Đối Với Ban Tôn Giáo Cấp Quận, Huyện Và Chính Quyền Địa Phương

khẳng định tình cảm của mình đối với Thiên Chúa ở mức độ sâu sắc và rất sâu sắc, trong đó đại đa số ở mức rất sâu sắc. Tình cảm này xuất phát ở chỗ họ cho rằng: Chúa có công tạo ra con người và vạn vật, đem lại cho họ sự sống; Chúa đã hy sinh để cứu vớt con người; Chúa đã dạy họ điều hay lẽ phải, cách thức ứng xử trong cuộc sống. Có thể nói tình cảm bao trùm và cốt lõi của các tín đồ là tình cảm đối với Chúa Trời. Đó là tình cảm mạnh mẽ và sâu sắc đến mức độ sùng bái. Tình cảm này tác động trực tiếp đến các hành vi ứng xử của các tín đồ trong các hoạt động của tổ chức tôn giáo mà họ là thành viên.

- Về niềm tin của tín đồ khi cầu nguyện, các tín đồ Công giáo được khảo sát có một niềm tin sâu sắc vào Thiên Chúa khi thực hiện hành vi cầu nguyện. Họ tin vào sức mạnh và vai trò tạo dựng con người và thế giới của Thiên Chúa; tin vào sự cứu vớt, giúp đỡ của Thiên Chúa đối với bản thân mình. Đó là niềm tin vào một sức mạnh màu nhiệm và duy nhất. Các tín đồ cũng có niềm tin sâu sắc vào sự tồn tại của một thế giới khác - thế giới linh hồn dành cho họ sau khi kết thúc cuộc sống ở trần gian. Thế giới này có hai loại - Thiên đàng và Địa ngục. Các tín đồ tin rằng những người tin Chúa, làm theo điều răn của Chúa sẽ được lên Thiên đàng, còn những người không tin Chúa, không làm theo điều răn của Chúa, phạm tội ác sẽ bị đày xuống Địa ngục.

- Về hành động của tín đồ khi cầu nguyện, các tín đồ Công giáo được khảo sát thực hiện hành động cầu nguyện ở mức độ cao. Các hành động này được tín đồ thực hiện một cách nghiêm túc và mang tính tự giác cao từ sự chuẩn bị đến khi tiến hành cầu nguyện. Các tín đồ thực hiện cầu nguyện thường xuyên hàng ngày tại gia đình và hàng tuần tại nhà thờ. Họ thực hiện hành vi này nhằm giao tiếp với Thiên Chúa, qua đó, họ thể hiện tình cảm sùng kính và lòng biết ơn của mình đối với Thiên Chúa. Qua cầu nguyện, tín đồ bày tỏ nhu cầu, mong muốn, khó khăn của bản thân và gia đình để Thiên Chúa thấu hiểu và cứu giúp họ. Nhu cầu và mong muốn của các tín đồ khi cầu nguyện rất đa dạng, song có thể quy vào hai vấn đề: Cầu mong sức khỏe, an lành và cầu mong có cuộc sống no ấm; Cầu nguyện để cho con người gạt bỏ lỗi lầm, sự yếu đuối để có niềm tin và ý chí nhiều hơn trong cuộc sống.

Có thể nói một cách khái quát là trung tâm của nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành động của các tín đồ khi cầu nguyện là Đức Chúa Trời. Đây là yếu tố thiêng

liêng nhất, chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của các tín đồ và cộng đồng giáo xứ nói chung và hành vi cầu nguyện nói riêng.

1.3. Các yếu tố chủ quan và khách quan đều ảnh hưởng nhiều đến hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện của tín đồ nhiều hơn yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều nhất là mức độ thực hiện hành vi cầu nguyện của tín đồ.

1.4. Phân tích các trường hợp điển hình được lựa chọn ngẫu nhiên đã làm sâu sắc hơn hành vi cầu nguyện của tín đồ, làm rõ hơn khía cạnh nhận thức, cảm xúc, niềm tin và hành động của tín đồ khi cầu nguyện. Dù cho tín đồ thuộc độ tuổi khác nhau, trình độ học vấn khác nhau, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp khác nhau nhưng họ đều có niềm tin sâu sắc vào Chúa, có hiểu biết về Kinh thánh, giáo lý, nhận thức được bổn phận của mình và thực hiện hành động cầu nguyện tích cực.

2. KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, có thể nêu ra một số kiến nghị sau:

2.1 Đối với Ban Tôn giáo cấp quận, huyện và chính quyền địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Khía cạnh nhận thức, cảm xúc, tình cảm, niềm tin và hành động của tín đồ khi thực hiện hành vi cầu nguyện đều ở mức độ rất cao. Điều này cho thấy trong công tác quản lý Công giáo ở địa phương cần quan tâm đến hành vi tôn giáo, đặc biệt hành vi cầu nguyện của tín đồ. Việc tạo điều kiện cho hành vi này được thực hiện thường xuyên sẽ giúp tín đồ giải tỏa, trút bỏ được những cảm xúc tiêu cực và thực hiện tròn bổn phận của người tín hữu. Điều này giúp tín đồ yên tâm và tin tưởng vào sự quản lý tôn giáo của địa phương.

Bản chất của tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng là hướng con người đến làm việc thiện. Đối với Công giáo, điều này thể hiện rõ trong 10 điều răn của Chúa, các giá trị nhân văn tốt đẹp như: tôn trọng con người, không bạo lực, không dâm dục, không lấy của người khác, không tham lam, thảo kính cha mẹ mang tính giáo dục và nhân văn cao. Đây là những chuẩn mực đạo đức cần thiết cho cuộc sống của con người chứ không chỉ cho cộng đồng Công giáo. Do đó, các chính sách tôn giáo, các hoạt động quản lý tôn giáo của địa phương cần sử dụng các giá trị sống này trong giáo dục và xây dựng đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư ở địa phương. Thực tế cho thấy, cộng đồng giáo dân đã đóng góp

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 20

quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cho việc thực thi luật pháp của Nhà nước.

Cơ quan quản lý tôn giáo và chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để tín đồ thực hiện các hoạt động sinh hoạt tôn giáo thuận lợi. Trong những năm qua, chính sách tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tín đồ và cộng đồng tín đồ sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Song sự biến đổi của xã hội, sự hội nhập quốc tế của đất nước đòi hỏi chúng ta cần có những điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề trong chính sách tôn giáo để phù hợp với thực tiễn cuộc sống cũng như để các tín đồ thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với họ. Mặt khác, chúng ta cần quan tâm đến các ý kiến của tín đồ, tạo điều kiện trong khuôn khổ pháp luật để các nguyện vọng của tín đồ được đáp ứng.

Tôn giáo là một nhu cầu tinh thần thực sự của người dân. Bản chất của tôn giáo là hướng con người đến điều thiện, đến sự tu dưỡng đạo đức, đến cách ứng xử giữa con người - con người (và kể cả đối với môi trường sống) mang tính nhân văn hơn. Điều này không đối lập với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, với chính sách của Đảng và Nhà nước. Trái lại, nó phục vụ tốt hơn cho việc thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước vì sự phát triển của xã hội và hạnh phúc con người. Vấn đề này cần được các cán bộ quản lý địa phương, trong đó có các cán bộ quản lý tôn giáo, cán bộ an ninh hiểu rõ để có những ứng xử phù hợp.

2.2. Đối với các tổ chức giáo xứ và chức sắc tôn giáo

Các chức sắc tôn giáo (linh mục, giám mục và những người giúp việc trong các giáo xứ) có ảnh hưởng rất lớn đối với giáo dân. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy có tín đồ tin tưởng cao vào chức sắc; kính trọng các chức sắc. Để tín đồ Công giáo tin vào các chức sắc tôn giáo, là do tín đồ nghĩ rằng linh mục, giám mục là người đại diện của Chúa trong cộng đồng mà ở đây là các giáo xứ. Nếu như Giáo hoàng là người đại diện cao nhất của Chúa ở thế gian thì các linh mục, giám mục là người đại diện của Chúa ở các cơ sở của tổ chức Công giáo. Chức sắc là người truyền giảng cho các tín đồ về Chúa (về Kinh thánh - lời Chúa), là cầu nối giao tiếp giữa Chúa, Giáo hội và các tín đồ. Các chức sắc là người thay mặt Thiên Chúa chăm sóc phần hồn (đời sống tâm linh) và giáo dục cho tín đồ. Trong niềm tin của tín đồ, chức sắc dạy cho họ điều hay lẽ phải, là những người đáng tin cậy và giỏi giang, giảng giải điều răn của Chúa, bổn phận của tín đồ, chuẩn mực của Giáo hội

mà tín đồ phải thực hiện. Mặt khác, bằng năng lực và nhân cách của mình, chức sắc là những người có uy tín cao đối với tín đồ, không chỉ giúp tín đồ trong đời sống tâm linh, mà còn giúp đỡ các tín đồ trong sản xuất và sinh hoạt gia đình. Do đó, các chức sắc cần hiểu được điều này để định hướng cho các hành động của tín đồ trong việc phát triển các giá trị đạo đức, phát triển kinh tế gia đình và đóng góp cho cộng đồng. Đồng thời, các chức sắc tôn giáo cần phải sống gương mẫu sao cho xứng đáng với sứ mạng mà Thiên Chúa đã giao phó; xứng đáng là người Cha tinh thần của các tín đồ Công giáo.

2.3. Đối với tín đồ

Hành vi cầu nguyện là hành vi cốt lõi trong đời sống tôn giáo. Nếu một tín đồ không cầu nguyện là vi phạm những điều răn dạy của Chúa. Cầu nguyện giúp con người trút bỏ những cảm xúc tiêu cực, nâng tâm hồn đến gần Chúa. Thông qua cầu nguyện mà tín đồ nhận thức sâu sắc hơn về Chúa, củng cố niềm tin đối với Chúa. Việc chuẩn bị tâm thế tốt cho việc cầu nguyện giúp tín đồ có những trải nghiệm tôn giáo tích cực. Cầu nguyện không những là yếu tố gắn kết các thành viên trong gia đình, trong cộng đồng tôn giáo mà cầu nguyện còn giúp tín đồ có định hướng tích cực, mở rộng tình cảm, khoan dung đối với cá nhân khác. Chính vì thế, mỗi khi cầu nguyện, các tín đồ cần chuẩn bị kĩ lưỡng cho hành động của mình.

Cầu nguyện vừa mang yếu tố cá nhân vừa mang yếu tố cộng đồng, vì thế, mỗi tín đồ cần sắp xếp hợp lý (tùy theo điều kiện và thời gian) để thực hiện hành vi cầu nguyện của mình. Mặt khác, vì chức sắc tôn giáo là nhân chứng của Chúa giữa đời thường nên việc tín đồ tôn trọng và học hỏi những điều tích cực từ chức sắc hay những người đứng đầu tôn giáo sẽ giúp tín đồ hoàn thiện bản thân hơn. Hành động cầu nguyện là hành vi được củng cố, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy yếu tố gia đình có ảnh hưởng tích cực đến hành vi của các thành viên, do đó việc giáo dục tình yêu thương giữa con người cần được thực hiện trong gia đình thường xuyên hơn.Việc cầu nguyện chung tại gia đình là yếu tố gắn kết các thành viên trong gia đình, giúp các thành viên có cơ hội gần gũi, chia sẻ với nhau nhiều hơn và khoan dung với nhau hơn. Đây là cơ hội tốt để mỗi người làm cha, làm mẹ trong gia đình có thể tận dụng vào việc giáo dục con, hình thành ở con những thói quen tích cực, hữu ích cho cuộc sống của con sau này.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


1. Lê Minh Thiện (2016). Niềm tin của tín đồ Công giáo vào Thế giới linh hồn. Tạp chí Tâm lý học, Số 1/2016.

2. Lê Minh Thiện (2016). Tình cảm của tín đồ Công giáo đối với Thiên Chúa. Tạp chí Tâm lý học, Số 6/2016.

3. Lê Minh Thiện (2015). Nhận thức của người giáo dân về hình thức của hành vi cầu nguyện. Tạp chí Tâm lý học xã hội, Số 4/2015.

4. Lê Minh Thiện (2015). Niềm tin của tín đồ Công giáo đối với chức sắc trong cộng đồng tôn giáo. Tạp chí Tâm lý học xã hội, Số 6/2015.

5. Lê Minh Thiện (2015). Thực trạng hành vi cầu nguyện của tín đồ Công giáo. Tạp chí Tâm lý học, Số 7/2015.

6. Lê Minh Thiện (2014). Nhận thức của tín đồ về Kinh thánh và các điều răn của Chúa. Tạp chí Tâm lý học xã hội, Số 8/2014.

7. Lê Minh Thiện (2014). Tình cảm của người Công giáo đối với Chúa qua hành vi cầu nguyện. Tạp chí Công tác Tôn giáo, Số 11/2014.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

[1]. A. De Rhodes (1994), Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài (bản dịch), Tủ sách Đại kết xuất bản.

[2]. Acqua Sabino Acquaviva, Enzo Pace (1998), Xã hội học tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 104.

[3]. Banchicốp V.M. (Chủ biên, 1972), Tâm lý học y học, Nxb Y học, Hà Nội, Tr. 112. [4]. Ban Tôn giáo Chính phủ (2003), Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành

đạo của các tôn giáo tại Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

[5]. Trịnh Đình Bảy (2002), Niềm tin: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Triết học, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Tr. 50.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1992), Triết học Mác - Lênin, tập 1, Nxb Tư tưởng - Văn hóa, Hà Nội, Tr. 145.

[7]. Bộ Giáo luật (1983), Nguyệt san Trái tim Đức Mẹ.

[8]. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[9]. Đỗ Quang Chính (2008), Tản mạn lịch sử Giáo hội Công giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. [10]. Đức Cleo XIII - Đức Gioan Phaolô II, Các thông điệp xã hội, Không rõ năm và

nhà xuất bản.

[11]. Cộng đồng Vatican II (1995), Hiến chế, sắc chỉ, tuyên ngôn, Ủy ban Đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh.

[12]. Hoàng Đình Cúc (2007), “Vấn đề xây dựng và củng cố niềm tin trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 6.

[13]. Trương Hải Cường (2012), Một số vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia.

[14]. Jean Deveaux (1992), Đức tin của người Công giáo, Tủ sách Đại đoàn kết. [15]. Vũ Dũng (1998), Tâm lý học tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[16]. Vũ Dũng (Chủ biên, 2000), Tâm lý học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [17]. Vũ Dũng (2001), “Một số đặc điểm của niềm tin tôn giáo”, Tạp chí Nghiên cứu

tôn giáo, số 1.

[18]. Vũ Dũng (2001), “Niềm tin của con người vào thần thánh - Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn”, Tạp chí Tâm lý học, số 2.

[19]. Vũ Dũng (2001), “Niềm tin của con người vào một thế giới khác”, Tạp chí Tâm lý học, số 5.

[20]. Vũ Dũng (2001), “Sự thỏa mãn nhu cầu tinh thần qua hình thức sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng”, Tạp chí Tâm lý học, số 8.

[21]. Vũ Dũng (2007), “Một số đặc điểm của niềm tin tôn giáo - Từ kết quả của một cuộc nghiên cứu thực tiễn”, Tạp chí Tâm lý học, số 1.

[22]. Vũ Dũng (Chủ biên, 2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. [23]. Vũ Dũng (2012), Từ điển Thuật ngữ Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. [24]. Vũ Dũng (2013), Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý xã hội cơ bản của cộng

đồng Tin lành các dân tộc Thiểu số ở Tây Nguyện hiện nay, Báo cáo tổng hợp đề tài độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội.

[25]. Vũ Dũng (2014), “Niềm tin của các tín đồ Công giáo vào Đức Chúa Trời”, Tạp chí Tâm lý học, số 9, Tr. 1-9.

[26]. Vũ Dũng (2014), Một số đặc điểm tâm lý của cộng đồng Tin lành các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Nxb Lao động, Hà Nội.

[27]. Vũ Dũng (2014), Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cơ bản của tín đồ đạo Công giáo nước ta, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

[28]. Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[29]. Nguyễn Hồng Dương (2003), Nhà thờ Công giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[30]. Nguyễn Hồng Dương (2004), “Đời sống đạo của tín đồ Công giáo qua văn bia và hương ước vùng đồng bằng Bắc bộ đến cuối nửa thế kỷ XX”, Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số 113.

[31]. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, Tr. 50.

[32]. Nguyễn Hồng Dương (Chủ biên, 2008), Công giáo Việt Nam - Một số vấn đề lý luận, Nxb Tôn giáo và Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[33]. Nguyễn Hồng Dương (Chủ biên, 2010), 30 năm thư chung 1980, Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

[34]. Nguyễn Hồng Dương (Chủ biên, 2010), Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

[35]. Nguyễn Hồng Dương (2011), Những vấn đề cơ bản về tôn giáo Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

[36]. Nguyễn Hồng Dương (2016), Những nẻo đường Phúc Âm hóa Công giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

[37]. Đinh Phương Duy (2009), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Tr. 129. [38]. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội.

[39]. Hoàng Minh Đô (2001), Đạo Tin lành Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra đối với công tác lãnh đạo, quản lý, Kỷ yếu đề tài khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

[40]. Fromm E. (1990), Có hay là tồn tại?, Matxcơva, Tr. 236. [41]. Fre S. Freud (1989), Tuyển tập, Matxcơva, tập 1, Tr. 218.

[42]. Freud S. (1991), Phân tâm học, Tôn giáo, Văn hóa, Matxcơva, Tr. 30.

[43]. Vũ Quang Hà (2008), Xã hội học tôn giáo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr. 221. [44]. Phạm Minh Hạc (1988), Tâm lý học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr. 92.

[45]. Phạm Minh Hạc (1989), Hành vi và hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr. 296. [46]. Phạm Minh Hạc (Chủ biên, 1995), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr. 65. [47]. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[48]. LM. Lê Phú Hải OMI (2014), Đức Maria Tôn sùng và Cầu nguyện, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

[49]. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển tôn giáo, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, Tr. 633. [50]. Lê Văn Hảo (2007), Một số đặc điểm tâm lý xã hội của xu hướng lan rộng đạo Tin

lành ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

[51]. Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), Lối sống đạo của giới trẻ Công giáo trong bối cảnh những chuyển biến của Công giáo ở Việt Nam hiện nay, Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Bộ, Hà Nội, Tr. 92.

[52]. Herghenhahn B.R. (Lưu Văn Hy dịch, 2003), Nhập môn Lịch sử tâm lý học, Nxb Thống kê, Hà Nội, Tr. 612, 627.

[53]. Trần Hiệp, Đỗ Long (1991), Sổ tay tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 86. [54]. Hồ Chí Minh - Toàn tập (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 4, Tr. 490.

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí