thể, phá sản, hết lao động thuộc đối tượng tham gia với số tiền nợ là 1.160,9 tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra; không phối hợp cung cấp hồ sơ, tài liệu và làm việc với đoàn thanh tra, kiểm tra. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN chưa đạt 100% đối tượng lao động phải tham gia theo quy định của pháp luật. Nhiều đơn vị sử dụng lao động trốn đóng, không tham gia BHXH, BHTN cho người lao động, nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHTN. Nhiều doanh nghiệp chây ì không chấp hành nộp tiền phạt theo các Quyết định hành chính đã ban hành, mặc dù đã được đôn đốc nhiều lần.
Việc xử lý hình sự với các doanh nghiệp cố tình trốn đóng, nợ đọng BHXH kéo dài được coi là biện pháp mạnh cuối cùng. Từ năm 2017 đến nay, CATP Hà Nội tiếp nhận 10 vụ việc cơ quan BHXH chuyển hồ sơ sang đề nghị xử lý hình sự doanh nghiệp vi phạm về BHXH.
Với các vụ việc này, mặc dù số tiền doanh nghiệp nợ lớn, song số tiền nợ tập trung chủ yếu vào thời điểm trước 01/01/2018 (thời điểm Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực) nên chỉ bị xử lý hành chính. Có vụ việc, khi cơ quan Công an thực hiện xác minh và đôn đốc thì doanh nghiệp đã thực hiện nộp đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Từ 2015 đến nay, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố chưa truy tố, xét xử vụ án nào liên quan đến các tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm.
Trong khi đó, tỷ lệ nợ BHXH vẫn cao, trong đó có nguyên nhân tổ chức Công đoàn khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH chưa hiệu quả. Nhưng thực sự công tác này đang rất vướng. Theo “Điều 14 Luật BHXH quy định “Tổ chức công đoàn có quyền khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động”. Thế nhưng, theo Luật Tố tụng dân sự, khi tổ chức công đoàn khởi kiện ra tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH thì phải có sự ủy quyền của người lao động cho Công đoàn và thực hiện theo thủ tục tố tụng tranh chấp lao động của từng cá
nhân. Ví dụ, doanh nghiệp có 1.000 lao động thì phải có 1.000 chữ ký của người lao động ủy quyền cho Công đoàn khởi kiện. Quy định này khó khả thi, khó thực hiện.
Câu 3: Theo bà, vậy từ những vướng mắc trên sẽ được BHXH TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng giải quyết như thế nào, đặc biệt việc giải quyết quyền lợi NLĐ trong DN phá sản, giải thể?
Trả lời:
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Về Hình Thức Phạt Đối Với Doanh Nghiệp Nợ Bhxh
- Đối Với Đại Diện Người Lao Động, Người Sử Dụng Lao Động
- Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 12
- Hạn chế tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp bằng cách áp dụng các chế tài xử phạt Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Về vấn đề này, chúng tôi cũng kiến nghị Công an, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố hướng dẫn trình tự thủ tục để thiết lập, củng cố hồ sơ, chứng cứ, tài liệu chuyển cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để xem xét, khởi tố các doanh nghiệp vi phạm theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, xử lý theo quy định của Luật Hình sự 2015 và Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP của Tòa án Nhân dân tối cao.
Bên cạnh đó, Thành ủy HĐND cũng kiến nghị Viện kiểm sát nhân dân tiến hành khởi tố một số vụ việc điển hình để đưa ra xét xử, tăng tính răn đe với các doanh nghiệp vi phạm.
III. PHẦN PHỎNG VẤN THỨ BA
1. Thông tin chung
- Giới tính: Nữ. Tuổi: 45
- Chức vụ: Cán bộ
- Đơn vị công tác: Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân.
2. Nội dung phỏng vấn
Câu 1: Theo bà, trước tình trạng nợ BHXH gia tăng, đặc biệt số nợ phải tính lãi cao hơn nhiều so với những tháng trước, BHXH quận Thanh Xuân đã và đang triển khai những giải pháp gì?
Trả lời:
Hàng năm BHXH quận thường xuyên thực hiện kế hoạch thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BHXH, BHYT; quan tâm chỉ đạo thu hồi nợ BHXH, BHYT, bám sát những đơn vị nợ để đôn đốc thu hồi số tiền nợ, rà soát lập danh sách những đơn vị nợ để ra Quyết định Thanh tra, kiểm tra đơn vị. Qua khảo
sát thực tế cơ quan BHXH quận Thanh Xuân đã có thêm được thông tin cũng như nhu cầu của người tham gia BHXH. Từ đó tạo lên sự gần gũi và làm cho người lao động hiểu thêm về chính sách BHXH. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp, đơn vị sau thanh, kiểm tra đã chấp hành nghiêm túc hơn việc bảo đảm quyền lợi BHXH cho người lao động.
Tỷ lệ nợ BHXH, BHYT của các DN trên địa bàn có xu hướng giảm dần. Song, một phần do địa bàn tập trung quá nhiều DN hoạt động về xây dựng, thi công cơ giới, xây lắp, cầu đường vẫn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khiến tỷ lệ nợ của các DN vẫn cao.
Câu 2: Một trong những giải pháp được kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng nợ BHXH trong Luật năm 2014 là khởi kiện các doanh nghiệp ra Tòa, vậy kết quả triển khai thực tế ra sao, thưa bà?
Trả lời:
Từ năm 2016 đến nay, thực hiện Luật BHXH sửa đổi bổ sung, BHXH quận cũng đã chuyển LĐLĐ quận hồ sơ đề nghị khởi kiện. Tuy nhiên, LĐLĐ quận chưa khởi kiện các DN nợ do khó khăn trong hoàn thiện hồ sơ khởi kiện theo quy định.
Câu 3: Theo bà, vậy từ những vướng mắc trên sẽ được BHXH quận Thanh Xuân và các cơ quan chức năng giải quyết như thế nào, đặc biệt việc giải quyết quyền lợi NLĐ trong DN phá sản, giải thể?
Trả lời:
Về phía quận, Trưởng đoàn giám sát đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền cho toàn người dân và DN về các quy định liên quan đến BHXH, BHYT cũng như vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong giải quyết nợ đọng BHXH; đẩy mạnh thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định BHXH, BHYT tại DN; chỉ đạo quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ đọng và không để phát sinh nợ mới. Với các hành vi vi phạm, cần kiên quyết xử lý, trong đó, từ 1/1/2018 có quyền truy tố với các DN này theo quy định.
IV. PHẦN PHỎNG VẤN THỨ TƯ
1. Thông tin chung
- Giới tính: Nữ. Tuổi: 30
- Chức vụ: Cán bộ
- Đơn vị công tác: Bảo hiểm xã hội quận Thanh Xuân
2. Nội dung phỏng vấn
Câu 1: Theo bà, trước tình trạng nợ BHXH gia tăng, đặc biệt số nợ phải tính lãi cao hơn nhiều so với những tháng trước, BHXH quận Thanh Xuân đã và đang triển khai những giải pháp gì?
Trả lời
- Hàng tháng, cán bộ chuyên quản thu và thu nợ gửi thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN cho từng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nợ BHXH. Lập danh sách những đơn vị nợ BHXH từ 02 tháng trở lên để gọi điện thoại đôn đốc đơn vị nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN. Tuy nhiên, trong một ngày, cán bộ chuyên quản thu phải thực hiện rất nhiều việc, ví dụ như lượt hồ sơ phát sinh tăng, giảm, chốt sổ BHXH của đơn vị có thể lên đến trên 60 hồ sơ/m i cán bộ thu/1 ngày và thời hạn giải quyết hồ sơ thì có hạn, nếu không giải quyết kịp thời thì hồ sơ bị chậm muộn sẽ ảnh hưởng đến đơn vị do đó đa số cán bộ chuyên quản thu sẽ chú tâm vào việc giải quyết hồ sơ của đơn vị, ngoài ra việc thực hiện đồng bộ mã số BHXH để hướng đến mục tiêu m i người một mã số BHXH và việc cập nhật hết quá trình tham gia BHXH của người lao động trên sổ BHXH vào hệ thống phần mềm để in lại sổ BHXH trả cho NLĐ (trước đây sổ BHXH được viết bằng tay thì bây giờ sổ BHXH phải được in hết ra bằng tờ rời) cũng là một nhiệm vụ mà cán bộ thu phải thực hiện, trung bình m i cán bộ thu phải nhập đến hàng nghìn sổ BHXH…,công việc nhiều nhưng số lượng cán bộ thu có hạn (BHXH quận Thanh Xuân chỉ có 20 cán bộ thu), dẫn đến việc cán bộ thu sẽ không thể chú tâm hết vào việc bám sát các đơn vị nợ BHXH để đôn đốc, do đó hiệu quả không cao.
- Cán bộ thu phối hợp với cán bộ kiểm tra để đi kiểm tra những đơn vị nợ đọng BHXH theo Quyết định Thanh tra, kiểm tra của BHXH Thành phố hoặc kiểm tra Liên ngành.
- Tổ chức các buổi hội nghị tuyên truyền về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT đặc biệt là mời các doanh nghiệp nợ đóng BHXH trên địa bàn. Qua đó, có thể nghe những thông tin phản ánh từ phía doanh nghiệp để hiểu rõ hơn những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
- Phối hợp với các ban ngành như công an, UBND quận, BHXH Thành phố để kiểm tra xác minh tình trạng hoạt động của đơn vị.
Câu 2: Một trong những giải pháp được kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng nợ BHXH trong Luật năm 2014 là khởi kiện các doanh nghiệp ra Tòa, vậy kết quả triển khai thực tế ra sao, thưa bà?
Trả lời:
BHXH quận cũng đã chuyển LĐLĐ quận hồ sơ đề nghị khởi kiện. Tuy nhiên, LĐLĐ quận chưa khởi kiện các DN nợ do khó khăn trong hoàn thiện hồ sơ khởi kiện theo quy định.
Trong thời gian này, nếu doanh nghiệp có động thái “tích cực” như nộp một phần khoản nợ thì cơ quan BHXH vẫn không thể khởi kiện được. Đó là chưa nói đến trường hợp doanh nghiệp tuyên bố phá sản, chủ doanh nghiệp không còn trên địa bàn để khởi kiện.
Câu 3: Theo bà, vậy từ những vướng mắc trên sẽ được BHXH quận Thanh Xuân và các cơ quan chức năng giải quyết như thế nào, đặc biệt việc giải quyết quyền lợi NLĐ trong DN phá sản, giải thể?
Trả lời:
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT đến với NLĐ và NSDLĐ.
Tập trung mở rộng diện bao phủ BHXH thông qua khai thác dữ liệu từ cơ quan Thuế.
BHXH quận Thanh Xuân sẽ tích cực kiến nghị với các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo cơ chế đầy đủ để việc xử lý nợ BHXH, BHYT được giải quyết, nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT.
V. PHẦN PHỎNG VẤN THỨ NĂM
1. Thông tin chung:
- Giới tính: Nữ. Tuổi: 30
- Chức vụ: Người lao động
- Đơn vị công tác: Công ty cổ phần dệt Mùa đông
Câu 1: Nhận thức của chị như thế nào về BHXH bắt buộc?
Trả lời:
BHXH bắt buộc là bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và NSDLĐ phải tham gia, nhằm bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
BHXH bắt buộc mang lại rất nhiều quyền lợi cho người lao động để người lao động yên tâm làm việc gắn bó với doanh nghiệp và được hưởng các quyền lợi chế độ như: chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp trong quá trình làm việc và về nghỉ hưu.
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến việc công ty chị nợ đóng BHXH?
Trả lời:
Do tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng khó khăn, để duy trì ổn định đời sống của cán bộ, công nhân viên công ty có những thời điểm phải cân đối nguồn tiền để đảm bảo chi trả tiền lương, tiền công và các nghĩa vụ thuế, bảo hiểm với Nhà nước đúng hạn, đúng quy định. Tuy nhiên có những giai đoạn tài chính eo hẹp nên DN có chút chậm trễ trong việc đóng nộp BHXH.
Câu 3: Công ty chị nợ đóng BHXH đã để lại những hậu quả gì?
Trả lời:
Doanh nghiệp nhận thức được việc chậm đóng BHXH sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ như không sử dụng được thẻ BHYT, chậm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản... cho NLĐ khi có yêu cầu. Do vậy dù có những thời điểm chậm đóng, nhưng khi NLĐ có phát sinh yêu cầu, DN đều cố gắng cân đối đóng đủ để tối thiểu có thể giải quyết trước chế độ cho NLĐ đó, tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.
Việc nợ đóng bảo hiểm xã hội lâu dài thì mọi chế độ quyền lợi của người lao động sẽ bị ngừng hết và không được hưởng bất cứ quyền lợi gì, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của NLĐ, ảnh hưởng đến động lực làm việc của NLĐ.
VI. PHẦN PHỎNG VẤN THỨ SÁU
1. Thông tin chung:
- Giới tính: Nam. Tuổi: 37
- Chức vụ: Người lao động
- Đơn vị công tác: Công ty thương mại và dịch vụ Duy Trang. Câu 1: Nhận thức của anh như thế nào về BHXH bắt buộc? Trả lời:
BHXH bắt buộc là phần h trợ thu nhập cho người lao động khi họ không may gặp phải những rủi ro như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. BHXH bắt buộc là một chế độ an sinh xã hội đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. BHXH là một chế độ có đóng, có hưởng.
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến việc công ty anh nợ đóng BHXH?
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn đến Công ty nợ BHXH là do nguồn tài chính gặp khó khăn. Mặc dù cá nhân người lao động hàng tháng vẫn đóng tiền BHXH theo tỷ lệ quy định. Tuy nhiên, có thể vì những khó khăn nào đó của doanh nghiệp mà bỏ qua việc thực hiện đóng nộp tiền BHXH.
Câu 3: Công ty anh nợ đóng BHXH đã để lại những hậu quả gì?
Trả lời:
Người lao dộng gặp nhiều khó khăn trong giải quyết các chế độ từ BHXH, có thể không được hưởng quyền lợi khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…
Có lao động dù đã làm việc ở doanh nghiệp 10 năm, sinh con lần thứ hai nhưng vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp thai sản từ lần sinh thứ nhất chỉ vì doanh nghiệp không đóng BHXH, dù cá nhân người lao động hàng tháng vẫn đóng tiền BHXH theo tỷ lệ quy định. Tuy nhiên, không thể vì những khó khăn nào đó của
doanh nghiệp mà bỏ qua việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sử dụng lao động với người lao động, để quyền lợi của họ không được đảm bảo.
VII. PHẦN PHỎNG VẤN THỨ BẢY
1. Thông tin chung:
- Giới tính: Nam. Tuổi: 40
- Chức vụ: Chủ doanh nghiệp.
- Đơn vị công tác: Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Hà Đăng Câu 1: Nhận thức của anh như thế nào về BHXH bắt buộc? Trả lời:
BHXH bắt buộc là:
- BHXH bắt buộc do Nhà nước tổ chức và bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ : Thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí…
- BHXH bắt buộc là nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Người sử dụng và người lao động bắt buộc tham gia đóng BHXH khi có giao kết hợp đồng lao động.
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến việc công ty anh nợ đóng BHXH?
Trả lời:
Đặc thù của công ty liên quan nhiều đến hợp đồng của các khách hàng, trong trường hợp công ty bị ảnh hưởng bởi khách hàng cắt hợp đồng thuê dịch vụ dẫn đến doanh thu bị sụt giảm nặng nề, nguy cơ giải thể, phá sản không có khả năng chi trả tiền BHXH.
Câu 3: Công ty anh nợ đóng BHXH đã để lại những hậu quả gì?
Trả lời:
Quỹ BHXH của nhà nước sẽ không có khả năng chi trả, người lao động sẽ không được hưởng quyền lợi chính đáng của mình.
Chưa thực hiện tốt nghĩa vụ của mình với pháp luật về BHXH, lợi ích của cá nhân và tổ chức bị giảm khi có các trường hợp rủi ro xảy ra, nợ kéo dài với số tiền