Người Được Phỏng Vấn Số 2 - Trần Văn H.

với mỗi con người chúng ta (những tín đồ Công giáo), dạy con người biết sống yêu thương và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Đối với những điểu răn dạy của Chúa, chị nhận thức rất rõ về những điều răn dạy. Theo chị “Thiên Chúa dạy ta rất nhiều điều nhưng cơ bản là biết yêu thương cuộc sống của mình và mọi người; chia sẻ hạnh phúc cho những người bé mọn. Chính những điều răn của Chúa rất có ý nghĩa trong đời sống tôn giáo, gia đình và xã hội. Vì điều răn của Ngài luôn giúp cho chúng ta mở lòng với mọi người, biết yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, giúp ta sống thánh thiện hơn”.

Về ảnh hưởng của tổ chức Giáo hội đến tín đồ nói chung và đến bản thân chị nói riêng, chị cho biết: “Tổ chức Giáo hội có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của những tín đồ. Nếu như chúng ta không ở trong một tổ chức nào đó thì có thể chúng ta là một người không có lý trí và không biết cuộc sống của mình sẽ đi về đâu”.

Về bổn phận và nghĩa vụ của tín đồ. Tìm hiểu nhận thức của chị về bổn phận và nghĩa vụ của tín đồ, chị chia sẻ nhận thức của mình: “Người Công giáo có bổn phận, trách nhiệm giúp cho một cộng đoàn, tập thể đoàn kết với nhau và làm cho cộng đoàn, tập thể ấy lớn mạnh và phát triển”,“Tín đồ Công giáo có nghĩa vụ kêu gọi mọi người tin và theo lời mời gọi của Thiên Chúa. Vì một người không thể làm cho một tập thể gắn kết cùng với nhau, mọi người phải cùng nhau hợp sức để xây dựng xã hội Công giáo ngày càng lớn mạnh”.

c. Niềm tin của tín đồ khi cầu nguyện

- Niềm tin vào Chúa

Khi hỏi về niềm tin của chị, chị cho biết chị tin vào Thiên Chúa vì Ngài đã tạo dựng nên vũ trụ và muôn vật, tạo dựng nên con người để họ làm chủ muôn loài. Tin vào Kinh thánh vì Kinh thánh là lời Chúa muốn nói cho ta sống tốt và yêu thương mọi người như yêu thương chính mình.

- Niềm tin vào Thiên đàng

Chị cho biết chị tin vào Thiên đàng vì nó là mục tiêu để chị sống. Vì nó giúp cho mọi người gắn kết lại gần với nhau hơn. Con người có thể lên Thiên đàng nếu như họ không làm điều sai trái và sống thánh thiện. Chị tin vào sự hiện diện của Chúa vì những lúc chị gục ngã, bế tắc thì Ngài mở lối cho chị đưa ra cho chị những con đường đi êm ái nhất. Thiên Chúa tồn tại hữu hình và vô hình. Ngài luôn hiện diện trong mỗi người chúng ta nếu chúng ta đón nhận Ngài trong tâm hồn mình. Bởi Thiên Chúa có mọi quyền năng. Ngài có thể làm bất kỳ điều gì mà Ngài muốn.

- Niềm tin vào chức sắc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 211 trang tài liệu này.

Trong tâm thức của tín đồ thì chức sắc là người thay mặt Chúa ở trần gian. Chính vì thế, tín đồ Công giáo cũng như chị tin vào các vị chức sắc tôn giáo vì họ

đại diện cho Chúa, đem đến cho mỗi người trong chúng ta biết sống gắn kết với nhau và gắn kết với Chúa.

Hành vi cầu nguyện của tín đồ đạo Công giáo - 18

d. Tình cảm của tín đồ khi cầu nguyện

khía cạnh tình cảm, chị cho biết đối với đạo thì “Yêu thương, tôn trọng lẫn nhau đem lại yêu thương đến với mọi người cùng Công giáo hay không cùng Công giáo”. Còn đối với chức sắc tôn giáo thì tình cảm biểu hiện ở sự kính trọng, lắng nghe. Theo chị: “Tín đồ phải biết tôn trọng, lắng nghe sự chỉ dẫn của các chức sắc; biết yêu thương, chia sẻ để các chức sắc dễ dàng thấu hiểu con người chúng ta, giúp chúng ta sống thánh thiện hơn”.

e. Hành động khi cầu nguyện

Khía cạnh biểu hiện cảm xúc và những việc cần chuẩn bị khi cầu nguyện, trong cuộc trò chuyện với chị, chúng tôi thu nhận được những ý tưởng từ chị, đó là: “Trong khi cầu nguyện, tôi thường có cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc vì mình được nói chuyện với Chúa. Việc cần chuẩn bị cho cầu nguyện đó chính là tâm hồn chứ không phải về thể xác. Tuy nhiên, từ quan sát của chúng tôi ở các xứ họ đạo, tín đồ khi tham dự thánh lễ, các buổi cầu nguyện ngoài sự chuẩn bị tâm hồn, thời gian thì trang phục cũng được họ chú trọng đến, họ ăn mặc rất đẹp. Khi bước vào trong nhà thờ, tín đồ thường có những hành vi như cúi đầu, bái lạy rất thành kính. Khi bắt đầu cầu nguyện, nhiều tín đồ còn quỳ gối để tỏ lòng thành kính, làm dấu Thánh giá - một hành vi tuyên xưng đức tin Công giáo, tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa.

Chị cho biết: “Không cần chuẩn bị gì cả. Chỉ cần tâm hồn mình được thanh thản, có thể cầu nguyện mọi lúc mọi nơi”.

Về những điều cầu xin, cầu nguyện chính là cách thức diễn tả đức tin, thể hiện những tâm tư, nguyện vọng của mình, do đó đây là cơ hội để tín đồ cầu xin Thiên Chúa, Đức Mẹ. Chị cho biết: “Cầu xin Ngài ban xuống mọi ơn cần thiết, chấm dứt chiến tranh và đem lại cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc”. Như vậy, để cầu xin thì tín đồ phải thực hiện hành vi cầu nguyện như thế nào. Theo chị, khi cầu nguyện phải: “luôn chú tâm để cho tâm hồn luôn thoải mái, lắng nghe, hòa mình và hiệp thông với Ngài. Cầu nguyện trong tâm trạng “hạnh phúc, vui vẻ, đón nhận mọi thứ. Đây vừa là việc chuẩn bị tâm hồn những cũng là cảm xúc mà tín đồ đạt được khi cầu nguyện.

f. Các yếu tố tác động đến hành vi cầu nguyện của tín đồ

Khi cầu nguyện, tín đồ luôn chịu sự chi phối bởi các yếu tố chủ quan và khách quan. Theo chị, những yếu tố chi phối hành vi cầu nguyện của chị đó là yếu tố từ Thiên Chúa, là: Tìm đến sự quan phòng của Chúa, phó thác trong tay Ngài. Với niềm tin như vậy nếu cầu xin mà chưa được thì tín đồ vẫn tiếp tục cầu nguyện. Điều này

khác với cuộc sống trần thế. Nếu xin hay vay mượn không được thì chúng ta sẽ bỏ cuộc. Cầu nguyện còn giúp cá nhân người thực hiện hành vi giải tỏa được áp lực trong cuộc sống. Chị cho biết, cầu nguyện “giúp tôi giải tỏa những áp lực trong công việc và được hiệp thông với Ngài.

Như vậy, từ những ý kiến của Chị trong bản phỏng vấn, chúng tôi thấy, tín đồ Công giáo có niềm tin sâu sắc vào Thiên Chúa, tin vào Giáo hội, tin vào các chức sắc. Tuy nhiên niềm tin vào Chúa là niềm tin sâu sắc nhất, không cần lý giải, việc tin vào Chúa giúp tín đồ tìm tòi và học hỏi Kinh thánh, giáo lý. Khi cầu nguyện thì tín đồ thể hiện cảm xúc của mình rõ nét, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực bị giải phóng, thay vào đó là cảm xúc tích cực. Việc chuẩn bị cho hành động cầu nguyện cũng được tín đồ chuẩn bị một cách kĩ lưỡng, đặc biệt là chuẩn bị về tâm hồn. Việc cầu xin mà chưa được như ý muốn cũng không tác động nhiều đến hành động cầu nguyện, các tín đồ vẫn tiếp tục cầu xin và mong chờ sự trợ giúp của Chúa.

4.3.2. Người được phỏng vấn số 2 - Trần Văn H.

a. Thông tin về người được phỏng vấn

Người được phỏng vấn thứ hai là tín đồ nam, tuổi 81, trình độ học vấn cấp 2, mức sống của gia đình theo ông đánh giá ở mức khá, nơi sinh sống của ông là ngoại thành Hà Nội. Gia đình ông là một gia đình có truyền thống theo đạo, các con cái, cháu chắt của ông đã trưởng thành và cùng theo Công giáo như ông. Ông là người có niềm tin tôn giáo sâu sắc, thực hiện tốt những điều răn dạy của Chúa, bản thân ông sống gương mẫu trong cộng đồng giáo xứ. Hàng ngày, ông thường đi lễ vào buổi chiều, tham gia cầu nguyện trong các thánh lễ. Ông cho chúng tôi biết ông, vẫn đọc kinh vào các giờ khác tại gia đình. Quan hệ với bà con lối xóm hòa đồng, vui vẻ. Chúng tôi trao đổi với Ông về các vấn đề nhận thức về Chúa, về Kinh thánh, giáo lý và tình cảm của ông đối với Chúa. Kết quả cuộc trao đổi thể hiện như sau:

b. Khía cạnh nhận thức của tín đồ

- Nhận thức về Đức Chúa Trời

Đối với ông, Đức Chúa Trời là Chúa cả loài người, vai trò của Chúa là tạo dựng nên loài người. Theo ông, Chúa hiện diện ở mọi nơi trên thế gian này.

- Nhận thức về Thiên đàng

Ông cho biết: “Thiên đàng là nơi thanh nhàn và vui vẻ vô cùng”. Trong suy nghĩ của ông: “Thiên đàng là nơi những người sạch tội và phúc đức nhất sinh sống và Thiên đàng tồn tại ở trên trời. Trong suy nghĩ của ông thì “Thiên đàng là nơi sáng lạn, vui vẻ, thanh nhàn vô cùng.

- Nhận thức về Kinh thánh và giáo lý

Ông cho biết “Đọc Kinh thánh thì biết giữ đạo và kính mến Chúa. Kinh thánh gồm 2 cuốn. Và Kinh thánh “Không có ảnh hưởng gì tới tín đồ. Về giáo lý và những điều răn của Chúa, ông cho biết giáo lý dạy con người: “Biết giữ đạo và kính mến Chúa, tránh xa các tội lội và thực hiện theo 10 điều răn của Chúa. Và theo ông cốt lõi của giáo lý là “Giữ đạo và thương yêu nhau”.

- Về bổn phận của tín đồ

Ông nhận thức rằng: các tín đồ phải đoàn kết, thương yêu, đóng góp và xây dựng cộng đồng Công giáo, cùng với đó là truyền giáo và bảo vệ quyền lợi Công giáo cho mọi người.

c. Niềm tin của tín đồ

- Niềm tin đối với Đức Chúa Trời

Khi được hỏi về niềm tin của mình, ông cho biết, ông tin: “Có một Đức Chúa Trời dựng nên trời đất, Ngôi thứ hai ra đời, Ngôi thứ ba là Đức Chúa Thánh Thần, tín thác một Đức Chúa Trời mà thôi. Chúng tôi tin vào Chúa vì con người sống ở thế gian chỉ là tạm bợ. Thiên Chúa có sức mạnh. Thiên Chúa tỏ mình ra cho mọi người trên thế gian biết và không có điều gì mà Chúa không thể làm được.

- Niềm tin vào Thiên đàng

Khi chết thì linh hồn con người được lên Thiên đàng. Tín đồ tin vào Kinh thánh vì hiểu biết đời này và đời sau; tin vào Thiên đàng vì Thiên đàng đầy những thanh nhàn đời đời kiếp kiếp.

- Niềm tin vào chức sắc

Ông cho biết, ông có tin vì những linh mục là những tông đồ của Chúa. Theo ông, “Đạo Thiên Chúa là sự thật nên chúng tôi rất tôn trọng các vị chức sắc. Các vị chức sắc là tông đồ của Chúa, làm mọi việc tốt lên.

d. Cảm xúc của tín đồ khi cầu nguyện

khía cạnh tình cảm của bản thân, trước hết là tình cảm đối với đạo. Ông cho biết: “Đạo Công giáo là sự thật, có tình thương, yêu mến nên tôi tin là có thật.

Trao đổi về cảm xúc khi cầu nguyện, ông cho biết: Khi cầu nguyện, chúng tôi có cảm xúc là: Chúa rất thương yêu và gần gũi chúng tôi. Chính vì thế, mỗi tín đồ và cá nhân cần chuẩn bị mỗi khi cầu nguyện, đối với Thiên Chúa thì tâm hồn là báu vật dâng lên Thiên Chúa. Ông cho biết: “Tín đồ chuẩn bị những tâm hồn trong sáng dâng lên Chúa. Cùng với đó là những điều ông cầu xin: “Tôi cầu nguyện xin Chúa sức khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn và giữ đạo đến trọn đời.

e. Hành động của tín đồ khi cầu nguyện

Với niềm tin vào Chúa và sức khỏe của bản thân mình, ông có những hành động cụ thể: “Tham dự lễ Chủ nhật tại nhà thờ. Sáng và tối ngày thường cầu nguyện tại nhà”.

Đây là biểu hiện của đức tin mãnh liệt nên ông mới tham dự và cầu nguyện thường xuyên như vậy. Việc cầu nguyện đã mang lại cho ông tâm trạng vui vẻ, “khi cầu nguyện, tâm trạng tôi rất vui vẻ, dâng lên Chúa tâm hồn và ước nguyện.

f. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cầu nguyện

Về các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến việc cầu nguyện của ông, trao đổi với ông, chúng tôi được biết. Yếu tố đầu tiên là bổn phận của người Công giáo, ông nói: “Chúng tôi là những người đi đạo nên hàng ngày phải đọc kinh cầu nguyện dâng lên Chúa. Theo đó, là tín đồ thì phải thực hiện các hành vi tôn giáo. Ông cũng đề cập đến vấn đề những điều cầu xin mà không được thì vẫn trung thành với niềm tin và vẫn cầu nguyện. Ông cho biết “khi cầu nguyện không đạt được thì tôi nghĩ là Chúa thử lòng tôi, tôi vẫn một lòng theo ý Chúa.

Qua chân dung của tín đồ nam, chúng tôi nhận thấy, nhìn chung, ông là người có niềm tin sâu sắc vào Chúa, hiểu biết về Kinh thánh và giáo lý. Ông dành nhiều thời gian cho việc cầu nguyện, biểu hiện là việc đi lễ Chúa Nhật, cầu nguyện ở nhà vào buổi sáng và tối. Ông tin tưởng và thực hiện các điều Thiên Chúa truyền dạy qua Kinh thánh và giáo lý. Từ nhận thức, niềm tin ông đã thể hiện tình cảm của mình bằng hành động đối với Thiên Chúa qua việc cầu xin. tuổi già, ông xin Thiên Chúa ban cho ông sức khỏe mỗi khi cầu nguyện. Cầu nguyện mang lại cho ông tâm trạng vui vẻ và trong tâm trí hướng đến Chúa và tình cảm với Chúa, ông lại tiếp tục dâng lên Chúa những ước nguyện của mình.

4.3.3. Người được phỏng vấn số 3 - Trần Xuân B.

a. Thông tin về người được phỏng vấn

Người được phỏng vấn là một tín đồ nam, 27 tuổi, trình độ học vấn đại học, mức sống của anh tự đánh giá ở mức khá, nơi sinh sống của anh là ngoại thành Hà Nội. Anh sinh ra trong một gia đình truyền thống theo Công giáo. Lúc còn nhỏ, anh thường được ông bà, cha mẹ đưa đi tham dự thánh lễ tại nhà thờ. Anh là một tín đồ có tình cảm tôn giáo, bên cạnh đó anh cũng cho biết, anh luôn tuân thủ những điều răn dạy của giáo lý. Hàng tuần, anh đi lễ nhà thờ, tuy nhiên, anh cho biết vì lý do công việc nên đôi khi anh không thể đến nhà thờ. Việc cầu nguyện hàng ngày nhiều lúc cũng không được thực hiện. Chúng tôi trao đổi với anh về các vấn đề nhận thức về Chúa, về Kinh thánh, giáo lý và tình cảm của bản thân anh.

b. Khía cạnh nhận thức của tín đồ

- Nhận thức về Đức Chúa Trời

Theo anh, “Đức Chúa Trời là Chúa trời đất, là Vua vũ trụ, là Chúa của muôn loài, Đấng tạo dựng trời đất. Chúa có vai trò tạo ra con người và vạn vật trên trái đất, giúp đỡ con người và ban muôn vạn sự cho con người”. Anh cho biết: “Chúa

có mặt và hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống, ở những nơi thờ tự và hiện diện trong mỗi con người tin Chúa”.

- Nhận thức về Thiên đàng

Theo anh, Thiên đàng là “một thế giới tốt đẹp. Nơi mà con người trường tồn vĩnh cửu, nơi đó con người được sống mãi mãi. Đó là thế giới công bằng. Ở đó con người được về với Chúa, được sống bên Chúa”. Trong suy nghĩ của bản thân anh thì Thiên đàng là “thế giới vô cùng tốt đẹp, con người rất hạnh phúc; nơi con người không có ốm đau bệnh tật; con người không biết đến cái chết, trường tồn vĩnh cửu. Thiên đàng tồn tại ở trên trời”. Tìm hiểu quan điểm về lý do mọi người muốn lên Thiên đàng, anh cho biết: “Đó là mục tiêu cuối cùng của con người, là khao khát sâu xa nhất của con người; đó là trạng thái hạnh phúc tuyệt đối và vĩnh hằng của cuộc sống sau khi chết”.

- Nhận thức về Kinh thánh và giáo lý:

Anh nêu ngắn gọn: “Kinh thánh có nhiều sách chép lại nhưng gộp lại cơ bản là Cựu ước, Tân ước. Đây là hai cuốn cơ bản mà mỗi tín đồ dễ nhận thấy”; “Kinh thánh là lời Chúa, hướng dẫn và dạy dỗ con người, giáo dục đức tin Công giáo. Nguồn gốc của Kinh thánh là từ các môn đệ của Chúa Giêsu, các ông đã ghi chép lại cuộc đời của Chúa. Những lời Chúa phán ra”.

Về những điều răn dạy của Chúa, anh liệt kê ra 10 điều cơ bản trong Kinh nguyện. Điều này chứng tỏ anh là người nhớ và thuộc các điều răn.

Chúa dạy nhiều điều, nhưng cơ bản tập trung vào 10 điều đó là: 1) Thờ phượng một Đức Chúa Trời, 2) Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ, 3) Giữ ngày Chúa nhật, 4) Thảo kính với cha mẹ, 5) Chớ giết người, 6) Chớ làm sự dâm dục, 7) Chớ lấy của người, 8) Chớ làm chứng đối, 9) Chớ muốn vợ chồng người, 10) Chớ tham của người”.

Anh cho biết, mục đích của những điều răn dạy là kính mến Thiên Chúa và yêu thương mọi người. Đây là hai điểu cốt lõi đối với mỗi tín đồ Công giáo. Trong đạo thì kính mến Chúa; trong gia đình thì yêu thương, đùm bọc; trong cộng đồng xã hội thì giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, chia sẻ với nhau.

Về tổ chức Giáo hội, theo anh: “Giáo hội có các cấp quốc tế, cấp quốc gia, cấp cơ sở là các giáo xứ, giáo họ. Các tổ chức giáo hội giúp đỡ cho tín đồ trong cộng đồng, các bí tích về đạo, đời sống tôn giáo và xã hội tại cộng đồng, liên đới mọi người trong tinh thần yêu thương của Chúa. Tổ chức các hoạt động xã hội, giúp đỡ con người nói chung”.

Khi được hỏi về những bổn phận của tín đồ, anh cho biết tín đồ có bổn phận phải “Kính Chúa, yêu người; Chấp hành giáo luật và các quy định mà cộng đồng đề ra; Phải giáo dục con cái trong gia đình; Xây dựng đời sống gia đình hạnh phúc và tham gia các hoạt động của đạo Công giáo…”. Đồng thời, anh cũng cho rằng “cùng

với bổn phận là việc thực hiện các nghĩa vụ: Tuân giữ các điều quy định, giới răn của Chúa; Yêu thương và giúp đỡ mọi người; Xây dựng gia đình hạnh phúc, đời sống tôn giáo và xã hội ổn định; Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của Nhà nước. Bổn phận vừa là tín đồ vừa là công dân của đất nước vừa là một tín đồ của Công giáo”.

c. Niềm tin của tín đồ khi cầu nguyện

Anh cho biết: “Chúng tôi tin có Chúa, tin vào các điều Chúa dạy bảo vì đó là những điều tốt. Tin con người có hồn có xác, phần hồn sau khi chết nếu tuân giữ tốt thì được lên Thiên đàng. Tin vì Kinh thánh là lời của Chúa, là chuẩn mực cho mọi hành động của con người. Tin vì được lên Thiên đàng là mục đích cuối cùng của mỗi tín đồ, ở nơi đó, tín đồ được hưởng cuộc sống vui vẻ, nơi đó hạnh phúc, không còn tranh giành, khóc lóc đau khổ”.

Niềm tin vào chức sắc, anh có tin vì linh mục là những tông đồ của Chúa, là người được đào tạo, giảng dạy lời Chúa.

Trong suy nghĩ của mình, anh còn tin vào sự hiện diện của Chúa. Anh giải thích đó là tín điều mà mỗi tín đồ phải tin. Niềm tin này không cần giải thích. Đã là tín đồ của Chúa thì phải tin Chúa. Theo anh, Thiên Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi, từ những nơi thờ tự đến những con người bé nhỏ miễn là chúng ta có niềm tin. Chúa có sức mạnh: Chúa tạo dựng lên trời đất; Trợ giúp con người khi gặp khó khăn; Tha tội cho con người và nâng đỡ con người khi đau khổ. Vì Chúa nuôi dưỡng, chăm sóc và thương yêu loài người.

d. Cảm xúc của tín đồ khi cầu nguyện

Tín đồ có tình cảm sâu sắc đối với tôn giáo, khi đến với tôn giáo thì cảm xúc thấy nhẹ nhàng, trút bỏ mọi lo lắng của cuộc sống, mọi người bình đẳng, yêu thương nhau. Nơi đó mọi người ai cũng như ai.

Tình cảm đối với chức sắc. Bản thân anh rất tôn trọng các vị chức sắc. Anh cho rằng: “Chức sắc là tông đồ của Chúa, làm mọi việc tốt đẹp lên, giúp đỡ chúng tôi về đời sống tôn giáo, động viên chia sẻ và cùng sinh hoạt với chúng tôi tại địa phương. Các vị gương mẫu, có trình độ học thức, xây dựng và phát triển cộng đồng dân cư chúng tôi. Làm cho mọi người gần gũi với nhau, động viên mọi người, dạy dỗ cho con cái chúng tôi sống đạo”.

e. Hành động của tín đồ khi cầu nguyện

Qua trò chuyện, anh cho biết, bản thân anh đi lễ Chủ nhật tại nhà thờ một cách thường xuyên. Trong các buổi lễ thì thành tâm cầu nguyện, thỉnh thoảng tham dự các nghi lễ khác cũng cầu nguyện. Ngoài ra, tại gia đình, anh cũng cầu nguyện buổi

tối trước khi đi ngủ. Khi có công việc gì quan trọng cũng cầu nguyện, những ngày giỗ trong gia đình thì tập trung cả gia đình để cầu nguyện.

Cầu nguyện mang lại cho anh tâm trạng rất vui vẻ, bởi những điều cầu xin được bày tỏ với Chúa, dâng lên Chúa mọi việc mình làm, mọi thành quả của cuộc sống hàng ngày cùng với đó là cầu xin những điều khác từ chính Thiên Chúa.

f. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành động cầu nguyện

Yếu tố quyết định hành vi cầu nguyện đó là niềm tin của chúng tôi, đức tin càng lớn thì chúng tôi cầu nguyện nhiều, rồi các công việc của gia đình nữa, khi có công việc thì cầu nguyện. Gia đình cầu nguyện nhiều cũng thành quen” - anh cho biết.

Anh cũng ý thức rằng: “Không phải điều gì cầu xin cũng đạt được, do đó khi cầu nguyện mà không đạt được cũng là điều bình thường. Niềm tin của chúng tôi là chỉ biết cầu nguyện trong mọi việc còn đạt được phần nào là do ý của Chúa và sự nỗ lực của bản thân”.

Cầu nguyện là trách nhiệm, là bổn phận của tín đồ. Các điều Giáo hội quy định thì chúng tôi thực hiện. Cầu nguyện cũng làm cho con người thanh thản, vơi bớt những sầu não. Cầu nguyện tập thể tại gia đình và nhà thờ làm cho mọi người có cơ hội gắn kết với nhau hơn.

Qua chân dung của tín đồ Trần Văn B., chúng tôi nhận thấy, anh là người có kiến thức và hiểu biết về Thiên Chúa, về Kinh thánh và giáo lý. Anh dành thời gian cho việc cầu nguyện, biểu hiện là việc đi lễ Chúa Nhật, cầu nguyện khi cần thiết. Anh tin tưởng và thực hiện các điều Thiên Chúa truyền dạy qua Kinh thánh và giáo lý. Với sức trẻ, trong quá trình làm việc, anh cũng cầu xin Thiên Chúa ban cho những thuận lợi trong công việc. Cầu nguyện mang lại cho anh tâm trạng rất vui vẻ, bởi những điều cầu xin được bày tỏ với Chúa, dâng lên Chúa mọi việc mình làm, mọi thành quả của cuộc sống hàng ngày. Anh cũng cho rằng yếu tố niềm tin tác động đến hành động cầu nguyện. Mặc dù chia sẻ với chúng tôi rằng nhiều lúc anh không tham dự được các buổi lễ vì lý do công việc, nhưng qua cách nói chuyện của anh, chúng tôi nhận thấy anh có ý thức, niềm tin tôn giáo và luôn dành thời gian cho hành động cầu nguyện và đi lễ.

4.3.4. Người được phỏng vấn số 4 - Nguyễn Văn N.

a. Thông tin về người được phỏng vấn

Người được phỏng vấn là một tín đồ nam, 55 tuổi, trình độ học vấn đại học, mức sống theo anh tự đánh giá ở mức giàu, nơi sinh sống của anh là nội thành Hà Nội. Anh và gia đình mới theo Công giáo được hơn 10 năm. Anh cho biết, vợ chồng anh sống hạnh phúc, anh là một người làm kinh tế giỏi, điều kiện vật chất anh không thiếu thốn, chỉ có điều vợ chồng anh không sinh được con, mặc dù đã chạy

Xem tất cả 211 trang.

Ngày đăng: 12/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí