Quy mô của doanh nghiệp
Để đo lường yếu tố quy mô doanh nghiệp, trong luận án này đã căn cứ trên các đề xuất trước đó của Frank và Goyal (2003); Papadogonas (2007); Vijayakumar và Tamizhselvan (2010); Santos và Brito (2012); Takata (2016) và Dang và cộng sự (2018). Với việc hỏi các doanh nghiệp về các thông tin về quy mô của doanh nghiệp bao gồm: Quy mô lao động của doanh nghiệp hiện có (>10 người; 10-50 người; 50-100 người; 100-200 người và >200 người) và quy mô về vốn của doanh nghiệp (<10 tỷ; 10-20 tỷ; 20-50 tỷ; 50-100 tỷ và >100 tỷ). Nghiên cứu sử dụng hang đo thứ bậc, sau đó mã hóa thành LABORSIZE để chạy dữ liệu.
Sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán
Về đo lường sự phù hợp AIS trong luận án này cũng đã được căn cứ trên các đề xuất của các nghiên cứu Raymond và Paré (1992); Thong (1999); Seyal và cộng sự (2000); Hussin và cộng sự (2002); Ismail và King (2005); Ismail và King (2006); Ismail và King (2007); Ashif và cộng sự (2013); Budiarto và cộng sự (2014); Budiarto và cộng sự (2019) có liên quan đến sự phù hợp AIS trong bối cảnh của các DNVVN. Cụ thể sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong luận án được đo lường bằng cách hỏi người trả lời về tầm quan trọng của các yêu cầu về thông tin và đánh giá về mức độ hiện tại các đặc điểm này của doanh nghiệp thông qua 14 quan sát (14 đặc điểm của thông tin kế toán) gồm: Thông tin liên quan đến các dự báo trong tương lai như xu hướng bán hàng, chi phí, lợi nhuận, dòng tiền, v.v; Thông tin định tính về sự hài lòng của khách hàng, tác phong của nhân viên v.v; Thông tin về các yếu tố vĩ mô như điều kiện kinh tế, tăng trưởng dân số, đổi mới công nghệ, các chính sách của chính phủ v.v; Thông tin liên quan đến sản xuất như sản lượng, tỷ lệ phế phẩm, phế liệu, hiệu suất máy móc v.v; Thông tin thị trường như quy mô thị trường, tăng trưởng thị phần, các chỉ số về năng lực cạnh tranh v.v; Thông tin từ báo cáo bộ phận (kết quả hoạt động từ các phòng ban, chi nhánh trong doanh nghiệp); Báo cáo tổng hợp bộ phận (báo cáo tổng hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ các bộ phận); Thông tin phân tích ảnh hưởng của các sự kiện đến các chức năng như sản xuất, marketing, bán hàng v.v; Thông tin ở các định dạng phù hợp để đưa vào các mô hình quyết định như phân
tích dòng tiền, phân tích tăng trưởng, cận biên, phân tích tồn kho, phân tích chính sách; Thông tin cho phép thực hiện phân tích rủi ro; Thông tin liên quan đến tác động của các quyết định quản lý đối với hiệu quả chung của doanh nghiệp; Thông tin được đáp ứng một cách kịp thời theo yêu cầu; Tần suất cung cấp từng loại thông tin phù hợp với yêu cầu của quản lý và Khi cần thiết, một số thông tin có thể được cung cấp tức thời.
Với cách xây dựng thang đo Likert 5 điểm và cách thức trả lời 2 bên để hỏi nhận thức người trả đối với tầm quan trọng của các yêu cầu về thông tin (1: Không hề quan trọng đến 5: Cực kỳ quan trọng) và đánh giá về mức độ hiện tại các đặc điểm này của doanh nghiệp (1: Hoàn toàn chưa được tổ chức đến 5: Hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp).
Thành quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong luận án này, cách đo lường thành quả theo quan điểm chủ quan của các nhà quản lý được vận dụng để đo lường. Đo lường thành quả chủ quan được thể hiện qua việc so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành trong một giai đoạn cụ thể nào đó (Birley và Westhead, 1990; Brewer, 2006; Brush và Vanderwerf, 1992; Covin và cộng sự, 1994; Dawes, 1999; Delaney và Huselid, 1996; Gupta và Govindarajan, 1984; Porter và Kramer, 1985; Venkatraman và Ramanujam, 1986; Vij và Bedi, 2016). Do đối tượng nghiên cứu của luận án này là trong bối cảnh của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, vì vậy việc công bố các dữ liệu có phần hạn chế và người trả lời thường rất miễn cưỡng tiết lộ tình hình thực tế ra bên ngoài, do đó, phương pháp đánh thành quả hoạt động thông quá biện pháp đo lường chủ quan được xem là cách tốt nhất cho các nghiên cứu thực hiện (Alasadi và Abdelrahim, 2008; Wall và cộng sự, 2004). Cụ thể, yếu tố thành quả được đánh giá bằng 5 câu hỏi liên quan đến thành quả hoạt động với 25 quan sát gồm: Hoạt động sản xuất (Quản lý số lượng sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất; Cải thiện chất lượng sản phẩm; Đổi mới sản phẩm; Quản lý số lượng sản phẩm bị trả lại; Quản lý hàng tồn kho và cung cấp báo cáo cần thiết). Chi phí hoạt động (Quản lý chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu; Quản lý chi phí tiền lương, tiền công; Quản lý chi phí mua hàng. bán hàng; Quản lý mua sắm, lưu
trữ; Giảm thiểu đươc các chi phí rủi ro về thuế và chính sách). Hoạt động bán hàng (Đáp ứng về mặt thời gian qua việc đặt hàng và giao hàng; Đảm bảo cung cấp đúng sản phẩm cho khách hàng bằng cách nắm bắt và cung cấp thông tin chi tiết về hóa đơn; Thông tin yêu cầu của khách hàng được nắm bắt và xử lý đúng hạn; Cải thiện chất lượng dịch vụ bán hàng; Mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng (lợi ích mà khách hàng nhận được)). Tăng trưởng (Tăng trưởng số lượng SP sản xuất; Tăng trưởng thị phần; Tăng trưởng doanh thu; Tăng trưởng tài sản, nguồn vốn; Tăng số lượng nhân viên tăng). Khả năng sinh lời gồm có: Lợi nhận ròng/doanh thu (Net income/Revenues ; Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); Biên lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBITDA margin ); Chỉ số tỷ hiệu quả hoàn vốn (ROI).
Bằng cách so sánh doanh nghiệp của người được hỏi với các doanh nghiệp khác hoạt động cùng lĩnh vực, cùng quy mô, đặc điểm trong ba năm qua, và đánh giá theo cảm nhận chủ quan với thang đo Likert 7 điểm (1:Doanh nghiệp của mình kém hơn hẳn đối thủ đến 7: Doanh nghiệp của mình vượt trội so với đối thủ).
Bảng 2.1 Mã hóa các biến đo lường trong mô hình nghiên cứu
Biến nghiên cứu | Mô tả biến | Mã hóa | ||
1 | Cấp độ thiết lập CNTT | Các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp | Các phần mềm văn phòng (Word, Excel…) | SOFT1 |
Hệ thống mạng nội bộ (LAN) liên lạc kết nối các máy tính trong doanh nghinệp như e- mail nội bộ, ứng dụng và chia sẻ dữ liệu) | SOFT2 | |||
Phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất (quản lý hàng tồn kho, mua nguyên liệu, lập kế hoạch, theo dõi, kiểm soát sản xuất) | SOFT3 | |||
Sử dụng máy vi tính và phần mềm điều khiển quá trình sản xuất | SOFT4 | |||
Các ứng dụng công nghệ thông tin hiện được triển khai trong doanh nghiệp | Ứng dụng CNTT trong toàn bộ hoạt động kế toán | ITAPP1 | ||
Ứng dụng CNTT trong quản lý nhân sự | ITAPP2 | |||
Ứng dụng CNTT trong lập kế hoạch và phân tích tài chính | ITAPP3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cách Đo Lường Yếu Tố Tri Thức Bên Ngoài Thông Qua Các Nghiên Cứu
- Mối Quan Hệ Giữa Sự Phù Hợp Của Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Với Thành Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
- Giới Thiệu Chung Về Phương Pháp Nghiên Cứu
- Khái Quát Về Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Của Việt Nam Và Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin
- Phân Loại Dnvvn Theo Nghị Định Số 39/nđ-Cp Của Chính Phủ
- Thống Kê Các Ứng Dụng Cntt Hiện Đang Được Triển Khai Tại Doanh Nghiệp Khảo Sát
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
Ứng dụng CNTT trong hoạt động marketing | ITAPP4 | |||
Ứng dụng CNTT trong lập chiến lược kinh doanh | ITAPP5 | |||
Đặc điểm phần mềm kế toán doanh nghiệp hiện đang sử dụng | Phần mềm kế toán đóng gói bán sẵn và không thể thay đổi, nâng cấp | ACSOFT1 | ||
Phần mềm dành riêng cho kế toán của doanh nghiệp đặt hàng từ nhà cung cấp bên ngoài | ACSOFT2 | |||
Phần mềm kế toán do doanh nghiệp tự thiết kế và ứng dụng | ACSOFT3 | |||
Phần mềm tích hợp quản lý nguồn lực tổng hợp (ERP) | ACSOFT4 | |||
Phần mềm khác (vui lòng ghi cụ thể) | ACSOFT5 | |||
2 | Hiểu biết của chủ sở | Có hiểu biết về tài chính và kế toán. | KNOWL1 | |
Thành thạo các ứng dụng xử lý văn bản. | KNOWL2 | |||
Hiểu và tổ chức vận hành, kiểm soát hệ thống thông tin. | KNOWL3 |
hữu/người quản lý | Quản lý hoặc vận hành sản xuất có sự trợ giúp của máy tính. | KNOWL4 | ||
Kiến thức về rủi ro công nghệ thông tin. | KNOWL5 | |||
3 | Quy mô doanh nghiệp | Quy mô lao động của doanh nghiệp | LABORSIZE | |
Quy mô vốn của doanh nghiệp (đồng) | CAPITAL | |||
4 | Sự phù hợp AIS | Sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong luận án được đo lường bằng cách hỏi người trả lời về tầm quan trọng của các yêu cầu về thông tin và đánh giá về mức độ hiện tại các đặc điểm này của doanh nghiệp thông qua 14 quan sát | Sự phù hợp của AIS được đánh giá bằng việc lấy thang đo bên trái là nhận thức cá nhân của người trả lời về tầm quan trọng của các yêu cầu về thông tin (EVAL1 đến EVAL14) nhân với thang đo bên phải là sự đánh giá về mức độ hiện tại các đặc điểm này của doanh nghiệp | AISA TOTALL |
Quản lý số lượng sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất. | PROD_PERF1 |
Thành quả doanh nghiệp | Hoạt động sản xuất | Cải thiện chất lượng sản phẩm | PROD_PERF2 |
Đổi mới sản phẩm | PROD_PERF3 | |
Quản lý số lượng sản phẩm bị trả lại | PROD_PERF4 | |
Quản lý hàng tồn kho và cung cấp báo cáo cần thiết | PROD_PERF5 | |
Chi phí hoạt động | Quản lý chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu… | COST_PERF1 |
Quản lý chi phí tiền lương, tiền công. | COST_PERF2 | |
Quản lý chi phí mua hàng. bán hàng. | COST_PERF3 | |
Quản lý mua sắm, lưu trữ. | COST_PERF4 | |
Giảm thiểu đươc các chi phí rủi ro về thuế và chính sách | COST_PERF5 | |
Hoạt động bán hàng | Đáp ứng về mặt thời gian qua việc đặt hàng và giao hàng. | SALE_PERF1 |
Đảm bảo cung cấp đúng sản phẩm cho khách hàng bằng cách nắm bắt và cung cấp thông tin chi tiết về hóa đơn. | SALE_PERF2 |
Thông tin yêu cầu của khách hàng được nắm bắt và xử lý đúng hạn | SALE_PERF3 | |
Cải thiện chất lượng dịch vụ bán hàng. | SALE_PERF4 | |
Mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng (lợi ích mà khách hàng nhận được) | SALE_PERF5 | |
Tăng trưởng | Tăng trưởng số lượng SP sản xuất. | GROW_PERF 1 |
Tăng trưởng thị phần. | GROW_PERF 2 | |
Tăng trưởng doanh thu. | GROW_PERF 3 | |
Tăng trưởng tài sản, nguồn vốn. | GROW_PERF 4 | |
Tăng số lượng nhân viên tăng. | GROW_PERF 5 | |
Lợi nhận ròng/doanh thu (Net income/Revenues ). | PROF_PERF1 |