Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam - 3

thực sự chú trọng vào mục đích thực hiện một hoạt động kinh doanh nào cụ thể. Góp vốn vào công ty cũng dễ dàng chuyển nhượng lại phần vốn góp đó cho người khác để hưởng chênh lệch hoặc thu lại một phần vốn. Số lượng

người góp vốn được mở rộng, khả năng bán lại phần vốn dễ dàng, người góp vốn có thể thay đổi nhanh chóng song công ty vẫn tồn tại, đó là sự khác biệt lớn của công ty đối vốn so với công ty đối nhân. Một vấn đề kinh tế khác khi các thành viên, các cổ đông góp vốn vào công ty là việc thực hiện quyền quản lý công ty để đảm bảo việc sử dụng đồng vốn của mình sẽ đem đến hiệu quả kinh tế cao nhất. Do là công ty đối vốn điển hình nên quyền quản lý trong công ty tương ứng với tỷ lệ số vốn góp vào công ty thông qua tỷ lệ vốn góp của từng thành viên và số lượng cổ phần nắm giữ của từng cổ đông. [14, tr. 25 - 27].

Nếu xét trên phương diện pháp lý, góp vốn là hành vi chuyển giao tài sản để đổi lấy quyền lợi đối với công ty. Nói tóm lại góp vốn về bản chất

pháp lý là một hành vi pháp lý. Hành vi này là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản của người góp vốn đối với tài sản góp vốn cụ thể, đồng thời làm phát sinh quyền sở hữu của công ty đối với tài sản góp vốn đó, và làm phát sinh quyền sở hữu của người góp vốn đối với phần vốn góp vào công ty theo tỷ lệ với các phần vốn góp khác hoặc quyền sở hữu của người góp vốn (người mua cổ phần) đối với một hoặc một số cổ phần của công ty.

Có thể lý giải cụ thể rằng: thông qua hành vi góp vốn, mối quan hệ pháp lý được tạo lập. Nghĩa vụ đối ứng giữa người góp vốn thành lập công ty

và công ty khác với nghĩa vụ đối ứng giữa các bên trong quan hệ mua bán hay cho thuê. Hành vi góp vốn đổi lấy quyền lợi cũng khác với hành vi mua bán hay hành vi cho thuê tài sản ở chỗ khi chuyển giao quyền sở hữu tài sản hay quyền hưởng dụng tài sản cho công ty, thì người góp vốn không nhận được bất kể khoản tiền nào từ việc chuyển giao đó mà chỉ nhận lại được là một thứ quyền đặc biệt đó là quyền sở hữu, quyền lợi công ty. Quyền lợi này có thể chuyển đổi thành tiền, tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng hình thức công ty và quy chế riêng có thể có. Quyền sở hữu công ty này là quyền sở hũu một phần

tài sản của công ty tương ứng với tỷ lệ góp vốn và số cổ phần mà người đó nắm giữ. Như vậy, việc góp vốn thành lập công ty có nét giống với sự trao đổi tài sản giữa hai chủ thể, trong đó người góp vốn bỏ ra tài sản và nhận lại quyền lợi từ công ty. Đặc biệt trong công ty cổ phần thì các cổ phần không phải là một vật xác định hay quyền lợi gắn với vật đó mà người sở hữu được thừa hưởng. Cổ phần thực chất chỉ là một tờ giấy nhưng nó ghi nhận quyền tài sản quan trọng ràng buộc giữa cổ đông và công ty, đó là quyền quản lý và quyền thu lợi từ lợi tức của công ty. Như vậy, cổ phần luôn luôn gắn với công ty, có giá trị thay đổi theo tình hình tài chính của công ty và khi công ty không còn tồn tại thì quyền tài sản này cũng sẽ mất đi [14, tr. 27 – 28].

1.1.2.3. Quyền góp vốn thành lập công ty

Hiến pháp 2013 tuyên bố: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33). Với nguyên tắc hiến định này, có thể hiểu mọi người đều có quyền góp vốn thành lập công ty. Vì vậy việc hạn chế góp vốn thành lập công ty chỉ có thể được thực hiện theo những điều kiện nhất định. Hiến pháp 2013 qui định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo qui định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14, khoản 2). Quyền tự do kinh doanh được xếp vào các quyền con người và quyền cơ bản của công dân. Do vậy việc hạn chế nó phải tuân thủ các điều kiện hiến định. Luật Doanh nghiệp 2014 khẳng định: “Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này” (Điều 18, khoản 1).

Điều này đã cụ thể hóa nguyên tắc hiến định về tự do kinh doanh. Tuy nhiên để bảo vệ cộng đồng trước những tác động tiêu cực của hành vi góp vốn thành lập công ty và bảo vệ chính các công ty trước sự lạm dụng, Luật Doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

nghiệp 2014 có những qui định hạn chế góp vốn thành lập công ty như sau:

“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam - 3

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan

chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trong trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

5. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ

hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào ít nhất một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị” (Điều 18).

Các qui định hạn chế này làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh tại Việt Nam hiện nay bao gồm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh; chống tham nhũng, chụp giật; và chống làm suy yếu hiệu lực của quản lý nhà nước.

1.1.3. Các hình thức góp vốn

Góp vốn thành lập công ty có nhiều hình thức khác nhau. Việc phân loại các hình thức này chủ yếu dựa vào đối tượng của hành vi góp vốn – đó chính là tài sản, công sức, và tri thức. Điều đáng lưu ý nhất là mỗi hình thức

góp vốn dường như phụ thuộc vào một qui chế pháp lý khác nhau xuất phát từ đối tượng của hành vi góp vốn.

Khác với Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam, các Bộ luật Dân sự của các nước trên thế giới không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về tài sản.

Song theo quan niệm chung, người ta có thể hiểu được rằng tài sản bao gồm hai loại là vật và quyền. Tài sản là một khái niệm trừu tượng khó xác định về mặt phạm vi. Hiện rất hiếm thấy các định nghĩa về tài sản trong pháp luật của các quốc gia. Thế nhưng tài sản là đối tượng quan trọng nhất của hành vi góp vốn. Vì vậy có thể thấy việc liệt kê các tài sản góp vốn như Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam có ý nghĩa thực tế và nhưng không thể không có các thiếu sót. Có lẽ các qui định này không dám đi quá xa ra khỏi khuôn khổ của các qui định về tài sản trong Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam nơi đã đặt ra tiền đề cho những thiếu sót như vậy. Chẳng hạn: theo pháp luật Việt Nam “vật chất liệu” đó là cơ sở quan trọng của quan niệm về tài sản. Tuy có nhắc tới quyền tài sản, nhưng nó không được xem là vật quyền. Do đó việc góp vốn bằng các vật quyền khó có được các qui định đầy đủ, trừ quyền sử dụng đất.

Góp vốn bằng tài sản là hình thức góp vốn quan trọng nhất bởi không có tài sản thì công ty không thể hoạt động được. Về nguyên tắc, mọi tài sản đều có thể đem góp làm vốn của công ty, tuy nhiên còn lệ thuộc vào từng sự thỏa thuận cụ thể trong các hợp đồng thành lập công ty. Tài sản góp vốn có thể thuộc bất kể dạng nào: vật chất liệu hay các quyền vô hình, với điều kiện các tài sản này phải là các tài sản có thể được chuyển giao trong giao lưu dân

sự một cách hợp pháp, bởi bản thân góp vốn đó là một hành vi chuyển giao tài sản, do đó phải tuân thủ những qui tắc chung có liên quan tới việc chuyển giao tài sản. Căn cứ vào việc chuyển giao, người ta chia các hình thức góp vốn bằng tài sản thành một số loại để nghiên cứu và qui định như góp vốn bằng tiền, góp vốn bằng hiện vật (vật chất liệu) và góp vốn bằng quyền. Góp vốn bằng quyền tài sản lại được phân chia thành: góp vốn bằng quyền hưởng dụng, sản nghiệp thương mại và quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài việc góp vốn bằng tài sản, người ta còn góp vốn bằng công sức và bằng tri thức. Đây là hai hai khái niệm không hẳn nằm ngoài khái niệm tài sản. Các khái niệm này có sự giao thoa. Một người có thể không đưa tài sản

cụ thể nào vào công ty với tính cách là góp vốn, mà người đó có thể thực hiện

một công việc nào đó mà công ty cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hoặc đóng góp những hiểu biết mà công ty không thể không cần đến trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc cung cấp một

công việc và việc cung cấp một tri thức có qui chế pháp lý riêng biệt với việc cung cấp một tài sản cụ thể trong việc thành lập một công ty. Sau đây lần lượt nghiên cứu các hình thức góp vốn cụ thể.

1.1.3.1. Góp vốn bằng tiền

Góp vốn bằng tiền là việc cá nhân hay tổ chức chuyển một khoán tiền (Việt Nam đồng hay ngoại tệ hay những giấy tờ có giá trị như ngân phiếu, trái phiếu của mình) để hình thành vốn của công ty, và đổi lại phần vốn góp hay cổ phần từ công ty. Hành vi chuyển dịch chỉ được thực hiện xong khi nào thành viên góp vốn hoàn thành nghĩa vụ góp vốn mà có hình thức như: chuyển tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng hoặc một tài khoản trung gian...

Góp vốn bằng tiền có tính chất giống với việc bỏ tiền ra mua quyền lợi trong công ty. Do tính chất thanh khoản của tiền như vật ngang giá chung của cả nền kinh tế. Khi cam kết góp mà không góp hoặc góp không đúng hạn khoản tiền cam kết góp được coi là người cam kết nợ khoản cam kết đó với

công ty. Việc góp vốn hay trả nợ vốn có thể thực hiện bằng các phương thức thanh toán theo qui định của pháp luật hay sự thỏa thuận của các bên.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh phương thức góp vốn bằng tiền mặt đòi hỏi phải đóng đủ rồi mới được thành lập công ty bởi các hình thức công ty này không được phát hành cổ phiếu. Với công ty cổ phần, phương thức góp vốn bằng tiền mặt không đòi hỏi những người tham gia đăng ký góp vốn phải đóng đủ ngay phần của mình trước khi công ty phải đăng ký kinh doanh mà chỉ cần đóng góp trước một phần bởi hình thức công ty này có phát hành cổ phần. Số cổ phần còn lại sẽ được mua nốt trong một khoảng thời gian nhất định sau khi công ty chính thức đi vào hoạt động. Về phương cách kiểm soát, pháp luật của nhiều nước, sau khi tiến hành góp vốn

theo phương thức này, các sáng lập viên phải có trách nhiệm gửi toàn bộ số tiền đó thu được vào một tài khoản ngân hàng phong tỏa hoặc gửi tại nơi ký thác. Luật Công ty 1990 cũng đã từng có quy định góp vốn phải gửi vào tài khoản phong tỏa. Hiện tại, việc chuyển tiền vào tài khoản phong tỏa chỉ áp dụng đối với công ty cổ phần khi phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ chứ không áp dụng cho trường hợp góp vốn thành lập công ty, vấn đề này phụ thuộc vào thỏa thuận của các cổ đông khi sáng lập công ty cổ phần.

1.1.3.2. Góp vốn bằng hiện vật

Góp vốn bằng hiện vật là việc góp vốn bằng quyền sở hữu đối với vật mà có thể là bất động sản do bản chất hay do mục đích, hoặc động sản do bản chất. Về nguyên tắc, mọi tài sản là vật đều có thể đem góp vốn thành lập công ty, tuy nhiên còn lệ thuộc vào sự thỏa thuận cụ thể về việc góp vốn thành lập công ty. Vật đưa vào góp vốn phải là vật được đưa vào giao lưu dân sự đáp ứng đầy đủ ba yêu cầu: (i) vật có thực phải là một bộ phận của thế giới vật

chất; (ii) vật có thực phải đem lại lợi ích cho con người; (iii) vật có thực là những vật con người có thể chiếm giữ được [17, tr. 31].

Như vậy việc góp vốn bằng hiện vật gần giống với việc bán hay đổi vật đó để lấy quyền lợi trong công ty. Người góp vốn thu được quyền lợi. Còn

công ty có được quyền sở hữu đồ vật. Chính vì vậy, Bộ luật Dân sự Pháp quy định: “việc góp vốn bằng hiện vật được thực hiện bằng cách chuyển quyền đối với vật và giao vật cho công ty sử dụng. Nếu góp vốn bằng quyền sở hữu, người góp vốn phải đảm bảo đối với công ty như người bán đảm bảo đối với người mua” (Điều 1843 - 3).

Vật được đem góp vốn phải là tài sản được phép giao dịch. Vật phải được xác định rõ. Chất lượng của vật do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp chất lượng của vật đó được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chất lượng của vật được xác định theo tiêu chuẩn đó công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định về chất lượng thì chất lượng của

vật mua bán được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại. Với nghĩa vụ như người bán đối với người mua thì thành viên góp vốn có nghĩa vụ giao vật đúng số lượng, đồng bộ và đúng chủng loại, cung cấp thông tin cần thiết về vật và hướng dẫn cách sử dụng vật đó, đảm bảo quyền sở hữu đối với vật đó góp vốn không bị bên thứ ba tranh chấp.

Việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản từ thành viên

sang công ty có ý nghĩa pháp lý quan trọng, phải cam kết thực hiện nghĩa vụ dân sự, vì theo quan điểm pháp lý dân sự thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản thường gắn liền với thời điểm chuyển quyền sở hữu. Về nguyên tắc, chủ sở hữu phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản của mình. Từ thời điểm thành viên cam kết góp vốn mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của thành viên với công ty. Trong đó, nếu công ty chưa đăng ký kinh doanh thì quyền yêu

cầu là quyền của các thành viên khác đối với thành viên cam kết góp vốn thực hiện nghĩa vụ của họ. Thời điểm này chưa làm phát sinh quyền sở hữu tài sản của công ty vì công ty chưa ra đời. Việc chuyển dịch quyển sở hữu tài sản từ thành viên sang công ty chỉ có thể tính từ thời điểm công ty được chính thức thừa nhận về mặt pháp lý tức là thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tức là, việc công ty trở thành chủ sở hữu của vật góp vốn buộc công ty phải có tư cách pháp nhân, nghĩa là công ty phải có khả năng hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ. Điều này cho thấy việc góp vốn bằng hiện vật không thể thực hiện được với công ty không có tư cách pháp nhân.

Tùy theo đặc điểm, tính chất của từng loại tài sản và ghi nhận của pháp luật, của hợp đồng hoặc điều lệ công ty mà việc chuyển quyền sở hữu tài sản hiện vật từ thành viên sang công ty được thực hiện theo những thủ tục khác nhau. Vật được giao theo phương thức thỏa thuận về việc góp vốn; nếu không có thỏa thuận về phương thức giao vật thì vật do thành viên góp vốn giao một lần, giao trực tiếp công ty. Thành viên góp vốn phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao vật và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu đối với vật.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí