Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam - 5

Bí mật thương mại bao gồm bất cứ thông tin nào có thể được sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp và có giá trị lớn trong việc tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai hay trong thực tại đều được coi là bí mật thương mại. Ví dụ về bí mật thương mại có thể là công thức sản xuất ra các sản phẩm,

chẳng hạn như công thức sản xuất Coca-Cola; việc thu thập thông tin nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu về danh sách khách hàng; bí mật thương mại thậm chí gồm cả chiến lược

quảng cáo và quy trình phân phối. Khác với bằng sáng chế, bí mật thương mại về lý thuyết được bảo vệ vô thời hạn và không cần thủ tục đăng ký gì. Tuy nhiên, bí mật thương mại thường dễ bị lộ và việc bảo vệ bí mật thương mại đòi hỏi chính bản thân chủ thể phải có các biện pháp bảo vệ bí mật.

Nhãn hiệu hàng hóa là chỉ số chỉ dẫn thương mại, là dấu hiệu phân biệt để xác định một loại hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay công ty cụ thể sản xuất hoặc cung cấp. Nhãn hiệu đặc biệt quan trọng khi người sản xuất và tiêu dùng ở cách xa nhau. Ở hầu hết các nước trên thế giới, nhãn hiệu cần phải được đăng ký thì mới có thể bảo hộ được và việc đăng ký cần phải được gia hạn. Thế nhưng trong khi bản quyền và bằng sáng chế tự hết hạn thì tên của

công ty phục vụ khách hàng tốt sẽ ngày càng trở nên có giá, nghĩa là việc bảo hộ nhãn hiệu là không thời hạn [29, 42].

Ngoài ra còn có các hình thức sở hữu trí tuệ đa dạng khác như chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng mỹ thuật hay kiểu trang trí của các vật dụng cũng được bảo hộ theo nhiều cách khác nhau. Nhiều kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ như đối với sáng chế về kiểu dáng. Và quyền sở hữu trí tuệ còn có những loại hình đặc biệt là các giống cây trồng mới, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên miền trên internet ...

Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ là một tài sản vô hình tuyệt đối bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp, bản quyền tác giả, bằng sáng chế, bí mật thương mại, nhãn hiệu hàng hóa và các loại sở hữu trí tuệ khác như: chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên miền internet, phần góp vốn trong công ty có tư

cách pháp nhân và một số yếu tố của sản nghiệp thương mại không thể nhận

biết được bằng giác quan mà phải thông qua những ý niệm về những mối quan hệ pháp luật gữia người có quyền khai thác lợi ích của tài sản và người thứ ba. Thông qua việc khai thác những loại tài sản vô hình này, người ta có thể thu về những lợi ích vật chất nhất định khi sử dụng chúng.

Do sở hữu trí tuệ cũng có nhiều đặc tính của sở hữu cá nhân và sở hữu tài sản thực sự nên những quyền lợi gắn liền với sở hữu trí tuệ cho phép

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

chúng ta có thể mua, bán, cấp phép hay thậm chí là cho không sở hữu trí tuệ của chúng ta như tài sản thông thường và việc góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ cũng giống như việc góp vốn bằng những tài sản khác. Luật về sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu, người phát minh và tác giả bảo vệ tài sản của mình trước việc sử dụng trái phép. Việc góp vốn bằng các tài sản này buộc người góp vốn phải bảo đảm cho công ty khai thác tái sản để đem lại các lợi ích phát sinh từ đó. Ngược lại người góp vốn có quyền lợi

tương ứng trong công ty. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, do tài sản trí tuệ có yếu tố rất động và vô hình, nên việc góp vốn phụ thuộc rất nhiều vào sự thỏa thuận của các thành viên và bị điều tiết bởi pháp luật về sở hữu trí tuệ [22, tr. 182 - 183].

Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam - 5

1.1.3.7. Góp vốn bằng tri thức

Trong nền kinh tế tri thức, người ta thường nhắc đến các yếu tố lớn nhất đang làm biến đổi các nước trên thế giới. Đó là chủ nghĩa tư bản tài

chính (finance capitalism), chủ nghĩa tư bản tri thức (knowlege capitalism) và chủ nghĩa tư bản xã hội (social capitalism) mà tại đó chủ nghĩa tư bản được hiểu là một cuộc vận động làm phát sinh ra các ý tưởng mới và đưa chúng vào các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực thương mại. Vậy góp vốn bằng tri thức là một vấn đề trọng yếu của nền kinh tế công nghiệp, hậu công nghiệp

hay kinh tế tri thức.

Ngày nay người ta thường nhấn mạnh tài sản trí tuệ hay sở hữu trí tuệ. Chúng được xem là một bộ phận quan trọng của tri thức. Điều đó có nghĩa là khái niệm tài sản và khái niệm tri thức có sự giao thoa, nhưng không trùng

khít với nhau. Nếu định nghĩa tri thức trên phương diện hành vi có thể quan sát được, thì tri thức là khả năng của một cá nhân hay của một nhóm thực hiện, hoặc chỉ dẫn, xui khiến những người khác thực hiện các quy trình nhằm tạo ra các sự chuyển hóa có thể dự báo được của các vật liệu. Tri thức có thể được điển chế hóa và có thể sao chép hoặc có thể ở dạng ẩn không thể sao

chép khi ở trong đầu của các cá nhân hoặc các chu trình hoạt động của các doanh nghiệp. Những tri thức ẩn không thể điển chế hóa được, nên khó có thể mua và bán. Chúng khác với bốn loại tài sản trí tuệ là nhãn hiệu thương mại, giấy chứng nhận sáng chế, bản quyền và kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký mà được xem là tài sản vì có thể trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Tri thức ẩn được biểu hiện ở vốn nhân lực và tổ chức, nên mang đến cách thức góp vốn khác với cách thức góp vốn bằng tài sản. Khi nghiên cứu về kinh tế tri thức, người ta nhận định: khả năng tri thức “ngầm” quan trọng nhất có lẽ là khả năng học hỏi liên tục và đạt tới những kỹ năng mới. Do đó,

góp vốn bằng tri thức, cụ thể như tri thức ẩn, là góp vốn bằng chính khả năng như nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh, các phản ứng nhạy bén với thị trường... [22, tr. 184 - 186].

Có thể lấy một ví dụ thực tế cho việc góp vốn bằng tri thức là một Thầy giáo giỏi có uy tín tham gia thành lập trường tư cùng với các thành viên khác. Thầy giáo hoàn toàn có quyền cam kết sẽ làm việc cho trường trong một thời gian. Trong thời gian đó, danh tiếng và tri thức của thầy này sẽ làm lợi cho trường rất nhiều, có thể nói là có ý nghĩa quyết định với việc trường tư này có thể tồn tại được hay không. Do đó, việc thầy giáo này được nhận lại một phần quyền trong trường dưới dạng vốn góp là hoàn toàn hợp lý. Hơn nữa, khi đã gắn danh tiếng của mình với trường đó, thầy này cũng có nhu cầu tham gia quản lý nhà trường đó để có thể đảm bảo trường sẽ hoạt động một cách quy củ và danh tiếng của mình gắn với trường đó sẽ không bị tổn hại. Tóm lại, việc

góp vốn bằng tri thức và danh tiếng chính là giải pháp hợp lý nhất để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên, ở đây là giữa thầy giáo và nhà trường.

Như vậy, vấn đề quan trọng đặt ra với hình thức góp vốn này là người góp vốn bằng tri thức phải đảm bảo việc mang tri thức của mình ra phục vụ một cách mẫn cán và trung thực cho lợi ích công ty, có nghĩa là người đó phải thực hiện một nghĩa vụ mẫn cán và trung thực cho trái chủ là công ty do chính người đó cam kết lập ra.

Tuy nhiên, việc góp vốn bằng tri thức – một khả năng trừu tượng, sẽ mang lại khó khăn trên nhiều phương diện như: tính giá trị phần vốn góp để chia sẻ quyền lợi trong công ty; chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ của người góp vốn. Những khó khăn này lệ thuộc hoàn toàn vào sự đánh giá và thỏa thuận các các thành viên công ty. Tại đây cần nhấn mạnh, tri thức khi được góp vốn hoàn toàn không biến khỏi các thành viên góp nó, có nghĩa là nó chỉ tồn tại nơi các thành viên và càng được sử dụng thì càng được củng cố và phát triển. Vậy việc bảo đảm cho sự độc quyền sử dụng tri thức đó của công

ty là một vấn đề lớn cần tới sự trung thực của người góp vốn. Sự tin tưởng lẫn nhau, hợp tác với nhau là một yêu cầu có tính thiết yếu trong nền kinh tế hậu công nghiệp và kinh tế tri thức hiện nay. Vì vậy, mặc dù chưa nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn, nhưng ý tưởng người có chuyên môn và người có tài sản cùng nhau góp vốn làm ăn dưới hình thức công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam là đã hướng tới một phần nào quan niệm này.

1.1.3.8. Góp vốn bằng công sức

Như trên đã nghiên cứu, thỏa thuận trong các hợp đồng góp vốn thành lập công ty là một căn cứ làm phát sinh ra nghĩa vụ của các thành viên công ty. Và đối tượng của nghĩa vụ bao gồm: chuyển giao quyền sở hữu, làm hoặc không làm một công việc nào đó. Vì vậy, cam kết thực hiện những hành vi cụ thể có thể trị giá được bằng tiền theo quan niệm của luật nghĩa vụ cũng được xem là góp vốn. Vì vậy cam kết thực hiện những hành vi cụ thể có có thể có giá trị được bằng tiền theo quan niệm của luật nghĩa vụ cũng được xem là góp

vốn. Có quan niệm cho rằng, góp vốn bằng công lao hay việc làm phải là góp vốn bằng một công việc điều khiển, chỉ huy mà không phải công việc của người thừa hành, vì công ty có nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên. Tuy nhiên, có thể nhận thấy là công sức lao động không có gì đặc biệt sẽ khó có thể được đóng góp vào công ty để người góp vốn trở thành một trong những ông chủ của nó, vì công ty dễ dàng mua được công sức lao động như vậy với giá hợp lý mà không phải trả thêm lãi và chia sẻ quyền lực quản lý của thành viên khác trong công ty. Nhưng tại đây có hai trường hợp cần lưu ý: một là,

công sức được bỏ ra có thành tố tri thức hoặc kinh nghiệm; hai là, người góp vốn bằng công sức được tin tưởng hơn những người khác khi công ty dự định thành lập là một công ty đối nhân. Trường hợp thứ nhất có thể nhầm lẫn với góp vốn bằng tri thức. Tuy nhiên, nếu thành tố tri thức ít hơn so với lao công, thì có thể nói, việc góp vốn đó là góp vốn bằng công việc. Đối với trường hợp này, công ty đối vốn có thể cũng cần, chẳng hạn người lái xe giỏi, thông thạo được ở nhiều thành phố góp vốn bằng khả năng này của mình. Trường hợp thứ hai tùy thuộc hoàn toàn vào sự lựa chọn của các thành viên [24, tr. 71].

Thừa nhận việc góp vốn bằng công sức là hướng tới yếu tố hiệu quả của việc góp vốn, đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí, và bảo đảm cho công sức

lao động xã hội. Cũng giống với góp vốn bằng tri thức, việc góp vốn bằng lao công khiến cho người góp vốn bị ràng buộc nghĩa vụ mẫn cán và trung thực. Do đó, nó cũng có hậu quả tương tự với góp vốn bằng tri thức.

Bộ luật Dân sự Pháp qui định: Phần góp vốn bằng công sức lao động không được tính vào vốn của công ty (không trị giá được bằng tiền), nhưng người góp vốn bằng công lao động được nhận cổ phần của công ty, có quyền chia lãi và tài sản có, đồng thời cũng phải chịu lỗ.

Như vậy, phần vốn góp bằng công sức nếu có được định giá thì cũng không được tính vào vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, người góp vốn bằng công sức vẫn được hưởng quyền lợi tương ứng với giá trị được định giá của công sức.

1.1.4. Định giá tài sản góp vốn

Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp. Vì vậy Luật Doanh nghiệp 2014 qui định:

“1. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá

chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng tiền Việt Nam.

2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập

chấp thuận.

Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, hội đồng thành

viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành

viên hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời

điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế” (Điều 37).

Các quy định này cho thấy đối tượng là tài sản của hành vi góp vốn vào công ty phải được định giá, nếu các tài sản đó không phải là tiền. Trên cơ sở đinh giá như vậy, vốn điều lệ của công ty mới được xác định rõ ràng, quyền lợi của các bên được bảo đảm đúng mức.

Định giá tài sản vào thời điểm góp vốn thành lập công ty. Theo đó, khi xuất hiện đối tượng tài sản cần phải được định giá, tất cả thành viên sáng lập cùng nhau bàn bạc, thống nhất để quyết định giá trị tài sản.

Trong thực tế hoạt động định giá tài sản góp vốn, để tìm được sự nhất trí cho việc xác định giá trị tài sản không hề đơn giản. Do đó, việc định giá tài sản cần có sự hợp tác cao giữa những người có thẩm quyền định giá để đi đến một mức giá cụ thể, phản ánh xác thực về hiện trạng tài sản mà nhà đầu tư thấy rõ là hợp lý, đảm bảo không gây ra tranh chấp.

Nguyên tắc định giá tài sản góp vốn mà Luật doanh nghiệp đề ra suy cho cùng cũng là trên cơ sở bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư, cho công ty tiếp nhận vốn và cả bên thứ ba. Tất cả thành viên là người định giá tài sản là vốn góp. Một tổ chức định giá chuyên nghiệp có thể có thẩm quyền định giá theo yêu cầu của các viên.

Quy định trên đã xác định việc định giá tài sản góp vốn ở hai thời điểm thành lập công ty và khi công ty đang hoạt động chỉ khác nhau ở thẩm quyền định giá còn trách nhiệm và chu trình định giá là hoàn toàn giống nhau.

Những người có thẩm quyền có thể sẽ trực tiếp tiến hành hoặc thuê những

công ty kiểm toán hay các tổ chức kinh tế có chức năng định giá tài sản. Nếu những người có thẩm quyền trực tiếp định giá tài sản góp vốn thì họ phải thành lập Hội đồng định giá. Và tùy thuộc vào thời điểm tài sản được đem góp vào công ty, thành phần Hội đồng định giá sẽ khác nhau.

Trong quá trình hoạt động, Hội đồng định giá được áp dụng cho ba loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm, công ty hợp danh lần lượt là Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và tất cả các thành viên hợp danh.

Quyết định giá trị tài sản góp vốn sẽ được Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, tất cả các thành viên hợp danh công ty hợp danh bàn bạc trong cuộc họp. Và việc định giá tài sản để tiếp nhận thành viên đồng nghĩa với sửa đổi Điều lệ chỉ được thông qua khi đáp ứng được tỉ lệ luật định. Luật cũng quy định công ty có thể thuê tổ

chức định giá chuyên nghiệp để định giá tài sản góp vốn. Quy định của Luật doanh nghiệp về thẩm quyền định giá đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty định giá tài sản góp vốn.

Đối với trường hợp công ty tự tiến hành định giá tài sản góp vốn, tất cả thành viên liên đới chịu trách nhiệm về giá trị tài sản. Họ phải cùng thỏa thuận để định đoạt giá trị của tài sản góp vốn. Khi xảy ra việc tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của nó tại thời điểm góp vốn, theo quy định của luật doanh nghiệp, cả người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá. Đây là một quy định cần được xem xét trên cả hai phương diện: một là các bên đã không ý thức được giá trị thực của tài sản, hai là các bên đã cố tình định giá cao hơn giá trị thực tế. Tuy nhiên, dù ở trường hợp nào, khi gây thiệt hại cho người khác thì vẫn phải đặt ra trách nhiệm bồi thường. Song luật doanh nghiệp chưa xác định rõ tỉ lệ trách nhiệm giữa bên góp vốn và người định giá trong vấn đề này, vì điều đó mà tranh

chấp có thể xảy ra.

Trường hợp công ty thuê tổ chức kinh tế có chức năng định giá tài sản thì trách nhiệm được nói đến ở đây thuộc về bên được thuê định giá tài sản. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được xác định trong hợp đồng. Tổ chức được thuê định giá tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định tài sản trước khách hàng của mình.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024