Đất Nước Đứng Lên - Một Trong Những Đỉnh Cao Của Văn Học Chống Pháp


của các anh hùng, chiến sĩ thi đua trong Đại hội thi đua toàn quốc năm 1951 - được trao Giải thưởng ngoại hạng trong Giải thưởng Văn nghệ 1951-1952 có ý nghĩa như một kiểu mẫu, về cả hai phương diện: đối tượng viết và cách viết. Nhà văn tự nhiên như thấp hơn nhân vật và độc giả. Hiện thực trở thành một sức ép lớn, khiến người viết chỉ cần bám sát nó, ghi nhận nó - theo lối sao chép vắn gọn và trung thành là có thể sáng tác hay. Sự thay đổi tư thế này làm nên sự khác nhau trong bức tranh hiện thực và gương mặt nhân vật trước và sau 1945. Nếu cái phần "được" về nhân sinh quan, về tư tưởng, bảo đảm cho văn chương có được tính dân tộc, tính nhân dân, tính đại chúng thì cái tư thế lùi lại có phần mất tự chủ, tự tin trước nhân vật và hiện thực, ở tất cả mọi người viết quen thuộc, đã đem lại những kém cỏi, sơ lược về phẩm chất nghệ thuật.

Tuy nhiên chúng ta vẫn không thể phủ nhận thành quả của văn học sau 1945 trong ý thức tìm trở lại một điểm xuất phát mới: đến với đại chúng, phục vụ kịp thời nhiệm vụ cách mạng và kháng chiến, đáp ứng trình độ đọc của đại chúng công-nông-binh trong các thể loại và ngôn ngữ quen thuộc. Truyện và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiêu biểu nhất cho những năm đầu kháng chiến là các tác phẩm của Trần Đăng, Nam Cao, Kim Lân, Hồ Phương... Kí sự Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng, Một cuộc chuẩn bị của Trần Đăng là những trang viết đẹp về người chiến sĩ quân đội trong những năm đầu kháng chiến. Tuy còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng những người chiến sĩ của Trần Đăng vẫn mang tư thế quân nhân rất đàng hoàng, rất chính quy trong tư cách và hành động. Nhật kí Ở rừng của Nam Cao là một cách nhìn cuộc sống của người trí thức đi theo Đảng, biết phân biệt giữa cái trước mắt và cái lâu dài, biết vượt lên những khó khăn của đời sống và tin vào tương lai tốt đẹp của dân tộc. Còn truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao lại viết về hai cách nhìn của người trí thức trong buổi


đầu "nhận đường", từ đó nhà văn bày tỏ quan điểm: cần phải thâm nhập vào thực tế cuộc sống, kháng chiến để có cách nhìn đúng đắn, toàn diện, sâu sắc và giàu tình yêu thương, cảm thông đối với con người và cuộc sống. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là tác phẩm ca ngợi người nông dân tản cư dù có phải sống trong hoàn cảnh nào cũng không đánh mất tình yêu thắm thiết đối với làng, với nước, với cách mạng. Truyện ngắn Thư nhà của Hồ Phương lại viết về tình cảm của người lính với quê nhà. Chính tình yêu, sự gắn bó sâu sắc đối với quê hương, đối với những người thân yêu đã giúp anh chiến sĩ trẻ thêm quyết tâm, kiên cường trên những chặng đường đánh giặc... Ở chặng kết thúc - thành tựu văn học kháng chiến được ghi nhận ở hai giải thưởng gối liền nhau của Hội Văn nghệ Việt Nam: Giải thưởng 1951-1952 và Giải thưởng 1954-1955. Trong Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1951-1952 đáng chú ý là: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng,... Vùng mỏ khai thác đề tài mới mẻ và chất liệu quý về phong trào đấu tranh của công nhân vùng tạm chiếm. Mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn là những ưu điểm dễ thấy của tác phẩm này. Với Vùng mỏ, Võ Huy Tâm đã góp phần cho ta hình dung về giai cấp công nhân Việt Nam trong hoàn cảnh đặc thù. Đó là giai cấp công nhân trong một cuộc chiến đấu kéo dài nhằm giải phóng dân tộc, trước khi nói đến giải phóng lao động và sức sáng tạo của lao động. Đó là người công nhân với mối liên hệ ràng buộc nhiều mặt và bền chặt với nông thôn; với vẻ đẹp hồn hậu, thủy chung trên gương mặt và sự phong phú, đằm thắm bên trong của đời sống tâm hồn. Ở bức tranh "vùng mỏ" đó, tác giả tập trung ánh sáng vào một điểm tụ: đình công. Đó cũng chính là tiêu đề cho phần phác thảo đầu tiên, được triển khai thành truyện Vùng mỏ. Xung kích đã xây dựng được một cách chân thực, sống động hình ảnh cuộc kháng chiến toàn dân, trong đó nổi bật lên là hình ảnh "anh bộ đội cụ Hồ" với vẻ đẹp tinh thần đặc sắc. Ở tác phẩm này, Nguyễn


