Đối Với Đại Diện Người Lao Động, Người Sử Dụng Lao Động


Công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến chính sách BHXH đến với từng NSDLĐ, đến các doanh nghiệp cũng là một điều rất cần thiết bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng số người tham gia BHXH còn ít, số tiền nợ đọng đóng BHXH nhiều… là do sự nhận thức, sự hiểu biết của NSDLĐ còn hạn chế, đối với NSDLĐ thì tham gia BHXH cho cả NLĐ và chính họ thì họ sẽ yên tâm trong sản xuất kinh doanh khi không may NLĐ của họ gặp rủi ro… từ đó làm cho năng suất lao động tăng lên. Chính vì thế cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi về BHXH đến với từng đơn vị sử dụng lao động, đến từng doanh nghiệp nhằm góp phần hiểu biết của người dân trong toàn xã hội về BHXH.

Với những doanh nghiệp thực sự khó khăn thì Nhà nước phải có những chính sách h trợ cho doanh nghiệp.

Với những doanh nghiệp chiếm dụng vốn thì cần phải áp dụng nghiêm minh các chế tài xử phạt và cần phải linh hoạt trong việc tính lãi chậm đóng BHXH.

Xuất phát từ thực tế để có thể giảm bớt số nợ đọng trên tổng số quỹ và đôn đốc được các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động có thể nhanh chóng đóng tiền BHXH thì trên cơ quan BHXH nên tổ chức triển khai cho các cán bộ chuyên thu của mình cùng một số cán bộ trong ngành khác có thể giải đáp được thắc mắc của người tham gia BHXH cũng như cung cấp tài liệu hướng dẫn thu nộp, đóng góp BHXH của người lao động để từ đó có thể nâng cao hiệu quả của công tác thu BHXH.

3.1.5. Đối với người lao động

Công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến chính sách BHXH cũng cần được phổ biến đến với từng NLĐ để NLĐ có sự nhận thức, sự hiểu biết về vai trò của BHXH. Người lao động thấy được quyền lợi tham gia BHXH sẽ mang lại cho họ sự yên tâm trong cuộc sống khi không may có xảy ra rủi ro đối với họ hoặc khi về già họ sẽ được hưởng quyền lợi về một số chế độ phần nào bù đắp được nhu cầu cuộc sống của họ. Từ đó, NLĐ sẽ có những thông tin cần thiết để đấu tranh lại với doanh nghiệp khi doanh nghiệp chậm đóng BHXH cho họ.


Phải giải đáp kịp thời, thỏa đáng cho người lao động, giải quyết ngay khi người lao động đang làm việc và cả khi đã thôi việc, đặc biệt làm cho người lao động hiểu đây là một quyền lợi hợp pháp, được pháp luật bảo hộ và tư vấn cho họ cách thức để tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Thông tin kết quả công tác giải quyết thắc mắc khiếu nại, tố cáo trên báo, đài để tạo sự h trợ tinh thần, tư tưởng cho người lao động, chỉ rõ nguy cơ tiềm ẩn lâu dài của sự vi phạm và nghĩa vụ không thể trốn tránh của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Phải xây dựng hệ thống tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phải nhận thức được mục tiêu cụ thể là giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân người lao động, những mục tiêu bao trùm, thông qua đó cơ quan BHXH và các cơ quan chức năng của Nhà nước biết và giải quyết được những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của chế độ chính sách BHXH ở từng đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và cơ sở ngoài công lập cũng như trên phạm vi toàn xã hội.

3.2. Một số khuyến nghị

Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 11

3.2.1. Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả tổ chức thực hiện các chính sách BHXH nói chung và tổ chức quản lý thu BHXH nói riêng, hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các đơn vị thì cần có sự cải tiến cơ chế quản lý, điều hành. Việc cải tiến này cần tập trung vào một số điểm sau:

- Xúc tiến và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực Đào tạo, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, đầu tư…nhằm giúp cho quá trình hội nhập với hệ thống an sinh xã hội quốc tế, mà gần nhất là các nước Đông Nam Á ngày càng sâu rộng.

- Tiếp tục phân cấp cho BHXH ở huyện, thị xã, thành phố trong quản lý thu BHXH bắt buộc. Xây dựng quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động của các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác...đảm bảo liên thông với BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp, phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới.


- Bổ sung nhân sự đủ về số lượng và có chất lượng để bố trí trực tiếp quản lý thu BHXH, vì hiện nay còn quá mỏng; thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ chuyên quản thu nói riêng. Thí điểm thành lập Phòng thu của BHXH cấp huyện ở những nơi có số thu BHXH hằng năm tương đối lớn và quản lý thu số đơn vị nhiều.

- Cần giữ vai trò chủ chốt trong công tác phối hợp với các bộ ngành liên quan, giúp cho không bỏ sót các đối tượng hưởng chế độ và không bỏ sót chế độ đáng được hưởng của người hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.

- Ngày càng hoàn thiện các phần mềm quản trị dữ liệu thông tin quốc gia, xây dựng cơ sở dữ liệu gốc để việc quản lý doanh nghiệp, quản lý số lượng tăng giảm, quản lý số tiền nợ đọng BHXH của lao động tại doanh nghiêp được thuận tiện, chính xác.

3.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

- Chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách, pháp luật về BHXH, tăng cường công tác quản lý nhà nước, giám sát việc thực hiện Luật BHXH trên địa bàn.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp thanh, kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật BHXH, như: không tham gia, tham gia không đầy đủ, tham gia không kịp thời, gian lận BHXH, trốn đóng BHXH…

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan cấp giấy phép, cơ quan quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình hình chấp hành Luật BHXH cho người lao động tại đơn vị sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động.

- Có cơ chế chính sách để nuôi dưỡng nguồn thu như h trợ phát triển sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách tiền lương, chính sách việc làm... Đây là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhằm giảm bớt tình trạng vi phạm pháp luật BHXH ở một số doanh nghiệp, do lý do khách quan kể trên.


3.2.3. Đối với các sở ngành có liên quan

* Sở Kế hoạch - Đầu tư

Sở Kế hoạch - Đầu tư là nơi mà doanh nghiệp đăng ký thành lập. Vì vậy đây là cơ quan nắm rất rõ về số lượng doanh nghiệp thực tế hoạt động trên địa bàn quận. Vì vậy, cơ quan BHXH cần có sự phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư để được cung cấp kịp thời tên những doanh nghiệp đang hoạt động và mới bắt đầu đăng ký thành lập để cơ quan BHXH có thể đối chiếu với các doanh nghiệp đã tham gia BHXH. Từ đó, tìm ra những đơn vị đã hoạt động, có đủ điều kiện tham gia nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. Qua đó, lên kế hoạch phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý. Đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan BHXH quận nhìn nhận lại công tác tuyên truyền về BHXH đến các doanh nghiệp đã được thực hiện hiệu quả hay chưa.

* Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Các doanh nghiệp khi sử dụng lao động đều phải đăng ký với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội về danh sách lao động và thang bảng lương. Cơ quan này cần có trách nhiệm cung cấp những thông tin này cho cơ quan BHXH để đối chiếu, phát hiện vi phạm về đăng ký số người tham gia và mức lương để tiến hành xử phạt. Cử thanh tra lao động cùng với cơ quan BHXH để tăng cường công tác thanh, kiểm tra thanh tra lao động tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì hoạt động kinh doanh của những đối tượng này rất phức tạp, liên tục có sự thay đổi về nhân sự. Vì có nhiều nghiệp vụ kiểm tra lao động mà cơ quan BHXH không có quyền hạn để thực hiện mà phải nhờ đến sự can thiệp của thanh tra lao động thì cơ quan BHXH mới có được những số liệu cần thiết liên quan đến những vấn đề đó. Do đó việc thanh kiểm tra cùng với thanh tra lao động sẽ giúp cơ quan chức năng nắm rõ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được những vi phạm về BHXH, trốn đóng BHXH.

* Liên đoàn lao động quận

Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy công đoàn có trách nhiệm bảo vệ người


lao động khi có các vi phạm về BHXH xảy ra trong doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến quyền lợi BHXH của người lao động. Như vậy, công đoàn là một cánh tay h trợ đắc lực cho cơ quan BHXH trong việc tạo áp lực cho doanh nghiệp trong vấn đề đóng BHXH.

Liên đoàn lao động quận cần có các biện pháp yêu cầu thành lập công đoàn đầy đủ tại các đơn vị có sử dụng lao động. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp dù thành lập đã lâu nhưng vẫn không có tổ chức công đoàn. Không phải do họ không biết mà do họ cố tình không thành lập. Liên đoàn cũng cần phải đưa ra các quy định chặt chẽ để đảm bảo công đoàn tại các doanh nghiệp thực hiện đúng với vai trò của mình là bảo vệ quyền và lợi ích người lao động, khâu thành lập công đoàn phải được thực hiện dân chủ, công khai. Vì khi có những vi phạm về quyền lợi của người lao động xảy ra, công đoàn sẽ là tổ chức đại diện cho người lao động đòi doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ trong đó có cả nghĩa vụ tham gia BHXH cho người lao động.

Tổ chức tập huấn về Luật Bảo hiểm xã hội cho tổ chức công đoàn, từ đó tổ chức này sẽ nắm được những quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người lao động về BHXH. Nếu trong doanh nghiệp có xảy ra vi phạm về BHXH thì tổ chức công đoàn có thể phát hiện được và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng luật bảo vệ người lao động về quyền tham gia BHXH.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH thông qua nhiều hình thức như tổ chức các lớp tập huấn, tìm hiểu, phát tờ rơi cung cấp thông tin, nội dung về ý nghĩa, mục đích của chính sách BHXH và nội dung Luật BHXH.

3.2.4. Đối với đại diện người lao động, người sử dụng lao động

Công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền lợi của NLĐ, vì vậy tổ chức công đoàn cần tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với NLĐ; chủ động yêu cầu đơn vị sử dụng lao động thực hiện đúng quyền lợi cho người lao động khi chú ý sử dụng lao động có hành vi nợ đọng BHXH; đại diện của người lao động khi xảy ra tranh


chấp, khiếu kiện liên quan đến BHXH; phối hợp với BHXH các Tỉnh thành để cùng đề xuất chính sách BHXH cho phù hợp với thực tế.

Đại diện người sử dụng lao động là phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam và Liên minh hợp tác xã Việt Nam. Tổ chức đại diện của NSDLĐ là một chủ thể không thể thiếu trong quy định của Luật lao động. Đại diện NSDLĐ phải thường xuyên phổ biến chính sách đối với chủ sư dụng lao động về thực hiện Pháp luật BHXH; phối hợp chặt chẽ với BHXH các cấp nhằm hoàn thiện, cải cách thủ tục tham gia BHXH; Đại diện cho NSDLĐ về khiếu nại, tố cáo về BHXH.

Tiểu kết Chương 3

Chương 3 đã nêu ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt, các giải pháp được phân ra thành nhóm đối với thủ tục hành chính, đối với cơ quan BHXH, đối với trách nhiệm của các bên liên quan, đối với người sử dụng lao động và người lao động; ngoài ra còn đưa ra một số những khuyến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các sở ban ngành có liên quan, đối với đại diện người lao động và người sử dụng lao động.


KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội luôn là một chính sách quan trọng của m i quốc gia. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, BHXH ngày càng khẳng định được vai trò trụ cột cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định nhất trong hệ thống ASXH. Tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp nói chung và trên địa bàn quận Thanh Xuân nói riêng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động, trong những năm qua BHXH quận đã có nhiều cố gắng n lực trong việc thực hiện các biện pháp thu nợ nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng BHXH nhưng tình trạng nợ đọng BHXH vẫn diễn ra ở các doanh nghiệp, tình trạng đóng thiếu, đóng không đúng thời gian quy định của các doanh nghiệp gây không ít khó khăn cho hoạt động của quỹ BHXH; điều kiện hệ thống cơ sở pháp lý cho chính sách BHXH còn chưa đầy đủ và đồng bộ, việc thực thi pháp luật, áp dụng các chế tài xử phạt đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH còn chưa nghiêm. Do đó, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp là hết sức cần thiết, nhằm góp phần ổn định, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong thành phần kinh tế có số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội đông đảo nhất này; tạo lập sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xoá bỏ ranh giới người lao động làm việc khu vực nhà nước và ngoài nhà nước.

Với đề tài “Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt (Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội)”, đã chỉ ra thực trạng thực thi chế tài xử phạt nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và các nguyên nhân dẫn đến nợ đọng BHXH. Đồng thời một số giải pháp và khuyến nghị hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt cũng được đề xuất giúp BHXH và các ngành liên quan hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện công tác thu nợ nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp trong giai đoạn tới.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Việt Anh (2019), “Xử lý tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, tập 73 (số 5), tr.4-7.

2. Thái An, Duy Anh (2019), “Kinh nghiệm quản lý, xử lý nợ BHXH của một số quốc gia”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, tập 73 (số 5), tr.10-11.

3. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2014), Báo cáo tài chính năm 2014.

4. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2015), Báo cáo tài chính năm 2015.

5. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2016), Báo cáo tài chính năm 2016.

6. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2017), Báo cáo tài chính năm 2017.

7. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2018), Báo cáo tài chính năm 2018.

8. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2019), Báo cáo tài chính năm 2019.

9. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2014), Báo cáo thanh tra, kiểm tra đơn vị năm 2014.

10. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2015), Báo cáo thanh tra, kiểm tra đơn vị năm 2015.

11. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2016), Báo cáo thanh tra, kiểm tra đơn vị năm 2016.

12. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2017), Báo cáo thanh tra, kiểm tra đơn vị năm 2017.

13. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2018), Báo cáo thanh tra, kiểm tra đơn vị năm 2018.

14. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2019), Báo cáo thanh tra, kiểm tra đơn vị năm 2019.

15. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2014), Báo cáo thu nợ năm 2014.

16. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2015), Báo cáo thu nợ năm 2015.

17. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2016), Báo cáo thu nợ năm 2016.

18. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2017), Báo cáo thu nợ năm 2017.

19. Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân (2018), Báo cáo thu nợ năm 2018.

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 26/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí