Tỉ Lệ, Dung Lượ Ạng Thức Tồn Tại Của Các Thể Truyền Thống Trong Thơ Mới 1932 - 1945

thể

ập (hay du

Trung Quố , và một số thể đặc biệt khác được sáng tạo ra trên cơ sở của hai thể thể (hay còn gọi là thể thơ dân tộc



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.


Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 6

ọn một trong các cặp khái niệm, hoặc là “nội sinh / ngoại nhập”, hoặc là “dân tộc / vay mượn”, hoặc là “thuần Việt / du nhập”. Chúng tôi chọn cặp khái niệm “thuần Việt / du nhập”, sau cụm từ các thể thơ truyền thống, tạo thành mệnh đề đầy đủ: các thể thơ truyền thống thuần Việt các thể thơ truyền thống du nhập trong Thơ mới 1932 - 1945 truyền thống thuần Việt thuần Việt (hay ) nhằm nhấn mạnh bản sắc dân tộc của một hệ thống thể thơ (các thể thuần Việt) trong sự khu biệt với hệ thống những thể thơ mà chúng ta vay mượn từ nước ngoài (các thể vay mượn). Chữ “thuần Việt”, có thể ằng, thể LB không phải của riêng dân tộc Việt mà dân tộc khác, cụ thể là dân tộc Chăm cũng có [78]). Thực ra LB Chăm có nhiều nét khác với LB Việt, vì điều đơn giản trước hết là tiếng Chăm thuộc thứ tiếng đa âm tiết, mà đã đa âm tiết thì làm sao có thể phân định là lục (6), bát (8) theo đúng nghĩa chặt chẽ của từ này (LB) đượ

), chữ “du nhập” được sử dụng nhằm khẳng ộc hóa các thể thơ mà Việt Nam đã vay mượn từ

)…

Các thể ền thố ảo thủ, lạc hậu. Để giải quyết những

nhiệm vụ nghệ thuật do thời đại đặt ra, người sáng tác hoặc là phải hoàn thiện, đổi mới kinh nghiệm của thế hệ trước, hoặc phải đấu tranh chống lại những gì đã cũ kĩ, lạc hậu, tìm kiếm những lối đi . Kế thừa truyền thống và cách

tân nghệ thuật, vì thế là những phương diện không bao giờ tách rời nhau của quá trình văn học. Đến lượt mình, những cách tân nghệ thuật chân chính lại sẽ trở thành những truyền thống mới bồi đắp thêm cho kho tàng kinh nghiệm đã vượt qua sự thử thách của thời gian của những thế hệ đi trước. Do đó, giới hạn “truyền thống” và “hiện đại” chỉ mang ý nghĩa tương đối. Các thể thơ truyền thống trong Thơ mớiở ợc xét trong tương quan giữa hai loại hình thơ: truyền thống (trung đại)

và hiện đại. Các thể thơ truyền ền thống thơ Việ các thể ền .

- ảnh hưởng của truyền thố

sonnet, ballade, rondeau, thơ Bạch Nga

ền thống của thơ phương Tây nhưng lạ ới mẻ, tân kỳ đối với người Việt lúc bấy giờ. Việc Thơ mới 1932 - 1945 học tập các kỹ thuật thơ phương Tây được xem là một cách hiện đại hóa thơ ca. Vì vậy, các thể thơ truyền

(có Thơ

...

2.2.2. Tỉ lệ, dung lượ ạng thức tồn tại của các thể truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945

Bảng thống kê và tổng hợp tất cả các tác phẩm thuộc các thể thơ truyền thống trong , kết quả . Hệ thống thể thơ truyền thống trong Thơ mới chiếm số : 280/1072 tác phẩm. Trong đó, tương quan giữa hai nhóm thể thơ truyền thống du nhập và thuần Việt là: 113/167 tác phẩm. Đây chắc !

Ở nhóm thể thơ truyền thống du nhập, thể ĐL vẫn được các nhà thơ mới quan tâm sử dụng, nhiều nhất là dạng thất ngôn bát cú: 53 bài; thứ đến là thất ngôn tứ tuyệt: 47 bài. Riêng thể ngũ ngôn ĐL ít được chú ý hơn, ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 bài, ngũ ngôn bát cú không hề có tác phẩm nào (trong Việt Nam thi nhân tiền chiến [98] có 1 bài của Á Nam - Trần Tuấn Khải: Tráng sĩ hành). Về dung lượng, tất nhiên các bài ĐL Thơ mới không thể vượt quá khuôn câu, chữ đã được quy định của loại thơ này: 7 chữ 8 câu (thất ngôn bát cú), 7 chữ 4 câu (thất ngôn tứ tuyệt) và 5 chữ 4 câu (ngũ ngôn tứ tuyệt). Vượt quá giới hạn này sẽ không còn là thơ ĐL nữa. Tuy nhiên, khảo sát ở Việt Nam thi nhân tiền chiến chúng tôi nhận thấy nhiều tác giả đã kéo dài khuôn khổ bài thơ ĐL ra bằng cách viết theo lối “thập thủ liên hoàn”, tức nối nhiều bài thơ ĐL lại với nhau thành một tác phẩm, ví dụ: Họa mười bài khuê phụ thán

(Vân Đài), Xuân mong đợi, Mười bài tâm sự (Ngân Giang). Tú Mỡ còn sáng tạo ra lối ĐL mới mà ông gọi là: “thất ngôn thập bát cú” (18 câu 7 chữ), như bài Tự thuật. Nhưng dáng dấp bài thơ này có vẻ gần với lối trung thiên cổ phong hơn.

Cách thức tồn tại của thể ĐL trong Thơ mới khá biến hóa: có khi ở dạng nguyên thể (Mỵ Ê - Nguyễn Nhược Pháp, Đêm đông xem truyện quỷ - Vũ Hoàng Chương, Đăng lâm, Ngũ Hành sơn - Bích Khê,…), có khi kết hợp xen kẽ với các thể thơ khác tạo thành dạng hợp thể, kịch thơ, hoặc “ẩn” mình trong các thể 5 chữ, 7 chữ (Nhiều khổ thơ trong các thể 5 chữ, 7, chữ xét về mặt hình thức, mang hình thức của một bài ĐL tứ tuyệt trọn vẹ : Ông đồ - Vũ Đình Liên, Mỵ Châu, Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp, Đây mùa thu tới, Nguyệt cầm, Mười chữ

- Xuân Diệu,…). Ngoài hai thể thất ngôn và ngũ ngôn phổ biến của thơ ĐL, một số biệt thể khác được sáng tạo trên cơ sở hai thể này cũng được các nhà thơ mới thể nghiệm, nhưng số lượng không nhiều và dung lượng nhỏ. Thể bài luật có Giời mưa ở Huế, Xóm Ngự Viên, Xuân tha hương, Đêm mưa đất khách của Nguyễn Bính; các thể thơ đặc biệt như: thể nhất thất lệnh có Tối của Trần Huấn Chương, thể thuận nghịch độc có Cửa sổ đêm khuya, Đi thuyền của Hàn Mặc Tử.

So với ĐL, thể thơ CP ít được sử dụng hơn. Mặc dù các thể thất ngôn, ngũ ngôn CP không hiện diện trong Thơ mới nhưng người đọc vẫn có thể nhận ra bóng dáng của câu thơ thất ngôn, ngũ ngôn CP trong các thể 5 chữ, 7 chữ. Riêng thể hành, một dạng của thơ CP vẫn có sức hấp dẫn đối với một số nhà thơ mới như Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Bích Khê, Phan Văn Dật. Số ít thể thơ cũ khác du nhập từ Trung Hoa như phú (Phú thầy Phán - Tú Mỡ, Thu về - Ngân Giang), văn tế (Văn tế Phong Hóa tuần báo viếng An Nam tạp chí, Tống tiễn bà Kiểm - Tú Mỡ), từ khúc (Từ khúc - Vân Đài) cũng .

Ở hệ thống thể thơ truyền thống thuần Việt, tiêu biểu nhất là thể LB, chiếm số lượng khá lớn: 148 bài (13,81%). Đó là chưa kể tới những tác phẩm viết bằng thể thơ khác có xen LB. Hình thức khẳng định chủ yếu của LB Thơ mới là các tác phẩm trữ tình có dung lượng nhìn chung là nhỏ. Duy nhất một tác phẩm có dung lượng ngắn nhất là bài thơ Hoa cỏ may của Nguyễn Bính với một cặp LB tương đương 2 đơn vị dòng câu. Chiếm phần nhiều là những bài chứa khoảng 2 cặp 6/8 (15 bài), 4 cặp 6/8 (14 bài), 5 cặp 6/8 (10 bài), 6 cặp 6/8 (17 bài) và 7 cặp 6/8 (11 bài). Thuộc loại dung lượng lớn phải kể đến các tác phẩm: Lỡ bước sang ngang - Nguyễn Bính (55 cặp), Lòng son sắt - Phạm Huy Thông (49 cặp), Độc hành ca - Trần Huyền Trân

(46 cặp). Tác phẩm dài nhất là Bóng ai của Cẩm Lai cũng chỉ có 70 cặp tương ứng với 140 đơn vị dòng câu. Trong Việt Nam thi nhân tiền chiến [98], Nguyễn Tấn Long có nhắc tới truyện thơ Thạch xương bồ của Nguyễn Bính làm bằng thể LB. Nguyễn Bính dự tính sẽ dài hơn Truyện Kiều nhưng mới viết được 300 trang thì bị bỏ dở. Khoảng từ 1939 đến 1942, 1944, Nguyễn Bính chuyển thể vở tuồng hát Tỳ bà ký nổi tiếng của Trung Hoa (xuất hiện vào giữa thế kỷ XIV, cuối đời Nguyên, đầu đời Minh) thành truyện thơ Tỳ bà truyện theo thể LB, dài 1580 câu. Về mặt hình thức, chiều dài của Tỳ bà truyện không thua kém bao nhiêu so với nhiều truyện thơ nổi tiếng trước đó: Chinh phụ ngâm khúc dài 408 câu, Cung oán ngâm khúc 356 câu, Bích Câu kỳ ngộ 648 câu, Quan Âm Thị Kính 788 câu, Mai Đình mộng ký 298 câu, Hoa tiên truyện 1826 câu, Nhị độ mai 2820 câu, Lục Vân Tiên 2082 câu,… Khi viết truyện thơ này, Nguyễn Bính tự nhủ rằng “mong được làm một người học trò nhỏ của cụ Nguyễn Du”. Mặc dù, so với 3254 câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du - đỉnh cao của thể LB - thì con số này còn quá ít ỏi, nhưng qua đây, phần nào có thể thấy Nguyễn Bính đã rất có ý thức vươn tới những tác phẩm LB dài hơi, tầm cỡ như trong văn học trung đại. Tất nhiên, giá trị tác phẩm không chỉ đơn thuần đo đạc về mặt số lượng câu chữ, nhất là đối với Truyện Kiều, một thi phẩm đã trở thành kiệt tác của nhân loại. Về dạng thức tồn tại của thể LB trong Thơ mới, chúng tôi nhận thấy thơ LB tồn tại dưới hai dạng khác nhau. Dạng thứ nhất, các dòng thơ dắt nối nhau từ đầu đến cuối tạo thành những bài thơ trọn vẹn (Tiếng sáo thiên thai - Thế Lữ, Lỡ bước sang ngang - Nguyễn Bính, Buồn đêm mưa - Huy Cận), tạm gọi đây là LB nguyên thể. Dạng thứ hai, các dòng LB được dùng phối hợp và xen kẽ với các thể thơ khác để làm thành bài thơ, gọi là LB phối xen. Trong dạng phối xen này có bài lấy thể thức LB làm nền (như Về nẻo thanh tuyền - Trần Dần), cũng có bài lấy các thể khác làm nền (như Mười hai tháng sáu - Vũ Hoàng Chương, Lên chơi trăng - Hàn Mặc Tử, Trường tình - Đái Đức Tuấn).

Song song với LB, trong bảng thể thơ của Thơ mới còn có sự hiện diện của thể STLB, tuy nhiên số lượng góp mặt của thể thơ này lại không đáng kể. Tổng số bài thơ sáng tác hoàn toàn theo thể STLB chỉ có 18 bài (1,68%). Về dung lượng, cũng như LB, chưa có tác phẩm STLB nào trong Thơ mới đạt được “tầm” như những khúc ngâm nổi tiếng trong văn học trung đại mà tiêu biểu là Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm - bản dịch của Đoàn Thị Điểm (nguyên tác thể trường đoản cú của Đặng Trần Côn). Hầu hết, 18 bài STLB toàn

