẽ hỗ trợ tối ưu cho các quyết định kinh doanh của các chủ doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường được đo lường thông qua các chỉ tiêu hiệu suất (efficiency), hay hiệu quả (effectiveness) trong việc sử dụng nguồn lực để tạo ra lợi nhuận. Do đó các nghiên cứu liên quan đến hệ thống thông tin kế toán như việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của AIS và xem xét tác động của sự phù hợp AIS đến thành quả hoạt động là hết sức cần thiết.
Nghiên cứu đã đưa ra ra tổng quan nghiên cứu các yếu tố phản ánh sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin. Và cách đo lường thành quả doanh nghiệp. Tác động của sự phù hợp AIS đến thành quả hoạt động qua ba vai trò khác nhau trong quan hệ với thành quả đó là vai trò biến độc lập tác động trực tiếp, biến trung gian và biến tác động, từ đó xác lập khoảng trống nghiên cứu.
Tiếp đến luận án đưa ra cơ sở lý thuyết nền tảng để phục vụ cho nghiên cứu bao gồm Lý thuyết về xử lý thông tin; Lý thuyết tình huống (contingency theory) và Lý thuyết hệ thống. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã cũng như khái quát lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp, các yêu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp và phân tích vai trò của hệ thống thông tin kế toán đối với doanh nghiệp.Ngoài ra nghiên cứu còn đưa ra các khái niệm về