Khuyến Nghị Các Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Sự Phù Hợp Của Hệ Thống Thông Tin Kế Toán


Chuyển giao côngg nghệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tínn dụng (năm 2017); Luật Cạnh tranh (năm 2018)Việc triển khai một số luật quann trọng này nhằm tạo sự thay đổi tích cực môi trường đầu tư kinh doanh. Cùng với đó, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Phá sản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thuế thu nhậpp DN và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, tác động tích cực tới cộng đồng DN. Việc ban hành kịp thời các nghị quyết để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn mà các DNVVN đặt ra, việc triển khai thực hiện các nghị quyết đã làm đơn giản hóa và giảm bớt điều kiện kinh doanh, tạo môi trườngg kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch cho mọi thành phần kinh tế, trợ giúp phát triển DNVVN .

Với những định hướng từ phía chính phủ như trên sẽ góp phần giúp cho các DNVVN ở Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua các chính sách về tín dụng, thuế, giao côngg nghệ..,. Các DNVVN có thể cải thiện được nhu cầu về vốn từ đó có thể cải thiện năng lực tài chính, họ có thể cải thiện đầu tư về CNTT, cải thiện AIS nhằm đáp ứng tốt quá trình hoạt động.

Tình hình đăng ký mới doanh nghiệp năm 2020: Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh trong 2020 có sự giảmm sút nhẹ về số lượng DN thành lập mới với 134.941 doanh nghiệp, giảm 2,3% so với năm 2019. Mặc dù vậy, đây cũng là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến đời sống kinh tế xã hội như năm nay. Vốn đăng ký bình quânn trên một doanh nghiệp trong năm 2020 đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3% so với năm 2019. Điều này cho thấy mặc dù gặp phải nhiều ảnh hưởngg do dịch bệnh nhưng quy mô của doanh nghiệp gia nhập thị trường tiếp tục có xu hướng tăng lên. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2020 là 5.577.570 tỷ đồng (tăng 39,3% so với năm 2019), bao gồm: số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 2.235.626 tỷ đồng (tăng 29,2% so với năm 2019) và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động là 3.341.944 tỷ đồng (tăng 47% so với năm 2019) với 39.476 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn. Số vốn đăng ký tăng thêm đã cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp đang hoạt động về sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Khu vựcc Đông Nam Bộ có số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt cao


nhất với 55.850 doanh nghiệp (chiếm 41,4% cả nước) và số vốn đăng ký là 1.299.749 tỷ đồng (chiếm 58,1% cả nước). Tiếp đó là Đồng bằng Sông Hồngg với 39.724 doanh nghiệp (chiếm 29,4% cả nước) và số vốn đăng ký là 512.400 tỷ đồng (chiếm 22,9% cả nước). Kế đó là Tây Nguyên là khu vực có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất so với năm 2019 với 4.849 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 34,7% so với năm 2019, chiếm 3,6% cả nước) và số vốn đăng ký là 59.868 tỷ đồng (tăng 32,7% so với năm 2019, chiếm 2,7% cả nước). Số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở hầu hết các quy mô vốn đều giảm, ngoại trừ số doanh nghiệp đăng ký thành lập ở quy mô từ 20 – 50 với 3.959 doanh nghiệp (chiếm 2,9%, tăng 0,4% so với năm 2019). Doanh nghiệp thành lập mới tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 - 10 tỷ đồng với 119.980 doanh nghiệp (chiếm 88,9%, giảm 2% so với năm 2019). Số doanh nghiệpp đăng ký thành lập ở quy mô từ 10 - 20 tỷ đồng là 7.503 doanh nghiệp (chiếm 5,6%, giảm 6% so với năm 2019); ở quy mô từ; quy mô vốn từ 50 - 100 tỷ đồng là 1.763 doanh nghiệp (chiếm 1,3%, giảm 6,9% so với năm 2019) và ở quy mô trên 100 tỷ đồng là 1.736 doanh nghiệp (chiếm 1,3%, giảm 10,7% so với năm 2019).

Thông qua kết quả tình hình đăng ký mới doanh nghiệp năm 2020 cho thầy, mặc dù bị tác động bời đại dịch Covid 19 tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ và can thiệp kịp thời và định hướng rõ ràng từ phía chính phủ, do đó các DN nói chung và các DNVVN Việt Nam nói riêng đã có những chuyển bi tích cực và đạt được những thành quả nhất định. Môi trường kinh doanh thuận lợi đã làm cho việc ngày càng có nhiều DN mới thành lập.

Nguyên tắc hoàn thiện


Có thể nói rằng AIS đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải xây dựng và tổ chức một AIS nhằm cung cấp các thông tin phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp một cách tốt nhất để mang lại thành quả. Đặc biệt là trong bối cảnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời đại công nghiệp 4.0, các DNVVN cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.


Về tính tuân thủ của hệ thống thông tin kế toán

Hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam - 17


Để AIS có thể phát huy chức năng của nó nhằm mang lại thành quả của doanh nghiệp thì đòi hỏi trước hết AIS phải hỗ trợ cho doanh nghiệp và người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán; khi sử dụng AIS không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán. Việc bảo trì và phát triển AIS cần phải được thực hiện thuận tiện, theo luật kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành.

Về tính phù hợp của hệ thống thông tin kế toán


Mặc dù các năm gần đây, số lượng DNVVN thành lập mới nhiều, nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ DN không có khả năng tồn tại, đứng vững trong cạnh tranh hoặc hoạt động kém hiệu quả. Hiện nay, các DNVVN vẫn rất khó tiếp cận các nguồn lực của xã hội để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh như: việc tuyển dụng lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, về tiếp cận đất đai, về vốn tín dụng từ các ngân hàng, nguồn vốn từ các quỹ, đặc biệt là về ứng dụng khoa học và côngg nghệ, ứng dụng CNTT, ứng dụng các phần mềm vào hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh(Chu Thanh Hải, 2020).

Công nghệ thông tin là một yếu tố được xem để thúc đẩy sự đổi mới. Và đổi mới là con đường dẫn đến sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh áp dụng CNTT, sự đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động tương tự như nguồn năng lượng đối với cuộc cách mạng công nghiệp để hướng đến sự thành công cho các doanh nghiệp. Trên thực tế, rất khó để các DNVVN ở Việt Nam có được một AIS hoàn thiện cũng như đạt được sự phù hợp để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó đòi hỏi AIS phải đáp ứng các nguyên tắc sau: AIS phải có tính thích nghi với sự thay đổi của từng bối cảnh, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, phải thích ứng với điều kiện về quy mô, đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể tại DNVVN. Phải dễ dàng thay đổi theo những yêu cầu, chức năng khi có sự thay đổi. Trong nghiên cứu của Đàm Bích Hà (2020) nhấn mạnh rằng AIS phải đảm bảo phù hợp với quy mô, tính đa dạng, phức tạp của thông tin mà nó cần cung


cấp, phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị các cấp trong từng DN cụ thể. Tuỳ theo mục tiêu và yêu cầu quản trị mà tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin tương xứng. Các nhà quản trị của DN cần thông tin gì, chi tiết đến mức độ nào, cung cấp vào thời gian nào thì cung cấp thông tin đó, không cung cấp những thông tin không cần thiết, không phù hợp, nói khác đi là phải biết lựa chọn những thông tin thích hợp, theo đúng yêu cầu của quản lý DN. Ngoài ra phải xem xét AIS trong tổng thể vốn có về hệ thống thông tin của DN, cùng với các mối liên hệ của AIS với các HTTT con khác của DN, cũng như mối liên hệ của AIS với các hệ thống bên ngoài. AIS tại các DNVVN ở Việt Nam cần được tổ chức sao cho nó có thể kết nối hoặc tích hợp được với các hệ thống thông tin khác trong DN và cho phép người sử dụng hệ thống có thể cập nhất, thay đổi được dữ liệu từ nhiều nơi và nhiều nguồn khác nhau.

Về tính khả thi của hệ thống thông tin kế toán


Trong bối cảnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0. Việc hoàn thiện AIS phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện cụ thể từng DN, đặc biệt là điều kiện về tài chính, về nguồn nhân lực. chi phí để vận hành phải nằm trong năng lực tài chính của các DN đặc biệt là các DNVVN. Phải phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì mới nâng cao được thành quả hoạt động. Song song với đó, đội ngũ quản trị DN cũng phải chú ý đến xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT. mức độ thiết lập công nghệ thông tin trong DN; Hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý và Quy mô doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu này hệ thống thông tin kế toán được xác định là chịu sự ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố bao gồm: Cấp độ thiết lập công nghệ thông tin; Hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý và Quy mô doanh nghiệp. Khi “hệ thống thông tin kế toán” đạt được sự phù hợp nó sẽ là một trong những các nhân tố tác động đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dựa trên những kết quả phân tích và thảo luận trong chương 3, nghiên cứu đề xuất khuyến nghị các giải nhằm nhằm giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nâng cao thành quả hoạt động trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin. Các khuyến


nghị đưa ra tập trung chủ yếu vào các nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, và bên cạnh đó đề cập đến vai trò ở góc độ quản lý nhà nước.


4.2. Khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán


4.2.1 Đối với yếu tố Hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý


Về cơ sở của giải pháp: Vai trò của chủ sở hữu/người quản lý trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Trong các DNVVN tầm quan trọng của hiểu biết về kế toán và CNTT của chủ sở hữu/người quản lý và sự tham gia của họ trong quá trình triển khai các kế hoạch, áp dụng công nghệ và thực hiện chiến lược là cực kỳ quan trọng. Để đạt được sự phù hợp trong việc tổ chức, vận hành, triển khai hệ thống thông tin kế toán đòi hỏi họ phải thực hiện thành công công việc quản lý của mình, họ phải có hiểu biết cơ bản về các nguyên tắc và kiến thức chuyên môn để thực hiện vận hành, đổi mới và áp dụng các công nghệ mới. Vì thế, khi các chủ sở hữu/người quản lý nhận thức được tầm quan trọng của các công nghệ hiện có và công nghệ mới họ có thể lựa chọn các phần mềm ứng dụng cho CNTT và kế toán phù hợp với DN của mình. Căn cứ những kết quả của nghiên cứu phân tích trong chương 3 về mức độ đạt được của Hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý ảnh hưởng đến dự phù hợp AIS cho thấy mức độ hiểu biết của các chủ sở hữu/người quản lý trong các vấn đề liên quan đến CNTT, ứng dụng CNTT và kiến thức về rủi ro công nghệ thông tin còn khá thấp. Mặc dù yếu tố này có tác động mạnh nhất, điều này cho thấy tầm quan trọng của yếu tố này đối với DN. Tuy nhiên, để các DNVVN đạt được sự phù hợp hợp về hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin thì đòi hỏi các chủ sở hữu/người quản lý trong DN cần phải thực hiện nhiều giải pháp.

Nội dung giải pháp


Thứ nhất, tăng cường cập nhật kiến thức: Trong tổ chức bộ máy của doanh nghiệp, giám đốc điều hành là người quản trị hàng đầu, là người có quyền hành cấp cao nhất trong doanh nghiệp. Các quyết định của giám đốc điều hành đều có


tác động lớn đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài giám đốc điều hành thì vai trò của các quản lý khác như quản lý kế toán và tài chính cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng như cho nền kinh tế. Mức độ hiểu biết cao của họ, các quyết định đúng đắn của họ sẽ đem lai hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Chủ sở hữu/người quản lý trong doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật kiến thức về về tài chính và kế toán. Khi họ có kiến thức sâu rộng về tài chính và kế toán thì việc tổ chức, vận hành bộ máy kế toán sẽ trở nên trơn tru và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, họ phải có kiến thức trong việc sử dụng các ứng dụng xử lý văn bản như Word, Excel một cách thành thạo. Trong cácdoanh nghiệp sản xuất đòi hỏi họ phải hiểu và tổ chức vận hành, kiểm soát được hệ thống thông tin trong quá trình sản xuất; họ phải là người có kiến thức sâu rộng trong việc quản lý hoặc vận hành sản xuất có sự trợ giúp của máy tính; đặc biệt là các kiến thức về rủi ro công nghệ thông tin. Để tăng mức độ hiểu biết của các chủ sở hữu/người quản lý về các vấn đề liên quan đến CNTT, ứng dụng CNTT và kiến thức về rủi ro công nghệ thông tin đòi hỏi họ cần phải cải thiện vấn đề này để có thể đạt được mức độ phù hợp về hệ thống thông tin kế toán bằng cách tham gia các lớp tập huấn về vận hành CNTT trong DN, rủi ro CNTT trong DN do các Hiệp hội nghề nghiệp, và VCCI, cơ quan thuế tổ chức. Ngoài ra Chủ sở hữu/người quản lý trong doanh nghiệp cần phải có kiến thức về phần mềm kế toán và việc lựa chọn phần mềm kế toán, việc họ có kiến thức về các phần mềm kế toán sẽ làm tang hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán. Do đó, họ cần phải tham gia các khóa học ngắn hạn, dài hạn thông qua các hội thảo chuyên đề do các công ty phần mềm kế toán, Hội kế toán, Hiệp hội các DNVVN… tổ chức hoặc họ tự tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến các vấn đề nêu trên.

Nếu chủ sở hữu/người quản lý trong doanh nghiệp thực thực hiện tốt các giải pháp này họ sẽ có thêm các kiến thức để quản lý và vận hành hệ thống thông tin kế toán một cách trơn tru qua đó sẽ tác động trực tiếp đến sự phù hợp của AIS.

Thứ hai, chủ sở hữu/người quản lý phải là người tham gia trực tiếp việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp:


Trong các DNVVN vai trò của sự tham gia của chủ sở hữu/người quản lý trong quá trình thực hiện hệ thống thôngg tin kế toán là hết sức quan trọng. Sự tham gia của họ ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán, bởi vì họ là những người có mức độ hiểu biết cao nhất và quyền hành cao nhất về kế toán và AIS trong doanh nghiệp vì thế nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc cải thiện chất lượng hệ thống thông tin kế toán và sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán. Thực trạng cho thấy, nhiều chủ sở hữu do họ không có chuyên môn và kiến thức về tài chính, kế toán và CNTT do đó họ ít hoặc không tham gia vào quá trình thực hiện hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp. Điều này làm hạn chế sự thành công của AIS. Do đó, Họ cần phải có kiến thức về AIS và sự tham gia của họ sẽ đóng góp rất lớn đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán.

Đối với cơ quan nhà nước: Trong những năm vừa qua về phía Nhà nước cũng đã có những chính sách để hỗ trợ cho các DNVVN phát triển, đặc biệt là các chính sách cho các chủ doanh nghiệp cũng như các đội ngũ quản lý tài chính, kế toán của các doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đi vào chiều sâu và mang tính cụ thể. Do đó, về phía quản lý Nhà nướcc nên có những chính sách cụ thể hơn để hỗ trợ cho các chủ sở hữu/người quản lý của các DNVVN nhằm giúp họ có thể nâng cao trình độ hiểu biết của mình về các luật, chínhh sách, các nghị định của chính Phủ liên quan quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể phía cơ quan Nhà nước phải thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, các hội thảo chuyên đề mang tính hỗ trợ để họ thấy được lợi ích của vấn đề (hiện nay có thực hiện nhưng chủ yếu là có thu phí vì vậy không thu hút được sự tham gia) liên quan đến các kiến thức về luật kế toán và kế toán, chuẩn mực kế toán, thuế, hóa đơn điện tử, ngân hàng số, quản lý CNTT, an toàn và rủi ro về CNNT, vận hành hệ thống thông tin trong thời đại công nghệ số…

Thông qua đó sẽ tạo được chuyển biến tích cực về hiểu biết, trình độ, tư tưởng, nhận thức của các chủ sở hữu/người để họ giúp cho doanh nghiệp của mình phát triển; từng bước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; cải thiện hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp, làm cho sự phù hợp về hệ thống thông tin kế toán được tốt hơn.


Tóm lại, Hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý về kế toán, tài chính và công nghệ thông tin là hết sức quan trọng cho quá trình vận hành và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Để đạt được sự phù hợp về hệ thống thôngg tin kế toán đòi hỏi các chủ sở hữu/người quản lý tại các doanh nghiệp cần tăng cường cập nhật kiến thức. Bên cạnh đó, chủ sở hữu/người quản lý phải là người tham gia trực tiếp việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp. Đối với cơ quan nhà nước nên có những chính sách cụ thể hơn để hỗ trợ cho các chủ sở hữu/người quản lý của các DNVVN nhằm giúp họ có thể nâng cao trình độ hiểu biết của mình về các luật, chính sách, các nghị định của chính Phủ liên quan quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.


4.2.2 Đối với yếu tố Cấp độ thiết lập công nghệ thông tin trong doanh nghiệp


Về cơ sở của giải pháp: Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đang hiện diện và đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình điều hành quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng CNTT đã làm thay đổi các mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc chuyển dần các giao dịch thủ công truyền thống sang giao dịch mang tính ứng dụng công nghệ đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động doanh nghiệp. Thực trạng Cấp độ thiết lập công nghệ thông tin trong các DNVVN của Việt Nam qua kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng các công nghệ hiện đang sử dụng tại các DNVVN hoạt động trong lĩnh lực sản xuất là khá phổ biến; Mức độ thiết lập ứng dụng CNTT hiện đang sử dụng tại các DNVVN hoạt động trong lĩnh lực sản xuất trong mẫu nghiên cứu là khá tốt và mức độ thiết lập ứng dụng CNTT hiện đang sử dụng tại các DNVVN hoạt động trong lĩnh lực sản xuất trong mẫu nghiên cứu là cũng khá tốt, điều này cho thấy các DNVNN hiện nay đã chú trọng hơn trong việc đầu tư sử dụng các công nghệ và ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố Cấp độ thiết lập công nghệ thông tin chỉ tác động thứ 2 đến sự phù hợp của AIS tại các doanh nghiệp. Qua đó cho thấy, các DNVVN cần phải đẩy mạnh các hoạt động đầu tư CNTT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023