vẹn đều có quy mô nhỏ. Bài ngắn nhất là Lên đàng của Huy Cận có 8 câu, Thơ sầu rụng của Lưu Trọng Lư, 10 câu. Bài dài nhất là Tiếng họa mi ca của Phạm Huy Thông, 60 câu. Đây cũng là những bài STLB ở dạng “chính thể” (nghĩa là đơn vị cơ bản là một tổ hợp gồm 4 câu, trong đó, 2 câu thất ngôn đi trước rồi mới đến 2 câu LB (có 10 bài). Riêng những bài mở đầu bằng 2 câu LB rồi mới đến 2 câu thất ngôn còn được gọi là LB gián thất (có 8 bài). Ở dạng STLB phối xen (tức có sự xen kẽ giữa thể STLB với các thể thơ khác) có 5 bài: Hồ xuân và thiếu nữ - Thế Lữ, Giang hồ, Một mùa đông - Lưu Trọng Lư, Vọng phu - Phạm Huy Thông, Đẹp và thơ - Nam Trân. Nguyễn Tấn Long cho biết nhà thơ Hằng Phương còn viết truyện thơ Tiểu Nhiên Mị Cơ bằng thể STLB, phóng tác từ tiểu thuyết dịch Tiểu Nhiên và Mị Cơ của Vũ Ngọc Phan, nhưng ở Việt Nam thi nhân tiền chiến chỉ lược trích một đoạn tác phẩm.

Riêng thể HN, ngoại trừ một bài HN của Tú Mỡ, trong Thơ mới không có bài thơ nào viết theo thể thơ này. Nhưng theo nhận định của số đông giới nghiên cứu hiện nay, thể HN được xem là tiền thân của thể 8 chữ do các nhà thơ mới sáng tạo nên. Vì vậy, trong nhóm các thể thơ truyền thống thuần Việt, chúng tôi còn tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa thể HN truyền thống với thể thơ 8 chữ, xác định xem thể 8 chữ có phải bắt nguồn từ HN hay không?; nếu có, để thấy được những cách tân, sáng tạo của các nhà thơ mới. Thể 8 chữ chiếm giữ một số lượng rất lớn trong hệ thống thể thơ của Thơ mới: 277/1072 tác phẩm (25.84%). So với dung lượng các bài thơ viết theo thể LB và STLB thì khuôn khổ các bài thơ 8 chữ tương đối rộng mở. Bài ngắn nhất: Người vượt biển - Thao Thao, Ngại ngùng - Xuân Diệu, Gió chiều, Mây qua - Huy Thông, Tơ lòng với đẹp - Thu Hằng, Chiếc nón quai thao - Đoàn Văn Cừ có 8 câu, bài dài nhất: Đau đớn của Phạm Đình Tân có 90 câu, đạt dung lượng lớn nhất là khi thể 8 chữ tham gia vào dạng kịch thơ (Tiếng địch sông Ô - Phạm Huy Thông, 232 câu); còn lại chiếm phần lớn là các bài có dung lượng trung bình khoảng từ 20 đến 50 câu. Thể 8 chữ cũng tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là dạng nguyên thể và dạng phối xen. Hầu hết 277 bài đều ở dạng nguyên thể (tức toàn câu 8 chữ), thi thoảng có sự đan xen một số câu có số chữ nhiều hoặc ít hơn 8 chữ do yêu cầu của tâm trạng (Người phóng đãng - Thế Lữ; Vội vàng - Xuân Diệu,...), nhưng số bài này không nhiều. Thể 8 chữ còn xen vào 35 bài thơ thuộc nhiều thể thơ khác nhau làm cho sự biểu hiện cảm xúc càng thêm phong phú (Vọng phu - Phạm Huy Thông, Hồ xuân và thiếu nữ - Thế Lữ,...).

Ngoài ra, còn có một số thể thơ dân tộc khác cũng tham gia vào Thơ mới, số lượng rất ít. Một số bài 4 chữ trong Thơ mới mang ít nhiều dấu vết từ các bài vè, nói lối 4 từ trong văn học dân gian (Xoay hòn đất - Tú Mỡ,...). Riêng Tú Mỡ, không chỉ tìm về với HN, các làn điệu phong dao (Phong dao mới, Phong dao Hội Lim) mà còn khai thác điệu hát xẩm (Ông Hàn) thuần dân tộc.

Nhìn chung, các thể thơ truyền thống đều được nhiều nhà thơ mới khai thác, sử dụng với những tỉ lệ, số lượng và hình thức nhất định, góp phần tạo nên vị trí, diện mạo riêng trong Thơ mới 1932 - 1945.

