Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 9

thường sa mạc vắng / Quê nhà đem dọi quẩy lên an (Tráng sĩ hành - Phan Văn Dật),... Họ học các hiệp khách xưa, uống rượu, làm thơ, ngang tàng bước đi với thái độ khinh thế ngạo vật, hào khí bừng bừng: Múa lưỡi đánh tan ba kẻ sĩ / Mềm môi nốc cạn một vò men... Thi với người nằm say bóng liễu / Thi với người mong chờ kẻ rượu / Lòng thênh thênh nhẹ gió thu sơ / Nghĩa khí ngàn năm gió chẳng mờ (Can trường hành - Thâm Tâm)...

Cảm thức ra đi vì lí tưởng lớn đã được nhắc nhiều trong các bài hành cổ điển. Đến Thơ mới, motif này được lặp lại nhưng sự ra đi đã mang dấu ấn thời đại, gắn với quan niệm thẩm mỹ của cái tôi lãng mạn chủ nghĩa vốn xem sầu, buồn, cô đơn như định đề không đổi của cái đẹp. “Cái đẹp bao giờ cũng hơi buồn” (Kinh cầu tự - Huy Cận), anh hùng đẹp thời phải bi tráng, quan điểm ấy đã chi phối việc lựa chọn đề tài, thi liệu, cách xây dựng hình tượng của các nhà thơ hành. Dễ thấy các nhà thơ mới thường khai thác mảng đề tài tống biệt, chia ly (Tống biệt hành); tôn sùng ái mộ những nhân vật anh hùng chiến bại trong lịch sử (Kinh Kha quán lạnh sầu nghiêng chén, Hỡi ơi! Nhiếp Chính mà băm mặt, Mơ gì Áp Tiết thiêu văn tự), thích hóa thân làm một hiệp sĩ ra đi không về trên hành trình độc hành, cô đơn (Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ, Quạnh quẽ đêm khuya lùa gió lạnh, ...), và luôn khắc khoải nỗi buồn sầu u uất (Ta lênh đênh hoài sầu biết mấy... Hoa nát lòng ta vạn thuở đau). Các bài hành Thơ mới tịnh không có bài nào vui, tất cả đều nhuốm đẫm sắc màu ly biệt sầu thương, nó gần với chiều sâu thế sự trong thơ hành của Nguyễn Du, phảng phất cái u trầm trong thơ Đỗ Phủ hơn là cái hào sảng của Vương Duy, cái phóng khoáng của Lý Bạch. Có lẽ đây là đặc điểm cố hữu của thể hành khả dĩ có thể nâng đỡ bầu tâm tư thời thế của các nhà thơ mới. Nhưng nếu khi xưa Nguyễn Du thường xót xa cho kiếp người (Sở kiến hành), Đỗ Phủ đau đớn cho “nỗi thăng trầm, kiếp dở dang” như Gia Cát Khổng Minh (Cổ bách hành), thì tác phẩm của Thâm Tâm, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, Phan Văn Giật và cả Bích Khê nữa lại nằm trong mạch cảm hứng về những con người “bất đắc chí” buổi giao thời: Thơ ngâm giở giọng, thời chưa thuận / Tan tiệc quần anh, người nuốt giận / Chim nhạn, chim hồng rét mướt bay / Vuốt cọp, chân voi còn lận đận (Vọng nhân hành - Thâm Tâm). Cho nên, từ trong cảm hứng lãng mạn về “tráng sĩ hành”, các bài hành Thơ mới cũng đã tiềm ẩn cả cảm hứng bất bình, phản kháng đối với thực tại chế độ thực dân nửa phong kiến đương thời. Hành phương Nam của Nguyễn Bính cho thấy một giọng thơ rất khác: Ngày mai có khác gì đâu nhỉ? / Tốt nhất cười vui trọn

tối nay / Rẫy ruồng châu ngọc thù son phấn / Mắt đỏ lên rồi cứ chết ngay!. Đó là hình ảnh một anh hùng giữa đám quần thoa, một anh hùng đang phóng túng hình hài trong cơn bế tắc tinh thần. Thậm chí, có thể nói đó là hình ảnh “lộn trái” của người anh hùng trong cổ thi: Hỡi ơi, Nhiếp Chính mà băm mặt / Giữa chợ ai người khóc nhận thây?/ Kinh Kha quán lạnh sầu nghiêng chén / Ai kẻ dâng vàng, ai biếu tay? / Mơ gì Áp Tiết thiêu văn tự / Giày cỏ gươm cùn ta đi đây! Phá sản trong nỗ lực tìm kiếm sự đồng hội đồng thuyền từ những nhân vật anh hùng của nước Trung Hoa thuở trước, người “anh hùng” Việt Nam thời tư sản hóa rốt cuộc phải cay đắng đối mặt với tình thế của mình: Ta đi nhưng biết về đâu chứ? / Đã dấy phong yên khắp bốn trời / Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ / Uống say mà gọi thế nhân ơi. Với Trần Huyền Trân, rất dễ nhận thấy ở Độc hành ca cái cảm thức về sự bế tắc, tù túng, ngột ngạt, không lối thoát: Nẻo về chật chội áo cơm /... Thơ vang lại vướng mấy tầng cửa quan. Bởi thế, rất logic, tác giả đã kết bài thơ bằng những câu chất chứa tâm trạng phẫn hận: Chiều nay nhấc chén lên môi / Không dưng tưởng nhắp máu người tanh tanh / Khóc nhau ném chén tan tành / Nghe vang vỡ cái bất bình thành thơ. Tới 1943, trong Say ca, Trần Huyền Trân đã chuyển hóa sự phẫn hận ấy thành tiếng cười gằn, cay đắng, kiêu bạc: Cười xòa giờ vẫy nước non / Tay chừng cũng ngượng chẳng còn gió bay / Này thôi đấy! Này thôi đây / Này thôi kia nữa, hớp này thì thôi / Men lên ví chuyển lại thời / Lũ ta đội ướt đêm dài với nhau, v.v... Dễ thấy cảm hứng ra đi tìm đường của các “tráng sĩ” thơ mới dù được thể hiện ở nhiều cung bậc cảm xúc thẩm mỹ khác nhau song tựu trung đều gắn với sắc thái buồn thương, cô đơn, bi hùng của con người cá nhân buổi giao thời. Những đổi thay của thời đại và sự khác biệt trong tư tưởng đã phác nên hình bóng con người hiệp sĩ, nhưng kiểu người ấy khác hẳn Kinh Kha ngày xưa ra đi diệt trừ bạo chúa. Nhân vật người đi trong các bài hành dù có gợi lại không khí cổ xưa, dù có gắng gượng chống chọi tiếng thổn thức sâu thẳm từ tâm hồn bằng dáng vẻ kiêu dũng bề ngoài, vẫn chỉ là sản phẩm thuần túy lãng mạn. Các “tráng sĩ hành”, về thực chất, là hiện thân của những mẫu hình “anh hùng lãng mạn tiểu tư sản”, mang cảm thức của cái tôi thời hiện đại. Hình tượng người anh hùng này có nét gần gũi với hình ảnh người “khách chinh phu” trong thơ Thế Lữ và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (các nhân vật Dũng, Thái, Trúc): ra đi với lí tưởng lớn, hành tung bí mật và xung quanh được bao phủ bởi màn sương khói lãng mạn mờ ảo, đầy quyến rũ: Năm năm theo tiếng gọi lên đường / Tóc lộng tơi bời gió bốn phương (Giây phút chạnh lòng). “Khách chinh phu” hay “tráng sĩ

hành” đều là “sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh người trí thức mang nỗi nhục mất nước và người nghệ sĩ giang hồ say mê cái đẹp thuần túy” [34, 120]; vừa sâu sắc thế sự, vừa lãng mạn bay bổng; vừa u uất vừa hào hùng,... và đượm chút “bâng khuâng khó hiểu của thời đại” (Hoài Thanh). Tất nhiên, gần gũi không có nghĩa là trùng lặp, từ “khách chinh phu” đến “tráng sĩ hành” thực đã cách nhau khá xa, cho thấy bước vận động và phát triển rõ rệt về nhận thức, tư tưởng ở một thế hệ trí thức Thơ mới. Trong khát vọng tìm đường, nỗi bất bình phẫn chí của họ dường như đã ẩn chứa một tâm thế sục sôi hành động, sẵn sàng cứu quốc. Nói như thế không có nghĩa là đánh đồng hình ảnh ly khách, tráng sĩ trong các bài hành với các chiến sĩ cách mạng, càng không thể khẳng định chắc chắn họ ra đi vì lí tưởng cộng sản chỉ vì căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác của các bài thơ như một số ý kiến (Tống biệt hành là một ví dụ). Ly khách, tráng sĩ là một hình tượng nghệ thuật, phải được định giá bằng những tiêu chí nghệ thuật. Nếu sử dụng yêu cầu của hình thái ý thức này cho hình thái ý thức kia một cách trực tiếp thì cách nhìn nhận, đánh giá sẽ khó thuyết phục. Mặt khác, đối tượng được phản ánh trong hình tượng ly khách, tráng sĩ là một sản phẩm xã hội gắn liền với những yêu cầu lịch sử xã hội cụ thể. Đó là sự yếu ớt của một số phong trào cách mạng và sự thất bại của chính nó. Hiểu như vậy thì sự thoát li, tâm lí thất bại chủ nghĩa, sự mơ hồ trong lí tưởng,... là điều dễ hiểu. Về điều này, có thể thấy Nguyễn Quốc Túy đã có những nhận xét hợp lý: “Những bài thơ hành, đã thức dậy trong tiềm thức, tâm linh của bạn đọc đương thời về việc ra đi cứu nước, về sự bất bình, phản kháng đối với cuộc đời nô lệ, với xã hội bất công lúc đó. Những bài thơ hành là bức thông điệp của các tác giả gửi cho bạn thơ cùng trường phái, cho bạn đọc đương thời, những băn khoăn, thao thức có tác dụng thức tỉnh cõi tâm linh, tâm thức của người dân nô lệ hướng về những trang anh hùng, nghĩa liệt, những trang sử anh hùng cứu quốc. Dĩ nhiên, trường phái thơ hành không phải là tấm gương phản ánh Cách mạng như Thơ mới Từ ấy thuộc dòng trữ tình chính trị, giàu chất lạc quan và lãng mạn cách mạng của Tố Hữu. Thơ mới thuộc trường phái hành là ánh hồi quang của Cách mạng” [167, 174].

Từ chủ đề “tráng sĩ hành” với âm điệu trữ tình bi tráng, các nhà thơ hành Thơ mới hướng đến một khát vọng đổi thay, một ý chí xóa cũ tạo mới quyết liệt, táo bạo. Nội dung này thể hiện rõ nhất trong thơ Thâm Tâm. Dòng thơ hành trong Thơ mới Việt Nam thường được nhắc đến bởi bộ ba Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính, Thâm Tâm. Bằng một mảng sáng tác rất riêng, họ tự biệt ra thành một phái trong

Thơ mới: phái “áo bào gốc liễu”. Ở trường thơ ấy, mỗi người đã thể hiện một phong cách độc đáo: Thâm Tâm trầm buồn, Nguyễn Bính thiết tha, Trần Huyền Trân đơn độc,... Thâm Tâm có lẽ là vị đại biểu nổi bật nhất của phái thơ hành, bởi thơ ông quy tụ và thể hiện tập trung nhất các sắc thái của dòng thơ này. Song, từ một phía khác, khác với Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, có thể thấy khá rõ ở thơ Thâm Tâm nổi lên chủ yếu không phải là tâm sự cay đắng, phẫn chí, mà là một tinh thần sục sôi hành động, một cảm hứng xóa cũ tạo mới không gì ngăn được. Dùng một thể thơ cổ để chuyển tải khát vọng đổi thay, ý hướng cách tân hẳn là một dụng ý đầy sáng tạo của Thâm Tâm mang lại nội dung mới đặc sắc cho thể thơ này. Hãy thử xem xét Tống biệt hành, tuyệt phẩm để đời hội tụ rõ nét nhất phong cách thơ Thâm Tâm. Châu Minh Hùng trong bài Phục cổ hay nhại cổ: trường hợp “Tống biệt hành” [73], đã đưa ra một hướng tiếp cận rất mới đối với bài thơ khi ông vận dụng lí thuyết về ngôn ngữ đối thoại đa thanh của M.Bakhtin



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Tống biệt hành là một ví dụ

Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 9


.


, tiêu [73]. Cuộc đối thoại xung đột hiện diện trong bài thơ qua sự sắp xếp khéo léo nhiều hình thức đối nghịch: giữa cảnh (không đưa qua sông, bóng chiều không thắm, không vàng vọt) và tình (sóng ở trong lòng, hoàng hôn trong mắt trong), giữa hình ,

giữa hình ảnh (li khách) với người ở lạ - (ta, mẹ, chị, em), giữa khẩu khí lạnh lùng của những hiệp khách hành thời thượng cổ (Thì không bao giờ.../ ...cũng đừng mong) với giai điệu lưu luyế Thơ mới (Ta biết người buồn chiều hôm trước... Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay). “Sự đan xen, phối hợp nhiều giọng


ấn thân

[73]. Phá vỡ một bút pháp trong thơ cổ (tả cảnh ngụ tình) để khẳng định tâm tư con người cá nhân buổi giao thời, dùng âm hưởng hào hùng của thơ xưa để làm nổi bật khúc bi ca của cái tôi ở thì hiện tại, “nhại” hình thức thể thơ cũ để khai sinh nội dung mới, Thâm Tâm đã làm một cuộc cách tân ý nghĩa ngay trong bản thân một thể thơ truyền thống. Theo mạch logic ấy, có thể thấy cảm hứng “xóa cũ tạo mới” không chỉ dừng lại ở ý hướng cách tân thể thơ, chuyển cũ đổi mới, mà sâu xa hơn còn là khát vọng về một sự đổi thay to lớn, một mong muốn chuyển xoay thời cuộ (Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn / Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn (

) nay đã vấp phải sự

phản ứng kịch liệt của Thâm Tâm:

( ). Nhà thơ kêu gọi hành động: Nện cho vang tiếng chuông chiều / Thù đem sức sớm đánh kêu trống đình (Tráng ca), mong muốn hợp đoàn: Tấc lòng mong mỏi cháy tê tê / Ơi ơi bạn tác ngoài trôi giạt / Chẳng đọc thơ ta tất cũng về (Vọng nhân hành), Thuyền ai buồm lái giúp vùa vào nhau (Tráng ca), và tin tưởng: Kìa kìa lũ trước dòng sau / Trăm sông rồi cũng chung đầu đại dương (Tráng ca). Những câu thơ ấy, ở bên trong cái vẻ mang dáng dấp cổ thi kỳ thực “chính là những câu thơ cách mạng, theo nghĩa: thơ về và vì một sự thay đổi thật lớn lao” [112].

3.3.1.2. Đường luật

Quan sát các bài ĐL trong Thơ mới có thể thấy nhiều đổi khác so với truyền thống. Thứ nhất, ĐL mặc dù vẫn được các nhà thơ mới vận dụng nhưng không còn giữ vị trí quan trọng là thể thơ chính thống trong hệ thống các thể thơ như trước. Số lượng và sự thành công khiêm tốn của các bài ĐL Thơ mới là minh chứng. Thứ hai, nhìn trên diện rộng, chúng tôi nhận thấy, đúng như luận giải của tác giả Lê Thị Anh trong công trình Thơ mới với thơ Đường, đại ý: Thơ mới tiếp thu thơ Đường trên nhiều cấp độ, từ cấp độ hình thức (tiêu đề, đề từ, từ ngữ, hình ảnh, câu thơ, liên thơ, khổ thơ, bài thơ, nhà thơ) đến nội dung cảm hứng (“nỗi niềm biệt ly cô đơn”, “cảm xúc thoát tục”, “đồng cảm với thân phận bị vùi dập của kiếp đời ca kỹ”) [5]. Nhận định này sát đúng với cả những bài thơ làm theo hình thức luật Đường

trong Thơ mới. Tiến hành khảo sát và phân loại nhỏ hơn các trình tự, lớp lang thuộc bình diện nội dung, chúng tôi có một kết quả minh định xác thực hơn nữa. Cụ thể: hầu hết các bài ĐL Thơ mới đều khai thác và kế thừa những nguồn đề tài, chủ đề, cảm hứng quen thuộc đã có từ cổ thi. Từ đề tài thiên nhiên (Trưa, Chiều - Thế Lữ, Xuân, Con đường - Nguyễn Giang, Chiều cổ - Lưu Trọng Lư, Cuối thu - Đoàn Văn Cừ), đời sống xã hội (Ngẫu đề - Vân Đài, Đám chết nghèo - Đoàn Văn Cừ), đời tư (Gửi Liên Tâm - Bích Khê, Khóc bạn Lê Thanh - Ngân Giang, Mộng trong hương - Bích Khê, Ngoài ba mươi tuổi - Vũ Hoàng Chương, Mộng thấy Hàn Mặc Tử - Quách Tấn); các chủ đề: hoài cổ (Nhắn về thiên cổ - Vũ Hoàng Chương, Trường xưa - Tế Hanh, Về thăm nhà cảm tác - Quách Tấn, Trăng sáng bến đò xưa - Bích Khê), đăng lâm / đăng cao (Trên núi Ấn nhìn sông Trà, Đăng lâm - Bích Khê), đến các cảm hứng: đề vịnh (vịnh cảnh: Ngũ hành sơn - Bích Khê, Đảo Cát Bà, Qua Giục Thúy Sơn - Vân Đài, Trước chùa Thiên Mụ - Nam Trân, Hoàng Hạc lâu - Bích Khê; vịnh sử: Mỵ Ê, Nàng Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống - Nguyễn Nhược Pháp), thế sự (Mười năm đất khách, Lên đường - Vân Đài, Chuyến tàu - Đái Đức Tuấn, Làm trai - Quách Tấn), trào lộng (Cóc cần, Kiếp cùng đinh, Cụ thừa - Đồ Phồn), “nỗi niềm biệt ly cô đơn” (Chia ly - Lưu Trọng Lư, Một phút ngừng say, Trơ trọi - Quách Tấn, Chia tay - Giản Chi), “cảm xúc thoát tục” (Cảnh thiên đường - Lưu Trọng Lư), “đồng cảm với thân phận bị vùi dập của kiếp đời ca kỹ” (Nghe hát, Nửa đêm cá quán - Vũ Hoàng Chương). Như vậy, từ phương diện nội dung, ĐL Thơ mới vẫn tiếp tục dòng mạch cảm hứng đã có từ những mẫu mực ĐL truyền thống. Sự tiếp thu này phần nào giới hạn phạm vi đối tượng phản ánh, đồng thời tạo nên sự khu biệt trong cùng một thể thơ ở hai hệ hình thơ ca, văn học đã hoàn toàn khác xa nhau. Nguồn đề tài, cảm hứng mà các nhà thơ mới tìm về khai thác ở thơ Đường dù khác nhau ở nhiều sắc thái và cách biểu hiện nhưng chung quy vẫn là những cảm xúc lãng mạn bộc lộ cái tôi cá nhân cô đơn, nhỏ bé khao khát có được hơi ấm của tình đời, tình người. Những nội dung tiếp thu từ thơ Đường đến Thơ mới bao giờ cũng được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Đó là lăng kính của cái tôi cá nhân mạnh mẽ nhưng cô đơn, buồn bã, hình tượng trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì thế, trong tương quan giữa hai loại nội dung hiện thực và lãng mạn thì âm hưởng lãng mạn chính là thế mạnh của ĐL Thơ mới. Tính hiện thực trong thơ Đường truyền thống thực sự chưa được các nhà thơ mới phát huy. Theo khảo sát của Lê Thị Anh, xét trên cấp độ nhà thơ, các

nhà thơ mới chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhà thơ đời Đường nổi tiếng như Lý Bạch, Thôi Hiệu, Bạch Cư Dị, Vương Duy, Đỗ Phủ, Vương Xương Linh [5]. Trong số đó, họ có vẻ yêu thơ Lý Bạch nhiều hơn Đỗ Phủ. Ở Lý Bạch, họ như gặp được một người đồng hành lý tưởng, cùng tạng người, khí chất, cùng phong cách lãng mạn, phóng khoáng, ưa tự do, ghét buộc ràng. Trái lại, cảm quan hiện thực khỏe khoắn với tinh thần chiến đấu tích cực, truyền thống nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc trong thơ Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị (vốn là hình mẫu gần gũi với các nhà thơ dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,...) lại dường như quá xa lạ đối với các nhà thơ mới. Hầu hết các nhà thơ mới chỉ tìm đến với những gì phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ chủ quan của mình. Điều này lí giải tại sao các bài ĐL Thơ mới thường nghiêng về các loại đề tài thiên nhiên, đời tư, các cảm hứng đề vịnh, hoài cổ, đăng lâm / đăng cao, trong khi loại đề tài về đời sống xã hội, cảm hứng thế sự ít được quan tâm và nếu có cũng không gây được ấn tượng. Đáng kể nhất chỉ có Quách Tấn, Nguyễn Bính. Những bài Thân lữ thứ, Bị an trí, Bước cùng của Quách Tấn khiến ta ngậm ngùi nhớ tới bước đường phiêu dạt của Đỗ Phủ. Một số bài thơ luật trường thiên độc vận của Nguyễn Bính (Đêm mưa đất khách, Giời mưa ở Huế, Xuân tha hương) cũng thắc thỏm những nỗi niềm chua chát trước nhân gian, cuộc đời... Phải thừa nhận rằng những vần thơ giàu giá trị hiện thực và tố cáo trong thơ cổ dường như không “hợp gu” lắm đối với đa số các nhà thơ mới. Vấn đề này đã được Phan Cự Đệ [34] và Lê Hải Anh [5] đề cập, chúng tôi chỉ xin tổng thuật lại trên cơ sở phân tích và khảo sát kỹ hơn các bài thơ thuộc thể ĐL nhằm khẳng định cái mới trong nội dung, cảm hứng của thể thơ.

Thứ ba, trong Thơ mới, thể ĐL được các nhà thơ mới khai thác theo hai khuynh hướng chủ yếu: khuynh hướng trở về với thơ Đường cổ điển (Quách Tấn, Nguyễn Giang, Ngân Giang, J.Leiba, Thái Can, Vân Đài, Giản Chi, Nguyễn Nhược Pháp, Lưu Kỳ Linh, Cẩm Lai, Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ,…) và khuynh hướng cách tân (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Bích Khê, Hàn Mặc Tử, Phạm Văn Hạnh, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương,…). Cả hai khuynh hướng dù khác nhau nhiều về đề tài và cách diễn đạt nhưng đều thống nhất ở chức năng và nội dung cơ bản của thể thơ. Có thể thấy, khác với hình thức trữ tình gián tiếp theo kiểu “ngôn chí”, “tỏ lòng” đầy trang trọng, cổ kính của thơ ĐL xưa, Thơ mới đã phổ vào thể thơ cái khát vọng trữ tình trực tiếp của cái tôi cá nhân thời đại mới.

Trữ tình (lyrical, tức “giãi bày cảm xúc”) là đặc tính cố hữu của thơ ca, là đặc điểm bản chất của thơ lãng mạn, bởi thơ lãng mạn (romantic poetry) vốn đề cao cảm xúc cá nhân, tự do sáng tạo, chủ trương phóng túng. Tác phẩm là tiếng lòng được thể hiện toàn vẹn, triệt để và vô hạn bằng sự tưởng tượng và xúc động không che dấu, không bị trói buộc bởi những ước lệ luân lý của xã hội. Không thể khẳng định Thơ mới là thuần túy lãng mạn, song không thể phủ nhận khởi nguồn và nền tảng tạo nên Thơ mới chủ yếu là khuynh hướng lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn trở thành quan điểm mỹ học và nguyên tắc sáng tạo của Thơ mới. Do đó, hệ thống thể thơ của nó (bất kể thể thuần Việt hay du nhập, hiện đại hay truyền thống) cũng ưu tiên hàng đầu chức năng trữ tình với nội dung phô bày cảm xúc chân thực của cái tôi cá nhân cá thể. Nói cách khác, Thơ mới là một cuộc tổng hợp và thí nghiệm tất cả các thể thơ nhằm lựa chọn những cách thức tối ưu có thể “giải trình” đắc lực tiếng nói trái tim vốn đa chiều và nhiều khuất khúc của cái tôi thời hiện đại. Dễ hiểu, ĐL, cũng như các thể truyền thống khác, khi bước vào lãnh địa Thơ mới sẽ

/ “bị” khai thác đầu tiên về tiềm năng trữ tình sẵn có của thể thơ, và, nếu thơ ĐL truyền thống trữ tình gián tiếp thì ĐL Thơ mới trữ tình trực tiếp. Tuy nhiên, trữ tình trực tiếp là hình thức thể hiện của loại hình thơ hiện đại (khác hình thức thể hiện của loại hình thơ cổ điển là trữ tình gián tiếp). Đặc điểm này bao trùm tất thảy các thể truyền thống có mặt trong Thơ mới. Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là: đối với ĐL

- một thể thơ vốn có cấu trúc, thi pháp hết sức chặt chẽ, quy phạm; tiêu biểu nhất cho loại hình thơ cách luật trung đại - hình thức trữ tình trực tiếp sẽ được các nhà thơ mới khai thác, vận dụng, xử lý như thế nào? Có gì khác với các thể thơ khác?

Lịch sử phát triển của thơ ca Việt Nam là lịch sử phát triển những hình thái biểu hiện khác nhau của thơ trữ tình. Đặc điểm quan trọng nhất của thơ trữ tình là sự biểu hiện cảm xúc của cái tôi. Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu biện dưới hai dạng thức chủ yếu là trữ tình gián tiếp và trữ tình trực tiếp. Trong văn học trung

ực tiếp cảm xúc của chủ thể. Quan niệm về cá nhân và ý thức về bản ngã chưa mạnh mẽ nên cái tôi trữ tình trong thơ phải ẩn khuất sau cái ta, cái cộng đồng với vô vàn các quy ước bắt buộc. Thơ ca, điển hình là thơ ĐL, luôn được làm theo một công thức chung, “định sẵn” về cả nội dung lẫn hình thức (Các nhà thơ xưa luôn hướng về “tâm, chí, đạo” như một chân lý phổ quát, dù “ngôn chí”, “tỏ lòng” cũng đều mang các thuộc tính chung, phổ biến; trình bày tư tưởng, tình cảm của chủ thể thông qua những phương tiện tượng trưng, ước lệ

Ngày đăng: 04/10/2023