Đình Thi đã bộc lộ khả năng miêu tả những đoàn dân công, cảnh bộ đội hành quân đêm với những đoạn văn đối thoại ngắn gọn, chắt lọc của lối văn khẩu ngữ. Kí sự Cao Lạng là thiên kí sự dài hơi, bao quát bức tranh rộng lớn về chiến dịch Biên giới. Kì tích của chiến dịch lịch sử này được Nguyễn Huy Tưởng ghi chép và tái hiện một cách trung thực, sinh động mang đậm cảm hứng anh hùng ca. Tác giả vừa tái dựng được hoàn cảnh diễn biến của một chiến dịch lớn, vừa miêu tả cụ thể những hành động và sự kiện làm nổi bật ý chí kiên cường và lòng dũng cảm của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955 có các tác phẩm như: Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng và Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,... Truyện Tây Bắc là tập truyện ngắn thành công của Tô Hoài trong việc nhận thức, khám phá hiện thực kháng chiến ở một địa bàn đặc biệt vùng cao phía Tây Bắc của Tổ quốc. Tác phẩm in rõ dấu ấn phong cách nghệ thuật đặc sắc của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; chất thơ, chất trữ tình thấm đượm; ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình. Con trâu cũng là tác phẩm có giá trị riêng. Thông qua vấn đề "con trâu", Nguyễn Văn Bổng cho chúng ta thấy được sự giác ngộ và ý thức cách mạng của người nông dân hiền lành, chất phác đã được nâng lên ở tầm cao mới. Với tác phẩm này, tác giả đã dựng lên chân dung chân thực về người nông dân với kháng chiến, người nông dân với cách mạng. Đất nước đứng lên là bản anh hùng ca về các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về những người dân Tây Nguyên trung kiên, bất khuất, vượt qua gian khổ, thiếu thốn, hi sinh để kiên trì kháng chiến. Tác phẩm là bài ca về tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa các dân tộc, cũng là bài ca về lòng dân Tây Nguyên vững tin vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào sự lãnh đạo của Đảng. Ở tác phẩm này, Nguyên Ngọc đã chứng tỏ được sự gắn bó sâu sắc, tình cảm tha thiết, cũng như vốn sống về đất và người Tây Nguyên của mình.


Thơ ca cũng đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, nội dung phong phú, nghệ thuật được đổi mới. Tố Hữu được xem là lá cờ đầu của nền thơ, đại diện cho xu hướng đại chúng hóa, hướng về dân tộc, khai thác những thể thơ truyền thống. Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho hướng tìm tòi, cách tân thơ ca, đưa ra một kiểu thơ hướng nội, tự do, không vần hoặc rất ít vần. Còn thơ Quang Dũng lại tiêu biểu cho hướng khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng. Những tác phẩm xuất sắc của thơ kháng chiến là Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh, Đèo Cả của Hữu Loan, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Nhớ của Hồng Nguyên, Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Kịch ra đời phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến với một số vở gây được sự chú ý như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi…

Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học từ năm 1945 đến năm 1954 chưa phát triển nhưng đã có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng. Bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam (1948) của Trường Chinh, Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc (1949) có ý nghĩa định hướng cho văn học nghệ thuật. Bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi, tập phê bình, tiểu luận Nói chuyện thơ ca kháng chiến Quyền sống con người trong “Truyện Kiều" của Hoài Thanh, Giảng văn “Chinh phụ ngâm” của Đặng Thai Mai, v.v...là những tác phẩm tiêu biểu.

Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng - 3

Tóm lại, văn học giai đoạn chống Pháp đã đạt được nhiều thành tựu lớn, thúc đẩy nền văn học cách mạng của dân tộc phát triển và góp phần cổ vũ, động viên, khích lệ nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ đi đến thắng lợi.


1.2. Con đường vào nghề văn của Nguyên Ngọc

Nguyên Ngọc tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút danh khác là Nguyễn Trung Thành, sinh ngày 5-9-1932 trong một gia đình bố là công chức, mẹ làm nghề buôn bán nhỏ, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Lúc nhỏ, di chuyển theo nơi làm việc của cha, Nguyên Ngọc về Hội An học tiểu học, rồi một mình ra học trường trung học Khải Định ( tức Quốc học) ở Huế. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 trở lại Hội An học ít lâu, theo tiếng gọi cứu nước, ông xin nhập ngũ. Cậu thiếu sinh quân nhỏ người lại bé tuổi được gửi đi học tiếp. Nhưng đến năm 1949, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới từ phòng ngự sang cầm cự, Nguyên Ngọc cùng một số bạn bè (trong đó có Lê Khâm tức Phan Tứ) đang học dở năm thứ hai trường chuyên khoa (bây giờ là trung học phổ thông) trở về đơn vị xin đi chiến đấu. Đối với những thanh niên học sinh tuổi mười tám, đôi mươi dạo ấy, hình ảnh anh bộ đội với nước da mai mái, bộ quần áo Xita sợi thô, chiếc ba lô gấp sau lưng và khẩu súng trong tay có sức hấp dẫn của một mẫu người lí tưởng, vừa trần thế vừa thần thoại. Sau một khóa đào tạo ngắn hạn, Nguyên Ngọc được phân về đơn vị với chức tiểu đội phó và chủ yếu hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên - chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ. Cùng ăn, cùng ở, cùng tham gia sinh hoạt với đồng bào dân tộc, học tiếng nói của họ, người thanh niên - học sinh thành phố này vô cùng ngạc nhiên trước những biểu hiện của tinh thần thượng võ, lòng yêu nước, ý chí bất khuất cùng tài trí của người Tây Nguyên. Vốn văn hóa nghệ thuật của họ thể hiện tập trung trong các khan - trường ca mà Nguyên Ngọc được nghe trong những đêm hội hè đã gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc cho ông. Năm 1951, Nguyên Ngọc được điều về làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V. Đây là thời cơ cho ông có dịp đi nhiều, biết rộng hơn nữa về mảnh đất Tây Nguyên. Nhưng mãi đến năm 1953 khi chuẩn bị chiến trường để phối hợp tác


chiến với chiến trường chính ở Bắc Bộ, ông mới ra vùng bắc Tây Nguyên. Vừa lành vết thương trong một trận đánh, ông lại cùng đồng đội vượt đường 19 tìm bàn đạp cho bộ đội vào giải phóng thị xã Plây-cu. Làng Stơr nơi ông tới là một căn cứ du kích nổi tiếng. Tại đây, Nguyên Ngọc được một người chiến sĩ - người chỉ huy đội du kích dân tộc Ba-na hàng tháng liền đã dẫn đoàn cán bộ đi trinh sát chuẩn bị chiến trường. Người chiến sĩ anh hùng đó chính là Núp mà sau này ông may mắn gặp lại trong Đại hội chiến sĩ thi đua Liên khu V và ông được phân công giúp người chiến sĩ đó chuẩn bị bản báo cáo thành tích trước Đại hội. Cuộc gặp gỡ đó đã tác động lớn đến tình cảm của Nguyên Ngọc và kích thích mạnh mẽ sự sáng tạo của ông. Năm 1955 tiểu thuyết đầu tay mang tên Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc ra đời. Đây là tác phẩm đã được đánh giá rất cao và cũng từ đây Nguyên Ngọc chính thức bước vào nghề văn.

Như vậy có thể thấy, Nguyên Ngọc đến với sự nghiệp văn chương khi đã là một chiến sĩ - trí thức có kinh nghiệm trên chiến trường và có trình độ học vấn tương đối cao. Đó là một trong những tiền đề quan trọng giúp nhà văn thành công ngay từ buổi đầu cầm bút.

1.3. Đất nước đứng lên - một trong những đỉnh cao của văn học chống Pháp

Tiểu thuyết Đất nước đứng lên được Nguyên Ngọc viết khi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc vừa kết thúc. Theo nhà văn kể lại: vào khoảng cuối năm 1955, ông được triệu tập về dự trại viết truyện anh hùng. Ông đã chọn viết về Núp - người chiến sĩ du kích Tây Nguyên mà mình đã thân quen vừa được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi. Đó là người mà ông đã từng biết đến khi vào giải phóng Plây-cu, người chỉ huy đội du kích dũng cảm của dân tộc Ba-na anh hùng. Nguyên Ngọc tâm sự: "Ở đồng chí Núp tôi thấy tiêu biểu cho tất cả những điều tôi được biết trước nay về Tây Nguyên, tiêu biểu cho Tây Nguyên bất khuất và hết sức anh dũng" [38].


Trong vòng khoảng ba tháng, với một sức làm việc trẻ trung và say mê, Nguyên Ngọc đã viết xong cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình: Đất nước đứng lên. Tác phẩm được công chúng đón nhận nồng nhiệt, được giới chuyên môn đánh giá rất cao và được trao giải Nhất - Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Đặt trong bối cảnh văn học thời kì này, Nguyên Ngọc gặt hái được thành công ấy là bởi sự cố gắng nỗ lực không ngừng, cũng như tài năng, tâm huyết, ý thức, trách nhiệm của nhà văn khi cầm bút.

1.3.1. So với loại Truyện anh hùng chiến sĩ thi đua

Khi Nguyên Ngọc viết Đất nước đứng lên cũng là lúc phong trào sáng tác văn chương về những người anh hùng, chiến sĩ thi đua đang phát triển mạnh mẽ khắp nơi. Tuy nhiên Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc chính là cuốn tiểu thuyết đầu tiên dựng được một cách sinh động và đầy chất thơ đời sống kháng chiến gian khổ mà anh hùng của nhân dân Tây Nguyên. Điểm sáng trung tâm trong tác phẩm là chân dung người anh hùng mới của thời đại cách mạng có tên Đinh Núp. Đây là nhân vật được lấy nguyên mẫu từ người thật việc thật trong đời sống xã hội.

Còn nhớ, hồi đầu cách mạng và kháng chiến, ý thức hướng về con người mới của nhiều nhà văn còn chưa thật rõ. Một số nhà văn có viết loại truyện "Gương chiến đấu" để động viên, tuyên truyền kháng chiến; một số tấm gương anh dũng hi sinh của quân dân có được ghi lại trong Những mẩu chuyện về Trần Cừ - người cán bộ quân đội đầu tiên lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Biên giới của Nam Cao, hoặc trong Em Ngọc của bác sĩ Nguyễn Trinh Cơ. Tuy nhiên những thành tựu như vậy vẫn còn ít ỏi do vốn sống mới của nhà văn còn yếu và nhất là do những ràng buộc của cách nhìn cũ và những quan niệm nghệ thuật cũ. Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều "gương mẫu oanh liệt" đã xuất hiện. Truyền thống anh hùng của dân tộc, tinh thần vượt gian khổ, tự lực cánh sinh, quyết chiến thắng của nhân


dân ta đã được chung đúc lại trong những hình ảnh Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Quốc Trị, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa... Thế nhưng con người trong văn nghệ vẫn đang ở mức độ thường thường, đời sống của họ nhà văn miêu tả chưa sâu, nhiều sự kiện mới chỉ được ghi chép lại một cách thô mộc. Chẳng hạn đọc chuyện La Văn Cầu kể, chúng ta có thể hình dung được ít nhiều về con người anh, hiểu được tình cảm của anh. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, được nhiều cán bộ tuyên truyền giác ngộ, anh đã hiểu rõ nguồn gốc sự cực khổ của người nghèo và người dân mất nước, nên hăng hái tham gia vào công cuộc kháng chiến ở quê hương. Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Khi được đi bộ đội, anh mừng quá "không ăn quà, không nói với ai, đi thẳng một mạch về nhà". Chưa xa nhà bao giờ, anh rất thương mẹ, nhớ em nhưng "đã nói một là một, hai là hai, đội cái nón lên đầu ra đi". Ở đơn vị, ban đầu lạ sinh ra nhớ nhà, nhất là "lúc chập tối, đốt lửa ăn cơm, có khi suốt đêm ngồi bên đống lửa không ngủ được". Ở đây, nỗi lưu luyến, dằng co ấy lại là một khía cạnh làm tăng thêm vẻ đẹp của người anh hùng. Nó gạt bỏ mọi tưởng tượng không đúng theo "cách nhìn tiểu tư sản" về kiểu người anh hùng lúc nào cũng tâm niệm một cách máy móc lời thề "ra đi không trở về". Câu chuyện có nhiều đoạn cảm động, tất cả phối hợp với nhau dẫn dắt người đọc đi sâu vào vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ, cũng dẫn dắt tình cảm chúng ta nâng cao theo qua mỗi chi tiết về cuộc đời Cầu, nhất là trước hình ảnh anh xông xáo trong lửa đạn Đông Khê, dũng cảm nhờ bạn chặt hộ tay mình cho đỡ vướng để hoàn thành nhiệm vụ: "Tôi hăng máu xông lên, tìm cách tránh đạn địch, rồi vượt luôn ba giao thông hào - lúc này địch bắn si nhan sáng loáng - chắc hẳn là nó nom thấy bóng tôi nên tôi nghe hô “a-lat-xô Việt Minh”. Tôi vẫn bình tĩnh tiếp tục tiến lên lô cốt - đến gần lô cốt độ 10 thước thì tôi bị trúng đạn liên

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí