- Nhóm 2: Nợ cần chú ý
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
2.3.2. Nợ quá hạn
Bảng 2. 9 Nợ quá hạn của ABBank chi nhánh TP.HCM
Đơn vị: Triệu đồng
2015 | 2016 | 2017 | ||||
Doanh số | Tỷ trọng | Doanh số | Tỷ trọng | Doanh số | Tỷ trọng | |
Nợ đủ tiêu chuẩn | 3.945.041 | 98,16% | 5.074.170 | 98,08% | 6.104.646 | 98,03% |
Nợ cần chú ý | 38.582 | 0,96% | 48.114 | 0,93% | 62.896 | 1,01% |
Nợ dưới tiêu chuẩn | 4.421 | 0,11% | 9.830 | 0,19% | 7.473 | 0,12% |
Nợ nghi ngờ | 4.421 | 0,11% | 10.864 | 0,21% | 14.323 | 0,23% |
Nợ có khả năng mất vốn | 26.566 | 0,66% | 30.524 | 0,59% | 37.987 | 0,61% |
Tổng dư nợ | 4.018.990 | 100 % | 5.173.502 | 100% | 6.227.324 | 100 % |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp An Bình Chi Nhánh Tp Hồ Chí Minh
- Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp An Bình Chi Nhánh Tp Hồ Chí Minh
- Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp An Bình Chi Nhánh Tp Hồ Chí Minh
- Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình ABbank chi nhánh TP.HCM - 9
- Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình ABbank chi nhánh TP.HCM - 10
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Bảng 2. 10 So sánh nợ quá hạn
So sánh năm 2016 - 2015 | So sánh năm 2017 - 2016 | |||
Tuyệt đối (triệu đồng) | Tương đối (%) | Tuyệt đối (triệu đồng) | Tương đối (%) | |
Nợ đủ tiêu chuẩn | 1.129.130 | 28,62% | 1.030.475 | 20,31% |
Nợ cần chú ý | 9.531 | 24,70% | 14.782 | 30,72% |
Nợ dưới tiêu chuẩn | 5.409 | 122,35% | -2.357 | -23,98% |
Nợ nghi ngờ | 6.443 | 145,75% | 3.458 | 31,83% |
Nợ có khả năng mất vốn | 3.958 | 14,90% | 7.463 | 24,45% |
Tổng dư nợ | 1.154.512 | 28,73% | 1.053.822 | 20,37% |
Nợ đủ tiêu chuẩn và nợ cần chú ý có tốc độ tăng năm 2017 chậm hơn năm 2016. Hai nhóm nợ này chiếm tỷ trọng chủ yếu và khá ổn định, thể hiện các biện phaspquarn lý khoản vay mà Ngân hàng áp dụng trong thời gian qua có hiệu quả phần nào. Bên cạnh đó, chỉ tiêu nợ dưới tiêu chuẩn giảm từ 9.830 triệu, chiếm 0,19% tổng dư nợ năm 2016 xuống còn 7.473 triệu tương ứng với 0,12% vào năm 2017, cho thấy chất lượng tín dụng thể hiện qua nợ dưới tiêu chuẩn của ABBank được cải thiện rõ rệt so với năm 2016, đây là một dấu hiệu tích cực thể hiện trong những năm qua chi nhánh hoạt động hiệu quả và khá an toàn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn không những không giảm mà lại tăng khá nhanh vào năm 2017. Nợ nghi ngờ tăng từ 10.864 triệu năm 2016 đến 14.323 triệu đồng vào năm 2017; đồng thời con số nợ có khả năng mất vốn đạt 37.987 triệu năm 2017, tăng 24,45% so với năm 2016. Nếu nhìn vào con số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng của 2 nhóm nợ này có thể thấy sự tăng trưởng khá nhanh nhưng tỷ trọng lại tăng không đáng kể. Mặc dù các khoản nợ có rủi ro tăng nhưng mức độ rủi ro vẫn đang trong tầm kiểm soát của Ngân hàng. Việc duy trì tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn không quá cao đã là một thành công đối với Ngân hàng. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2017 thấp hơn năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn lại không thể hiện xu hướng giảm, phản ánh khả năng
thu hồi vốn trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng chưa tốt, ABBank cần kiểm soát các khoản vay chặt chẽ hơn để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất
2.3.3. Nợ xấu
Bảng 2. 11 Tỷ lệ nợ xấu của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Đơn vị: Triệu đồng
2015 | 2016 | 2017 | |
Nợ xấu | 35.407 | 51.218 | 59.782 |
Tổng dư nợ | 4.018.990 | 5.173.502 | 6.227.324 |
Tỷ lệ nợ xấu | 0,88% | 0,99% | 0,96% |
Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Bảng 2. 12 Cơ cấu nợ xấu
2015 | 2016 | 2017 | |
Nợ dưới tiêu chuẩn | 12,49% | 19,19% | 12,50% |
Nợ nghi ngờ | 12,49% | 21,21% | 23,96% |
Nợ có khả năng mất vốn | 75,03% | 59,60% | 63,54% |
Nợ xấu | 100% | 100% | 100% |
Thông quá bảng số liệu 2.11 và 2.12 có thể thấy năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 0,88% tương ứng với 35.407 triệu, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm đến 75,03%; năm 2016, con số này là 51.218 triệu đồng ứng với tỷ lệ 0,99%, với nợ có khả năng mất vốn chiếm 59,60%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2016 tăng nhanh, cao hơn năm 2015 là 0,11%, mặc dù tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn giảm, điều này cho thấy các biện pháp hạn chế khả năng mất vốn của Ngân hàng có tác dụng nhưng chưa thục sự hiệu quả. Sang năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 0,96%, giảm nhẹ so với năm 2016 nhưng cơ cấu lại có sự tăng đối với nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Đây là 2 nhóm nợ dễ dẫn đến tình trạng không thu hồi được vốn, gây ra rủi ro vỡ nợ cho Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần phải cải thiện quá trình thẩm định, đánh giá khách hàng, xét duyệt tín dụng chặt chẽ hơn để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng một cách an toàn, ổn định và hiệu quả.
2.3.4. Dự phòng rủi ro tín dụng
Bảng 2. 13 Dự phòng rủi ro tín dụng của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Đơn vị: triệu đồng
2015 | 2016 | 2017 | ||||
Giá trị | Tỷ trọng trên tổng dư nợ | Giá trị | Tỷ trọng trên tổng dư nợ | Giá trị | Tỷ trọng trên tổng dư nợ | |
Dự phòng cụ thể | 21.141 | 0,53% | 40.411 | 0,78% | 42.628 | 0,68% |
Dự phòng chung | 28.885 | 0,72% | 35.838 | 0,69% | 42.531 | 0,68% |
Dự phòng rủi ro tín dụng | 50.026 | 1,24% | 76.249 | 1,47% | 85.160 | 1,37% |
Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBank chi nhánh Tp Hồ Chí Minh
Bảng 2. 14 So sánh dự phòng rủi ro tín dụng
So sánh năm 2016 - 2015 | So sánh năm 2017 - 2016 | |||
Tuyệt đối (triệu đồng) | Tương đối (%) | Tuyệt đối (triệu đồng) | Tương đối (%) | |
Dự phòng cụ thể | 19.269 | 91,15% | 2.218 | 5,49% |
Dự phòng chung | 6.953 | 24,07% | 6.693 | 18,68% |
Dự phòng rủi ro tín dụng | 26.222 | 52,42% | 8.911 | 11,69% |
Bảng 2. 15 Sự thay đổi dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng cụ thể | Dự phòng chung | |||||
2015 | 2016 | 2017 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Số đầu kì | 39.617 | 21.142 | 40.411 | 21.959 | 28.885 | 35.839 |
Trích lập dự phòng trong kì | 5.343 | 28.384 | 5.251 | 6.927 | 6.953 | 6.693 |
Sử dụng dự phòng trong kì | -23.819 | -9.114 | -2.903 | 0 | 0 | 0 |
Số cuối kỳ | 21.142 | 40.411 | 42.603 | 28.885 | 35.839 | 42.532 |
Như bảng 2.13, 2.14 và 2.15 thể hiện, dự phòng rủi ro tín dụng tăng trong những năm qua, cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể năm 2015 là
21.141 triệu, chiếm 0,53% tổng dư nợ; sang năm 2016, con số dự phòng tăng nhanh đột biến, cao hơn năm 2015 91,15%, đạt 40.411 triệu; năm 2017, dự phòng cụ thể tăng có phần ổn định hơn, đạt 42.628 triệu đồng. Về dự phòng chung, con số cũng tăng với tốc độ ổn định hơn dự phòng cụ thể, đạt 42.531 triệu vào năm 2017. Tổng dự phòng rủi ro năm 2016 cao bất thường là do tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2016 tăng nhanh, mà nguyên nhân có thể là do quá trình giải ngân, giám sát khoản vay, thu hồi vốn chưa tốt. Qua bảng số liệu có thể thấy, năm 2015, Ngân hàng sử dụng dự phòng cụ thể cao hơn rất nhiều so với số tiền trích lập dự phòng trong kì, cho thấy hoạt động tín dụng năm 2015 không hiệu quả. Do đó sang năm 2016, Ngân hàng đã trích lập dự phòng với tỷ lệ cao hơn để đảm bảo an tòan cho Ngân hàng. Nhìn chung, Ngân hàng vẫn có khả năng xử lý các khoản nợ của mình. Tuy nhiên số tiền trích lập dự phòng cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng vì các khoản dự phòng sẽ bị trừ ra khỏi thu nhập hoạt động thuần của Ngân hàng khi tính lợi nhuận trước thuế hay lợi nhuận ròng. Do đó, Ngân hàng cần trích lập dự phòng một cách hợp lý để đảm bảo việc tăng trưởng hoạt động tín dụng và an toàn cho Ngân hàng.
2.4. Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh TP Hồ Chí Minh
2.4.1. Những kết quả đạt được
- Dư nợ cho vay của chi nhánh năm sau cao hơn năm trước, quy mô được mở rộng. Cơ cấu của dư nợ không còn chiếm đa số bởi các khách hàng doanh nghiệp, số lượng các khách hàng cá nhân cũng tăng lên qua mỗi năm. Tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp và cá nhân.
- Quy trình cấp tín dụng có sự kiểm soát chặt chẽ, thực hiện việc kiểm tra các khoản vay thường xuyên, đảm bảo an toàn cho Ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ xấu năm 2017 đã giảm từ 0,99% xuống còn 0,96%, nằm trong mức quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ nợ xấu là không vượt quá 3%. Ngân hàng đã thu hồi được 11.400 triệu nợ xấu, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu trong năm. Tuy tỷ lệ nợ xấu chỉ giảm nhẹ nhưng cho thấy các biện pháp hạn chế nợ xấu của ABBank đang dần có hiệu quả.
- Số tiền dự phòng được sử dụng trong kỳ giảm, cho thấy Ngân hàng đang kiểm soát tốt các khoản vay, tránh tình trạng không thu hồi được vốn.
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại
- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2017 giảm so với năm 2016, cho thấy trong năm vừa qua, hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa thực sự hiệu quả.
- Khả năng kiểm soát các khoản vay của Ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng chỉ tiêu nợ có khả năng mất vốn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nợ xấu, làm tăng rủi ro vỡ nợ của Ngân hàng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng, đặc biệt là các chỉ tiêu nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn, đây là 2 nhóm nợ có thể đến khả năng mất vốn cao nhất.
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế
- Các văn bản hướng dẫn nội bộ được ban hành không rõ ràng, chung chung, thiếu tính cụ thể, chưa đề cập hết các đối tượng, các trường hợp, dẫn đến việc gây nhầm lẫn cho đội ngũ nhân viên.
- Đội ngũ cán bộ làm việc vẫn chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù quy trình cho vay nghiêm ngặt, trải qua nhiều khâu kiểm tra nhưng chỉ tiêu nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn lại tăng trong năm 2017. Cán bộ của chi nhánh nhiệt tình, hăng hái học hỏi nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm nên vẫn chưa lường trước hết được các rủi ro xảy ra.
- Nguồn thông tin để Ngân hàng đánh giá khách hàng, quyết định có cho khách hàng vay không vẫn còn thiếu và tính xác thực không cao. Đặc biết đối các khách hàng mới thì với lượng thông tin ít ỏi sẽ khiến quá trình thẩm
định khó khăn, làm tăng mức độ rủi ro của các khoản tín dụng được cung cấp.
- Hoạt động quản lý các khoản vay sau khi cấp tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn cao, làm giảm hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
- Quá trình thẩm định còn sơ sài, Ngân hàng chưa có những văn bản thống nhất về danh mục cần phải thẩm định khách hàng, dẫn đến tình trạng thẩm định chưa hiệu quả, chưa thẩm định hết khả năng trả nợ của khách hàng.
Kết luận chương 2
Thông qua phân tích thực trạng ở chương 2, có thể thấy tình hình hoạt động cũng như rủi ro tín dụng của Ngân hàng hiện nay. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng chỉ tiêu nợ có khả năng mất vốn, chỉ tiêu cấu thành nợ xấu lại tăng cao, cho thấy công tác hạn chế rủi ro của Ngân hàng vẫn chưa hiệu quả. Cùng với những kết quả mà Ngân hàng đạt được, cũng như những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế, sẽ là cơ sở để đề ra biện pháp trong chương tiếp theo.