Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Từ Gia Đình Đến Hành Vi Cầu Nguyện Của Tín Đồ Công Giáo

Có 87% số tín đồ cho rằng truyền thống gia đình ảnh hưởng nhiều đến hành vi cầu nguyện, trong đó 74% số tín đồ cho rằng ảnh hưởng rất nhiều. Chỉ có 13% số tín đồ cho biết yếu tố gia đình có ảnh hưởng bình thường tới hành vi cầu nguyện. Kết quả nghiên cứu các yếu tố gia đình ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo được thể hiện qua bẳng số liệu 4.35.

Bảng 4.35: Ảnh hưởng của các yếu tố từ gia đình đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo



TT


Các yếu tố từ gia đình

Mức độ ảnh hưởng (%)


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc


Không ảnh hưởng


Ảnh hưởng ít

Ảnh hưởng bình thường

Ảnh hưởng tương

đối nhiều

Ảnh hưởng rất nhiều

1

Truyền thống tôn giáo

của gia đình

0

0

13,0

13,0

74,0

4,61

0,70

1

2

Giáo dục về đạo trong

gia đình

0

0

12,2

28,3

59,4

4,47

0,70

2

3

Mối quan hệ giữa các

thành viên trong gia đình

0

0,5

22,7

45,7

31,1

4,07

0,74

3

4

Hoàn cảnh gia đình

0

3,1

24,7

50,8

21,4

3,91

0,75

5

5

Vị thế gia đình trong cộng

đồng giáo xứ

0

3,6

23,7

47,7

25,0

3,94

0,79

4


Chung

0

1,4

19,2

37,1

42,1

4,20

0,73


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 17

* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Yếu tố thứ hai có ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện là Giáo dục về đạo trong gia đình, xếp ở vị trí thứ hai (ĐTB = 4,47; ĐLC = 0,70). Trong đó mức ảnh hưởng tương đối nhiều chiếm tỷ lệ 28,3% và mức ảnh hưởng rất nhiều chiếm 59,4% số tín đồ. Các yếu tố về vị thế của gia đình trong cộng đồng, hoàn cảnh gia đình là những yếu tố có ảnh hưởng ít đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo. Tại sao hai yếu tố về truyền thống tôn giáo của gia đình và giáo dục về đạo trong gia đình lại ảnh hưởng tới hành vi cầu nguyện lớn như vậy? Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì các gia đình Công giáo thường theo đạo từ đời này qua đời khác. Đứa trẻ sinh ra trong gia đình Công giáo đã được nhập đạo qua Bí tích Rửa tội; các em được gia đình dạy dỗ và giáo dục các hành vi tôn giáo như: đọc kinh, làm dấu, đi nhà thờ, học hỏi giáo lý, hát Thánh ca… trong nhà thờ và tại gia đình. Điều này hình thành niềm tin tôn giáo và nhận thức về đạo ở tín đồ ngay từ khi còn nhỏ. Chính niềm tin được hình thành từ khi còn nhỏ này sẽ tác động đến hành vi tôn giáo của tín đồ. Bên cạnh đó, các hành vi tôn giáo được toàn

thể gia đình và cộng đồng thực hiện thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần nên những hành vi đó càng được củng cố.

Chúng ta hãy xem ý kiến của tín đồ: “Cầu nguyện là trách nhiệm, là bổn phận của tín đồ. Các điều giáo hội quy định thì chúng tôi thực hiện. Cầu nguyện cũng làm cho con người thanh thản, vơi bớt những sầu não, cầu nguyện tập thể tại gia đình và nhà thờ làm cho mọi người có cơ hội gắn kết với nhau hơn” (nam, 27 tuổi, trình độ học vấn đại học, mức sống khá, ngoại thành Hà Nội).

Bảng 4.36: Ảnh hưởng của các yếu tố từ gia đình đến hành động cầu nguyện (so sánh theo giới tính)

TT

Yếu tố ảnh hưởng

Giới tính

Số lượng

ĐTB

ĐLC

1

Truyền thống tôn giáo của gia đình

Nam

198

4,53

0,74

Nữ

194

4,70

0,65

2

Giáo dục về đạo trong gia đình

Nam

198

4,38

0,75

Nữ

194

4,56

0,63

3

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Nam

198

3,99

0,76

Nữ

194

4,16

0,72

4

Hoàn cảnh gia đình

Nam

198

3,79

0,80

Nữ

194

4,02

0,69

5

Vị thế gia đình trong cộng đồng giáo xứ

Nam

198

3,81

0,82

Nữ

194

4,07

0,73

* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhóm tín đồ nữ chịu sự ảnh hưởng nhiều hơn nhóm tín đồ nam ở các tất cả các yếu tố. Với yếu tố truyền thống gia đình ảnh hưởng đến hành động cầu nguyện thì nhóm nữ có điểm trung bình là 4,70 (ĐLC = 0,65) trong khi nhóm nam có điểm trung bình là 4,53 (ĐLC = 0,74). Kết quả này cho thấy ý kiến của nhóm nữ cho rằng truyền thống của gia đình có ảnh hưởng đến hành động cầu nguyện cao hơn so với nam giới, các ý kiến đồng thuận với quan điểm này ở nhóm nữ cũng tập trung hơn. Các yếu tố khác như: hoàn cảnh gia đình; vị thế gia đình trong cộng đồng giáo xứ cũng được nhóm tín đồ nữ đánh giá cao hơn về mức độ ảnh hưởng so với nhóm tín đồ nam. Lý giải về điều này, chúng tôi cho rằng, nữ giới có đời sống nội tâm sâu sắc hơn, duy tình hơn nam giới nên truyền thống gia đình có tác động mạnh mẽ hơn tới nữ giới, khiến nữ giới tuân thủ theo truyền thống gia đình hơn. Bên cạnh đó, nam giới thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội hơn (như: các mối quan hệ trong xã hội, thời gian dành cho công việc cũng như các hoạt động xã hội khác, thời gian dành cho gia đình ít hơn…) nên ít có cơ hội thực hiện hành vi tôn giáo cùng với các thành viên khác trong gia đình hơn. Có thể vì những lý do trên khiến cho việc nữ giới chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố

truyền thống gia đình hơn so với nam giới khi thực hiện hành vi tôn giáo nói chung, hành vi cầu nguyện nói riêng.

4.2.1.2. Yếu tố từ bản thân Công giáo

Bên cạnh nhóm yếu tố về gia đình, nhóm yếu tố từ chính đạo Công giáo cũng có ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện. Số liệu ở bảng 4.37 cho thấy yếu tố khát vọng được lên Thiên đàng có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi cầu nguyện của tín đồ (ĐTB = 4,74; ĐLC = 0,51). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 96,5% số tín đồ cho biết yếu tố khát vọng lên Thiên đàng có ảnh hưởng nhiều đến việc cầu nguyện, trong đó ảnh hưởng rất nhiều chiếm 78,1%.

Như chúng ta đã biết, tôn giáo hướng con người đến cuộc sống sau khi chết, nơi có cuộc sống sung túc, hạnh phúc và không còn đau khổ, cuộc sống vĩnh hằng… nơi mà người sống không ai biết đến (như: Thiên đàng, Niết bàn…). Đó là khát vọng cuối cùng của kiếp sống trần gian. Con người sau khi chết muốn được lên Thiên đàng thì phải sống tốt, thực hiện các điều răn dạy của Chúa, phải cầu xin Chúa. Đó cũng là lý do tác động đến hành động cầu nguyện của tín đồ. Tiếp đến là vai trò của Đức Chúa. Theo tín đồ thì Chúa có nhiều vai trò và khi tín đồ có nhu cầu thì họ cầu nguyện để mong Chúa giúp đỡ, kết quả khảo sát có 77,3% số tín đồ cho rằng vai trò của Chúa có ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi cầu nguyện.

Bảng 4.37: Ảnh hưởng của các yếu tố từ Công giáo



TT


Các yếu tố từ đạo

Mức độ ảnh hưởng (%)


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc

Không ảnh hưởng

Ảnh hưởng ít

Ảnh hưởng bình

thường

Ảnh hưởng tương

đối nhiều

Ảnh hưởng rất

nhiều

1

Vai trò của Đức Chúa

0

1,0

4,1

17,6

77,3

4,71

0,59

2

2

Khát vọng được lên Thiên

đàng

0

0

3,6

18,4

78,1

4,74

0,51

1

3

Ảnh hưởng của Kinh thánh

và giáo lý

0

0

6,6

29,3

64,0

4,57

0,61

3

4

Tấm gương tu tập của các

chức sắc tôn giáo

0

0,5

33,4

37,0

29,1

3,95

0,80

4

5

Không gian và cảnh quan

của nhà thờ

0

3,1

47,7

30,4

18,9

3,65

0,81

7

6

Tác động của các tín đồ

khác trong giáo xứ

0

2,6

48,0

30,1

19,4

3,66

0,81

6

7

Phương pháp truyền đạo của

linh mục

0,5

1,0

43,9

37,8

16,8

3,69

0,77

5


Điểm trung bình chung

0,07

1,17

26,7

28,6

43,3

4,13

0,70


* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Chúng ra xem ý kiến của tín đồ về vấn đề này: “Giúp tôi giải tỏa những áp lực trong công việc và được hiệp thông với Ngài” (nữ, 37 tuổi, trình độ học vấn đại học, mức sống khá, nội thành Hà Nội).

Yếu tố thứ ba có ảnh hưởng nhiều đến hành động cầu nguyện là ảnh hưởng của Kinh thánh và giáo lý. Kinh thánh và giáo lý là lời Chúa và chuẩn mực tín đồ phải tin và tuân giữ. Việc lắng nghe lời Chúa, hiểu lời Chúa cũng là cách để nhận thức về đạo. Theo Kinh thánh: “Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta. Điều mà Cha Ta ban cho Ta, thì cao trọng hơn tất cả và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Ta. Ta và Cha Ta là một" (Ga 10, 27-30). Giáo lý là những điều Chúa dạy được cụ thể hóa, tín đồ không tuân giữ thì phạm tội với Chúa. Bên cạnh đó, các yếu tố như tấm gương tu tập của chức sắc, phương pháp truyền đạo, không gian nhà thờ, ảnh hưởng của cộng đồng cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ. Nơi nào chức sắc giảng giải hay, gần gũi thì tín đồ nghe theo sự chỉ dẫn của các vị. Nhà thờ rộng đẹp cũng tạo nên sự trang nghiêm, tạo bầu không khí linh thiêng trong cầu nguyện. Tuy nhiên, những yếu tố thuộc quyền năng siêu nhiên của Thiên Chúa có sức ảnh hưởng lớn nhất đến hành động cầu nguyện của tín đồ. Sau đây là ý kiến của tín đồ:

Niềm tin, chỉ tin vào Chúa, siêng năng cầu nguyện” (nữ, trình độ học vấn cấp 2, 50 tuổi, nông nghiệp, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hàng ngày, tôi đọc kinh cầu nguyện để nhớ đến Người” (nữ, trình độ học vấn cấp 3, 37 tuổi, công nhân, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Bảng 4.38: Ảnh hưởng của các yếu tố từ Công giáo đến hành động cầu nguyện (so sánh theo giới tính)

TT

Yếu tố ảnh hưởng

Giới tính

Số

lượng

ĐTB

ĐLC

1

Vai trò của Đức Chúa

Nam

198

4,66

0,63

Nữ

194

4,76

0,53

2

Khát vọng được lên Thiên đàng

Nam

198

4,70

0,55

Nữ

194

4,79

0,45

3

Ảnh hưởng của Kinh thánh và giáo lý

Nam

198

4,60

0,62

Nữ

194

4,55

0,61

4

Tấm gương tu tập của các chức sắc tôn giáo

Nam

198

3,91

0,79

Nữ

194

3,98

0,81

5

Không gian và cảnh quan của nhà thờ

Nam

198

3,58

0,80

Nữ

194

3,73

0,82

6

Tác động của các tín đồ khác trong giáo xứ

Nam

198

3,60

0,80

Nữ

194

3,73

0,82

7

Phương pháp truyền đạo của linh mục

Nam

198

3,72

0,76

Nữ

194

3,67

0,78

Tìm hiểu các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hành động cầu nguyện giữa tín đồ nam và nữ, kết quả khảo sát cho thấy, điểm trung bình ở nhóm tín đồ nữ cao hơn so với nhóm tín đồ nam, chứng tỏ nữ chịu ảnh hưởng nhiều hơn nam. Cụ thể, với yếu tố vai trò của Đức Chúa thì điểm trung bình của tín đồ nữ (ĐTB = 4,76; ĐLC = 0,53) cao hơn so với tín đồ nam (ĐTB = 4,66; ĐLC = 0,63); hay yếu tố khát vọng được lên Thiên đàng thì điểm trung bình của tín đồ nữ (ĐTB = 4,79; ĐLC = 0,55) cũng cao hơn so với tín đồ nam (ĐTB = 4,70; ĐLC = 0,55). Tuy nhiên, với yếu tố về phương pháp truyền đạo của linh mục thì điểm trung bình của tín đồ nữ (ĐTB = 3,67; ĐLC = 0,78) thấp hơn tín đồ nam (ĐTB = 3,72; ĐLC = 0,76), chứng tỏ tín đồ nữ ít chịu ảnh hưởng từ yếu tố này hơn tín đồ nam. Điều này có lẽ do nữ chú trọng hơn đến những yếu tố thuộc về Thiên Chúa, những quy chuẩn của tôn giáo hơn là chú ý đến yếu tố về phương pháp truyền đạo của linh mục. Nữ cầu nguyện là hướng đến Chúa, còn tín đồ nam khi cầu nguyện không chỉ đến với Chúa mà không gian tôn giáo, quan hệ giao tiếp với chức sắc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc đi lễ, cầu nguyện.

Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu cho thấy, trong nhóm các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hành động cầu nguyện của tín đồ Công giáo, nhóm yếu tố từ đạo có ảnh hưởng ít hơn nhóm yếu tố gia đình, điểm trung bình của các yếu tố thuộc nhóm về đạo là 4,13, ít hơn điểm trung bình nhóm yếu tố từ gia đình là 4,20.

4.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan

Bên cạnh những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện, thì yếu tố chủ quan cũng có ảnh hưởng nhất định. Chúng ta xem kết quả nghiên cứu về những yếu tố chủ quan ảnh hưởng như thế nào đến hành động cầu nguyện của tín đồ Công giáo ở hai nhóm yếu tố: Yếu tố ý thức đối với đạo và yếu tố mức độ thực hiện hành động cầu nguyện của tín đồ.

4.2.2.1. Yếu tố ý thức đối với đạo của tín đồ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 97,9% số tín đồ cho rằng: Đức Chúa, Đức Mẹ là thiêng liêng, là bậc tôn kính nên cần cầu nguyện để cầu xin sự cứu vớt, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các yếu tố ảnh hưởng, trong đó mức ảnh hưởng rất nhiều có 88,0% số tín đồ lựa chọn. Với ĐTB = 4,86 (ĐLC = 0,40) cho thấy, đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và các câu trả lời rất tập trung. Yếu tố ảnh hưởng thứ hai trong nhóm yếu tố ý thức đối với đạo của tín đồ là phấn đấu cho đạo là một lẽ sống quan trọng của mỗi tín đồ. Đối với mỗi tín đồ, cầu nguyện giúp cho họ ý thức về bản thân, lựa chọn cách sống cho mình là điều tín đồ mong muốn, chính vì thế tín đồ cho rằng đây là

yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến hành động cầu nguyện (ĐTB = 4,72; ĐLC = 0,48), xếp vị trí thứ hai trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành động cầu nguyện.

Bảng 4.39: Ảnh hưởng của yếu tố thuộc về ý thức tín đồ đến hành vi cầu nguyện



TT


Các yếu tố ý thức

Mức độ ảnh hưởng (%)


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc


Không ảnh hưởng


Ảnh hưởng ít

Ảnh hưởng bình thường

Ảnh hưởng tương đối

nhiều

Ảnh hưởng rất nhiều


1

Đức Chúa, Đức Mẹ là thiêng liêng, là bậc tôn kính nên cần cầu nguyện

để cầu xin sự cứu vớt


0


0


2,0


9,9


88,0


4,86


0,40


1


2

Phấn đấu cho đạo là một lẽ sống quan trọng

của mỗi tín đồ


0


0


1,5


24,7


73,7


4,72


0,48


2


3

Tín đồ tin rằng có ý thức tu luyện, phấn đấu cho đạo thì sau khi chết

sẽ được lên Thiên đàng


0


0


4,6


32,4


63,0


4,58


0,57


3


Trung binh chung

0

0

2,7

22,3

74,9

4,72

0,48


* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Đối với tín đồ Công giáo, việc phấn đấu cho đạo trở thành một lẽ sống cũng là một trong những bổn phận quan trọng của bản thân. Chúng ta xem ý kiến của tín đồ về nội dung này:

Là người Công giáo phải giữ đúng luật của Công giáo, đóng góp và cầu nguyện cho đạo ngày một phát triển, sống Phúc âm giữa lòng dân tộc theo như Giáo hội mong muốn” (nam, trình độ học vấn cấp 2, 67 tuổi, nông nghiệp, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội).

Cầu nguyện là trách nhiệm, là bổn phận của tín đồ. Các điều Giáo hội quy định thì chúng tôi thực hiện. Cầu nguyện cũng làm cho con người thanh thản, vơi bớt những sầu não. Cầu nguyện tập thể tại gia đình và nhà thờ làm cho mọi người có cơ hội gắn kết với nhau hơn” (nam, 27 tuổi, trình độ học vấn đại học, mức sống khá, ngoại thành Hà Nội)

Yếu tố thứ ba, đó chính là tín đồ tin rằng có ý thức tu tập, phấn đấu cho đạo thì sau sẽ được lên Thiên đàng. Đây là mục tiêu cuối cùng và phấn đấu đạt được của mỗi tín đồ. Để được lên Thiên đàng, các tín đồ phải tu dưỡng, cầu nguyện với Chúa. Chính vì thế, việc tu tập được tín đồ đánh giá có ảnh hưởng rất lớn (ĐTB = 4,58;

ĐLC = 0,57), cụ thể có 95,4% số tín đồ cho rằng có ảnh hưởng nhiều đến hành động cầu nguyện, trong đó mức ảnh hưởng rất nhiều chiếm tỷ lệ 63%.

4.2.2.2. Yếu tố mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 98% số tín đồ cho rằng việc cầu nguyện thường xuyên làm cho bản thân họ cảm thấy mong muốn của mình sẽ trở thành hiện thực hơn. Đó cũng là động lực thúc đẩy hành động cầu nguyện của tín đồ. Đời thường, khi con người ta xác định được cái đích cần đến thì hành động mãnh liệt hơn. Trong tôn giáo cũng vậy, khi tín đồ đã nhìn thấy cái đích thì họ sẽ hành động tích cực hơn, tần suất thực hiện nhiều hơn. Tín đồ nhận thức được rằng, muốn đến đích - lên Thiên đàng sau khi chết thì chỉ có cầu nguyện với Chúa, thực hiện các điều răn của Chúa, chính vì thế nội dung này được tín đồ đánh giá rất cao (ĐTB = 4,76; ĐLC = 0,49), xếp vị trí số 1. Thứ hai, cầu nguyện thường xuyên làm cho tín đồ cảm thấy được gần Chúa hơn. Khi cầu nguyện, tín đồ cảm thấy mình đang giao tiếp với Chúa, niềm tin của tín đồ giúp cho tín đồ nhận thức điều này. Hơn nữa, việc tín đồ thường xuyên cầu nguyện trước ảnh, tượng Chúa sẽ giúp họ cảm nhận được sự hiện diện của Chúa.

Bảng 4.40: Mức độ thực hiện ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện



TT


Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng (%)


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc

Không ảnh hưởng

Ảnh hưởng ít

Ảnh hưởng

bình thường

Ảnh hưởng

tương đối nhiều

Ảnh hưởng

rất nhiều


1

Hành vi cầu nguyện được

thực hiện hàng ngày, thường xuyên


0


0


5,6


15,8


78,6


4,73


0,55


4

2

Cầu nguyện trở thành thói

quen, nhu cầu của tín đồ

0

0

3,1

19,6

77,3

4,74

0,50

3


3

Cầu nguyện càng thường xuyên sẽ giúp tín đồ giải tỏa những tâm trạng nặng nề của cuộc sống


0


0


2,6


23,0


74,5


4,72


0.50


5


4

Cầu nguyện thường xuyên làm cho tín đồ cảm thấy được

gần Chúa hơn


0


0,5


1,5


20,4


77,6


4,75


0,49


2


5

Cầu nguyện thường xuyên làm cho tín đồ cảm thấy mong muốn của mình có khả

năng trở thành hiện thực hơn


0


0,5


1,5


19,4


78,6


4,76


0,49


1


Trung bình chung

0

0,2

2,8

19,6

77,3

4,74

0,50


* Ghi chú: 1.0 < ĐTB < 5.0.

Như vậy, việc cầu nguyện thường xuyên sẽ làm cho tín đồ cảm thấy gần Chúa hơn và cảm thấy mong muốn của mình có khả năng trở thành hiện thực hơn. Đây cũng là 2 yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất đến tới mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ.

Tóm lại, trong các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo thì yếu tố mức độ thực hiện hành động cầu nguyện của tín đồ (ĐTB = 4,74) có ảnh hưởng nhiều nhất, nhiều hơn so với yếu tố ý thức về đạo của tín đồ (ĐTB = 4,72). Tuy vậy, sự ảnh hưởng của hai yếu tố này chênh lệch nhau không đáng kể.

4.3. Phân tích một số trường hợp điển hình

4.3.1. Người được phỏng vấn số 1 - Hoàng Thị N.

a. Thông tin về người được phỏng vấn

Người được phỏng vấn là tín đồ Công giáo, là nữ, 37 tuổi, mức sống gia đình theo chị tự đánh giá ở mức khá, sống ở nội thành Hà Nội, trình độ học vấn đại học. Chị đã từng là nhà báo, người có niềm tin tôn giáo sâu sắc. Chị là người thực hiện tốt những điều răn dạy của Chúa, bản thân chị và gia đình sống gương mẫu trong cộng đồng giáo xứ. Chúng tôi trao đổi với Chị về các vấn đề nhận thức về Chúa, về Kinh thánh, giáo lý và tình cảm của bản thân chị đối với Chúa.

b. Khía cạnh nhận thức của tín đồ khi cầu nguyện

Nhận thức về Đức Chúa Trời, theo Chị, Chúa Trời là người đã tạo dựng nên trời, đất, muôn vật và đem lại cho chúng ta cuộc sống. Chúa có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Ngài luôn dõi bước theo Chị. Nếu không có Ngài, Chị không thể hoàn thành mọi công việc. Trong niềm tin của Chị, Chúa có mặt ở khắp nơi: ở nhà, ở trường học, ở công sở. Lúc chị cần Ngài, Ngài có mặt ở mọi lúc mọi nơi.

Nhận thức về Thiên đàng: Theo suy nghĩ của chị, Thiên đàng không chỉ có ở trên trời mà còn có ở cả dưới trần thế, chỉ cần con người yêu thương nhau, chấm dứt chiến tranh và đem lại cuộc sống hòa bình đó là Thiên đàng. Thiên đàng đem lại cho con người cuộc sống vĩnh cửu và ở đó chỉ có Thiên Chúa và người công chính. Thiên đàng tồn tại hiện hữu và ở trong tâm hồn của con người. Đó là một niềm tin khiến cho cuộc sống của chị trở nên thật ý nghĩa và là điều giúp chị thêm phấn chấn, là động lực khiến chị luôn thực hiện những việc tốt đẹp để khi chết đi, có thể lên được Thiên đàng.

Nhận thức về Kinh thánh và giáo lý. Khi được hỏi về số lượng Kinh thánh, chị cho biết Kinh thánh gồm 73 cuốn và nêu rõ số lượng cuốn trong Kinh Cựu ước và Tân ước. Chị cũng cho biết nhận thức của mình về nguồn gốc của Kinh thánh, đó là Kinh thánh có nguồn gốc từ Chúa, là lời Chúa, cũng như ảnh hưởng của Kinh thánh đến đời sống tôn giáo của tín đồ. Theo chị, Kinh thánh chính là lời Chúa muốn nói

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí