Khái Luận Về Chức Năng Và Nội Dung Của Các Thể Thơ

Một đặc điểm khác biệt với các loại hình thơ ca lãng mạn Tây Âu làm nên nét đặc thù của Thơ mớiViệt Nam đó là sự “điều hòa” giữa tính dân tộc, truyền thống (“cái cổ điển”) và sắc màu hiện đại (“cái hiện đại”) trong một loại hình thơ. Không thể và không nên nhìn Thơ mới như một hiện tượng đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Trong Thơ mới luôn tồn tại song song những yếu tố văn học mới và những giá trị văn học cổ truyền, những thể thơ hiện đại và các thể thơ truyền thống có nguồn gốc dân tộc hoặc du nhập; và điều đặc biệt là các giá trị và thể thơ truyền thống dân tộc này đã “nhập cuộc” Thơ mới trong tinh thần “hiện đại hóa” sâu sắc nhằm thích ứng với những nhu cầu của con người thời đại mới. Mặt khác, các thể thơ thuần túy của dân tộc cũng chính là một trong những “nguồn” để tạo nên tinh thần truyền thống, làm giàu bản sắc dân tộc cho thơ Việt, đồng thời là nguồn cội mà các nhà thơ mới tìm về khẳng định cái tôi của thời đại, làm mới mình ngay trên mảnh đất truyền thống. Do đó, các thể thơ truyền thống trong Thơ mới còn có vai trò “điều tiết” giữa “cái cổ điển” và “cái hiện đại” cho một loại hình thơ “mới”. Thơ mới thực sự là một cuộc tổng hợp kỳ diệu giữa Đông và Tây, giữa dân tộc và nhân loại, giữa truyền thống và hiện đại, từ đó góp phần mở rộng chân trời thi ca Việt Nam với những hình thức biểu hiện phong phú.

Dĩ nhiên, nhận định về vai trò, vị thế của một hệ thống thể thơ, không chỉ đơn thuần căn cứ vào những khảo sát định lượng mà cần có những khảo sát định tính, những nghiên cứu khoa học về đặc trưng chức năng, nội dung và thi pháp, khả năng tồn tại cũng như sức sống của các thể này trong Thơ mới nói riêng và đời sống thơ hiện đại nói chung. Những việc làm này sẽ được thực hiện trong các chương tiếp theo của luận án. Cái nhìn ững nhận định bước đầu về vị thế, vai trò của các thể thơ truyền thống này chắc chắn sẽ được cụ thể hóa, làm sáng tỏ và thuyết phục hơn.

Chương 3

CHỨC NĂNG VÀ NỘI DUNG CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG TRONG THƠ MỚI 1932 – 1945


3.1. Khái luận về chức năng và nội dung của các thể thơ

Thiên về trữ tình và thổ lộ cảm xúc thông qua ngôn ngữ hàm súc mang tính nhạc là những chức năng và nội dung cơ bản của thơ trong sự khu biệt với các loại hình khác như kịch, kí hoặc tiểu thuyết. Nội hàm khái niệm “chức năng” ở đây nhằm chỉ khả năng, vai trò, nhiệm vụ của một thể thơ trong việc biểu biện một nội dung nhất định nào đó. Chức năng này nảy sinh một mặt do đặc điểm âm luật mà từ đó có thể tạo nên âm hưởng thích hợp cho mỗi loại nội dung. Mặt khác, cũng tùy vào số phận lịch sử mỗi thể thơ trong mối liên quan với xu hướng định hình giá trị thẩm mĩ cho từng thể thơ đó, ở các thế hệ nhà thơ. Lẽ dĩ nhiên, trữ tình (giãi bày cảm xúc) là đặc tính cố hữu của thơ ca, trở thành “yếu tố xác định chủng loại” của các thể thơ. Song, không thể cho rằng các thể thơ chỉ có một chức năng duy nhất là trữ tình. Đến lượt mình, các thể thơ lại là một chỉnh thể độc lập tương đối có quyền “phô trương” thế mạnh của mình ở từng loại chức năng nhất định. Chẳng hạn: truyện thơ rất mạnh về tự sự; ngâm khúc thiên về tự tình; HN phô diễn tình cảm, tâm trạng; v.v…

Chứ thể thơ gắn liền và phù hợp với một nội dung tương ứng c

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 7

. ể thơ là khái niệm chỉ các hiện ời số , v.v…), các thông điệp ý nghĩa mà thể thơ , chuyển tải. Mỗi thể thơ thể hiện một giới hạn tiếp xúc với hiện thực, một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trường quan sát, một quan niệm đối với đời sống, đồng thời cũng là một nguyên tắc xây dựng thế giới nghệ thuật. Không thể cho rằng mỗi thể thơ chỉ gắn với một nội dung cụ thể duy nhất ể thơ có khả năng và ưu thế riêng trong việc thể hiện những nội dung xác định. Điều này có được do sự ăn nhập nhịp nhàng giữa nội dung và cách thức biểu đạt của thể ột bài thơ trước hết là ở nộ ệ thống , hình ảnh... Cái làm nên tầm vóc một nhà thơ chính là tầm cao về tư tưởng và chiều sâu về cảm xúc. Để đạt được điều này, nhà thơ đồng thời phải tìm kiếm cách thức biểu đạt phù hợp, qua đó tạo ra sự hài hòa cao nhất đối với cái mà mình muốn bộc lộ. Nhà thơ Chế Lan Viên

khi viết về hình ảnh chiếc nhẫn trên tay anh Trỗi đã ướm thử nội dung qua ba thể: LB, thất ngôn và tự do. Cuối cùng ông đã chọn thể tự do vì với thế mạnh tự sự (bên cạnh khả năng trữ tình) dồi dào hơn hẳn so với hai thể kia, thể tự do đã nói lên sát đúng nhất nội dung của ý thơ (chưa kể đến lí do hình thức thể thơ). Còn Tế Hanh khi bàn về kinh nghiệm làm thơ đã xác định: “Thơ... phải theo quy luật hơi của tác giả, tức là thể thơ phải là tiếng nói tình cảm mà tác giả muốn diễn đạt. Với bài thơ này, thơ 8 chữ hợp hơn 5 chữ, với bài khác thơ 6/8 hợp hơn thơ 10 chữ chẳng hạn. Lại cũng có khi, trong một bài tác giả làm những câu dài ngắn không đều nhau đến đoạn nào đó tác giả xen vào những câu 6/8. Đó là cái hơi tình cảm của tác giả nó cần đi như thế” [101, 40-41]. Bởi vậy, các thể thơ đều có những thế mạnh riêng trong việc chiếm lĩnh các hiện tượng của đời sống, chuyển tải những nội dung mà các thể khác khó có thể đảm nhận. Chẳng hạn, nội dung đặc thù của thể LB trong truyện Nôm (một loại “tiểu thuyết bằng thơ”) thường là câu chuyện tình của đôi trai tài gái sắc với những buồn vui, khổ đau, hạnh phúc; nội dung của thể ngâm khúc (thường dùng hình thức STLB) thường là nỗi niềm đau khổ day dứt triền miên của con người; các bài thơ thể ĐL chính thống thường có nội dung trang trọng nghiêm chỉnh; thơ tự do thường có nội dung phóng túng, tùy thích,...

Chức năng và ể thơ luôn vận động và biến đổi tùy thuộc diễn biến bối cảnh từng thời đại. Có chức năng, nội dung của một thể thơ thời kì này được trọng dụng nhưng đến thời kì khác không thể phát huy, thậm chí bị thay thế bởi các chức năng, nội dung khác, hoặc nhường cho các thể khác đắc dụng hơn. Chẳng hạn, thể LB trong văn học viết Việt Nam trung đại rất nổi bật ở chức năng tự sự (hoặc tự sự - trữ tình), nhưng sang giai đoạn văn học hiện đại đầu thế kỷ XX, chức năng này dần chuyển nhượng cho các thể văn xuôi chữ Quốc ngữ, và khả năng trữ tình gắn với nội dung phô bày cảm xúc của con người cá nhân bắt đầu lên ngôi, nhất là ở LB Thơ mới...

3.2. Các thể truyền thống trong lịch sử thơ ca dân tộc trước Thơ mới

3.2.1. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ du nhập

3.2.1.1. Cổ phong

Cổ phong (còn gọi là cổ thi hay cổ thể, nhằm phân biệt với thể thơ ĐL, tức thơ cận thể) là thể thơ cổ của trung Quốc, có từ trước đời Đường. Thơ CP còn gồm cả những bài thơ được viết khi đã có thơ ĐL, nhưng không tuân theo ĐL, hoặc chỉ một số câu tuân theo. Thể thơ CP được sử dụng ở Việt Nam có phần ít phổ biến hơn

so với thể ĐL. Trước thế kỷ X, nhiều bài kệ của các pháp sư Việt Nam đã mang dáng dấp của thể CP đời Đường ở Trung Quốc. Về sau, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của ta có một số bài làm theo thể CP nhưng không nhiều (Phản chiêu hồn - Nguyễn Du, Đêm mùa hè - Nguyễn Khuyến, Than cùng - Trần Tế Xương, Tự tình với rượu - Phan Bội Châu, Thu khuê oán - Tản Đà,...). Đến Thơ mới một số tác giả có dùng thể thơ này (Thế Lữ, Bích Khê làm những câu thơ 7 chữ dùng toàn thanh bằng hoặc toàn thanh trắc, Thâm Tâm làm các bài hành thất ngôn hoặc ngũ ngôn), nhưng cách sử dụng của họ linh hoạt, gần như không nhằm khôi phục thể thơ mà chỉ vận dụng nó ít nhiều như những yếu tố tạo nên những phong cách thơ trong nền thơ tiếng Việt hiện đại.

Thơ CP phổ biến là thể 4 câu và 8 câu, ngoài ra còn có dạng trường thiên, còn gọi là thể hành. Hành (và ca) vốn có cội nguồn từ trong Nhạc phủ (tức những bài thơ có thể phổ nhạc, nhưng chỉ dùng trong cung cấm), thịnh hành ở Trung Quốc thời Hán Ngụy, Lục Triều. Khi thoát khỏi cung cấm, thể thơ hành trở nên phóng túng về hình thức để thể hiện rõ tình ý của người viết... Ở Việt Nam, có những bài hành khá nổi tiếng như: Sở kiến hành, Trở binh hành, Bất tiến hành của Nguyễn Du, Dương phụ hành của Cao Bá Quát, Hương miết hành (khuyết danh). Song, nhìn chung, số lượng các bài thơ thể hành trong văn học trung đại khá ít so với những thể thơ khác. Bẵng đi thời gian dài, đến những năm cuối phong trào Thơ mới bỗng xuất hiện nhiều bài hành của các nhà thơ như Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, Bích Khê, Phan Văn Dật. Nhiều bài thơ của các ông dù không có chữ hành ở tựa đề nhưng vẫn cùng chung một giọng điệu. Sau năm 1954, trong một số sáng tác của một vài tác giả trẻ như Quang Dũng, Hoàng Lộc, Đynh Trầm Ca,... có sự xuất hiện trở lại ít nhiều âm hưởng của thể hành. Thơ của họ, tuy nội dung đã khác, nhưng gần gũi với các bậc tiền bối ở giọng điệu kiêu bạc, khinh đời. Nội dung các bài thơ thể hành cổ điển thường phóng khoáng, rộng mở, có thể viết về tình yêu nam nữ, về chiến tranh, loạn lạc, chia li; cảm hứng lịch sử, cảm hứng thế sự đều có,... Nhưng, thông thường thơ hành “thường đề cập đến những vấn đề chung, những sự kiện mới lạ, bất ngờ hay những đồng cảm tạo ấn tượng mạnh mẽ; chủ thể trữ tình thường kể lại sự việc với tâm trạng bức xúc, có thể bày tỏ thái độ, chính kiến;... thường được sử dụng để biểu đạt sự không bị gò bó, ràng buộc” [123]. Vốn có xuất xứ từ Nhạc Phủ nên thể hành có khả năng trữ tình, biểu cảm rất lớn. Âm điệu chung là “trữ tình bi phẫn”. Lời thơ thường là lời nói làm cho cái chí trong bài

hiện ra lồ lộ. Ngoài ra, hành vốn là thể thơ dài (trường thiên), không hạn chế dung lượng câu, chữ nên còn có khả năng miêu tả, kể chuyện (Hương miết hành, Sở kiến hành). Tóm lại, hành là một dạng của thơ CP: thể tương đối dài, không hạn chế câu chữ, không cần niêm, đối chặt chẽ; khả năng tự sự và trữ tình lớn.

3.2.1.2. Đường luật

Thể thơ Đường luật (còn gọi là thơ cận thể, hoặc thơ luật, luật thi nhằm phân biệt với thể thơ CP, hay cổ thể) được đặt ra từ thời nhà Đường (618 - 907), Trung Quốc. Thơ ĐL là tinh hoa của nền văn học cổ điển Trung Quốc, là một trong nhữ ại của văn học thế giới với những tên tuổi lớn như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,… Thơ ĐL có mặt ở Việt Nam từ sớm. Thế kỷ X, đặc biệt là từ thế kỷ XIII trở đi, Nho giáo chiếm địa vị gần như độc tôn ở Việt Nam. Thơ ĐL chính thứ ệ thống thi cử, trở thành phép thi bắt buộc và ngày càng phổ biến. Khoảng thế kỷ XIII - XIV, thơ ĐL viết bằng chữ Hán bắt đầu phát triển, đi vào thuần thục. Cũng ở thế kỷ XIII, Hàn Thuyên khởi xướng áp dụng luật thơ Đường vào sáng tác bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ Nôm, còn gọi là Hàn ế kỷ XV đến XIX, thơ ĐL đạt nhiều thành tựu rực rỡ với những tác gia lớn: từ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, các tác giả thời Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ,

,… Thơ ĐL chữ ẩn mực, hàm súc, ngày càng gần gũi với đời sống. Thơ ĐL chữ Nôm với , sáng tạ

, Nguyễn . Các

nhà thơ Việt Nam một Hoa), nhưng mặt khác , ly tâm (phá cách, sáng . Cuối thế kỷ XIX, thơ Nôm ĐL của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương càng trở nên nhuần nhuyễn, khoáng đạt... Sang thế kỷ XX, khi người Pháp đặt chế độ thuộc địa tại Việt Nam, chế độ khoa cử lần lượt bị bãi bỏ, thơ ĐL dần mất địa vị độc tôn. Trước sự xâm lấn của những yếu tố mới - hiện đại, thơ ĐL - biểu tượng chính thống của thơ ca cổ điển - bị công kích. Để cứu vãn một thể thơ đã đi vào bế tắ ẫn tiếp tục làm thơ ĐL. Từ năm 1917 trở đi, số lượ được viết bằng chữ Quốc ngữ) được đăng tải “nhiều như nấm” trên các mặt báo với những nội dung thù tạc, vịnh vật, vịnh sử ạt nhẽ . Thơ ĐL lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trên thi đàn công khai,

Đông Hồ, Đoàn Như Khuê, Tản Đà, Trần Tuấn Khải vẫn nối tiếp mạch thơ văn yêu nước (với cách nói bóng gió, ngụ ững tâm trạng cá nhân hết sức độc đáo. Từ khi Thơ mới ra đời và thắng thế (1932 - 1945), số lượng thơ ĐL giảm hẳn. Song, bù lại, sự xuất hiện những cây bút điêu luyện như Tú Mỡ, Vân Đài, Hằng Phương, đặc biệt là Quách Tấn đã làm cho vườn thơ ĐL bớt phần ảm đạm... Ở phía khác, thơ ĐL còn được dùng như vũ khí đấu tranh của các văn thân yêu nước như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng cho đến những nhà thơ cách mạng như Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy,... Sau Cách mạng tháng Tám / 1945, thơ ĐL vẫn tồn tại nhưng số lượng không nhiều và ít bài giá trị. Nhìn chung, thể ĐL đã trải một chặng đường dài trong lịch sử văn học Việt Nam với lắm chông gai, thăng trầm. Chính thức xuất hiện vào khoảng thế kỷ XI, phát triển mạnh và đạt đến cực thị ế kỷ XVIII - XIX, suy giảm trong những thập niên đầu thế kỷ XX nhưng thơ ĐL vẫn tìm cách tồn tại âm ỉ, dai dẳng trong lòng văn học dân tộc.

ĐL là một trong những thể thơ tiêu biểu nhất cho loại hình thơ “ngôn chí”, “tỏ lòng” của thơ ca trung đại. “Ngôn chí”, “thuật hoài” là đặc thù của thơ cổ điển mà điển hình là thể ĐL. Không phải ngẫu nhiên khi các nhan đề Ngôn hoài, Thuật hoài, Ngôn chí, Tự tình, Tự thuật, Mạn thuật, Trần tình đều là tên các bài thơ làm theo hình thức luật Đường. Điều này hẳn có lí do. ĐL là thể thơ cơ bản của hệ thống thơ ca cổ điển Trung Hoa, được giao đảm nhận các chức năng, nội dung mang tính chính thống: “thi dĩ ngôn chí”, “thi dĩ đạo chí”, “thi ngôn thi kì chí dã”. Việt Nam tiếp thu phần lớn quan niệm văn chương và hệ thống thể thơ Trung Hoa, trong đó ĐL vẫn là thể cơ bản. Mặt khác, với vai trò, vị trí quan trọng đó thơ ĐL được đưa vào hệ thống thi cử, trở thành môn thi bắt buộc. Kiểu bố cục đề, thực, luận, kết chặt chẽ, có lớp lang, trình tự của thể ất phù hợp, thuận tiện để người xưa dãi bày, tỏ chí. Tất nhiên, không thể phủ nhận hình thức “ngôn chí”, “tỏ lòng” - đặc điểm bao trùm của thơ văn trung đại - ở tất cả những thể thơ khác. Chỉ có điều, đặt trong hệ thống thể thơ của thơ ca trung đại, dường như thể ĐL thể hiện nội dung này nhiều hơn cả, tiêu biểu, điển hình hơn cả... Các kiểu Ngôn hoài, Thuật hoài, Ngôn chí, Tự tình, Tự thuật, Mạn thuật, Trần tình vừa cho thấy chức năng vừa cho thấy nội dung chính yếu của thơ ĐL. “Chí”, “tình”, “hoài”, “sự”, “cảnh” là nội dung trữ tình, còn “thuật”, “ngôn”, “tự”, “trần” là cách trữ tình. Như vậy, chức năng biểu đạt nội dung đặc trưng của thơ luật Đường cổ điển là trữ tình (trong kiểu ý thức trữ

tình truyền thống): trữ tình bằng cách thuật kể nỗi lòng, cảm xúc, chí hướng củ

ần hiểu ở một khung nghĩa rộng, vừa bao hàm nội dung khẳng định chí hướng, lý tưởng, hoài bão - một khuynh hướng thơ bao quát suốt tiến trình thơ trung đại, vừa thể hiện tấm lòng, tâm sự của con người trước thời cuộc, trước nhân tình thế thái. Trần Nho Thìn rất có cơ sở khi khái quát: “Trải qua hàng ngàn năm tổng kết, người xưa dường như nhận thấy thể Đường luật phù hợp hơn cả với việc diễn tả con người đạo lí, con người nhân cách theo quan niệm Nho giáo. Thơ Đường luật là thứ thơ ưu thời mẫn thế, thứ thơ cảm hoài, ngôn chí của con người nhân cách... Chuyện đời, chuyện thế sự, chuyện nhân tình thế thái, tình đời đổi trắng thay đen, những câu chuyện thuận hay nghịch với đạo nghĩa nhà nho,... đó là nguồn đề tài quen thuộc của thể thơ Đường luật” [178, 619-620]. Những nội dung, cảm hứng này, một mặt tạo cho thể ĐL một “mã nghệ thuật” độc đáo, riêng biệt (là thể thơ luôn hướng đến thể hiện những vấn đề quan trọng, nghiêm chỉnh, những vấn đề chính thống của quốc gia, dân tộc), mặt khác quy định hình thức nghệ thuật lẫn hệ thống đề tài, chủ đề của thể thơ. Dễ thấy cái “khuôn đề tài, chủ đề” của thơ ĐL, nhìn chung là theo tinh thần đạo lí Nho giáo, và người cầm bút thường dùng “khuôn phép định sẵn” viết về những nội dung nghiêm túc, phổ quát. Hệ thống đề tài, chủ đề thường mang tính ước lệ, điển phạm, v.v... Bằng những quy phạm, ước lệ, thơ ĐL cổ điển mang mộ ẹp thâm trầm, nghiêm trang, thanh tao, đài các. Ở thơ ĐL Nôm có nhiều điểm khác. Các thế hệ nhà thơ từ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan đã kéo thơ ĐL về gần với đời sống. Nguyễn Khuyế ục đích trào lộng, trào phúng, giải

trí, thư giãn,... đưa lại cho thơ ĐL một sắc thái mới, bình dị, dân dã,... Tuy nhiên, mặc dù các nhà thơ đều cố gắng vượt ra ngoài những quy phạm cố định của thể thơ để phản ánh đời sống với những chi tiết hiện thực, sinh động, nhưng nhìn chung thơ Nôm ĐL vẫn nằm trong giới hạn của chức năng phản ánh xã hội qua “trữ tình thế sự”, “trào phúng thế sự”. Trong tương quan với thơ ĐL chữ Hán, thơ ĐL Nôm không được đặt ở vị trí ngang hàng. Nhưng điều quan trọng là dẫu thơ ĐL được viết bằng chữ Hán hay bằng chữ Nôm, về bản chất đều là thơ ĐL. Thơ ĐL vào Việt Nam rõ ràng đã được cách tân, sáng tạo, được mở rộng về cả chức năng, nội dung và thi pháp... Các từ “ngôn”, “thuật”, “tự” còn xuất hiện ở thi đề bài thơ ĐL như là các khái niệm thông báo chức năng. Các từ “ngôn”, “thuật”, “tự” trỏ cái cách trữ

tình của các nhà thơ trung đại. “Thuật” từ nguyên có nghĩa là tuân theo, trình bày, ghi ra. “Tự” từ nguyên có nghĩa là thứ tự, trình bày, kể ra. Tự tình hay thuật hoài, ngôn chí có nghĩa là trình bày, kể ra một cách trật tự cái chí hướng, hoài bão của mình. Do có sự trình bày, kể ,

ề, thực, luận, kết). Bên cạnh các yếu tố tự tình, trữ tình, yếu tố nghị luận cũng chiếm phân lượng đáng kể và có vị trí quan trọng trong một bài thơ ĐL (dĩ nhiên là nghị luận theo kiểu thơ, giầu màu sắc biểu cảm qua kiểu câu cảm thán, nghi vấn, khẳng định, phủ định,...). Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng tự sự của thể thơ. Một số truyện thơ được tổ chức, kết cấu bằng cách nối các bài thơ ĐL theo lối liên hoàn dù không hiệu quả nhưng đã cho thấy điều này. Yếu tố tự sự dù được cố gắng phát huy nhưng vẫn lép vế so với khả năng trữ tình, tự tình. Tóm lại, “trữ tình, trang nghiêm, cao quý” là phong cách đặc trưng của thể ĐL cổ điển.

3.2.2. Các thể truyền thống thuộc hệ thống thể thơ thuần Việt

3.2.2.1. Lục bát

Lục bát là thể thơ của dân tộc, mang cốt cách thuần túy Việt Nam. Bàn về LB, có ý kiến cho rằng đâu phải chỉ riêng dân tộc Việt mà dân tộc Chăm cũng có LB, còn gọi là thể thơ Ariya Chăm. Theo phân tích của Inrasara, Ariya Chăm và LB Việt có khá nhiều điểm giống nhau (đều có hiện tượng gieo vần lưng, có thể gieo cả vần bằng lẫn vần trắc, thanh điệu phát triển khá thoải mái). Nhưng đáng chú ý là “tiếng Chăm là thứ ngôn ngữ đa âm tiết khác với lục bát Việt, số lượng tiếng được đếm trong Ariya Chăm cũng khác” [78]. Hiện nay chưa ai xác định được LB Việt và Ariya Chăm, thể nào có trước, thể nào có sau; nhưng có thể thấy giữa chúng chắc là có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại... Thể LB đã có từ rất xa xưa, trong ca dao. Hiện vẫn chưa xác định ủa LB trong văn học viết. Trên thư tịch còn lại ngày nay LB được ghi lại sớm nhất trong một bài hát cửa đình của Lê Đức Mao (1462 - 1529) xen kẽ giữa thể nói lối và song thất. Trần Danh Án trong sách Nam phong giải trào cũng ghi được một số bài ca dao LB rút từ các bài hát cửa đình thời Lê. Các cứ liệu trên cho thấy thể LB đã khá phổ biến đối với thơ Nôm cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Các tác phẩm Nôm dùng thể thơ này ở nửa cuối thế kỷ XVI là Lâm tuyền vãn - Phùng Khắc Khoan, Ngọa Long cương vãn, Tư dung vãn - Đào Duy Từ. Cuối thế kỷ XVI hoặc đầu thế kỷ XVII xuất hiện Thiên Nam ngữ lục - một tập diễn ca lịch sử dài hơn 8000 câu LB. Nếu ở giai đoạn này

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí