Bối Cảnh Lịch Sử, Xã Hội Và Văn Học Chống Mỹ


Tuy nhiên, ở những tác phẩm này so với Đất nước đứng lên, người viết còn mắc phải một vài hạn chế như kết cấu, bố cục, mạch truyện còn có phần lỏng lẻo, khiên cưỡng; nhiều sự kiện còn miêu tả giản đơn, thiếu hấp dẫn; nhân vật khắc họa chưa thực sự sắc nét để trở thành những điển hình văn học... Song đặt trong bối cảnh văn học giai đoạn này, đó vẫn là những tác phẩm xuất sắc, có đóng góp đáng quý cho sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt đáng chú ý trong loạt sáng tác đạt giải của Hội Văn nghệ Việt Nam 1951-1952 và 1954-1955, cùng khai thác đề tài chiến tranh cách mạng giữ nước, cùng hướng ngòi bút khám phá cảnh sắc thiên nhiên và con người ở những vùng núi cao, xa xôi của Tổ quốc, bên cạnh Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, chúng ta phải kể đến tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài. Đây có thể coi là hai tác phẩm thành công và xuất sắc nhất của nền văn học chống Pháp. Hai nhà văn viết về hai vùng đất khác nhau của Tổ quốc song ở hai tác phẩm này có những nét khá tương đồng. Cả hai đều tập trung miêu tả quá trình nhận thức, giác ngộ và trưởng thành của người dân tộc ở vùng núi cao (Tây Nguyên, Tây Bắc) trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì của dân tộc.

Nếu nói rằng Đất nước đứng lên chính là kết quả của vốn sống, vốn hiểu biết và tình cảm gắn bó sâu sắc, máu thịt với đất và người Tây Nguyên của Nguyên Ngọc thì Truyện Tây Bắc chính là kết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn Tô Hoài đối với con người và cuộc sống ở miền Tây Bắc đất nước, là kết tinh quá trình tích luỹ, sự hiểu biết của nhà văn về con người và cuộc sống nơi đây. Đúng như Tô Hoài bày tỏ: "...Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi. Những chiến khu của các dân tộc một lòng kháng chiến, dân tộc Mường ở Bản Thái, dân tộc Thái ở Ngọn Lao, người Mán Nga Hoàng ở Suối Rọn, Người H'Mông


ở khu 99, ở Pú Nhung, người Xá, người Puộc trên sông Nậm Mu... Ngay tới hôm nay, tôi vẫn còn bồi hồi nhớ như in, đó là một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác - ý thức thiết tha với đề tài là một lẽ quyết định, vì thế tôi viết Truyện Tây Bắc" [23].

Đất nước đứng lên là cuốn tiểu thuyết viết về anh hùng Đinh Núp và cuộc chiến đấu của người dân miền đất Tây Nguyên. Tác phẩm gồm ba phần: phần một nói về cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của dân làng Kông Hoa trước Cách mạng, phần hai viết về cuộc chiến đấu từ sau Cách mạng tháng Tám thành công cho đến đầu những năm 1950, phần ba viết về giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến cho đến khi làng Kông Hoa tiễn người con yêu dấu của họ tập kết ra miền Bắc. Trong Đất nước đứng lên, dân làng Kông Hoa rất căm thù giặc Pháp song không tin là đánh lại được chúng. Núp - một thanh niên trẻ, dũng cảm, xông xáo đã đi tìm hiểu về thằng Pháp để củng cố quyết tâm chống thực dân Pháp trong lòng những người dân Tây Nguyên yêu nước. Tuy nhiên lúc đầu ý thức, hành động đấu tranh của Núp và dân làng Kông Hoa chỉ là tự phát. Cách mạng tháng Tám thành công đã thổi đến Tây Nguyên một luồng gió mới. Núp và dân làng Kông Hoa biết là có Bok Hồ và Chính phủ lãnh đạo, nước nhà đã được độc lập, Pháp, Nhật đã thua. Họ còn được gặp cán bộ, bộ đội. Dưới sự dìu dắt, lãnh đạo, giúp đỡ của cán bộ Đảng mà đại diện là anh Cầm, anh Thế, Núp và dân làng Kông Hoa tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì, gian khổ với quyết tâm và niềm tin chiến thắng. Núp trở thành "người của Đảng", được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Trong vai trò của mình, Núp đã đi tuyên truyền, vận động, giác ngộ bà con làng Kông Hoa và các làng khác đoàn kết chống Pháp. Lực lượng kháng chiến trong đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ngày càng trưởng thành. Núp được đi dự Hội nghị bình bầu chiến sĩ thi đua. Bộ đội về giải phóng Tây Nguyên. Tây Nguyên đứng lên cùng cả nước. Núp trở thành cán bộ huyện và


được tập kết ra Bắc. Kết thúc tác phẩm là cảnh lũ làng tổ chức vui liên hoan tiễn Núp và anh Thế lên đường. Núp đi nhưng núi rừng Tây Nguyên đã có hàng trăm, hàng ngàn người thay Núp tiếp tục cuộc chiến đấu.

Truyện Tây Bắc là một tập truyện ngắn gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Tập truyện là một bức tranh toàn cảnh chân thực, sinh động về cuộc sống và sinh hoạt của các dân tộc Tây Bắc (chủ yếu là Thái, Mường, H'Mông) dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân phong kiến. Họ đã chịu cực, chịu khổ trong mấy năm giặc chiếm, lòng luôn hướng về cách mạng, quật cường bất khuất vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương. Không phải ngẫu nhiên mà Tô Hoài chọn ba truyện trong đó ba dân tộc chính vùng Tây Bắc đóng vai trò trung tâm tích cực. Tác giả muốn cho người ta thấy họ đều có thù không đội trời chung với thực dân Pháp và phong kiến miền núi, họ đều có tinh thần cách mạng và có khả năng đoàn kết với nhau. Một trong những thành công lớn nhất của Tô Hoài ở tập Truyện Tây Bắc chính là việc nhà văn đã phát hiện ra sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở con người Tây Bắc nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, đặc biệt khi có ánh sáng của Cách mạng và Đảng soi đến thì sức sống ấy càng được khẳng định rõ. Những con người vì bị áp bức, vì đói nghèo và tối tăm mà họ luôn phải sống trong lặng lẽ, vật vờ, cam chịu. Nhưng khi không thể cam chịu được nữa, “tức nước vỡ bờ” họ đã vùng lên với sức mạnh không gì có thể ngăn cản nổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Trong truyện ngắn Cứu đất cứu mường, Tô Hoài miêu tả quang cảnh một khu du kích người Dao và tác giả khéo léo lồng vào đó câu chuyện thương tâm của mẹ con bà Ảng – nhân vật trung tâm của tác phẩm. Cô Ảng vốn là một cô gái người Thái đẹp nổi tiếng ở đất Mường Cơi. Tri châu Né già bắt cô về hầu hạ mười năm, khi hắn chết cô trở về tay không, không còn bố mẹ. Các quan châu, quan lang thay phiên nhau bắt cô Ảng đi hầu hạ các cuộc


Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng - 5

vui chơi của chúng: hầu rượu, hầu thuốc phiện, hầu chăn gối. Kết quả là cô Ảng có hai đứa con không biết con ai. Cô bị phạt vạ vì có con hoang, phải bán đứa con trai lớn (Nhấn) lên vùng người Dao trên núi để lấy tiền nộp vạ. Phép làng lại không chia ruộng cho những nhà không có đàn ông. Thế là cô Ảng ôm con đi ăn xin và không bao lâu, vì đói rách đã hoá ra “bà lão Ảng ăn mày”. Giặc Pháp đến chiếm Mường Cơi, lập đồn bốt, bắt phu, bắt lính, lập lại quan châu, quan mường... nhân dân các làng ven rừng không chịu cúi đầu, bỏ lên núi. Các khu du kích được thành lập, Nhấn và ông bố nuôi là ông già Sênh cũng ở trong khu du kích. Nhấn về đón mẹ và em thì em bị châu đoàn Cầm Vàng con của châu Né bắt mất. Bà Ảng về khu du kích trông nương rẫy. Trong một cuộc đi lùng cướp vào khu nương rẫy bà Ảng coi giữ, Cầm Vàng đánh chết bà. Nhấn cùng du kích Dao chặn đánh địch. Rồi bộ đội lại về. Lòng chất chứa căm thù, Nhấn xin nhập ngũ. Trong suốt cuộc đời chiến đấu của người lính ấy, thù mẹ, thù em vẫn canh cánh bên lòng. “Mỗi khi nghe trên cánh rừng, đầu rừng nào có tiếng chim kỳ kêu, Nhấn tưởng như hồn mẹ và hồn em vẫn đuổi theo mình...”.

Truyện Mường Giơn có quy mô và phong cách một truyện vừa. Câu chuyện viết về dân tộc Thái nhưng trong đó có nói đến người Dao và mối quan hệ tốt giữa các dân tộc Thái, Dao, Kinh trên vùng đất này. Tác giả không cố ý lấy một hay vài nhân vật nào làm nhân vật trung tâm. Nhà văn muốn miêu tả những sự kiện, những biến cố lớn trong đời sống của một làng đồng bào Thái, qua đó tâm trạng của nhiều lớp người được bộc lộ. Họ đã có những hành động, những tâm trạng phản ánh rõ nỗi cùng cực của đồng bào Thái dưới sự kìm kẹp của thực dân Pháp và phong kiến địa phương như thế nào, họ đã quật khởi vùng lên khi có cách mạng soi đường ra sao?

Gia đình ông Mờng gồm ông Mờng, ba chị em Mát, Ính, An và một thanh niên gửi rể, Sạ. Họ sống đầm ấm, yên vui. Nhưng Tây đem quân đến:


dân làng tản cư, Sạ mất tích. Tây đóng đồn ở Mường Giơn, buộc mọi người phải trở về chỗ cũ. Từ lúc trở về dân làng sóng trong sự đàn áp tàn bạo của kẻ thù; nhà cửa bị tàn phá, của cải bị cướp bóc, trai tráng bị bắt lính, đàn bà con gái bị hãm hiếp, già trẻ đều phải đi phu.... Mát bị bang Kỳ cướp làm nàng hầu đem đi mất tích; Ính luôn sống trong tình trạng bị đe doạ, bị khủng bố tinh thần. Bộ đội đã về làng cùng với nhân dân đánh đuổi kẻ thù, quét sạch bọn tay sai, giải phóng Mường Giơn. Cuộc sống tự do, yên bình trở lại với Mường Giơn. Bao trùm toàn bộ câu chuyện là niềm tin tưởng tuyệt đối của nhân dân đối với cách mạng. Dù sống trong đau thương nhân dân Mường Giơn vẫn một lòng hướng về cán bộ, bộ đội cụ Hồ và đó là yếu tố duy trì sự đấu tranh lâu bền, gian khổ của đồng bào Thái ở Mường Giơn.

Vợ chồng APhủ là tác phẩm được đánh giá thành công hơn cả trong tập Truyện Tây Bắc. Hai nhân vật chính của tác phẩm là Mỵ và APhủ. Mỵ là một cô gái H’Mông ở Hồng Ngài đang tuổi thanh xuân, đẹp, khoẻ mạnh, lao động giỏi, thổi sáo hay, hồn nhiên yêu đời ... Nhưng bố Mỵ đã mắc nợ nhà thống lý Pá Tra mà không thể trả được. Để trả nợ cho bố, Mỵ đã bị bắt về nhà thống lý Pá Tra với thân phận con dâu gạt nợ. Về làm dâu nhà thống lý Pá Tra, Mỵ làm việc quần quật suốt ngày, đêm đến phải ở trong căn buồng chật hẹp, tối tăm, kín mít, ngày tết, ngày mùa không được đi chơi. Bị tra tấn, đàn áp cả thể xác lẫn tâm hồn, Mỵ dần trở nên chai lì . Cô làm việc như một cái máy đã được định sẵn, không quan tâm, không để ý đến ai. Cô mất hết ý thức về cuộc sống, suốt ngày “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. APhủ là một chàng trai mồ côi, khỏe mạnh, cày giỏi, săn giỏi, biết đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc, sống bằng nghề làm thuê làm mướn cho người ta. Ngày tết APhủ đi chơi với bạn bè bị ASử (con trai của thống lý Pá Tra) và tôi tớ đến phá đám. APhủ tức giận đánh ASử. APhủ bị bắt đến nhà thống lý Pá Tra, bị tra tấn đánh đập, bị phạt vạ nặng. APhủ không có tiền, thống lý Pá Tra


xuất tiền cho APhủ vay nặng lãi để nộp vạ. Thế là APhủ trở thành nô lệ trừ nợ của nhà thống lý Pá Tra. APhủ đi chăn bò trên núi, chẳng may để hổ bắt mất bò. APhủ xin đi bắt hổ về đền nhưng Pá Tra không cho. APhủ bị trói đứng vào cột suốt mấy ngày đêm, đói khát, lạnh lẽo không ai dám quan tâm. Trước hoàn cảnh đáng thương của APhủ, nếu không cứu thì APhủ chết mất, Mỵ bỗng động lòng thương, Mỵ cắt dây cởi trói cho APhủ. Sợ bị thống lý Pá Tra phát hiện, Mỵ chạy trốn theo APhủ lên Phiềng Sa. Họ thành vợ thành chồng.

Ở Phiềng Sa, APhủ được giác ngộ lý tưởng cách mạng qua người cán bộ Achâu, rồi APhủ trở thành tiểu đội trưởng du kích. APhủ đã cùng vợ lãnh đạo dân làng đứng lên đánh giặc, giải phóng quê hương, quyết tâm bám trụ Phiềng Sa để “giữ đường cho bộ đội”.

Có thể nói, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài vừa là một bản cáo trạng chất chứa căm hờn đối với phong kiến miền núi và thực dân, vừa là một khúc tình ca ca ngợi vẻ đẹp, tập quán hay, tinh thần cách mạng, quan hệ giữa người và người, giữa quần chúng và Đảng ở Tây Bắc - tình ca viết với bút pháp trữ tình nồng đượm và nên thơ. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đã có, tập truyện cũng mắc phải một vài hạn chế như: Miêu tả cảnh vật thiên nhiên và bức tranh cuộc sống còn tô hồng, mang nặng tính chủ quan của người viết; xây dựng nhân vật chưa tạo được những điển hình toàn diện bởi có thể là do quy mô và mục đích của thể loại truyện ngắn không thể đáp ứng hết những yêu cầu đòi hỏi đó, nếu cố tình thì chỉ có thể tạo ra những hình tượng què quặt, những mẫu công thức chứ không thể là những điển hình.

Trong khi đó, cũng là miêu tả về cảnh vật thiên nhiên, bức tranh cuộc sống, khắc hoạ nhân vật nhưng Nguyên Ngọc lại chọn lựa tiểu thuyết - một thể loại có khả năng tổng hợp và có sức khái quát cao. Vì lẽ đó thiên nhiên, cuộc sống, con người trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc được miêu tả cụ thể, chi tiết, chân thực, sinh động hơn trong nhiều hoàn cảnh, nhiều mối


quan hệ. Ở đây "đúng là hình ảnh của "đất nước đứng lên". Con người gắn với đất nước quê hương, với truyền thống cha ông, và truyền cho đất nước sức sống của mình. Rừng cây, sông suối, đất trời hình như đều sôi lên trong một cơn giận vĩ đại, "mỗi hòn đá, gốc cây cũng đều biết giận Pháp, đánh Pháp" để bảo vệ cuộc sống yên vui tươi đẹp của nhân dân”[30].

Song, dù có so sánh như thế nào thì chúng ta cũng không thể phủ nhận đây là những tác phẩm thành công xuất sắc trong văn học giai đoạn chống Pháp. Chính sự trải nghiệm thực tế cuộc sống kháng chiến, cùng tình yêu, tài năng, tâm huyết và trách nhiệm của người cầm bút, hai nhà văn này đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam.


Chương 2

NGUYÊN NGỌC VỚI VĂN HỌC CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC


2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học chống Mỹ

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, khép lại cuộc kháng chiến trường kì của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. Nhưng đất nước vẫn tạm thời bị chia cắt làm 2 miền: Miền Bắc được giải phóng, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân về cơ bản đã hoàn thành; trong lúc đó, miền Nam đang nằm dưới ách thống trị của Mỹ – Diệm. Sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đến đây vẫn chưa hoàn thành. Vì vậy, cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, hoà bình chưa kết thúc. Cuộc đấu tranh đó còn phải được tiếp tục dưới nhiều hình thức và bằng những phương pháp thích hợp. Trong cuộc đấu tranh này, Đảng đã lãnh đạo nhân dân hai miền Bắc – Nam tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau: miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam, tiến tới hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất nước nhà. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ VIII (khoá II, tháng 8 năm 1955) khẳng định: “Điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam… Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình thế nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”. Nhiệm vụ, mục tiêu cách mạng của mỗi miền xét cho cùng cũng là nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước là đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/02/2023