Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu mua xe phục vụ cho mục đích đi lại, sản xuất kinh doanh.
Đặc điểm:
+ Thời hạn vay: linh hoạt, đáp ứng khả năng trả nợ của khách hàng tối đa lên đến 60 tháng.
+ Phương thức cho vay: cho vay từng lần.
+ Phương thức trả nợ: vốn gốc và lãi vay trả hàng tháng
+ Tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là chính chiếc xe dự định mua hoặc bất động sản
3) Tài trợ vốn lưu động: Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp để mua vật tư, hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, thanh toán lương, thuế và các chi phí ngắn hạn khác.
Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam
Đặc điểm:
+ Thời hạn vay: căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn vay tối đa là 12 tháng.
+ Phương thức cho vay: vay theo món, vay theo hạn mức.
+ Tài sản đảm bảo: Quyền sử dụng đất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi…
4) Cho vay cầm cố hàng hóa: Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua trong nước hoặc nhập khẩu hàng hóa, đảm bảo bằng cầm cố chính lô được tài trợ vốn
Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam
Đặc điểm:
+ Hàng hóa chấp nhận cầm cố: Hạt nhựa chính phẩm, Sắt thép, Gỗ nguyên liệu, Gạo, Cà phê…
+ Loại tiền cho vay : VND, USD
+ Phương thức cho vay : Vay từng lần (vay món), vay theo hạn mức tín dụng (HMTD)
5) Tài trợ nhập khẩu: Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động để thanh toán nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa,..
Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam
Đặc điểm:
+ Mức vay: mức vay dựa trên nhu cầu vốn của doanh nghiệp, khả năng trả nợ, giá trị tài sản bảo đảm.
+ Loại tiền vay: VND và USD.
+ Phương thức cho vay: vay theo hạn mức tín dụng.
+ Tài sản đảm bảo: Hàng hóa, nguyên vật liệu nhập khẩu, bất động sản, động sản và các giấy tờ có giá.
6) Tài trợ xuất khẩu bằng VND theo lãi suất USD: USD là hình thức tài trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động để thu mua, sản xuất, gia công hàng xuất khẩu với nguồn trả nợ chính là nguồn thu từ thương vụ xuất khẩu được tài trợ, đồng thời có kèm theo lựa chọn cho Khách hàng nhận tiền vay bằng VND với lãi suất vay USD
Đối tượng khách hàng: Khách hàng là doanh nghiệp xuất khẩu đã được ABBANK phê duyệt hạn mức tài trợ xuất khẩu và có nhu cầu nhận nợ bằng VND với mức lãi suất USD
Đặc điểm:
+ Thời gian vay: Tối thiểu 1 tháng – tối đa 12 tháng.
+ Nguyên tắc thực hiện: Khách hàng bán USD kỳ hạn cho ABBANK theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giải ngân
7) Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp: Là sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ
Đối tượng khách hàng: Các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, quy mô nhỏ, hạn chế về quản lý tài chính có nhu cầu bay bổ sung vốn kinh doanh và muốn được trả góp định kỳ; vốn đăng ký kinh doanh ≤ 1.000.000.000 đồng.
Đặc điểm:
+ Thời hạn vay: tối đa 36 tháng.
+ Phương thức vay: vay theo món.
+ Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng, trả vốn không quá 3 tháng/kỳ.
+ Mức cho vay: theo nhu cầu thực tế, khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, không quá 3 tỷ.
8) Bảo lãnh dịch vụ bất động sản: Giúp Chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục xin cấp phép bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của Nhà nước.
Đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (sau đây gọi là Chủ đầu tư) có nhu cầu được ABBANK phát hành bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của mình với Bên nhận bảo lãnh
Đặc điểm:
+ Phương thức bảo lãnh: phát hành bảo lãnh trong hạn mức được cấp
+ Trị giá bảo lãnh: tối đa không vượt quá 70% giá trị hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở (trường hợp Chủ đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì trị giá bảo lãnh không quá 50% giá trị hợp đồng mua bán, cho thuê mua nhà ở).
+ Tỷ lệ ký quỹ và Tài sản bảo đảm: theo quy định của ABBANK được ban hành trong từng thời kỳ
+ Phí bảo lãnh: Theo quy định của ABBANK từng thời kỳ.
+ Hình thức phát hành bảo lãnh: Thư bảo lãnh.
9) Bảo lãnh trong nước: Là hình thức cấp tín dụng mà ABBANK cam kết sẽ thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng trong trường hợp KH không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh
Đối tượng khách hàng: Tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam; TCTD được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam; Tổ chức là người không cư trú.
Đặc điểm:
+ Tỷ lệ ký quỹ và Tài sản bảo đảm: theo quy định của ABBANK được ban hành trong từng thời kỳ
+ Các loại Bảo lãnh:
o Bảo lãnh vay vốn: Ngân hàng cam kết sẽ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay.
o Bảo lãnh dự thầu: Ngân hàng bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng – bên được bảo lãnh. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng – bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.
o Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của Ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng – bên được bảo lãnh trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.
o Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (hay bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn thanh toán): Ngân hàng cam kết hoàn trả tiền ứng trước của Khách hàng theo Hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.
o Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm (hay bảo lãnh bảo hành, bảo trì): Ngân hàng bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thỏa thuận
về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.
o Bảo lãnh nộp thuế : Ngân hàng bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng hạn về việc nộp thuế xuất nhập khẩu/thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
o Và các loại bảo lãnh khác mà Pháp luật không cấm.
+ Các hình thức phát hành bảo lãnh: Phát hành thư bảo lãnh; Hợp đồng bảo lãnh.
2.2.2. Quy trình cấp tín dụng
Hình 2. 1 Sơ đồ quy trình cấp tín dụng
Bước 1: Khách hàng có nhu cầu vay vốn tới ABBank và nhận được sự phỏng vấn, tư vấn trực tiếp từ bộ phận QHKH, bộ phận QHKD sẽ thu thập thông tin cơ bản về nghề nghiệp, thu nhập, tài sản đảm bảo,…
Bước 2: Chuyên viên QHKH sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ.
Bước 3: Chuyên viên QHKH sẽ làm tờ trình thẩm định khách hàng, báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 4: Cấp có thẩm quyền sẽ phê duyệt có cho vay hay không, sau đó báo với chuyên viên QHKH để thông báo với khách hàng.
Bước 5: Nếu phê duyệt cho vay: Nhân viên quản lý tín dụng (QLTD) thực hiện các bước như chuẩn bị công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo. Nếu không phê duyệt cho vay, Ngân hàng sẽ gửi thông báo từ chối tới khách hàng.
Bước 6: Nhân viên QLTD lập và công chứng hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp theo quy chế.
Bước 7: Bộ phận QLTD trình hồ sơ lên trung tâm Hỗ trợ tín dụng, trung tâm sẽ kiểm tra hồ sơ một lần nữa, sau đó bộ phận QLTD của chi nhánh sẽ giải ngân và theo dõi nợ.
Bước 8: Bộ phận QLTD thu nợ, gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn, thu nợ trước hạn.
2.2.3. Kết quả hoạt động tín dụng
- Dư nợ theo đối tượng khách hàng
Bảng 2. 6 Dư nợ theo đối tượng khách hàng
2015 | 2016 | 2017 | ||||
Dư nợ | Tỷ trọng | Dư nợ | Tỷ trọng | Dư nợ | Tỷ trọng | |
KHCN | 1.368.035 | 34,04% | 1.944.060 | 37,58% | 2.595.694 | 41,68% |
KHDN | 2.650.954 | 65,96% | 3.229.441 | 62,42% | 3.631.629 | 58,32% |
TỔNG | 4.018.990 | 100% | 5.173.501 | 100% | 6.227.323 | 100% |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Một Số Nước Về Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng
- Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp An Bình Chi Nhánh Tp Hồ Chí Minh
- Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp An Bình Chi Nhánh Tp Hồ Chí Minh
- Tỷ Lệ Nợ Xấu Của Abbank Chi Nhánh Tp Hồ Chí Minh
- Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình ABbank chi nhánh TP.HCM - 9
- Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình ABbank chi nhánh TP.HCM - 10
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Bảng 2. 7 So sánh dư nợ theo đối tượng khách hàng
So sánh năm 2015 - 2016 | So sánh năm 2016 - 2017 | |||
Tuyệt đối (triệu đồng) | Tương đối (%) | Tuyệt đối (triệu đồng) | Tương đối (%) | |
KHCN | 576.024 | 42,11% | 651.634 | 33,52% |
TCKT | 578.486 | 21,82% | 402.187 | 12,45% |
TỔNG | 1.154.511 | 28,73% | 1.053.822 | 20,37% |
Bảng 2.6 và 2.7 cho thấy dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Trong khi tỷ trọng dư nợ của khách hàng cá nhân tăng thì tỷ trọng dư nợ cho vay của khách hàng doanh nghiệp lại có xu hướng giảm. Năm 2016, tỷ trọng dư nợ của khách hàng cá nhân chiếm 37,58% trên tổng dư nợ của chi nhánh và con số này sang năm 2017 là 41,68%; ngược lại, tỷ trọng dư nợ cho vay của khách hàng doanh nghiệp lại giảm từ 62,42% năm 2016 xuống còn 58,32% năm 2017. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng năm 2017 thấp hơn so với năm 2016. Đây là do trong năm vừa qua, NHNN hạn chế tín dụng phi sản xuất, đặc biệt là cho vay lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, trong khi đó, khách hàng tại chi nhánh thường vay với tài sản đảm bảo là bất động sản. Tuy tốc độ tăng có phần chậm lại nhưng dư nợ của chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng ổn định.
- Dư nợ theo thời hạn cấp tín dụng
Bảng 2. 8 Dư nợ theo thời hạn cấp tín dụng
Đơn vị: triệu đồng
2015 | 2016 | 2017 | ||||
Dư nợ | Tỷ trọng | Dư nợ | Tỷ trọng | Dư nợ | Tỷ trọng | |
Ngắn hạn | 1.920.994 | 47,80% | 2.303.552 | 44,53% | 2.900.057 | 46,57% |
Trung hạn | 958.765 | 23,85% | 1.194.743 | 23,09% | 1.074.728 | 17,26% |
Dài hạn | 1.139.230 | 28,35% | 1.675.205 | 32,38% | 2.252.550 | 36,17% |
Tổng | 4.018.990 | 100% | 5.173.501 | 100% | 6.227.336 | 100% |
Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Dư nợ cho vay theo thời hạn cấp tín dụng được thể hiện trong bảng 2.7 và 2.8. Các khoản tín dụng chủ yếu của chi nhánh là cho vay ngắn hạn, tỷ trọng của tín dụng ngắn hạn tuy giảm nhẹ vào năm 2016 và 2017 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ: năm 2015 dư nợ ngắn hạn là 1.920.994 triệu, chiếm 47,80% tổng dư nợ; sang năm 2016, con số này là 2.303.552 triệu tương đương với 44,53%; năm 2017, dư nợ ngắn hạn đạt 2.900.057 triệu, ứng với 46,57%. Điều đó cho thấy nguồn vốn của Ngân hàng được lưu chuyển nhanh hơn, rủi ro vỡ nợ được kiểm soát tốt hơn. Bên cạnh đó, cho vay trung hạn cũng có xu hướng giảm, nhưng tín dụng dài hạn lại tăng chiếm 36,17% vào năm 2017. Ngân hàng cần theo dõi những khoản vay dài hạn này thường xuyên để đảm bảo tính an toàn của khoản vay.
2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh TP Hồ Chí Minh
2.3.1. Phân loại nợ
Ngân hàng phân loại nợ và đánh giá rủi ro tín dụng theo thông tư số 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của NHNN để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Hiện Ngân hàng đang phân lọai nợ theo 5 nhóm:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn