Hát Nói Và Thể Thơ 8 Chữ Trong Thơ Mới 1932 - 1945

thể LB đã được Hàn Mặc Tử khoác lên màu sắc của “trường thơ loạn”, “trường thơ điên”: Thưa, tôi không dám say mê / Một mai tôi chết bên khe ngọc tuyền / Bây giờ tôi dại tôi điên / Chắp tay tôi lạy cả miền không gian (Một miệng trăng), Tôi toan hớp cả váng trời / Tôi toan đớp cả miếng cười trong khe (Say nắng). LB trong thơ Hàn Mặc Tử tìm đến nguồn mạch cảm xúc về vũ trụ, tiên, mộng, mong giải phóng nỗi buồn đau ở trần gian, nỗi buồn đau đầy máu và nước mắt. Còn LB trong thơ Bích Khê luôn mang một cái gì rất mới, phảng phất cái thế giới của mộng, của hư, của dư âm tượng trưng trong trường thơ Baudelaire. Ta bắt gặp trong Ngón giai nhân cảm hứng về tiếng đàn: Đây em gượng khúc tranh này / Mới lên trục gấm nét mày đã cau / Em ơi nhấn mạnh thì đau / Em ới nhấn nhẹ khôn lau nét buồn / Tiếng mau e ruột như cồn / Lại trong tiếng đục luống hờn bấy thân. Cảm hứng về tiếng đàn gắn với bóng giai nhân đã có từ lâu trong văn học truyền thống, đặc biệt là lớp nhà nho tài tử như Nguyễn Du, Chu Mạnh Trinh. Nét riêng, cái mới trong thơ LB Bích Khê là tính ẩn dụ cao hơn và phảng phất hơi hướng tượng trưng... Qua những hồn thơ LB của khuynh hướng hiện đại hoá có thể thấy, LB thời điểm này đã có sự mở rộng thêm nhiều hướng đề tài: thiên nhiên, tình yêu, thế giới mộng, thậm chí cả tôn giáo (như thơ Đinh Hùng) - những đề tài thích hợp nhất cho chủ nghĩa lãng mạn. Tìm vào những đề tài này những cái tôi Thơ mớidường như cảm thấy tâm hồn mình thanh thoát hơn, trong sáng hơn. Và những nhà thơ mới đã khai thác tối đa đặc tính trữ tình của LB để diễn tả những nỗi buồn mơ hồ kéo dài, những tình cảm bâng khuâng thương nhớ, vừa lơ lửng lại vừa quẩn quanh bế tắc.

Bên cạnh khuynh hướng hiện đại hóa là khuynh hướng trở về với truyền thống với ca dao, tiêu biểu là Nguyễn Bính, Bàng Bá Lân, Nguyễn Đình Thư, Đoàn Văn Cừ, Hồ Dzếnh, Lưu Kỳ Linh, Hằng Phương,v.v... Đây là một nét kế thừa đặc trưng thể thơ truyền thống của các nhà thơ mới. Theo Phan Diễm Phương: “Một trong những dụng ý nghệ thuật dẫn đến việc kế thừa đặc trưng thể loại lục bát cổ truyền của các nhà thơ mới là nhằm gợi lên “một âm hưởng ít nhiều mang tính chất tượng trưng cho xóm làng dân dã” [139, 203]. Phải chăng đó là cơ sở của những mối liên tưởng mĩ cảm sâu xa để từ đó có thể cảm nhận giá trị chức năng, nội dung của thể LB trong một số bài thơ: Tương tư, Lẳng lơ, Xa cách,... (Nguyễn Bính), Sang ngang, Tống biệt, Đến chiều (Nguyễn Đình Thư), Đợi chờ (Lưu Kỳ Linh), Lòng quê (Hằng Phương), Sáng quê, Lỡ đò, Quê hương (Hồ Dzếnh), Cổng làng (Bàng Bá Lân). Hầu như các bài LB thuộc khuynh hướng này đều nói về con người

