Thống Kê Các Ứng Dụng Cntt Hiện Đang Được Triển Khai Tại Doanh Nghiệp Khảo Sát



2

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) liên lạc kết nối

các máy tính trong doanh nghiệp như e-mail nội bộ, ứng dụng và chia sẻ dữ liệu.


539


100%


0


0%


3

Phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất (quản lý hàng tồn kho, mua nguyên liệu, lập kế hoạch, theo dõi, kiểm soát sản xuất)


521


97.77%


13


2.23%


4

Sử dụng máy vi tính và phần mềm điều khiển quá trình sản xuất


504


93.51%


35


6.49%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát


Kết quả thống kê bảng 3.6 cho thấy tình trạng các công nghệ hiện đang sử dụng tại các doanh nghiệp hiện nay là khá cao. Cụ thể, đối với các phần mềm văn phòng (Word, Excel…) và hệ thống mạng nội bộ (LAN) liên lạc kết nối các máy tính trong doanh nghiệp như e-mail nội bộ, ứng dụng và chia sẻ dữ liệu có 100% doanh nghiệp đang sử dụng. Việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất (quản lý hàng tồn kho, mua nguyên liệu, lập kế hoạch, theo dõi, kiểm soát sản xuất) cũng khá phổ biến có đến 526 DN sử dụng chiếm 97.77% chỉ có 13 DN chưa sử dụng các loại phần mềm này. Tương tự sử dụng máy vi tính và phần mềm điều khiển quá trình sản xuất có 504 DN hiện đang sử dụng chiếm 93.51%, chỉ có 6.49% còn lại là chưa sử dụng có thể là do đặc điểm sản xuất hoặc chưa đủ tiềm lực về tài chính và nhân lực vận hành. Từ kết quả thống kê trên cho thấy, tình trạng các công nghệ hiện đang sử dụng tại các DNVVN hoạt động trong lĩnh lực sản xuất là khá phổ biến, điều này cho thấy các DNVNN hiện nay đã chú trọng hơn trong việc đầu tư sử dụng các công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tình trạng các ứng dụng CNTT hiện được triển khai trong doanh nghiệp


Bảng 3.7 Thống kê các ứng dụng CNTT hiện đang được triển khai tại doanh nghiệp khảo sát


STT


Các ứng dụng CNTT hiện đang được triển khai tại doanh nghiệp


Số

lượng DN

áp dụng


Tỷ lệ

Số

lượng DN

không áp

dụng


Tỷ lệ

1

Ứng dụng CNTT trong toàn bộ hoạt động kế toán

539

100%

0

0%

2

Ứng dụng CNTT trong quản lý nhân sự

539

100%

0

0%


3

Ứng dụng CNTT trong lập kế hoạch và phân tích tài chính


466


86.46%


73


13.54%

4

Ứng dụng CNTT trong hoạt động marketing

106

19.67%

433

80.33%

5

Ứng dụng CNTT trong lập chiến lược kinh doanh

106

19.67%

433

80.33%

Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát


Kết quả thống kê bảng 3.7 cho thấy tình trạng các ứng dụng CNTT hiện đang triển khai tại các doanh nghiệp cụ thể như sau: Đối với ứng dụng CNTT trong toàn bộ hoạt động kế toán và trong quản lý nhân sự có 100% doanh nghiệp hiện đang triển khai ứng dụng, điều này cho thầy rằng các DNVVN hiện tại đã chú trọng đến việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kế toán và quản lý và kiểm soát nhân sự của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì việc ứng dụng CNTT trong lập kế hoạch và phân tích tài chính có đến 466 DN hiện đang triển khai áp dụng chiếm 86.46% chỉ có 73 DN chưa tiến hành triển khai áp dụng, điều này cho thấy các DNVVN hiện cũng đã đang trong quá trình chú trọng đến việc ứng dụng CNTT vào việc phân tích các chỉ số tài chính, kế hoạch tài chính để tăng cường khả năng cung cấp thông tin. Riêng về triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động marketing và chiến lược kinh doanh có đến 433 DN chưa triển khai chiếm đến 80.33%, điều này cho thấy có thể hiện tại đa số các DN giao phó cho việc hoạt động truyền thông marketing cho một đơn vị khác bên ngoài, do đó phần lớn các DN chưa chú trọng trong việc thiết lập CNTT cho hoạt động này. Từ kết quả thống kê trên cho thấy, mức độ thiết lập ứng dụng CNTT hiện đang sử dụng tại các DNVVN hoạt động trong lĩnh lực sản xuất trong mẫu nghiên cứu là khá tốt, điều


này cho thấy các DNVNN hiện nay đã chú trọng hơn trong việc đầu tư sử dụng các công nghệ và ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đặc điểm phần mềm kế toán doanh nghiệp hiện đang sử dụng

Bảng 3.8 Thống kê đặc điểm phần mềm kế toán doanh nghiệp hiện đang sử dụng tại doanh nghiệp khảo sát


STT


Đặc điểm phần mềm kế toán doanh nghiệp hiện đang sử dụng

Số

lượng

DN áp dụng


Tỷ lệ


1

Phần mềm kế toán đóng gói bán sẵn và không thể thay đổi, nâng cấp


507


94.06%


2

Phần mềm dành riêng cho kế toán của doanh nghiệp đặt hàng từ nhà cung cấp bên ngoài


16


2.97%

3

Phần mềm kế toán do doanh nghiệp tự thiết kế và ứng dụng

16

2.97%

4

Phần mềm tích hợp quản lý nguồn lực tổng hợp (ERP)

0

0.%


Tổng cộng

539

100%

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát)


Từ kết quả thống kê Bảng 3.8 cho thấy đối với phần mềm kế toán đóng gói bán sẵn và không thể thay đổi, nâng cấp có 507 doanh nghiệp hiện đang sử dụng chiếm 94.06%, điều này cũng dễ hiểu vì hiện nay các phần mềm đóng gói bán sẵn rất phổ biến và cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của các DNVVN, bên cạnh đó giá thành khá rẻ. Do đó, việc đa số các doanh nghiệp đang áp dụng là hoàn toàn phù hợp; Đối với phần mềm dành riêng cho kế toán của doanh nghiệp đặt hàng từ nhà cung cấp bên ngoài chỉ có 16 DN hiện áp dụng, chiếm 2.97%. Đối với loại phần mềm này thường rơi vào các doanh nghiệp sản xuất mang tính đặc thù, do đó họ yêu cầu mức phù hợp cao hơn phần mềm đóng gói. Đối với phần mềm kế toán do doanh nghiệp tự thiết kế và ứng dụng có 16 DN đang áp dụng chiếm 2.97%. Riêng đối với phần mềm tích hợp quản lý nguồn lực tổng hợp (ERP), kết quả trong mẫu khảo sát cho thấy chưa có DN nào hiện đang sử dụng, điều này cho thấy loại phần mềm này chưa được các DNVVN chú trọng và đang phổ biến ở các DN có quy mô lớn. Từ kết quả thống kê trên cho thấy, mức độ thiết lập ứng


dụng CNTT hiện đang sử dụng tại các DNVVN hoạt động trong lĩnh lực sản xuất trong mẫu nghiên cứu là khá tốt, điều này cho thấy các DNVNN hiện nay đã chú trọng hơn trong việc đầu tư sử dụng các công nghệ và ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


3.3. Phân tích và kiểm định mô hình


3.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Nghiên cứu đã thực hiện kiểm định chất lượng thang đo dựa trên việc đánh giá độ tin cậy của thang đo và sử dụng hệ số Cronbach Alpha. Dựa trên các hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến – tổng (Item-To-Total Correlation) giúp loại ra những biến quan sát không phù hợp nhằm nâng cao hệ số tin cậy. Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo: Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng < 0,3. Theo Nunnal & Burnstein (1994) cho rằng các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ loại ra khỏi mô hình, tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao). Như vậy, luận án sử dụng hệ số đo lường độ tin cậy Cronbach’s Alpha có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0,6 và hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì thang đo mới đủ độ tin cậy để thực hiện các bước phân tích tiếp theo. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo chi tiết được trình bày tại (Phụ lục 5) và kết quả cụ thể các yêu tố được trình bày tại Bảng 3.9 dưới đây. Với kết quả chạy kiểm định độ tin cậy tính hệ số Cronbach’s Alpha từ phần mềm SPSS 26.0, các nhân tố đo lường biến phụ thuộc và biến độc lập của mô hình nghiên cứu sau khi đã loại biến đều có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6, và hệ số tương quan tổng biến ≥ 0,3. Do đó, các thang đo đo lường các biến nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy.


Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo


Biến nghiên cứu

Biến quan sát

Hệ số Cronbach's Alpha của nhóm biến

Hệ số tương quan tổng biến

Cronbach's Alpha nếu loại biến

Hiểu biết của chủ sở hữu/người quản lý

(KNOWL)

KNOWL1


0.783

.429

.782

KNOWL2

.461

.775

KNOWL3

.743

.672

KNOWL4

.674

.704

KNOWL5

.548

.747


Hoạt động sản xuất (PROD_PERF)

PROD_PERF1


0.908

.741

.899

PROD_PERF2

.858

.857

PROD_PERF3

.836

.866

PROD_PERF4

.744

.898


Chi phí hoạt động (COST_PERF)

COST_PERF1


0.882

.646

.883

COST_PERF2

.853

.802

COST_PERF3

.766

.842

COST_PERF5

.726

.855


Hoạt động bán hàng (SALE_PERF)

SALE_PERF1


0.922

.890

.875

SALE_PERF2

.848

.890

SALE_PERF3

.808

.903

SALE_PERF4

.742

.924


Tăng trưởng

(GROW_PERF)

GROW_PERF1


0.885

.751

.855

GROW_PERF2

.840

.831

GROW_PERF3

.829

.836

GROW_PERF4

.579

.891

GROW_PERF5

.640

.882

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)


3.3.2 Kiểm định sự khác biệt trị trung bình bằng ONE-WAY ANOVA

Để đảm bảo các biến đưa vào trong mô hình nghiên được đảm bảo độ tin cậy. Do đó, trong phần này nghiên cứu đã tiến hành kiểm định sự khác biệt trung bình giữa 2 tổng thể bằng cách phân tích One-Way ANOVA. Kết quả chi tiết kiểm định One-Way ANOVA được trình bày tại (Phụ lục 6) và kết quả cụ thể phân tích các yêu tố được trình bày dưới đây.

3.3.2.1 Kiểm định sự khác biệt trị trung bình bằng ONE-WAY ANOVA cho biến các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp (SORT) và Sự phù hợp của AIS (AISA_TOTALL)



Bảng 3.10: Thống kê mô tả


AISA_TOTALL


Mẫu

Gía trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Sai số chuẩn

Khoảng tin cậy 95% cho giá trị trung bình

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Giới hạn dưới

Giới hạn trên

2

13

7.73

1.095

.304

7.07

8.39

6

9

3

22

8.53

1.221

.260

7.99

9.07

6

11

4

504

10.58

1.302

.058

10.46

10.69

8

15

Total

539

10.43

1.419

.061

10.31

10.55

6

15

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)

Qua kết quả kiểm định One-Way ANOVA của Bảng 3.10 Thống kê mô tả cho thấy, cột Mean thể hiện giá trị trung bình của các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp được thể hiện như sau: Số lượng các DN sử dụng đầy đủ 04 công nghệ (1. Các phần mềm văn phòng (Word, Excel…); 2. Hệ thống mạng nội bộ (LAN) liên lạc kết nối các máy tính trong doanh nghiệp như e-mail nội bộ, ứng dụng và chia sẻ dữ liệu); 3. Phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất (quản lý hàng tồn kho, mua nguyên liệu, lập kế hoạch, theo dõi, kiểm soát sản xuất) và 4. Sử dụng máy vi tính và phần mềm điều khiển quá trình sản xuất) có 504 DN hiện đang áp dụng và có giá trị trung bình 10.58. Tiếp theo còn lại có 22 DN chỉ áp dụng từ công nghệ 1 đến công nghệ 3 không áp dụng công nghệ 4 trong quá trình hoạt động, có giá trị trung bình là 8.53. Cuối cùng còn lại 13 DN chỉ áp dụng công


nghệ 1 và 2 trong quá trình hoạt động, có giá trị trung bình 7.73. Mối quan hệ được thể hiện qua hình 3.1 Means Plots.


Hình 3 1 Mối quan hệ giữa các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh 1


Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp và sự phù hợp của AIS.


Bảng 3.11: Bảng kiểm định phương sai đồng nhất Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic

df1

df2

Sig.

AISA_TOTALL

Dựa trên giá trị trung bình

.287

2

536

.750

Dựa trên giá trị trung vị

.233

2

536

.792

Dựa trên giá trị trung vị và

với df đã điều chỉnh

.233

2

532.209

.792

Dựa trên giá trị trung bình đã cắt

.260

2

536

.771


(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)


Kết quả kiểm định One-Way ANOVA của Bảng 3.11 Test of Homogeneity of Variances cho thấy, hệ số sig Levene Statistic =0.771 > 0.05, điều này đồng nghĩa là phương sai giữa các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp không khác nhau.


AISA_TOTALL

Bảng 3.12: ANOVA

Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

Giữa các nhóm

184.897

2

92.449

55.183

.000

Trong nhóm

897.972

536

1.675



Total

1082.869

538




(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)


Kết quả kiểm định One-Way ANOVA của Bảng 3.12 ANOVA cho thấy hệ số sig kiểm định F ở bảng ANOVA < 0.05, do đó có thể kết luận rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự phù hợp AIS và các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp. Do đó, yếu tố này có thể sử dụng để dưa vào phân tích mô hình hồi quy.

3.3.2.2 Kiểm định sự khác biệt trị trung bình bằng ONE-WAY ANOVA cho biến các ứng dụng công nghệ thông tin đang được triển khai tại doanh nghiệp hiện đang sử dụng (ITAPP) và Sự phù hợp của AIS (AISA_TOTALL)

Bảng 3.13: Thống kê mô tả


AISA_TOTALL



N


Giá trị trung bình


Độ lệch chuẩn


Sai số chuẩn

Khoảng tin cậy 95% cho giá trị trung bình


Giá trị nhỏ nhất


Giá trị lớn nhất

Giới hạn dưới

Giới hạn trên


2


73


10.98


2.012


.235


10.51


11.45


6


15


3


355


10.35


1.422


.075


10.20


10.50


6


15


4


10


10.43


1.105


.349


9.64


11.22


8


12


5


101


10.28


.619


.062


10.16


10.40


9


12


Total


539


10.43


1.419


.061


10.31


10.55


6


15

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS)

Kết quả kiểm định One-Way ANOVA của Bảng 3.13 Thống kê mô tả cho thấy, cột Mean thể hiện giá trị trung bình của các ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai trong doanh nghiệp có giá trị trung bình từ 10.28 đến 10.98, mối quan hệ được thể hiện qua hình 3.2 Means Plots.

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí