Phân Loại Dnvvn Theo Nghị Định Số 39/nđ-Cp Của Chính Phủ


năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Bảng 3.1 Phân loại DNVVN theo Nghị định số 39/NĐ-CP của Chính Phủ



Quy mô Khu vực

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số

lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

I. Nông, lâm nghiệp và thủy

sản

10 người trở xuống

Trên

3 đến 20 tỷ

từ trên 10 người đến 100 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 100 người đến 200 người

II. Công nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

Trên

3 đến 20 tỷ

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 100 người đến 200 người

III. Thương mại và dịch vụ

10 người trở xuống

Trên

3 đến 50 tỷ

từ trên 10 người đến 50 người

từ trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 50 người đến 100 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Nguồn: Nghị định số 39/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 11 tháng 3 năm 2018

Trong nghiên cứu về DNVVN, Trần Thế Nữ (2011) cho rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn hay lao động. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tầm quan trọng ngày càng lớn do phạm vi hoạt động của chúng có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Ước tính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 90 % số lượng doanh nghiệp trên thế giới và đóng góp khoảng 40-50 % GDP của các nước. Tại khu vực APEC, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 80% và sử dụng khoảng 60 % lực lượng lao động. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2019, khu vực DNVVN chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. cụ thể, DNVVN chiếm trên 97% tổng số DN cả nước, đóng góp 50% GDP,


33% thu ngân sách nhà nước (NSNN), tạo ra 62% việc làm cho người lao động, đóng góp 49% vào việc tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Đóng góp của DNVVN vào tăng trưởng kinh tế của đất nước là khá ấn tượng là một trong những nhân tố tích cực giúp cho nền kinh tế của nước ta duy trì tốc độ phát triển cao trong những năm vừa qua.


3.1.2 Hiện trạng về ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam


Công nghệ thông tin ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế

- xã hội. Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp (DN) tác động hữu hiệu đến quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh, giúp DN phát triển nhanh và bền vững (Anh Tùng, 2016). Theo phân tích của đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua thuê dịch vụ công nghệ thông tin Giai đoạn 2016-2020” của Cục tin học hóa Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng nhận thức được tầm quan trọng của CNTT đối với doanh nghiệp, đặc biệt là trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, các doanh nghiệp đã từng bước đã có những bước đi tích cực trong việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư và ứng dụng thành công các hệ thống thông tin quản lý, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; đồng thời đã nắm bắt được sức mạnh của Internet và xu thế phát triển của thương mại điện tử để quảng bá thương hiệu và sản phẩm, mở rộng thị trường, giảm chi phí kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thực tế tình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa áp dụng tổng thể trên quy mô lớn, chiến lược và chưa có hiệu ứng lan tỏa cao.

Về đầu tư cho phần cứng: Theo báo cáo khảo sát năm 2019 của Hiệp Hội thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn từ Năm 2014 đến 2019 thì 100% doanh nghiệp có trang bị máy tính để bàn và máy tính xách tay. bên cạnh đó thì có 61% cho biết có trang bị các thiết bị di động, bao gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng (VECOM, 2019).


Việc ứng dụng CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, điều này có thể nhận ra qua các con số thống kê mỗi năm, trung bình DN chỉ đầu tư khoảng 0,15% đến 0,3% tổng doanh thu của DN cho việc ứng dụng CNTT. 50% số DN sử dụng các thiết bị lưu trữ dữ liệu như ổ cứng rời, đĩa từ… nhưng hầu hết chưa lưu trữ tập trung, chủ yếu lưu trữ tại các máy trạm của từng cán bộ, nhân viên (Gia Minh, 2015). Chi phí cho hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp thì phần cứng vẫn chiếm tỷ trọng đầu tư cao nhất (42%) (VECITA, 2015).

Sử dụng các phần mềm quản lý: Kế toán tài chính vẫn là nhóm phần mềm được sử dụng nhiều nhất trong số các doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát này, theo đó có 89% doanh nghiệp cho biết có dùng các phần mềm kế toán tài chính để hỗ trợ hoạt động của công ty, tỷ lệ này cũng không có nhiều thay đổi so với các năm trước đó. Tiếp theo là phần mềm quản lý nhân sự với 59% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có sử dụng. Không có nhiều thay đổi đối với việc triển khai nhóm các phần mềm chuyên sâu như phần mềm quản lý khách hàng (CRM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Đa số doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng các phần mềm này.

Biểu đồ 3.1 Tình hình sử dụng phần mềm quản lý trong doanh nghiệp qua các năm


Nguồn Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Bộ Công Thương Báo 1


Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2020


Qua biểu đồ trên cho ta thấy phần lớn các DN sử dụng phần mềm kế toán tài chính là chủ yếu cho thấy rằng vai trò của công tác quản lý tài chính kế toán trong các doanh nghiệp là thực sự cần thiết, điều đó nói lên rằng cần phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa một hệ thống thông tin kế toán tốt đề phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.

Biểu đồ 3.2 Tình hình sử dụng phần mềm quản lý theo quy mô doanh nghiệp


Nguồn Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Bộ Công Thương Báo 2

Nguồn: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương); Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam, 2020

Theo VECOM (2020) Đứng về quy mô doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp lớn sử dụng các phần mềm quản lý nhiều hơn so với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với các doanh nghiệp lớn khi vận hành một hệ thống cồng kềnh hơn luôn cần sự hỗ trợ mạnh từ công nghệ, thông qua các hệ thống phần mềm quản lý nhân sự, SCM, CRM hay ERP. Cụ thể trong năm 2019, 99% các doanh nghiệp lớn sử dụng phần mềm kế toán tài chính, trong khi đó tỷ lệ này với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 88%. Ở các phần mềm khác, sự chênh lệch giữa nhóm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ còn cao hơn nhiều, đặc biệt với các phần mềm như ERP thì doanh nghiệp lớn đã sử dụng tới 40% trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chỉ có khoảng 14%.


3.2 Thông tin về mẫu và thống kê mô tả


3.2.1 Các thông tin về đặc điểm đối tượng trả lời khảo sát


Qua bảng 3.2 kết quả khảo sát thu hồi được 578 phiếu, trong đó có 39 phiếu không trả lời đầy đủ nội dung do đó nên bị loại, còn lại 539 phiếu. Về thông tin của những người tham gia trả lời phiếu khảo sát gồm có chức vụ trong doanh nghiệp, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của họ. Kết quả tại Bảng 2.1 cho thấy, những người tham gia trả lời phiếu khảo sát có chức vụ là giám đốc điều hành với 48,8%, phụ trách tài chính 2,2% và phụ trách kế toán là 49%. Về trình độ học vấn chủ yếu đều là đại học với tỷ lệ chiếm 74,6% và tiếp theo là cao đẳng 21,5%, sau đại học chiếm tỷ lệ 1,7% và khác 2,2%. Về kinh nghiệm của những người trả lời khảo sát cho thầy từ 5-10 năm kinh nghiệm chiếm 44,3% và trên 10 năm kinh nghiệm chiếm 26,9% và 2-5 năm kinh nghiệm chiếm 27,8%.

Bảng 3.2. Thông tin của những người tham gia trả lời phiếu khảo sát



STT


Chức vụ trong DN


Số

lượng


Tỷ lệ

Trình độ

học vấn


Số

lượng


Tỷ lệ


Kinh nghiệm

Số


lượng


Tỷ lệ


1


Giám đốc điều hành


263


48.8%

Sau đại học


9


1.7%


> 2 năm


5


0.9%

2

Phụ trách tài chính

12

2.2%

Đại học

402

74.6%

2-5năm

150

27.8%

3

Phụ trách kế toán

264

49.0%

Cao đẳng

116

21.5%

5-10 năm

239

44.3%

4




Khác

12

2.2%

>10 năm

145

26.9%


Tổng số

539

100%


539

100%


539

100%


nhỏ

Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát

3.2.2 Các thông tin về đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp vừa và


Đối tượng khảo sát trong luận án này được xác định theo tiêu thức của Nghị

định số 39/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ về phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đã thu thập được 578 phiếu khảo sát tại các tỉnh thành bao gồm Đồng Nai, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đăk Nông và Quảng Trị, trong đó chỉ có 539 phiếu khảo sát đạt yêu cầu để đưa vào phân tích dữ liệu. Đối tượng trong nghiên cứu này là các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, được phân tích gồm đặc điểm về loại hình hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể như sau:


Loại hình hoạt động của doanh nghiệp


Bảng 3.3 Thống kê loại hình hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ


STT

Loại hình hoạt động của doanh nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ

1

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

6

1.11%

2

Công nghiệp

199

36.92%

3

Xây lắp

5

0.93%

4

Nguyên vật liệu

184

34.14%

5

Dệt may

37

6.86%

6

Công nghiệp hóa chất

51

9.46%

7

Máy móc thiết bị

42

7.79%

8

Khác

15

2.78%


Tổng

539

100%

Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát


Kết quả thống kê bảng 3.3 về loại hình hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mẫu khảo sát cho thấy là đa số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm đến 36.92%, và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu chiếm 34.14%. Còn lại là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác. Kết quả được biểu thi qua biểu đồ 3.3.

Biểu đồ 3.3 Thống kê loại hình hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ


Loại hình hoạt động của doanh nghiệp

250


200


150


100


50


0

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

1

Công

nghiệp


2

Xây lắp

3

Nguyên vật

liệu


4

Dệt may

5

Công nghiệp hóa chất

6

Máy móc

thiết bị


7

Khác

8


Quy mô lao động của doanh nghiệp

Bảng 3.4 Thống kê quy mô lao động của doanh nghiệp khảo sát

STT

Quy mô lao động của doanh nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ

1

< 10 người

0

0.00%

2

10 – 50 người

181

33.58%

3

50 – 100 người

68

12.62%

4

100 – 200 người

280

51.95%

5

>200 người

10

1.86%


Tổng

539

100%

Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát


Qua bảng 3.4 cho thấy kết quả thống kê quy mô lao động của doanh nghiệp được khảo sát tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô lao động trên 10 người trở lên. Trong đó quy mô từ 100 đến 200 lao động là chủ yếu chiếm 51.95%. Do cách lấy mẫu của nghiên cứu được lấy theo cách lấy mẫu thuận tiện và có chủ đích, nghiên cứu hướng đến các doanh nghiệp có quy mô lao động là các doanh nghiệp có quy mô vừa để việc đánh giá trả lời về nội dung phiếu khảo sát về các thông tin họ cung cấp có tính chuẩn hóa cao hơn cho nghiên cứu.

300

250

200

150

100

50

0

< 10 người

10 – 50

người

50 – 100

người

100 – 200

người

>200 người

Số lượng lao động

Biểu đồ 3.4. Thống kê quy mô lao động của doanh nghiệp khảo sát


Quy mô vốn của doanh nghiệp

Bảng 3.5 Thống kê quy mô vốn của doanh nghiệp khảo sát

STT

Quy mô vốn của doanh nghiệp (đồng)

Số lượng

Tỷ lệ

1

< 10 tỷ

1

0.19%

2

10 – 20 tỷ

109

20.22%

3

20 – 50 tỷ

128

23.75%

4

50 - 100 tỷ

293

54.36%

5

>100 tỷ

8

1.48%


Tổng

539

100%

Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát


Kết quả thống kê qua bảng 3.5 cho thấy quy mô vốn của các doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát nằm trong khoảng từ 10 tỷ đến 100 tỷ. Cụ thể các doanh nghiệp có quy mô vốn từ 50 – 100 tỷ chiếm đa số với 54,36% là do cách lấy mẫu thuận tiện và có chủ đích, nghiên cứu hướng đến các doanh nghiệp có quy mô vừa nhiều hơn, vì những doanh nghiệp có quy mô vốn càng cao thì có thể bộ máy hoạt động của họ có tính quy mô và logic hơn, do đó việc đánh giá trả lời về nội dung phiếu khảo sát qua các thông tin họ cung cấp có tính chuẩn hóa cao hơn cho nghiên cứu.


nhỏ

3.2.3 Các thông tin về tình trạng CNTT của các doanh nghiệp vừa và


Tình trạng các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp

Bảng 3.6 Thống kê các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp

khảo sát



STT


Các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp


Số

lượng DN áp dụng


Tỷ lệ

Số

lượng DN

không

áp dụng


Tỷ lệ

1

Các phần mềm văn phòng (Word, Excel…)

539

100%

0

0%

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023