chốn quê nhà dân dã, bình dị, cảnh trí êm đềm yên ả nơi chôn rau cắt rốn bên bờ đê, bến nước, vườn cà, lễ hội dân gian. Bản thân LB đã tiềm tàng màu sắc, sức mạnh của văn hóa truyền thống. Nhưng các nhà thơ mới tìm về những giá trị văn hoá truyền thống trên cơ sở kế thừa có cách tân. Các nhà thơ mới biết đặt những mối liên tưởng với mẫu hình LB ca dao truyền thống trong ý thức sáng tạo của mình. Vì thế những câu thơ LB của thế hệ các nhà thơ mới vẫn mang một dáng nét hiện đại, một cái gì rất riêng không giống với thể thức LB ca dao từ ngàn đời nay. Đấy chính là ý thức về bản ngã, nhu cầu khẳng định cái tôi ngay trên mảnh đất của những giá trị văn hoá cổ truyền. Trong ca dao không có và cũng không thể có dấu ấn của cái tôi tác giả, phong cách cá nhân. Còn thơ hiện đại, một đòi hỏi không thể thiếu đối với các nhà thơ là khi vận dụng thi pháp ca dao để sáng tác, họ càng phải thể hiện rõ phong cách tác giả, dấu ấn cá nhân. Tuy cùng mang âm hưởng trữ tình vốn có của ca dao dân gian nhưng thơ Nguyễn Bính đã rất khác với thơ Đoàn Văn Cừ… Nguyễn Bính rất có sở trường về LB, chiếm số lượng tác phẩm lớn nhất: 29 bài. Thơ LB Nguyễn Bính hội đủ mọi trạng huống cảm xúc của những buồn vui, ngậm ngùi, cay đắng; vừa như kể chuyện, vừa như trữ tình. Nhưng nhìn chung, LB Nguyễn Bính vẫn đi trên khung truyền thống, nét mới của Nguyễn Bính là nằm ở tinh thần “hồn quê” trong nội dung thể thơ. Việc đưa “hồn quê” vào trong thơ văn đã xuất hiện trong văn học trung đại, tiêu biểu như thơ Nguyễn Trãi, Thái Thuận, Đặng Huy Trứ, và nhất là Nguyễn Khuyến. Trong thơ Nguyễn Trãi có không ít những thi liệu dân dã, quê mùa. Trong thơ Nguyễn Khuyến lại có cả một thế giới làng quê, hồn quê chân thực, tinh tế và cảm động. Nhưng rất tiếc những nhà thơ tài hoa này không làm thơ LB. Đến Nguyễn Bính, cái “hồn quê”, “chân quê” mới thức dậy mạnh mẽ, phong phú như thế. Thơ Nguyễn Bính, không chỉ riêng LB mà ở nhiều thể thơ khác đều nhất quán nét phong cách này. Điều đáng nói là Nguyễn Bính biết lợi dụng sự cộng hưởng ăn ý giữa loại nội dung này trong hình thức thể thơ vốn đã mang đậm hồn quê hương dân tộc nên “hồn quê”, “chân quê” qua LB của ông vẫn đắm say lòng người. Gọi Nguyễn Bính là “thi sĩ của đồng quê” kể cũng thoả đáng. LB Nguyễn Bính chịu ảnh hưởng sâu sắc từ ca dao nhưng vẫn khẳng định được bản sắc riêng. Nếu “hồn quê” trong ca dao luôn mang tính phổ quát của loại hình folklore, thì nét nổi bật về “hồn quê” trong thơ Nguyễn Bính là màu sắc cá nhân. Không gian đồng quê trong LB Nguyễn Bính đã được phủ lên cái tâm tư của con người thời đại, nét tâm trạng của cái tôi Thơ mới Nguyễn Bính đầy nỗi niềm

trước hiện tượng những nét đẹp chân quê đang dần bị lấn át bởi văn minh đô thị. Nỗi niềm ấy hiển hiện thành nỗi phấp phỏng lo âu, mang đầy tiên cảm “sắp bị mất”, kết tinh trong một bài thơ tình LB giản dị: Hôm qua em đi tỉnh về / Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều (Chân quê). Thành thị lúc bấy giờ hiện lên vừa như một đối trọng lại vừa mang sức cám dỗ khó cưỡng đối với con người quê. Nó khiến người em gái thôn quê chân chất nâu sòng, chỉ một hôm đi tỉnh về đã rộn ràng những “khăn nhung, quần lĩnh, áo cài, khuy bấm” - dấu hiệu hiển nhiên của sự xâm thực thành thị vào tâm hồn đồng quê trong trẻo, một dấu hiệu không lành. Trái tim trai yêu của Nguyễn Bính thảng thốt, bàng hoàng, kinh ngạc, bối rối, hờn giận và thổn thức: “em làm khổ tôi”, rồi từ đó bùng lên cả một trời thương tiếc: Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Trang phục của cô gái quê đã thay bằng trang phục của cô gái tỉnh, nhưng lòng nàng liệu có đổi thay? Một nỗi lo lợ mong manh và những dự cảm mơ hồ về những giá trị thủy chung, vĩnh cửu của tình quê, “chân quê” sắp vuột mất: Hồn tôi giếng ngọt trong veo / Trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh / Hồn cô cát bụi kinh thành / Đa đoan vó ngựa chung tình bánh xe (Tình tôi). “Hồn quê” trong thơ Nguyễn Bính luôn chấp chênh ranh giới giữa quê và tỉnh, giữa làng và đô thị. Nguyễn Bính đã thổi cái hơi gió thị thành vào chốn đồng quê. Làng trong thơ Nguyễn Bính có sự gian díu với kinh thành trong thời buổi “phồn hoa đô hội”. Những giá trị văn hoá cổ truyền hiện hữu bên cạnh lối văn minh của đời sống thị dân trong thế tranh chấp, giằng co. Hình như Nguyễn Bính sợ bị mai một đi nên ngậm ngùi xót xa, van lơn, cầu khẩn: Van em em hãy giữ nguyên quê mùa. “Nguyễn Bính đã “lãnh” đủ điệu than để thể hiện cái bi kịch lỡ làng, cái sầu đô thị, cái hận ái ân của mình” [149, 41]. Điệu than đã trở thành nét nổi bật trong sáng tác LB của ông, tạo nên những âm hưởng kỳ lạ, da diết khôn nguôi (Đêm cuối cùng, Tình tôi, Bóng bướm, Làm dâu, Đàn tôi,...). Trở về với xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX - cơ sở để hình thành Thơ mới - lúc này không còn là một hình thái xã hội thuần phong kiến nữa, nó đã chuyển sang hình thái xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội tư sản thị dân, được hấp thụ văn minh phương Tây, những giá trị tinh thần, những quan niệm cũ dần bị tiêu hao. Gặp “buổi Tây Tàu nhố nhăng”, những cái tôi Thơ mới trở nên lạc lõng, bơ vơ, họ muốn “vin” vào “hồn quê” như một “điểm níu” cho tâm hồn. Họ mong muốn níu giữ những nét đẹp còn lại của văn hoá làng quê. Và tâm lý lo sợ mất đi những giá trị truyền thống trước sự đan xen tranh chấp của

cái mới - cái cũ nảy sinh trong thời buổi lúc bấy giờ là điều dễ hiểu. Song, “tiếc thay Nguyễn Bính lại không phải là người thời xưa. Xét đến cùng ông chưa hẳn là nhà thơ của đồng quê. Nguyễn Bính cũng như lớp những nhà thơ mới, là một nhà thơ tiểu tư sản thích viết về nông thôn theo cảm xúc và suy nghĩ của riêng mình... Cho nên về thực chất cả hai khuynh hướng cũng chỉ là một, cùng có chung một cơ sở về thế giới quan nhưng khác nhau về đề tài và lối diễn đạt” [124, 385].

Viết về làng quê, Đoàn Văn Cừ cũng là một cây bút tiêu biểu. Cùng một đề tài, cùng sử dụng một mô típ nghệ thuật những hình ảnh dân dã (nhà tranh, cổng tre, cau, ngọn rơm vàng, lợn, gà, bóng đa,...) nhưng khác Nguyễn Bính, âm hưởng chính trong LB Đoàn Văn Cừ là nỗi niềm bâng khuâng, tươi vui, là những “chuỗi cười ngũ sắc” (chữ dùng của Hoài Thanh) ẩn đằng sau bức tranh quê sống động, trong trẻo, ngộ nghĩnh, nên thơ: Trưa hè nắng dọi vàng hoe / Nhà tranh khói bám cổng tre gió lùa / Tàu cau xanh dưới trời lơ / Ngọn rơm vàng ánh gương hồ long lanh… Trưa ngồi nghỉ bóng đa xanh / Sớm ra chợ đón gặt quanh các làng / Đêm thanh đập lúa trăng vàng / Nến sao thắp trắng trên màn trời xanh ()... Cùng viết về nông thôn, làng quê nhưng so với Đoàn Văn Cừ hay Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Lưu Kỳ Linh, Hằng Phương thì Nguyễn Bính vẫn nổi bật như một hiện tượng cá biệt. Trong số họ có lẽ chỉ Nguyễn Bính nhận thức sâu sắc được sự thay đổi của thôn quê trước cuộc xâm lăng của đô thị ỗ Lai Thúy: “Nếu thơ lục bát của những thi sĩ trên chỉ là những “bức tranh quê”, những bài “thôn ca”, những họa phẩm phong tục và lịch sử quý giá thì thơ lục bát Nguyễn Bính là niềm thương nhớ, âu lo, khắc khoải về sự phôi pha của quê hương. Bởi vậy sự khác nhau cơ bản giữa thơ họ là một đằng là nghệ thuật tĩnh mang tính chất không gian, một đằng là nghệ thuật động đậm tính chất thời gian” [186, 111]. Như vậy, cùng tiếp thu nghệ thuật LB, các nhà thơ ộc lộ bản sắc riêng của mình. Ảnh hưởng của LB ca dao đã không làm cho các tác giả bị hoà tan vào số đông mà trái lại càng tô rõ cá tính sáng tạo của từng người.

Ngoài ra, LB Thơ mới còn có một số nội dung và chức năng khác như: chức năng trào phúng với nội dung phê phán, châm biếm (Hội bảo trợ súc vật - Tú Mỡ), chức năng giải trí với nội dung bày tỏ tình cảm nhẹ nhàng, mua vui (Phải quỳ - Trần Trung Phương)... Các nhà thơ mới một mặt đã biết lợi dụng tính “trung hoà” (xem LB trở thành một hình thức biểu đạt như bao hình thức khác) của thể thơ để thể hiện nhiều loại nội dung khác nhau, mặt khác đặt thể thơ trong quan hệ đối sánh với các

thể 8 chữ, tự do để khai thác những nội dung riêng nhằm phát huy tác dụng một cách thường xuyên, rộng rãi. hiện rất rõ trong các bài LB phối xen. Ở dạng này, chức năng biểu đạt của LB càng nổi rõ do có sự so sánh tức thời làm nổi bật cái bất bình thường đáng phải chú ý của những dòng LB trong bài. Ở bài Phong Châu, Hồ Dzếnh sử dụng những vần thơ 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ đan xen với âm điệu tiết tấu đều đặn thích hợp với việc kể chuyện bằng thơ về mối tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, sau đó tác giả kết bài thơ cảm động ấy bằng một đoạn thơ LB nhẹ nhàng, êm ái phù hợp thể hiện những ngẫm nghĩ, suy tư sâu xa, lắng đọng: Giếng vàng ánh ngọc nghìn xưa / Giở trang sách cũ hương thừa còn bay/... Người về ta mới nhớ ra / Yêu là thế ấy, mơ là thế thôi. Ở những mức độ và màu sắc cảm xúc khác nhau trong từng trường hợp cụ thể còn có thể tìm thấy sự khác biệt trong khả năng diễn đạt cảm xúc của LB bên cạnh những thể thơ khác qua một loạt bài thơ: Vườn tâm sự, Mười hai tháng sáu (Vũ Hoàng Chương), Chiêu niệm (Đinh Hùng), Một miệng trăng (Hàn Mặc Tử), Dăm bài ca (Phạm Huy Thông)... Tóm lại, LB Thơ mới đã khai thác triệt để, đa dạng các loại hình chức năng nhằm thể hiện những cung bậc cảm xúc, những trạng huống tâm hồn phong phú, tinh vi của những hồn thơ mới. Trong đó nổi bật nhất là chức năng trữ tình với nội dung bày tỏ tư tưởng, tình cảm của cái tôi cá nhân cá thể.

3.3.2.2. Song thất lục bát

Đặc trưng chức năng, nội dung thể STLB cổ truyền đã được khẳng định là: chức năng trữ tình với nội dung bày tỏ tâm sự hồi cố, bi ai (thể hiện rõ trong khúc ngâm). Bắt đầu từ những năm 40 thế kỷ XVIII, STLB đã được dùng cho một loại tác phẩm mang nội dung trữ tình bi thương, như: Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm - bản dịch của Đoàn Thị Điểm (nguyên tác của Đặng Trần Côn),... Ở các tác phẩm này, các tác giả không bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách trực tiếp. Thông thường các tác giả đóng vai “một người lữ khách” (chữ dùng của Phan Ngọc). “Người lữ khách ấy có thể là một cô gái một mình trong khuê phòng trông trải, cảm thương cho thân phận mình, có thể là một nhà nho trước ánh trăng hồi tưởng lại một thời đã qua, cũng có thể là một chí sĩ “hôm nay ôn lại quãng đường dài”, một người cách mạng trong cảnh tù đày, xuất dương nhắn nhủ những người mình tin cậy,...” [116, 244]. Nói cách khác, nhà thơ hoá thân, nhập vai vào nhân vật trữ tình, nói hộ nỗi niềm nhân vật. Ở Cung oán ngâm, Nguyễn Gia Thiều hoá thân vào nhân vật người cung nữ nói hộ tâm tư, nỗi niềm buồn uất, sầu muộn,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

day dứt triền miên trong đau khổ, thất vọng, và oán thán khi bị vua ghẻ lạnh, bỏ rơi. Ở Chinh phụ ngâm, tác giả cũng nhập vai nhân vật người chinh phụ để cất lên tiếng lòng của người thiếu phụ trẻ bị chiến tranh chia rẽ tình yêu, cướp đi hạnh phúc, tuổi trẻ và bị đẩy vào trùng điệp những lo lắng, nhớ thương, cô đơn sầu muộn. Toàn bộ những tâm trạng này không phải của Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn hay Đoàn Thị Điểm, mà là của nhân vật người cung nữ, nàng chinh phụ. Cách thức trữ tình ở đây không phải là trữ tình trực tiếp, là những “bản tự thuật tâm trạng” của các tác giả. Tất nhiên, cũng có một số trường hợp tác giả đồng thời là nhân vật trữ tình, qua tác phẩm trực tiếp giãi bày tâm trạng (Tự tình khúc - Cao Bá Nhạ, Ai tư vãn - Lê Ngọc Hân). Trong các tác phẩm này, tác giả phần nhiều trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình, nhưng dẫu sao vẫn không được ngang nhiên thoải mái bày tỏ như ở trong thơ hiện đại sau này. Bởi vậy, về cơ bản, trữ tình trong STLB, đặc biệt ở khúc ngâm là loại “trữ tình gián tiếp” hay có thể gọi là “tự tình”. Đặng Thai Mai rất có cơ sở khi gọi “trữ tình”, trong thể ngâm khúc dùng hình thức STLB là “tự tình” [104, 55]. Theo chúng tôi, khái niệm “tự tình” áp dụng cho khúc ngâm là hợp lí và thích đáng nhất, không nên dùng khái niệm này cho toàn bộ thơ trung đại.

Sang thời đại Thơ mới, chức năng và nội dung STLB đã có nhiều đổi mới. Thứ nhất, nó không còn phụ thuộc vào các thể thơ khác như ngâm khúc hay văn tế thời trung đại nữa, nó là một thể thơ độc lập, tồn tại cho chính nó. Thứ hai, chức năng trữ tình của nó bây giờ chủ yếu gắn với nội dung bày tỏ tình cảm, tâm trạng của cái tôi cá nhân cá thể. Các bài STLB Thơ mới hoàn toàn không còn hiện tượng hoá thân, nhập vai của tác giả vào nhân vật trữ tình nữa. Phần lớn STLB Thơ mới là lời giãi bày trực tiếp của chính nhà thơ. Chủ thể trữ tình - nhân vật trữ tình lúc này thống nhất với tác giả hoặc đồng thời là tác giả. Nỗi khát khao thương nhớ mãnh liệt nhưng đầy đau thương quằn quại trong Muôn năm sầu thảm chính là “bản tự thuật” của hồn thơ Hàn Mặc Tử, nhân vật trữ tình trong bài thơ không ai khác ngoài thi nhân: Nghệ hỡi Nghệ! Muôn năm sầu thảm / Nhớ thương còn một nắm xương thôi! / Thân tàn ma dại đi rồi / Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan. Đây là cốt lõi làm nên sự khác biệt về chức năng, nội dung của STLB trong văn học trung đại và STLB Thơ mới. STLB ở những bài ngâm khúc truyền thống, đúng như nhận xét của Phan Diễm Phương, “là những tác phẩm trữ tình trường thiên, chúng không giống như các bài thơ trữ tình nhỏ thường được viết bằng thể Đường luật. Ở đây không phải chỉ có một cảm xúc, một suy nghĩ đơn nhất, riêng

Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 12

lẻ, thoáng qua mà là cả một chuỗi tâm trạng phức tạp và phong phú cùng ngưng tụ lại. Ví như trong Chinh phụ ngâm nhân vật trữ tình là nàng chinh phụ luôn đi về giữa những hồi ức về dĩ vãng... với những thử nghiệm trong hiện tại (Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước/ Tới xuân này tin hãy vắng không), với cả những suy nghĩ về tương lai (Thiếp xin muôn kiếp sau này), khi chứng kiến những cảnh tượng trước mắt (Non đông thấy lá hầu chất đống/ Trĩ xập xoè mai cũng bẻ bai), khi lạc vào giấc mộng (Sum vầy một lúc tình cờ)... Trong vòng luân chuyển khép kín ấy, nhiều tâm trạng đã được nảy sinh: nhớ mong, lo lắng, sầu muộn, xót xa, băn khoăn hối hận, tuyệt vọng,...” [139, 154]. Những tâm trạng ấy không chỉ xuất hiện một lần mà thường diễn ra triền miên, lặp đi lặp lại hết đợt này đến đợt khác, như không thể chấm dứt, nhưng cũng không thay đổi, phát triển tạo nên một chuỗi dài tâm trạng dai dẳng, miên man xuyên suốt chiều dài bài thơ. Đặc điểm này nảy sinh do đặc thù của thể ngâm khúc. Trong ngâm khúc thường có sự tham gia của cả hai yếu tố tự sự (thể hiện rõ nhất ở cốt truyện sơ giản) và trữ tình, nhưng trữ tình vẫn đóng vai trò chủ đạo. STLB Thơ mới đã thoát khỏi áp lực của ngâm khúc, không phải đảm nhận chức năng tự sự thì đã đành (STLB Thơ mới ít khi gắn với cốt truyện), chức năng trữ tình của nó cũng đã đổi khác. Nó chỉ nhằm bày tỏ một tư tưởng, tình cảm, một trạng huống tâm hồn nhất định: có thể hoài cổ, hồi cố, trầm tư hay day dứt đau buồn,... Một số bài như Trưa vắng của Hồ Dzếnh, Sứ giả của Lưu Trọng Lư có kể chuyện, nhưng cũng như LB, yếu tố cốt truyện, tự sự không nhằm mục đích kể, tả mà là đòn bẩy làm bật nổi những dòng tâm tư của nhân vật trữ tình. Điều dễ nhận thấy là STLB đã được khoác lên cái hồn của Thơ mới, cái hồn của thời đại, cái tâm tư buồn, sầu vừa như mơ hồ lại vừa như sâu lắng, u uất mang tính chất hồi cố, hoài niệm của một thế hệ thanh niên tiểu tư sản trong một thời đại vừa bế tắc, bi kịch, vừa lãng đãng khói sương, mơ mộng (tiêu biểu như: Muôn năm sầu thảm, Say chết đêm nay - Hàn Mặc Tử, Thơ sầu rụng - Lưu Trọng Lư, Thức giấc - Thế Lữ). Có lúc STLB được vận dụng để đi sâu mô tả nỗi cô đơn, bế tắc tuyệt đỉnh của cái tôi Thơ mới: Tiếng đàn khuya (Phạm Huy Thông), Sứ giả (Lưu Trọng Lư)... Một nét mới của các nhà thơ mới là tìm về thể thức STLB không phải để diễn tả những nỗi niềm, tâm sự ưu phiền mang nhiều sắc thái trầm tư về nỗi đau day dứt triền miên, thường xuyên như trong văn học trung đại mà nhằm bộc lộ tâm hồn tươi sáng, trong trẻo với những cảm nhận thi vị, mang hơi thở trẻ trung và màu sắc hiện đại (Hồ xuân và thiếu nữ - Thế Lữ, Cảm thông - Tế Hanh, Trưa vắng - Hồ Dzếnh,...). STLB truyền

thống, đặc biệt ở ngâm khúc, do bị chi phối bởi chức năng “tự tình” với nội dung bày tỏ tình cảm hồi cố, băn khoăn, lo lắng, bi ai, đã vận dụng khá phổ biến hình thức các câu hỏi, câu cảm thán. Những hình thức câu hỏi với âm điệu khắc khoải, da diết như day dả xoáy sâu vào lòng người rất thích hợp thể hiện tâm trạng buồn đau, bế tắc của con người (Chinh phụ ngâm - bản dịch của Đoàn Thị Điểm [104] có đến 20 câu hỏi, 6 câu cảm thán; Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều [92] có đến 35 câu hỏi, 30 câu cảm thán). Chức năng trữ tình của STLB Thơ mới đã đổi khác nên rất ít khi sử dụng câu hỏi (ngoại trừ bài Mòn mỏi của Thanh Tịnh)... Ngoài ra, STLB Thơ mới còn mang một số chức năng và nội dung khác: chức năng trào phúng với nội dung châm biếm, phê phán (Cái chuông ông Trùm - Tú Mỡ, Khóc cụ Tô-lăng-xơ - Đồ Phồn). Tuy vậy, chừng ấy thay đổi dường như cũng chưa đủ tạo nên một ấn tượng mới, rõ rệt. Tính chất trữ tình, hồi cố vốn được tạo ra từ thời hoàng kim của thể thơ vẫn chiếm ưu thế.

3.3.2.3. Hát nói và thể thơ 8 chữ trong Thơ mới 1932 - 1945

Khi đi tìm nguồn gốc thể 8 chữ của Thơ mới, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhìn thấy ở thể thơ này có sự gần gũi với HN trên một số phương diện: số chữ, câu thơ, cách ngắt nhịp, có khi ở kỹ thuật gieo vần. Hoài Thanh nhận định: “Ca trù biến thành thơ 8 chữ. Thể thơ này ra đời trước năm 1936, nghĩa là trước khi ông Thao Thao đề xướng. Yêu vận mất, phần nhiều vần liên châu” [175, 42]. Nguyễn Lộc cũng có ý kiến tương tự: “Hát nói của Nguyễn Công Trứ và các nhà thơ khác trong giai đoạn nửa đầu và nửa cuối thế kỷ XIX còn là cơ sở để hình thành thể thơ 8 chữ trong giai đoạn những năm 30 của thế kỷ này (thế kỷ XX)” [99, 516]. Đây cũng là ý kiến của phần lớn các nhà nghiên cứu. Một số hướng nghiên cứu còn tìm thấy mối liên hệ xa gần giữa thể 8 chữ với một số thể thơ khác. Lam Giang, Vũ Tiến Phúc nhận thấy: “Đa số thanh niên hấp thụ Tây học đã tiếp xúc với một nguồn thơ khác thơ Đường. Câu thơ Alexandrin 12 âm của Pháp đã ảnh hưởng nhiều đến việc tăng số chữ trong câu thơ Việt” (dẫn theo [178, 627]). Trần Nho Thìn trong Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa lại thấy “các tập thơ diễn xướng xuất bản tại Sài Gòn sử dụng khá phổ biến từ khúc 7 chữ xen 8 chữ (nhưng không phải hát nói), vần liên châu chứ không theo yêu vận. Về mặt hình thức, lối thơ này gần với lối thơ 8 chữ của Thơ mới sau này hơn là thể hát nói” [178, 628],... Theo chúng tôi, nhìn chung trong loại hình thơ trung đại thì CP và HN là hai thể thơ cách luật có mức độ phóng khoáng và tự do hơn cả, đặc biệt thể HN đã phát triển cao hơn hình

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí