Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam - 2

+ Nghiên cứu lý luận về góp vốn và các hậu quả pháp lý phát sinh từ hành vi góp vốn;

+ Đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về góp vốn và hậu quả pháp lý của nó;

+ Kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan.

Vì góp vốn và hậu quả của hành vi góp vốn là một lĩnh vực pháp lý rộng. Do đó Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận pháp luật về góp vốn thành lập công ty, tức là các giao dịch về góp vốn thành lập công ty mà không nghiên cứu góp vốn vào các lĩnh vực khác, và cũng không phân tích việc góp vốn thành lập công ty dưới giác độ kinh tế, văn hóa, xã hội. Luận văn không đi sâu vào nghiên cứu việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực này mà chỉ phân tích các qui phạm hiện hành thông qua lý luận.

4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu của Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các phương pháp mà luận án sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích quy phạm, phân tích vụ việc, và phân tích lịch sử; phương pháp tổng hợp, thông kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc; phương pháp điển hình hoá, mô hình hóa các quan hệ xã hội; phương pháp hệ thống hóa các quy phạm pháp luật; phương pháp so sánh pháp luật; và phương pháp đánh giá thực trạng pháp luật.

Với phương pháp phân tích quy phạm, luận văn đã phân tích quy định của pháp luật hiện hành về góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty, qua đó chỉ ra các khiếm khuyết, bất cập

Khi phân tích vụ việc, luận văn đã chỉ ra khiếm khuyết trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích. Cụ thể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. Kết quả tổng hợp được thể hiện chủ yếu bằng các kết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp. Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh với pháp luật để chỉ ra ưu nhược điểm, sự tiến bộ hay lạc hậu… hoặc so sánh giữa pháp luật hiện hành với các văn bản đã hết hiệu lực để chỉ ra sự thay đổi tích cực hay tụt hậu…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

5. Bố cục của Luận văn

Ngoài phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chủ yếu của Luận văn được chia thành ba chương như sau:

Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn theo pháp luật Việt Nam - 2

Chương 1: Những vấn đề lý luận về góp vốn và hệ quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty.

Chương 2: Thực trạng pháp luật việt nam về góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty.

Chương 3: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GÓP VỐN VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HÀNH VI GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY


1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về góp vốn và bản chất pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty

1.1.1. Khái quát chung về công ty

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của công ty

Công ty là loại một loại thương nhân xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Theo quan niệm truyền thống, công ty được hiểu là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lý nhằm tiến hành một hoặc một số hành vi thương mại nhất định theo mục tiêu chung đã được lựa chọn. Như vậy công ty là một loại thương nhân chuyên tiến hành một

hoặc một số hành vi thương mại nhất định và coi các hành vi đó là nghề nghiệp của mình. Lưu ý rằng hành vi hoặc các hành vi này được xác định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà pháp luật Việt Nam hiện nay gọi là ngành nghề kinh doanh. Theo PGS. TS. Ngô Huy Cương, thương nhân là chủ thể thông thường của luật thương mại và được chia thành thương nhân thể nhân (cá nhân kinh doanh – ví dụ như doanh nghiệp tư nhân) và thương nhân pháp nhân (có nghĩa là các công ty) [22, tr. 69]. Vậy trước hết công ty là thương nhân pháp nhân.

Thương nhân, theo PGS. TS. Ngô Huy Cương có hai yếu tố xác định: Thứ nhất, chuyên tiến hành các hành vi thương mại; và thứ hai, lấy hành vi thương mại làm nghề nghiệp thường xuyên của mình, mà trong đó yếu tố thứ nhất được xem là điều kiện cần, và yếu tố thứ hai được xem là điều kiện đủ. Từ các phân tích ở trên ta có thể hiểu: Công ty là thương nhân pháp nhân và công ty có các đặc điểm như sau:

Đặc điểm thứ nhất: Công ty là pháp nhân.

Cả về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy công ty là một thực thể tách biệt với thành viên của nó, có nghĩa người thành lập công ty có mục đích tạo ra một thực thể tách biệt với mình, và thực thể này có khả năng hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ riêng biệt so với quyền và nghĩa vụ của người thành lập nên nó. Vì vậy công ty mang đầy đủ các dấu hiệu của một pháp nhân. Trong

các dấu hiệu này, có một dấu hiệu quan trọng liên hệ trực tiếp với đề tài Luận văn là công ty có tài sản riêng, khác với tài sản của chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu của nó. Tài sản này trước hết được tạo lập bởi hành vi góp vốn của chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu của công ty.

Như vậy công ty là chủ thể của pháp luật. Các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của công ty được pháp luật điều chỉnh. Chẳng hạn pháp luật qui định công ty có quyền sở hữu và sử dụng vốn đúng mục đích; phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ bằng tài sản của mình; và tự danh mình tham gia các quan hệ pháp luật… Luật Doanh nghiệp 2014 định nghĩa về doanh nghiệp mà trong đó có công ty rằng: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định

của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” (Điều 4, khoản 7). Định nghĩa này cho thấy doanh nghiệp (hay công ty) mang dáng dấp của pháp nhân - một chủ thể quan trọng của pháp luật.

Đặc điểm thứ hai: Công ty là thương nhân.

Công ty là chủ thể thông thường của luật thương mại bởi như trên đã phân tích công ty chuyên tiến hành các hành vi thương mại và lấy hành vi thương mại là nghề nghiệp thường xuyên của mình. Công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, có nghĩa là đăng ký việc làm nghề thương mại của mình. Ở

đây cần lưu ý hành vi thương mại có điểm khác với hành vi dân sự. Hành vi thương mại nói đơn giản là hành vi do thương nhân thực hiện nhằm mục đích sinh lời. Còn hành vi dân sự là hành vi do các chủ thể của pháp luật thực hiện nhằm mục đích tiêu dùng. Tuy nhiên sự phân biệt này là một vấn đề khoa học phức tạp mà khó có thể lý giải trong phạm vi của Luận văn này.


Đặc điểm thứ ba: Việc góp vốn và sở hữu vốn của công ty bị giới hạn bởi pháp luật.

Các hình thức góp vốn thành lập công ty và việc sở hữu vốn của công ty luôn luôn được pháp luật quan tâm và điều tiết. Vốn ban đầu hình thành từ sự đóng góp của thành viên hoặc các thành viên. Thông qua việc góp vốn, thành viên đổi lại quyền lợi trong công ty và quyền chi phối công ty. Hơn nữa công ty luôn có sự tác động lớn tới cộng đồng bởi khả năng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, và khả năng huy động vốn từ bên ngoài. Pháp luật xen vào điều tiết việc góp vốn và sở hữu vốn của công ty bởi các lý do như vậy.

1.1.1.2. Phân loại công ty

Ở các nước theo truyền thống Civil Law, người ta thường chia công ty thành hai loại: công ty dân sự và công ty thương mại. Nguồn gốc của sự phân chia này là việc có sự phân loại giữa luật dân sự và luật thương mại. Cách thức phân loại này không được thể hiện rõ ở Việt Nam hiện nay. Luận văn không đề cập tới công ty dân sự do đó không xuất phát nghiên cứu từ cách phân loại này.

Căn cứ vào tính chất liên kết, chế độ chịu trách nhiệm của thành viên công ty và ý chí của nhà làm luật, mà dưới góc độ pháp lý người ta chia công

ty thành hai loại hình chính là công ty đối nhân và công ty đối vốn. Trong mỗi loại này lại được phân chia thành các hình thức công ty cụ thể. Tuy nhiên phải nói rằng cách phân loại này cũng không mấy rõ ràng, gây ra nhiều tranh luận. Mặc dù vậy nó vẫn có những điểm đáng lưu ý về mặt khoa học.

Công ty đối nhân là hình thức công ty mà việc thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân của các thành viên tham gia. Đặc điểm cơ bản của công ty đối nhân là các thành viên liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty hoặc ít nhất cũng phải có một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn đều có tư cách thương nhân và phải chịu thuế thu nhập cá

nhân. Có hai loại hình công ty đối nhân cơ bản là công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Công ty hợp danh là công ty mà tất cả các thành viên đều phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợi của công ty. Còn công ty hợp vốn đơn giản có hai loại thành viên: một loại chịu trách nhiệm vô hạn; và loại khác chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty.

Công ty đối vốn ra đời muộn hơn so với công ty đối nhân. Công ty đối vốn không quan tâm tới nhân thân người góp vốn mà chỉ quan tâm tới phần vốn góp. Có một điểm đặc biệt khác so với công ty đối nhân là ở công ty đối vốn tất cả các thành viên của công ty đều có chế độ trách nhiệm hữu hạn. Do cơ cấu thành lập công ty chỉ quan tâm tới vốn góp mà thành viên của công ty đối vốn thường có số lượng lớn. Cũng do thành viên của công ty đối vốn có số lượng lớn nên nó thường được pháp luật qui định chặt chẽ hơn về quản trị và vận hành. Có hai loại công ty đối vốn là: công ty cổ phần; và công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm loại có một thành viên và loại có hai thành viên trở lên).

Công ty đối nhân và công ty đối vốn khác nhau tương đối nhiều về chế độ pháp lý đối với vốn của công ty, nhất là hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn. Trong mỗi phân loại lớn đó lại có những phân loại nhỏ hơn (hình thức

công ty) có sự khác biệt ít nhiều về chế độ góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn. Tuy nhiên tựu trung lại vấn đề góp vốn và hậu quả pháp lý của nó có những điểm chung nhất định.

1.1.2. Khái niệm về góp vốn và bản chất pháp lý của hành vi góp vốn

1.1.2.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty

Góp vốn thường được người Việt Nam hiểu là việc một người đưa hay hùn tiền bạc hay tài sản vào một công cuộc kinh doanh nhất định và mong nhận được lợi ích từ đó. Xét về mặt pháp lý, người góp vốn chuyển giao

quyền sở hữu tài sản của mình cho người kinh doanh (thương nhân) để đổi lại những lợi ích từ việc góp vốn đó. Góp vốn thành lập công ty là việc một người chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình vào công ty do tự mình

hoặc cùng với người khác thành lập nhằm mục tiêu kiếm lời. Tài sản góp vốn về nguyên tắc là tất cả các loại tài sản mà theo quan niệm của pháp luật Việt Nam hiện nay bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (Điều 163,

Bộ luật Dân sự 2005). Tuy nhiên pháp luật có thể qui định cụ thể về tài sản góp vốn đối với từng trường hợp cụ thể. Theo khoản 4, Điều 4 Luật Doanh nghiệp, tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

Việc chuyển đổi quyền sở hữu tài sản cụ thể lấy quyền lợi trong công ty thường được qui đổi theo tỷ lệ nhất định mà người ta gọi là tỉ lệ vốn góp mà

chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ.

Lợi ích mà người góp vốn nhận được là phần vốn góp hoặc cổ phần.

Các phần vốn góp và cổ phần này không phải được hình thành từ thế giới vật chất như các tài sản hữu hình (vật), cũng không phải là sản phẩm được hình thành từ hoạt động sáng tạo của trí tuệ (đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ). Phần vốn góp hiểu là kết quả của sự chuyển một phần giá trị tài sản cụ thể của người góp vốn vào công ty để đổi lấy một phần giá trị khác trừu tượng hơn.

Tài sản góp vốn vào công ty và phần vốn góp là hai tài sản độc lập và thuộc về hai sản nghiệp của hai chủ thể khác nhau. Phần vốn góp là tài sản thuộc sản nghiệp của nguời góp vốn. Tài sản đem góp vốn là tài sản thuộc sản nghiệp của công ty nhận tài sản góp vốn . Về mặt pháp lý, vốn của công ty là do các thành viên, các cổ đông đóng góp. Đối với chủ nợ của công ty, số tiền mà các thành viên, cổ đông bỏ vào công ty chính là sự cam kết lâu dài cho việc đầu tư. Trong trường hợp công ty bị phá sản, các chủ nợ cóa thể lấy nợ trên số tài sản hình thành từ vốn góp cùng với các tài sản khác của công ty.

Việc góp vốn vào công ty bằng cách chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với tài sản của mình cho công ty để đổi lại tư cách sở hữu chủ hoặc đồng sở hữu chủ của công ty đó.


1.1.2.2. Bản chất pháp lý của hành vi góp vốn thành lập công ty

Từ khái niệm trên ta có thể nhận thấy bản chất pháp lý của góp vốn là hành vi pháp lý làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản của người góp vốn, làm phát sinh quyền sở hữu tài sản của công ty và tạo lập ra công ty (một thực thể kinh doanh) thuộc sở hữu của người góp vốn hoặc thuộc sở hữu chung của những người góp vốn.

Công ty thường được xem xét trên hai phương diện: kinh tế và pháp lý.

Trên phương diện kinh tế, công ty được xem là một doanh nghiệp hay một thực thể kinh doanh. Và trên phương diện pháp lý, công ty được xem là hành vi pháp lý hay hành vi thương mại. Do đó phần vốn góp cũng được hiểu theo nghĩa kinh tế và nghĩa pháp lý, có nghĩa là cần xem xét khái niệm phần vốn góp từ phương diện kinh tế và từ phương diện pháp lý [14, tr. 21].

Nếu xét trên phương diện kinh tế, góp vốn là việc tạo ra tài sản cho

công ty nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động kinh doanh theo mục đích đã đăng ký của công ty và đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ trong trường hợp công ty bị phá sản. Khi tài sản được một thành viên, một cổ đông góp vào

công ty, tài sản đó được chuyển dịch quyền sở hữu từ thành viên đó, cổ đông đó sang công ty. Việc dịch chuyển quyền sở hữu này có thể được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng thành lập công ty của các cổ đông, thành viên góp vốn. Bằng hành vi góp vốn các thành viên, các cổ đông sáng lập đã tạo ra sản nghiệp ban đầu cho công ty để đổi lại quyền lợi của mình trong công ty.

Quyền lợi này được xác định theo các quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Ở khía cạnh kinh tế, việc góp vốn hay hùn vốn cũng là việc nhiều

người cùng góp nguồn lực của mình để tạo nên một nguồn lực chung lớn hơn nhằm thực hiện ý tưởng kinh doanh. Đó chính là ý nghĩa kinh tế quan trọng xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển của công ty trong lịch sử. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, việc góp vốn thành lập công ty có khi chỉ đơn giản là để nhà đầu tư kiếm lời từ vốn góp của mình chứ không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024