2.2.3. Khả năng lôi cuốn độc giả của các thể thơ truyền thống trong sự “cạnh tranh” với các thể khác của Thơ mới 1932 - 1945

Qua thống kê và khảo sát số lượng, tỉ lệ các thể truyền thống trong bảng thể thơ của Thơ mới, chúng tôi rút ra một số nhận xét khái quát như sau: Trong khả năng có thể, các nhà thơ mới đã cố gắng thể nghiệm một cách phong phú, đa đạng nhất các thể thơ truyền thống. Xét tương quan giữa hai hệ thống thể thơ, có thể thấy, các thể thơ truyền thống thuần Việt chiếm tỷ lệ áp đảo. Trong đó, thể LB, bước sang thời hiện đại, vẫn duy trì được sức sống của mình. Trong cuộc cạnh tranh giành địa vị trong lòng độc giả với các thể thơ khác của Thơ mới, LB chiếm một vị trí “đáng nể”, với 148 tác phẩm (13.81%); so với hai thể thơ được phong trào Thơ mới sử dụng nhiều nhất là thể 7 chữ và 8 chữ thì LB xấp xỉ bằng một phần hai. Hai thể thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú luật Đường chính thống của văn học trung đại bị LB vượt xa cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt thể LB còn tỏ ra chiếm ưu thế hơn hẳn thể thơ tự do mới được các tân thi sĩ sáng tạo nên. Trong số các nhà thơ của phong trào Thơ mới hình như ít ai không một lần đến với thể thơ này. Thậm chí nhiều người còn đạt con số hàng chục bài. Trước nhất phải kể đến Nguyễn Bính với 29 tác phẩm toàn bằng thể LB trong tổng số 57 sáng tác của ông, thứ đến là các tên tuổi như: Hồ Dzếnh (15 bài), Trần Huyền Trân (20 bài), Xuân Diệu (6 bài) và Huy Cận, Mộng Sơn, Thế Lữ (đều 7 bài). Thể LB khẳng định mình trên thi đàn không chỉ bằng số lượng mà ý nghĩa hơn, LB còn sống mãi trong lòng người bằng những tác phẩm mang giá trị cổ điể ờng tồn, như: Chân quê (Nguyễn Bính), Buồn đêm mưa (Huy Cận), Tiếng sáo thiên thai (Thế Lữ), Chiều (Xuân Diệu),... Thực tế này khẳng định, LB - một thể thơ cổ truyền của dân tộc đến thời hiện đại trong thế cạnh tranh với nhiều thể thơ khác của Thơ mới vẫn có vị thế vững chắc trên thi đàn. Đây là điều mà chỉ duy nhất thể LB có được so với các thể thơ truyền thống khác.

ạng thưa vắng của thể STLB trên thi đàn. Tỉ lệ của nó trong bảng thể thơ của Thơ mới đã nói lên một phần về điều ấy. So với thể thơ thất ngôn bát cú ĐL, STLB chưa bằng một phần ba. Riêng đối với LB - thể thơ luôn song hành cùng nó suốt một thời kỳ dài trong thời trung đại - thì số lượng tác phẩm STLB cũng quá khiêm tốn: 18/148 bài. Số tác giả tìm đến với thể thơ này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Lưu Trọng Lư với 3 bài: Thơ sầu rụng, Sứ giả, Thú đau thương và 2 bài phối xen: Giang hồ, Một mùa đông; Phạm Huy Thông 3 bài: Tiếng họa mi ca, Tiếng đàn khuya, Cành liễu bên hồ và 1 bài phối xen: Vọng phu; Hàn Mặc Tử 2 bài: Muôn năm sầu thảm, Say chết đêm nay; Bích Khê 2 bài: Giọt lệ trích tiên, Tiếng đàn mưa, Thế Lữ 1 bài: Thức giấc và 1 bài phối xen: Hồ xuân và thiếu nữ. Đó là những tác giả có số lượng bài STLB nhiều nhất; còn lại, số tác giả, mỗi tác giả một bài, có: Nam Trân (1 bài phối xen: Đẹp và thơ), Hồ Dzếnh, Tế Hanh, Tú Mỡ, Đồ Phồn, Vân Đài, Tchuya (Đái Đức Tuấn), Đào Xuân Quý. Điều đáng bận tâm là trong Thơ mới chưa có tác phẩm STLB nào gây được “tiếng vang”.

Trong Thơ mới, mặc dù thể HN gần như ủa nó

- thể 8 chữ lại rất được ưa chuộng và được các nhà thơ mới hưởng ứng nhiệ . Với con số không nhỏ 277/1072 tác phẩm, thể 8 chữ chiếm vị trí phổ biến thứ hai sau thể 7 chữ, gần gấp đôi thể LB và vượt xa các thể STLB, ĐL, thể hành trong hệ thống thể thơ của Thơ mới. Phạm vi tham gia của thể thơ này hết sức rộng rãi, nó có mặt trong hơn 35 bài thơ phối xen từ nhiều thể thức khác nhau và tham gia vào sáng tác của 29 nhà thơ trong số 89 tác giả có mặt trong Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm. Thậm chí có những nhà thơ chỉ chủ yếu sáng tác bằng thể 8 chữ (các thể thơ khác rất ít hoặc không sử dụng) và tỏ ra rất có sở trường về thể thơ này. Nó chiếm giữ một bộ phận sáng tác quan trọng của các tên tuổi Thơ mới tiêu biểu như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương, Phạm Huy Thông, Tế Hanh. Riêng với nhóm những nhà thơ tả chân thì có thể nói đây là thể thơ “đặc . Tập Bức tranh quê [128, 793] của Anh Thơ có 45 bài thì 44 bài làm theo thể 8 chữ.

Đối với các thể truyền thống du nhập, thể ĐL, nhất là thất ngôn bát cú, được các nhà thơ mới tìm cách khôi phục nhưng không mấy thành công. Dù đã cố gắng khơi dậy “mùa cổ điển”, cái “hơi tàn Đông Á”, nhiều tác giả như Quách Tấn, Vân Đài, Mộng Tuyế ợc một số bài thơ hay, nhưng xét về đại thể không cứu vãn được một hình thức thơ không còn phù hợp với thời đại nữa. Tuy

nhiên, với sự sáng tạo linh hoạt của các nhà thơ mới, hồn cốt thơ Đường vẫn được bảo lưu trong các bài thơ 5 chữ, 7 chữ hiện đại của Thơ mới. Nhiều câu thơ, khổ thơ mang dáng dấp của một câu thơ hay một bài thơ thất ngôn luật tứ tuyệt cổ tuy ý không tập trung và trọn vẹn bằng. Các thể vay mượn khác như phú, văn tế, từ khúc không phát triển. Thể hành CP số lượng ít, thu hút không nhiều người sáng tác nhưng để lại những thi phẩm ấn tượng, có giá trị (Tống biệt hành - Thâm Tâm, Tráng sĩ hành - Phan Văn Dật, Bài hành phương Nam - Nguyễn Bính,…).

Những điều trên, bước đầu cho phép khẳng định khả năng tồn tại và sức hấp dẫn mạnh mẽ của các thể thơ truyền thống, đặc biệt là thể truyền thống thuần Việt, trong thế cạnh tranh với các thể thơ khác của thơ hiện đại.

2.3. Vai trò của các thể thơ truyền thống đối với Thơ mới 1932 - 1945

Mộề hệ thống thể thơ và tình hình sử dụng các thể thơ của phong trào Thơ mới như trên bước đầu đã cho phép chúng ta nhìn nhận và khẳng định phần nào vị thế, vai trò đặc biệt quan trọng của các thể thơ truyền thống trong việc tạo nên diện mạo và đặc sắc của Thơ mới nói riêng và thơ hiện đại Việ

ếu đi các thể thơ này, khuôn mặt thi ca Việ

ẽ trở nên nghèo nàn, kém bản sắc. Sự góp mặt của hệ thống thể thơ truyền thống góp phần khó có thể thay thế trong việc tạo nên tính phong phú, đa dạng cho một loại hình Thơ mới - hiện đại. Và quả thật, thơ Việt Nam chưa bao giờ phong phú và hiện đại đến như thế khi có sự tham gia của không chỉ những thể thơ mới được sáng tạo hoặc được hấp thu từ tinh hoa văn học nước ngoài mà còn có sự hiện diện của dàn đồng ca các thể thơ truyền thống của dân tộc.

Sự có mặt của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới đồng thời cũng là minh chứng sinh động nhất cho quy luật tiếp thụ của văn chương nghệ thuật chân chính. Quá trình vận động, tồn tại, phát triển của văn học và thể loại văn học nói chung, các thể thơ ca nói riêng luôn là quá trình tiếp thu, kế thừa truyền thống và cách tân nghệ thuật một cách liên tục trong lịch sử. Con đường hiện đại hóa của văn học dân tộc (trong đó, thể loại giữ vai trò thiết yếu), không thể đoạn tuyệt với quá khứ, với mạch nguồn của dân tộc. Các thể thơ truyền thống gia nhập vào làng Thơ mới hôm nay là bằng chứng khẳng định chắc chắn con đường đi đến hiện đại của thơ Việt là con đường tiếp nối và kế thừa truyền thống, nhưng tiếp nối và kế thừa phải trên cơ sở làm mới và cách tân.

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí