Khuyến Nghị Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Thành Quả Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ


nhằm phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải chọn cho mình mô hình đầu tư CNTT cho phù hợp để phát huy hiệu quả các khoản đầu tư đó. Từ đó mới đạt được sự phù hợp của AIS.

Nội dung giải pháp: Để nâng cao mức độ thiết lập công nghệ thông tin trong doanh nghiệp hiện nay, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải tự đánh giá được thực trạng mức độ thiết lập CNTT của mình hiện nay đang ở mức nào. Từ đó có thể xác định được điểm mạnh, điểm yếu của các công nghệ hiện đang áp dụng của doanh nghiệp nhằm đưa ra các biện pháp kịp thời, phù hợp với năng lực, quy mô loại hình hoạt động của mình. Từ những kết quả phân tích có được từ nghiên cứu trong chương 3 cho thấy mức độ đạt được của các doanh nghiệp có mức độ ứng dụng các công nghệ như các phần mềm văn phòng (Word, Excel…); Hệ thống mạng nội bộ (LAN) liên lạc kết nối các máy tính trong doanh nghiệp như e-mail nội bộ, ứng dụng và chia sẻ dữ liệu); Phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất (quản lý hàng tồn kho, mua nguyên liệu, lập kế hoạch, theo dõi, kiểm soát sản xuất) và sử dụng máy vi tính và phần mềm điều khiển quá trình sản xuất là khá tốt, tuy nhiên kết quả đạt được về sự phù hợp AIS là chưa cao như kỳ vọng của các doanh nghiệp, chưa đáp ứng được kỳ vọng của các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát. Do đó, trong chương này nghiên cứu tiến hành đề xuất một số giải pháp đối với các doanh vừa và nhỏ ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, tăng cường đầu tư cơ sở về công nghệ thông tin:


Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần quan tâm đến việc đầu tư vào CNTT bao gồm các trang bị cơ bản như phần cứng, phần mềm và nguồn lực con người. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải đạt được một số yêu cầu chính về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (phần cứng và phần mềm) phải được trang bị đủ để có thể triển khai các ứng dụng cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: hệ thống máy vi tính, thiết lập hệ thống mạng LAN, WAN, thiết lập hệ thống kết nối internet, môi trường truyền thông giữa các phòng ban trong nội bộ doanh nghiệp hoặc có thể kết nối với các đối tác bên ngoài như ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp…; Về nguồn lực nhân sự cần được đào tạo bài bản để có thể sử dụng và vận hành, kiểm soát được các hạ tầng công nghệ nêu trên một cách bài bản và


hiệu quả. Thực tế cho thấy nhiều DNVVN trong mẫu khảo sát chưa hiểu và đầu tư trang bị đúng mực, có nhiều DN đầu tư nhiều nhưng không sử dụng hết công suất lắp đặt, gây ra lảng phí tài nguyên, bên cạnh đó đội ngũ nhân lực hạn chế, nhiều DN phụ thuộc bên ngoài. Ngược lại, Một số DN thì không chịu đầu tư do nguồn lực hạn chế, dẫn đến chưa mang lại thành quả cho DN,.

Do đó các DNVVN cần xem xét cân nhắc các tăng cường đầu tư cơ sở về công nghệ thông tin như tên , thì chắc chắn sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đạt được ở mức độ cao hơn so với hiện tại.

Thứ hai, tăng cường triển khai và hiểu rõ các ứng dụng điều hành:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.


Có thể nói rằng, hiện nay yếu tố CNTT đang đóng vai trò quan trọng và là động lực phát triển cho mỗi doanh nghiệp. Các hoạt động đầu tư về CNTT trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục tiêu chung của doanh nghiệp như hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm đạt lợi thế cạnh tranh và mang lại thành quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy do một số các yếu tố chủ quan vì thế rất nhiều các doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết được hiệu quả cũng như lợi thế trong quá trình ứng dụng CNTT đối với hoạt động điều hành quản trị và các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của các công nghệ được triển khai áp dụng tại các doanh nghiệp và hỗ trợ cho các phòng ban, bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải xác định rõ nhu cầu, mức độ cần thiết và tính phù hợp của các ứng dụng được triển khai hiện nay.

Hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam - 18

Thực trạng tại các DNVVN trong mẫu khảo sát cho thấy. Ví dụ trường hợp, các phần mềm kế toán luôn được xem là một công cụ hiệu quả nhất để kiểm soát, duy trì các hoạt động cho “bộ não tài chính” của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp luôn băn khoăn với việc lựa chọn các phần mềm như phần mềm kế toán, phần mềm quản lí tài chínhh, phần mềm hóa đơn điện tử… để phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp của mình. Họ luôn gặp các vướng mắc về việc lựa chọn và sử dụng các phần mềm. Vì thực tế hiện nay, các phần mềm kế


toán và các phần mềm ứng dụng tài chính rất đa dạng. Vì thế, việc xác định rõ nhu cầu sử dụng, tính năng của phần mềm phù hợp để đưa vào triển khai áp dụng là rất quan trọng. Tránh gây ra tình trạng không phù, không đáp ứng nhu cầu đặc thù và gây la lảng phí. Đây là tình trạngg chung của hầu hết các doanh nghiệp thường gặp phải, vì thực tế khối lượng thông tin cần xử lý ngày càng tăng lên theo quá trình phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải cân nhắc kỷ, đồng thời thường xuyên tăng cường triển khai các ứng dụng phù hợp để đáp ứng quá trình tác nghiệp và thay đổi, nâng cấp theo yêu cầu kinh doanh như các phần mềm quản lý tài chính, kế toán, quản lý nhân sự, tiền lương, quản lý bán hàng...cho quá trình hoạt động.

Việc các doanh nghiệp luôn chú trọng đến vấn đề tăng cường triển khai các ứng dụng điều hành cũng như hiểu rõ các ứngg dụng này một cách hiệu quả sẽ làm cho sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán được cải thiện qua đó có thể góp phần nâng cao thành quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Thứ ba, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh:

Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạn chế về nguồn lực, do đó việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn diệnn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là chưa nhiêu, chưa có hiệu quả rõ nét. Vì thế các doanh nghiệp có tiềm lực tốt nên đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện doanh nghiệp. Về cơ sở hạ tầng CNTT cần đầu tư mạng internet trên diện rộng phủ khắp doanh nghiệp, nhằm đảm bảo cho quá trình lưu chuyển thông tin thông suốt giữa các phòng ban và bộ phận trong doanh nghiệp. Trong bối cảnh phát triển không ngừng của nền kinh tế hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động quản lý kinh doanh, tối ưu hóa quy trình quản trị doanh nghiệp thì mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Vì thế cần có các phần mềm tích hợp các cơ sở dữ liệu cho toàn bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh như:

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP(Enterprise Resource Planning) là giải pháp giúp cho doanh nghiệp có thể tự kiểm soát các nguồn tài nguyên của


mình thông qua việc quản lý các hoạt động chủ yếu, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý mua hàng, quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng. Quản trị chuỗi cung ứng SCM (Supply Chain Management) là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Quản trị quan hệ khách hàng CRM (Customer Relationship Management) đó là chiến lược của các doanh nghiệp trong việc phát triển quan hệ gắn bó với khách hàng qua nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và thói quen của khách hàng, tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Vì thế đây cũng là thời điểm mà các công nghệ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp như CRM, SCM và ERP cần được các doanh nghiệp, đặc biệt các DNVVN đẩy mạnh triển khai ứng dụng. Đặc biệt trong thời gian qua trong bối cảnhh nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng bị giảm giao dịch, đứt gãy thiếu hụt nguồn nguyên liệu do bị tác động bởi đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh. Do đó, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn diện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết và cấp bách. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, ví dụ như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã được được nhiều doanh nghiệp hiện nay mạnh dạn nghiên cứu phát triển và cũng như đưa vào ứng dụng đã giúp phục hồi hoạt động sản xuất và mang lại lại hiệu quả rõ nét.

Về phía cơ quan nhà nước: Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Ở gốc độ chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, khởi nghiệpp trong lĩnh vực công nghệ thông tinn, phát triển cơ sở hạ tầng thôngg tin, nhằm tạo lập nền công nghiệp công nghệ thông tin vững mạnh. Ngoài ra cần tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin một cách thuận lợi và có hiệu quả.


Tạo điều kiện để cho các DNVVN hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất. Đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất mang tính trọng điểm. Từ đó, giúp cho các DNVVN có thể đạt được sự tăng trưởng về quy mô và sản lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu. Và có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài. Chính phủ nênn có những chính sách rõ ràng cụ thể hơn về chính sách công nghệ nhằm hỗ trợ, ưu tiên đối với các DNVVN trong việc triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong trong quá trình hoạt động để góp phần đưa loại hình doanh nghiệp này phát triển hơn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chính phủ nên thực hiện nhiều hội thảo nhằm kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các vấn về về triển khai và ứng dụng CNTT, tăng cường hỗ trợ đưa ra các giải pháp công nghệ, dịch vụ chất lượng uy tín đến cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong từng lĩnh vực chuyên biệt; từ đó có thể tạo cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hợp tác, lựa chọn các giải pháp ứng dụng công nghệ phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng tầm thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam ra trên thị trường nội địa và quốc tế.

Tóm lại, Trong tình hình khó khăn về hoạt động kinh doanh do bị tác động bởi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu như hiện nay. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải tự mình xác định tình trạng hiện tại để có thể tăng cường đầu tư cơ sở về CNTT, tăng cường triển khai các ứng dụng và đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn diện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể các DNVVN cần tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ trong việc lập sổ sách kế toán, khai thuế và hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng qua Internet. Giải pháp này nhằm giảm chi phí giao dịch, kết nối và chia sẻ thông tin tài chínhh với các tổ chức tín dụng để dần minh bạch hóa thông tin tài chính, tạo lòng tin trên thị trường. Nâng cao chất lượng, trình độ quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và quản lý tài chính; tích cực


tham gia các hiệp hội doanh nghiệp để tiếp cận thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ đối với DNVVN của Chính phủ, Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng. Hoàn thiện quy trình sản xuất, nângg cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng của các đối tác lớn đặc biệt là khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu. Bên cạnh đó, phía Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Hoàn thiện những vấn đề nêu trên thì các DNVVN có thể đạt được sự phù hợp AIS tốt hơn, qua đó sẽ góp phần nâng cao thành quả hoạt động của doanh nghiệp.


4.2.3 Đối với yếu tố Quy mô doanh nghiệp


Về cơ sở của giải pháp: Từ kết quả nghiên cứu đã xác định yếu tố quy mô của doanh nghiệp, cụ thể quy mô về vốn có sự ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, nghiên cứu đưa ra đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đạt được sự phù hợp hợp về hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin như sau:

Một là, tùy vào năng lực hiện tại và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để xác định nhu cầu về vốn mà doanh nghiệp cần. Do vậy, bản thân các DNVVN cần có những giải pháp thiết thực liên quan đến việc xác định nhu cầu về vốn, phân bổ nguồn vốn và xác định những thuận lợi và khó khăn về nguồn vốn mà doanh nghiệp của mình đang có. Từ đó có những chính sách phù hợp cho việc đầu tư và sử dụng nguồn vốn phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Ngoài việc các DNVVN đầu vốn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh và các yếu tố khác thì việc phân bổ nguồn tài chính để đầu tư vào hạ tầng CNTT cũng như hệ thống thông tin kế toán cũng hết sức cần thiết và nên thực hiện như sau:

Hai là, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn lớn từ 50 -100 tỷ trở lên cần phải chú trọng đến việc đầu tư mạnh, bài bản vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt phải đầu tư vào hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp, cụ thể doanh nghiệp nên đầu tư một hệ thống có chất lượng dùng để thu thập, ghi nhận, lưu trữ, xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin cho người dùng ra quyết


định một cách tốt nhất. Đầu tư vào việc đào tạo nhân lực sử dụng hệ thống; đầu tư để có được quy trình và hướng dẫn được sử dụng để thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu một cách hiệu quả nhất; đầu tư vào việc trang bị các phần mềm, hệ thống kiểm soát nội bộ và bảo vệ dữ liệu để nâng cao hiệu quả của các thông tin cung cấp. Đặc biệt đối với các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cần đầu tư ứng dụng CNTT, máy móc thiết bị có sự hỗ trợ của máy tính vào quá trình sản xuất để mang lại hiệu quả cao nhất.

Ba là, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn nhỏ từ dười 20 tỷ trở xuống cần phải chú trọng đến đầu tư những hạ tầng CNTT cơ bản, các trang thiết bị cơ bản, các phần mềm ứng dụng cơ bản để có thể đáp ứng việc tổ chức và vận hành hệ thống thông tin kế toán một cách hiệu quả. Tránh đầu tư dàn trải, hoặc đầu tư sai mục đích dẫn đến không mang lại hiệu quả.

Đối với cơ quan nhà nước. Thực trạng hiện nay, về phía Chính phủ cũng đã và đang triển khai nhiều nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ cho các DNVVN tuy nhiên vẫn ở góc độ về mặt chủ trương và chính sách, chưa có sự đồng bộ và mang hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đo đó, về phía Nhà nước cần phải đưa ra các chính sách về vốn cho các đối tượng cụ thể, các lĩnh vực cụ thể cho từng nhóm doanh nghiệp như hỗ trợ giảm chi phí sản xuất kinh doanh; hỗ trợ thông qua các chính sách tín dụng, giảm lãi suất và điều hành tỷ giá; hỗ trợ thông qua nhóm chính sách tài khóa như cắt giảm các khoản thu, phí… đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh, tập trung xử lý vướng mắc về vốn. Mặt khác, về phía chính phủ cũng cần có những chính sách rõ ràng hơn về vốn để hỗ trợ cho các DNVVN trong việc đầu tư và triển khai các ứng dụng CNTT, các phần mềm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp khuyến khích sự phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, cũng như các quỹ đầu tư, giảm sự lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Trong đó, cần tập trung thúc đẩy sự phát triển dịch vụ định mức tín nhiệm nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu,


nâng cao tính công khai minh bạch, thúc đẩy huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư.

Quy mô doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để yếu tố này có sự tác động mạnh hơn đến sự phù hợp hơn đòi hỏi các giải pháp cần được thực hiện đối với các doanhh nghiệp vừa và nhỏ lúc này là xác định nhu cầu về vốn mà doanh nghiệp một cách hợp lý nhất; các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn lớn cần phải chú trọng đến việcc đầu tư mạnh, bài bản vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đặc biệt phải đầu tư vào hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp; các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn nhỏ cần phải chú trọng đến đầu tư những hạ tầng CNTT, trang thiết bị cơ bản.


4.3 Khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao thành quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ


Thành quả hoạt động trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phạm trù mang tính tổng hợp. Để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tăng cường và cải thiện mọi hoạt động kể cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Muốn nâng cao thành quả hoạt động kinh doanh, đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp luôn phải chủ động sáng tạo, giảm thiểu những khó khăn, phát huy những thuận lợi để tạo ra môi trường hoạt động thuận lợi cho chính doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải luôn thể hiện vai trò quyết định sự tồn tại, phát triển hay suy thoái của hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị các giải pháp như sau:


4.3.1 Đối với bản thân các doanh nghiệp


Thứ nhất, các chủ sở hữu/người quản lý tại các doanh nghiệp cần tăng cường nâng cao trình độ học vấn, cập nhật kiến thức về kế toán, CNTT, và quản trị điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó chủ sở hữu/người quản lý phải là người tham gia trực tiếp việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp để góp phần nâng cao thành quả hoạt động.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023