Đặc Trưng Chức Năng Và Nội Dung Các Thể Truyền Thống Trong Thơ Mới

(XV - XVII) LB mới hình thành và đi vào ổn định thì bước sang thế kỷ XVIII, XIX, LB phát triển mạnh, đạt đến trình độ cổ điển. LB là thể chủ yếu của ca dao, của hàng trăm tác phẩm truyện Nôm mà đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du - người đã đưa thể LB đạt đến trình độ cổ điển trong văn học Nôm bác học thời trung đại. Thế kỷ XX, LB vẫn tiếp tục phát triển, vẫn là một thể thơ tiếng Việt phổ biến được nhiều nhà thơ sử dụng và quần chúng yêu thích. Có thể tìm gặp những hồn thơ LB tài hoa như Tản Đà, Nguyễn Bính, Huy Cận,... và từ sau năm 1945, nhiều cây bút LB mới lạ độc đáo như Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn,... Như vậy, thể LB trong văn học viết Việt Nam tồn tại và phát triển qua ba thời kỳ lớn: XV - XVII, XVIII - XIX, đầu XX đến nay. Ba thời kỳ này đồng thời cũng là quá trình vận động, phát triển của LB trên cả ba phương diện chức năng, nội dung và thi pháp thể thơ.

Xem xét chức năng và nội dung thể LB, Cao Huy Đỉnh cho rằng: “Từ thế kỷ XVII, lục bát trở nên vạn năng, dùng để diễn tả mọi thứ cảm nghĩ, tự sự, trữ tình, nghị luận cũng như diễn kịch dù dung lượng dài ngắn, rộng hẹp, khó dễ đến đâu cũng thích nghi được” [37, 114]. Thừa nhận LB là thể thơ đa năng có thể biểu hiện phong phú nhiều loại hình nội dung nhưng cũng cần thấy rằng LB cũng như những thể thơ khác luôn lựa chọn và tỏ rõ ưu thế riêng của mình trong việc biểu đạt một loại nội dung cụ thể nào đó tại từng thời điểm lịch sử xác định. Ứng với từng thời kì, từng giai đoạn lịch sử khác nhau, chức năng và nội dung của LB cũng thay đổi. Lợi dụng cấu trúc thơ LB cho phép có thể kéo dãn bài thơ đến vô cùng, trong văn học trung đại, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII thế kỷ XIX, các nhà thơ đã phát huy tối đa sức mạnh tự sự (kể chuyện) của nó. Lịch sử thơ ca giai đoạn này chứng kiến sự nở rộ của truyện thơ Nôm với những tác phẩm xuất sắc: Phạm Công Cúc Hoa, Quan Âm Thị Kính, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,... Nội dung tác phẩm được phát triển thành những câu chuyện hoàn chỉnh có cốt truyện và tình tiết hẳn hoi. Trong đó diễn ra nhiều biến cố, sự kiện, có thắt nút, mở nút và có các nhân vật mang số phận. Câu chuyện được diễn Nôm, diễn ca bằng LB. Thực ra không phải không thể diễn Nôm bằng các thể thơ khác. Giữa thế kỷ XVII trở về trước, một số tác giả đã dùng thể ĐL (Nôm) liên hoàn để kể chuyện (Vương Tường, Tô Công Phụng sứ, Lâm tuyền kì ngộ). Nhưng thể ĐL với nhiều bài thơ được xây dựng theo mối liên hoàn khép kín khiến cho tác phẩm dễ trở nên rời rạc, vụn vặt, cắt nhỏ nội dung thành những câu chuyện nhỏ; mặt khác nó lại “quá nặng về trữ tình” (chữ

dùng của Đinh Gia Khánh). Những hạn chế này đã ngăn cản ĐL trong vai trò kể chuyện. Có lẽ đây là một hướng thử nghiệm của truyện thơ Nôm nhưng không thành công. LB tỏ ra thích hợp hơn cả với vai trò này. Đầu đầu thế kỷ XV, khi LB mới xuất hiện trong văn học thành văn và dần đi vào ổn định (thế kỷ XVII), dù chưa có ý thức lựa chọn ưu thế cho mình trong biểu đạt nội dung tác phẩm nhưng trong các tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào, Tứ thời khúc vịnh, Tư dung vãn,... có thể thấy bên cạnh khả năng trữ tình, thể LB rất hợp với yêu cầu tự sự. Khoảng cuối thế kỷ XVII, trong bối cảnh truyện thơ đang tìm kiếm một hình thức thích hợp thì LB đã bước đầu chứng tỏ được khả năng kể chuyện của mình với Thiên Nam ngữ lục. Kiều Thu Hoạch nhận định: “Sự xuất hiện của Thiên Nam ngữ lục với hàng ngàn câu thơ lục bát đã cho thấy khả năng ứng dụng kỳ diệu của thể thơ này trong hình thức tự sự” [68, 86]. Đây là dấu hiệu đầu tiên của việc hình thành chức năng riêng của thể thơ. Thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện ồ ạt của truyện thơ, LB chính thức đảm nhận chức năng kể chuyện, trở thành chức năng chính yếu của thể LB trong văn học viết trung đại. Bên cạnh chức năng kể chuyện, tự sự, LB còn chứng tỏ khả năng bộc lộ những cảm xúc trữ tình. Hầu hết truyện thơ Nôm đều sử dụng LB không chỉ vì nó tỏ ra rất thích hợp cho việc tự sự mà còn cho phép việc trữ tình thể hiện tâm trạng một cách thoải mái. Truyện Kiều của Nguyễn Du được xem là “cuốn sách của nghìn tâm trạng” (Phan Ngọc). Bản thân ca dao trước hết và mạnh hơn cả cũng là khả năng trữ tình... Tuy nhiên, nếu xét riêng văn học viết trung đại Việt Nam, nhất là ở bộ phận truyện thơ Nôm, thì chức năng và nội dung nổi bật nhất của LB vẫn là tự sự. Tóm lại, thể LB trong lịch sử thơ ca và văn học dân tộc trước thế kỷ XX (văn học trung đại) mang chức năng và nội dung chủ yếu là tự sự hoặc tự sự - trữ tình.

3.2.2.2. Song thất lục bát

STLB cũng là thể thơ cách luật thuần túy Việt Nam. Thể thơ này tuy ra đời sau LB nhưng luôn gắn liền và song hành cùng LB trong một thời gian dài. Căn cứ ệu hiện còn, thấy STLB trong văn học viết Việt Nam xuất hiện sớm nhất

vào thế kỷ XV trong bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao (1462 - 1529) làm vào khoảng 1504. Cuối thế kỷ XVII, bài Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải đánh dấu mốc quan trọng trong bước tiến của thể thơ. Bài thơ gồm 432 câu, theo thể trường thiên, khuôn hình vần điệu về cơ bản đã đi vào nề nếp. Thời kì phát triển thứ hai của thể thơ được tính từ nửa đầu thế kỷ XVII đến cuối thế

kỷ XVIII, tức từ tác phẩm Thiên Nam minh giám đến tác phẩm Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm), vào khoảng 1740; và Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, vào khoảng 1780. Một số nhà nghiên cứu muốn xác định thanh trắc ở tiếng thứ 3 và vần ở tiếng thứ 5 là sự lựa chọn cuối cùng của thể thơ [139, 56]. Đến đây có thể khẳng định thể STLB đã đạt đến độ hoàn chỉnh và ổn định. Thời kì thứ ba, sau Cung oán ngâm khúc, tức từ cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ

XIX. Đây là thời kì phồn thịnh, phát triển rực rỡ của STLB với hàng loạt tác phẩm xuất sắc. Nó được dùng trong nhiều thể khác nhau, trước hết là trong ngâm khúc: Tự tình khúc - Cao Bá Nhạ, Thu dạ lữ hoài ngâm - Đinh Nhật Thận, Ai tư vãn - Lê Ngọc Hân, Tần cung nữ oán Bái Công văn - Đặng Trần Thường,...; trong văn tế: Văn tế thập loại chúng sinh - Nguyễn Du; trong thể hành: Tỳ bà hành - bản dịch của Phan Huy Thực, v.v... Nửa sau thế kỷ XIX, ngoài các tác giả (chưa rõ) của Nhân nguyệt vấn đáp, Bần nữ thán, Hà thành thất thủ ca, Nguyễn Khuyến là người có hứng thú đặc biệt và rất thành công với thể thơ này. Ông viết đến 7 bài, trong đó có những bài nổi tiếng như Lời vợ anh phường chèo, Khóc Dương Khuê, Văn di chúc,... Đầu thế kỷ XX, STLB lại phát triển mạnh mẽ với nội dung kêu gọi, cổ vũ, tuyên truyền yêu nước và cách mạng (Hải ngoại huyết thư - bản dịch chữ Quốc ngữ của Lê Đại từ nguyên văn chữ Hán của Phan Bội Châu, Tỉnh Quốc hồn ca - Phan Châu Trinh, Chiêu hồn nước - Phạm Tất Đắc, Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải,...). Tản Đà . Sau Thơ mới, STLB vẫn được một số tác giả quan tâm (Tố Hữu, Nguyễn Bính,...). Gần đây, sau một thời gian gần như vắng bóng, STLB lại xuất hiện qua tác phẩm Con Hồng cháu Lạc (2 tập) của Nguyễn Khánh Toàn với hơn 15.000 câu thơ. Dù chất lượng nghệ thuật chưa cao nhưng với độ dày được đánh giá là “một bộ diễn ca về lịch sử có quy mô đồ sộ và hoành tráng” [94], tác phẩm đã ít nhiều chứng tỏ khả năng nhận thức và biểu hiện nhất định của thể thơ trong một môi trường tưởng đã cạn kiệt đất sống dành cho nó. mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 8

danh, đăng trên http://vannhac.org),...

Trong khi LB đang tung hoành trong vai trò kể chuyện, STLB cũng tìm được mảnh đất có thể phát huy một cách tốt nhất khả năng trữ tình của mình bằng cách

. Theo Bùi Văn Nguyên: “Nếu thể lục bát được áp dụng

một cách thích đáng vào truyện thơ thì thể song thất lục bát, với sắc thái riêng biệt của nó, lại được chọn cho lối ngâm khúc” [124, 235]. LB có khả năng kéo dãn cấu trúc bài thơ đến vô cùng nhằm thích ứng với vai trò kể chuyện, còn STLB lại khai thác thế mạnh về các yếu tố vần, điệu, nhịp cũng như tổ hợp các dòng để thể hiện nội dung ứu, “Thể

song thất lục bát) có nhiều âm vận nên dồi dào nhạc chất... ở đây âm vận giao hưởng, ứng đáp một cách khăng khít dồi dào hơn cả mọi lối thơ rất thích hợp để diễn tả những tình cảm ảo não, triền miên, nhịp nhàng quấn quýt” [119, 135]. “Hình thức khổ thơ với kiến trúc 7/7/6/8 cho phép thể thơ này nói lên được sự đi về của cảm xúc như những đợt sóng, lên cao, xuống thấp rồi lại dàn ra đón lấy một đợt sóng khác” [115, 75]. Ưu điểm nổi trội này đã phân biệt STLB với các thể thơ khác như LB, ĐL hay thơ tự sự mà từ đó nó từ chối vai trò kể chuyện, miêu tả, đối thoại hay lí luận; xác định cho mình chức năng trữ tình ở khúc ngâm. Các thế kỉ XVII, XVIII, STLB không chỉ dừng ở những đề tài ngâm vịnh lịch sử, mà còn dùng cho một loại tác phẩm mang nội dung trữ tình bi thương, bộc lộ tâm sự, hồi cố như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Ai tư vãn,... Đầu thế kỷ XX, STLB tiếp tục khẳng định khả năng trữ tình nhưng được mở rộng thêm nhiều hướng để có thể đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu sáng tác và thưởng thức của thời đại. Phan Diễm Phương đã phân chia các hướng của STLB: Hướng thứ nhất, thể thơ tiếp tục sử dụng để diễn tả những cảm xúc có tính chất hồi cố, bi ai (Khúc thu hận - Tương Phố, Tục huyền cảm tác - Đông Hồ,...); Hướng thứ hai, đưa STLB vào nhiệm vụ thể hiện những suy nghĩ, tâm sự của các nhà chí sĩ, các nhà trí thức cách mạng trước cảnh tang thương của đất nước (Hải ngoại huyết thư - Phan Bội Châu, Hợp quần doanh sinh - Nguyễn Thượng Hiền, Tỉnh quốc hồn ca - Phan Châu Trinh,...); Hướng thứ ba, thể thơ được đưa về tình trạng “trung tính”, nghĩa là không gắn với một loại nội dung nhất định nào, mà để nó diễn tả nhiều loại xúc cảm khác nhau (thể hiện rõ trong thơ Tản Đà với các bài Trông cánh hạc bay, Cảnh vui của nhà nghèo, Nói chuyện với ảnh,...) [135, 167-169]…

Nhìn chung, có lẽ do STLB đã tạo ra sức hấp dẫn quá lớn ở những tác phẩm chứa đựng loại cảm xúc buồn thảm hoặc thống thiết triền miên nên khi được đưa về những cảm xúc không mang các tính chất đó, nó dường như khó bề gây được ấn tượng sâu sắc. Sức mạnh truyền thống đối với thể thơ này dường như là cái khó có thể vượt qua và điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai phát triển của STLB.

3.2.2.3. Hát nói (thơ ca trù)

Hát nói - thể thơ dân tộc độc đáo sinh ra từ nhu cầu của bộ môn nghệ thuật ca trù, nên còn gọi là thơ ca trù. Nghệ thuật ca trù dùng nhiều thể thơ khác nhau, trong số đó, HN là thể thơ trụ cột với số lượng tác phẩm lớn nhất, được ưa chuộng nhất. “Hát nói chỉ là một trong rất nhiều điệu của ca trù và trong ca trù chỉ hát nói mới được sáng tác và nghiên cứu với tư cách là một thể loại văn học” [110, 7]. HN gắn với những tên tuổi lớn trong lịch sử văn học Việt Nam như: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Tản Đà,... Lịch sử hình thành, vận động và phát triển của HN - như một thể thơ - đã được Nguyễn Đức Mậu khoanh vùng từ Lê Đức Mao, thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, với Nguyễn Bá Xuyến, Nguyễn Công Trứ; và chia thành các giai đoạn: Trước thế kỷ XIX, HN đã được lưu truyền trong phạm vi nhất định. Những bài HN của Nguyễn Bá Xuyến thể hiện dấu ấn cảm quan của thời đại về tài, sắc, cầm, kỳ, thi, tửu nhưng chưa đậm nét con người tài tử giai nhân của HN về sau. Đến nửa đầu thế kỷ XIX, HN chiếm lĩnh địa bàn văn học với vai trò đặc biệt quan trọng của Nguyễn Công Trứ. Ông là người có hứng thú đặc biệt với thể thơ này, và là người đánh dấu khuôn hình, ổn định cho thể thơ, quyết định bước chuyển chính thức: HN - từ một điệu thức ca trù thành một “thể loại văn học”. HN ở những thế kỷ này, nhất là ở Nguyễn Công Trứ đã thể hiện con người thị tài, đa tình, ca tụng lạc thú, bộc lộ thái độ ngang tàng, tự do, phóng túng. Sau Nguyễn Công Trứ; Cao Bá Quát, Ngô Thế Vinh, Nguyễn Quý Tân tiếp tục khẳng định xu hướng đó nhưng nét ngang tàng, phóng túng cũng như thái độ đối với lạc thú đã giảm thiểu. Cuối thế kỷ XIX, với Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Trần Lê Kỷ,... cái quan hệ ăn chơi hưởng lạc tàn nhẫn, thú chơi thanh sắc đã khác trước, đã có màu sắc đô thị mới tràn vào trong các quan hệ, các quan niệm. Đầu thế kỷ XX, HN được đưa vào các nội dung mới: tuyên truyền yêu nước, cổ động cách mạng và cùng thời kỳ này HN Tản Đà đã bộc lộ những cảm xúc yêu đương, những nỗi sầu buồn hay cái ngang tàng của con người buổi giao thời... [110, 22-55].

HN là thể thơ có khả năng và dung lượng lớn trong việc phô diễn tâm tình và phản ánh xã hội. Ngay bản thân HN cũng không thuần nhất một thể thơ nào mà dường như nó mang trong mình những đặc điểm ưu việt của các thể thơ mà nó có ảnh hưởng. Nó chọn lọc lấy những gì hay nhất, giàu sức biểu cảm nhất mà lại phù hợp nhất trong phô diễn. Nhờ khả năng dung nạp và đồng hóa cao này, HN có thể

thực hiện nhiều chức năng và ôm chứa nhiều nguồn nội dung tư tưởng. Các tác giả sách Việt Nam ca trù biên khảo nhận định: “Hát nói rất phù hợp với những nội dung đứng giữa hai thái cực: một bên là những nội dung cô đọng quá dành cho thơ luật, một bên là những nội dung khai triển quá như truyện và ngâm dành cho lục bát và song thất lục bát” [45, 138]. Có thể bắt gặp trong HN tư tưởng chính thống của Nho gia biểu hiện qua hình ảnh người quân tử gánh vác non sông, đau niềm nhân thế, quyết chí xông lên xốc lại giang sơn theo tinh thần tự nhiệm của Nguyễn Công Trứ. Nhưng văn chương HN không chủ yếu chở đạo, không nhằm tới việc thuyết giáo hay rao giảng những nội dung nghiêm túc của luân lí trong học thuyết Khổng Mạnh. HN cũng thuộc thể thơ “ngôn chí” nhưng khác với cái chí của Nho gia chính thống. HN chỉ nhằm tới một nhu cầu rất chính đáng của con người đó là nhu cầu giải trí. “Có lẽ trong văn chương của ta, chưa có một thứ văn học nào nhằm đến giải trí như hát nói” [28]. Vì thế, chúng ta còn bắt gặp tinh thần của Thiền trong những bài HN thoát tục của Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thượng Hiền. Đặc biệt văn chương HN còn chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Lão - Trang. Chính tư tưởng Lão - Trang tạo nên cái hay, cái đặc sắc của văn chương HN. Tư tưởng Lão - Trang đến với văn học Việt Nam chủ yếu qua con đường ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc. Kể từ khi HN ra đời hoàn toàn hướng tới nhu cầu giải trí của tầng lớp trí thức, chủ yếu nơi phố thị, tư tưởng Lão - Trang đã tìm được mảnh đất phát triển với một sức sống mới. Theo Nguyễn Xuân Diện, tư tưởng Lão - Trang biểu hiện tập trung ở các khía cạnh: 1. Tinh thần tự do, tự tại thoát ra khỏi những quy phạm của Nho giáo; 2. Thiên nhiên HN là thiên nhiên tiên giới và mộng ảo; 3. Hưởng lạc đã trở thành một triết lí để thực hiện “vô” [28]. Với những nội dung này, HN đã phát triển cao hơn hình thức miêu tả, thuật, kể, tự tình của thơ ca trung đại. Những năm cuối thế kỷ XIX, HN của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương còn kiêm thêm chức năng trào phúng. Đầu thế kỷ XX, HN được cấp thêm một loại chức năng, nội dung mới: tuyên truyền yêu nước, cổ động cách mạng,... Tuy viế ều đề tài, thực hiện nhiều chức năng khác nhau nhưng không phải với chức năng và chủ đề, nội dung nào, HN cũng thành công. HN vốn là thể thơ cột trụ của ca trù - bộ môn nghệ thuật âm nhạc truyền thống của Việt Nam; về hình thức, nó “không gò bó, hạn chế như thơ Đường”; về làn điệu, “hát nói sử dụng nhuần nhuyễn đủ năm cung huỳnh, pha, bắc, nam, nao của âm luật ca trù, có khả năng thể hiện đầy đủ các mặt tình cảm vui, buồn, hờn, giận, sâu nén, sôi nổi của con người” [117, 26]. Chất nhạc, chất trữ tình ở HN, do

đó, đã có sẵn từ trong cốt . Ngay bản thân tên gọi thể thơ cũng có nghĩa là nói lên tâm tình, ý nghĩ bằng tiếng đàn, tiếng hát. Khả năng trữ tình và dung lượng nhạc cảm của lối thơ HN đã hấp dẫn phần đông các văn nhân đang cần nói lên tình cảm riêng tư của mình. Họ tập trung đến các quán cô đầu, gặp gỡ chia vui, thả hồn theo những tiếng “tom” “chát” tình tứ, mặc cho cái phóng túng của con người cá nhân trong mình tự do hiện hữu. Môi trường hành lạc và sự hình thành, phát triển của ý thức con người cá nhân, ý thức bộc lộ tài và tình - những yếu tố mà Nho giáo kiềm tỏa - ở những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã góp phần kích thích sáng tạo HN và sáng tác HN ban đầu cũng chỉ nảy sinh, lưu hành và đáp ứng nhu cầu tâm tư của các nho sĩ trong môi trường này. Vì vậy, có thể nói HN chủ yếu là dùng để trữ tình. Nếu có miêu tả, thuật, kể thì cũng chỉ nhằm nói lên cái tình, cái chí của nhà nho. Chức năng trữ tình của HN lại rất phù hợp để diễn tả cái tự do phóng khoáng, cái mối tình tài tử giai nhân, cái ý thức khoe mình mạnh mẽ ở các nhà nho, vì thế nó đã lựa chọn ngay nội dung này làm nội dung biểu đạt chủ yếu. Nguyễn Văn Ngọc khẳng định: “Dù thế nào văn hát nói cũng là một thể văn chơi, mà chỉ là văn chơi cũng đủ lắm rồi” [118, 123]. Nguyễn Đức Mậu công phu khảo sát nội dung các tác phẩm được yêu thích của các tác giả HN có tên tuổi và nhận thấy nét nội dung chính có tính thống nhất trong số các bài HN được cho là hay đều nói cái tự do phóng khoáng, cái mối tình tài tử giai nhân [109, 57]. Mặt khác, đây cũng là nội dung, đề tài chủ yếu xuyên suốt tiến trình vận động của thể HN. Nguyễn Văn Ngọc cắt nghĩa đặc điểm làm cho HN hay, là: “Tư tưởng Lão - Trang và các “sách ngoài” giúp cho các bài hát nói siêu việt” [118, 127]. Sau này, nhiều bài HN của Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng khẳng định mạnh mẽ hào khí trượng phu nhưng cái chính là để tuyên truyền, cổ vũ cách mạng... Rõ ràng, khả năng trữ tình, thể hiện cái phóng túng tự do của con người cá nhân đã trở thành chức năng và nội dung mang tính đặc thù của thơ HN truyền thống.

3.3. Đặc trưng chức năng và nội dung các thể truyền thống trong Thơ mới

3.3.1. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ du nhập

3.3.1.1. Cổ phong

Trong Thơ mới, các bài hành CP có một vị trí đặc biệt. Dù chỉ 6 bài nhưng đều là những thi phẩm hay, xuất sắc: Vọng nhân hành, Can trường hành và nhất là Tống biệt hành của Thâm Tâm; Hành phương Nam của Nguyễn Bính; Nam hành của Bích Khê; Tráng sĩ hành của Phan Văn Dật. Ngoài ra, trong Thơ mới còn một

số bài làm theo thể khác (Độc hành ca, Say ca - Trần Huyền Trân, Tráng ca - Thâm Tâm,...) nhưng vẫn mang âm hưởng, phong vị thể hành trên nhiều phương diện như cảm hứng, ngôn ngữ, giọng điệu, thi pháp và cả tư tưởng thẩm mỹ. Điều này tạo nên âm vang độc đáo không thể trộn lẫn của dòng thơ hành trong phong trào Thơ mới. Chính vì vậy, dù không có tuyên ngôn, tổ chức nhưng một số nhà nghiên cứu (Tô Hoài, Nguyễn Quốc Túy [167, 165]) vẫn muốn xác lập sự tồn tại một “trường phái thơ hành” bên cạnh những trường phái thơ khác của Thơ mới như thơ “Đạo” của Xuân thu nhã tập, thơ “Say” của Vũ Hoàng Chương, thơ “Loạn” của Chế Lan Viên, thơ “Điên” của Hàn Mặc Tử,... Khảo cứu các bài hành trên, chúng tôi nhận thấy, cảm hứng lãng mạn trữ tình về khát vọng “tráng sĩ hành” (tráng sĩ ra đi) của cái tôi cá nhân trong thời đại mới là chức năng và nội dung chủ đạo của dòng thơ này. “Tráng sĩ hành” (tráng sĩ ra đi) là một chủ đề lớn của Thơ mới, được thể hiện tập trung và nổi bật ở các bài hành. Ra đi trong hành trang, tư thế một trang nam nhi nghĩa liệt trước hết là một ứng xử nghệ thuật thích hợp với nhiều nhà thơ, phù hợp với tâm lí xã hội lúc đó. Phần lớn các bài hành đều ra đời trong khoảng 1940 đến 1945 - khoảng thời gian chứa đựng những biến chuyển lịch sử sôi động: thực dân Pháp khủng bố, đàn áp cách mạng, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, những chuẩn bị tích cực của cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa,... Bối cảnh xã hội đó lay thức mạnh mẽ thế hệ thanh niên tiểu tư sản vốn mang nặng niềm phẫn uất, đau thương nhân thế nhưng cũng trẻ tuổi, trẻ lòng và giàu mộng mơ; dấy lên ở họ một lí tưởng tốt đẹp, một khát vọng ra đi vì nghĩa lớn. Ngay lập tức, từ trong tâm thức, họ liên hệ với quá khứ, đồng cảm với những trang anh hùng lẫm liệt trong lịch sử và nhanh chóng tìm về với một thể điệu tự do, phóng khoáng như thể hành để gửi gắm hoài bão. Bắt đầu từ năm 1939, 1940, thay vì đắm mình trong thơ tình yêu, mơ mộng, sầu thương, nhiều thi sĩ cho ra đời những áng thơ phảng phất “thét roi cầu vị” phản ánh “một sự biến chuyển trong tâm hồn”, đánh dấu giai đoạn thức tỉnh của thanh niên Việt Nam thời đó. Cảm hứng ra đi trong các bài hành của Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, Phan Văn Dật, Bích Khê không còn là kiểu ra đi mang màu sắc giang hồ, thèm đi và thèm xê dịch như trước. Các “tráng sĩ” thơ mới ra đi để “tìm cái phi thường, cái ước mơ” (Hàn Mặc Tử), ra đi vì đại nghĩa, vì lí tưởng cao đẹp. Thay cho giọng điệu “khóc gió thương mây” sầu não là khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ đầy dứt khoát, bạo liệt của những trang nam nhi thời loạn: Ra đi! Ngựa thét nhớ hơi ngàn / Thác lũ sườn non trăng ải quan / Cất vó khinh

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí