Góp Vốn Kinh Doanh Bằng Tài Sản Trí Tuệ Đã Và Đang Diễn Ra Tại Việt Nam Nhưng Cõn Gặp Rất Nhiều Trở Ngại Vì Chưa Có Đủ Hành Lang Pháp Lý

riêng phải được tiến hành theo trình tự pháp định, từ đăng ký định giá, điều tra tài sản, đánh giá tính toán, nghiệm chứng xác nhận…Hoạt động định giá tài sản ở Trung Quốc thường được tiến hành dựa trên giá trị gốc của tài sản, giá trị tịnh, giá thành, khả năng thu lời, thường áp dụng các biện pháp: biện pháp giá trị thu lợi hiện thời, biện pháp tái tạo lại thành phẩm, biện pháp giá trị thị trường, biện pháp giá theo tính toán và một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, so với các trường hợp định giá tài sản khác thì định giá TSTT của doanh nghiệp có một số đặc điểm riêng, đó là việc định giá TSTT còn cần dựa trên nguyên tắc về tính mục đích và nguyên tắc cơ chế tác dụng của nội dung đánh giá. Nguyên tắc về tính mục đích là tiền đề để đưa ra phán đoán công bằng, hợp lý, nguyên tắc cơ chế tác dụng của nội dung đánh giá là tiền đề đảm bảo hoạt động đánh giá được khoa học, chân thực và khả thi.

Có thể nói, đến nay pháp luật Trung Quốc đã đặt ra nền tảng cơ bản cho hoạt động góp vốn kinh doanh bằng TSTT cũng như định giá tài sản này nhằm giúp cho đương sự cũng như các tổ chức định giá có căn cứ để sử dụng tối đa hóa TSTT vào hoạt động đầu tư, kinh doanh. Thực tiễn cũng cho thấy TSTT đã đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp ở Trung Quốc. Chính vì vậy mà ngày càng có các tổ chức chuyên môn hóa định giá TSTT được thành lập và Chính phủ cũng rất coi trọng việc đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực này. Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Trung Quốc đã nâng cao tầm quan trọng của TSTT, tạo ra những điều kiện căn bản cho việc phát triển hoạt động góp vốn bằng TSTT và phát huy những giá trị to lớn của nó.

Qua những gì đã được phân tích ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc phát triển TSTT tại các nước trên thế giới đã được tiến hành từ rất sớm và TSTT, theo xu thế chung hiện nay, mới chính là chiếc chìa khóa quan trọng đưa các tập đoàn lên vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Nắm bắt được chiều hướng ngày một tăng lên của TSVH, trong đó có TSTT, học

tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, chúng ta cần tập trung nỗ lực đầu tư cho loại tài sản mới này. Đồng thời việc ghi nhận quyền của các chủ thể đối với loại tài sản này, Việt Nam cũng cần có các quy định để tao điều kiện cho các chủ thể có thể đưa tài sản này vào khai thác, sử dụng trên thực tế.


2.2. GÓP VỐN KINH DOANH BẰNG TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐÃ VÀ ĐANG DIỄN RA TẠI VIỆT NAM NHƯNG CÕN GẶP RẤT NHIỀU TRỞ NGẠI VÌ CHƯA CÓ ĐỦ HÀNH LANG PHÁP LÝ

Khi đã tham gia góp vốn vào doanh nghiệp, giá trị TSTT được ghi nhận là tài sản dài hạn và được tính vào vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận góp vốn, là cơ sở để phân chia lợi nhuận, chi trả cổ tức. Doanh nghiệp nhận góp vốn có trách nhiệm theo dõi quản lý, nhưng không trích khấu hao đối với phần vốn góp bằng TSTT. Lãi, lỗ, cổ tức được chia từ phần vốn góp bằng TSTT, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp được hạch toán và phân chia theo quy định hiện hành.

Tại Việt Nam đã có một số trường hợp góp vốn bằng thương hiệu rất điển hình. Thực tế giám sát cho thấy nhiều thương hiệu nổi tiếng đã được định đoạt tương đối dễ dàng nhưng không theo một quy tắc nào cả và thường là do quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt giá trị doanh nghiệp. Đơn cử như thương hiệu VINACONEX được Bộ Xây dựng thống nhất tính là 100 tỉ đồng trong khi cổ phần hóa toàn bộ Tổng Công ty VINACONEX, thương hiệu VINACAFE của Công ty Cà phê Biên Hòa được định giá 5 tỉ đồng, còn thương hiệu VINASHIN được tính bằng 30% vốn điều lệ của bất kỳ công ty thành viên hay liên kết của Tập đoàn Công nghiệp tàu Thủy. Hơn nữa, có ý kiến lo ngại rằng trong quá trình thương hiệu được góp vốn, nhiều khi bản thân các thương hiệu không giữ được uy tín ổn định một thời gian dài, thậm chí có không ít các thương hiệu đã bị giảm sút về uy tín làm ăn, giảm uy tín với khách hàng, giá trị doanh nghiệp bị giảm mạnh… sẽ ảnh hưởng đến các

bên có quyền khai thác thương hiệu đó. Có nhiều ý kiến cho rằng tình trạng một số tổng công ty mang thương hiệu góp vốn với nhiều đối tác trong nhiều lĩnh vực không được đánh giá cao cũng có thể làm loãng giá trị thương hiệu. Dưới đây là một số tình huống điển hình của việc góp vốn bằng TSTT của doanh nghiệp nước ta.

2.2.1. Góp vốn bằng thương hiệu VINASHIN vào các doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

mới được thành lập

Cách đây vài năm, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) có mục tiêu tham vọng là đưa Việt Nam trở thành nước đóng tàu đứng thứ tư vào năm 2018. Ngày 1/10/2007, UNDP đã công bố bản nghiên cứu về hơn 200 DN lớn nhất tại VN, trong đó có năm nhà máy đóng tàu có mặt trong danh sách Top 200 doanh nghiệp Việt Nam đều là thành viên của VINASHIN và được hưởng các đơn đặt hàng quốc tế và trong nước mà VINASHIN ký được. Ngoài việc tìm khách hàng, VINASHIN còn giúp các thành viên về công nghệ, tư vấn quản lý và tài chính. Sự phát triển lớn mạnh của Nam Triệu là một minh họa điển hình. Năm 1996, nhà máy đóng tàu này chỉ sử dụng lao động và chỉ sản xuất tàu đi sông. Hiện năm 2008, Nam Triệu đóng tàu có trọng tải 54.000 tấn (DWT) và sử dụng trên 2.000 lao động. Từ đầu năm 2008 đến hết tháng 4/2008, VINASHIN đã hoàn thành cổ phần hóa 6 doanh nghiệp. Trong kế hoạch năm 2008, VINASHIN tiếp tục hướng dẫn dẫn 12 doanh nghiệp còn lại thuộc diện cổ phần hóa để tiến hành các thủ tục chuyển đổi gồm: "Công ty Thiết kế và Đóng tàu miền Nam. Công ty Xây dựng và ứng dụng công nghệ mới, Công ty Tư vấn Đầu tư và Thương mại, Công ty Xuất nhập khẩu Công nghiệp tàu thủy, Công ty Hàng Hải VINASHIN, Công ty vận tải Biển Đông, Nhà máy đóng tàu 76 và Nhà máy đóng tàu Bến Thủy" [29].

Góp vốn kinh doanh bằng tài sản trí tuệ trong pháp luật Việt Nam - 9

Vinashin trong quá trình phát triển từ 1997 đến năm 2008, đã tăng thêm 43 công ty con và 11 công ty liên kết, liên doanh. Vinashin tiếp tục triển khai 30 dự án trọng điểm là các nhà máy đóng tàu và dự án thép Cái Lân, phôi

thép Yên Bái, dự án lắp ráp động cơ diesel Bạch Đằng... Vinashin cũng hợp tác với tập đoàn Posco của Hàn Quốc để lắp đặt cơ sở sản xuất thép đóng tàu. Vinashin còn phối hợp với các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản để tham gia thiết kế tàu, cấp li-xăng, công nghệ động cơ Wartsila và thành lập liên doanh sản xuất các thiết bị hàng hải. Tuy nhiên, trong quá trình góp vốn thành lập doanh nghiệp mới, Vinashin hầu như không đầu tư vốn trực tiếp mà chỉ góp vốn bằng thương hiệu.

Công ty cố phần Vinashin Việt Quang được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4903000547 do Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp ngày 21/4/2008. Trong danh sách 4 cổ đông sáng lập của Công ty có Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Soài Rạp chiếm tỷ lệ góp vốn 51% thông qua 510 000 cổ phần, với giá trị cổ phần 5,1 tỷ đồng. Tại Điều 1, Quyết định số 3848 ngày 26/11/2007 của Hội đồng Quản trị Vinashin cũng quy định:

Góp năm tỷ một trăm triệu đồng Việt Nam bằng nguồn vốn tự có của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Soài Rạp, chiếm 51% tổng vốn điều lệ để thành lập Công ty cổ phần Vinashin Việt Quang. Trong đó, giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Soài Rạp quản lý phần vốn góp là ba tỷ đồng Việt Nam bằng giá trị thương hiệu của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, chiếm 30% tổng vốn điều lệ [29].

Căn cứ theo quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04-TSCĐ vô hình, ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính quy định về tiêu chuẩn ghi nhận tài sản thì thương hiệu, mặc dù là TSVH được tạo từ nội bộ doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận là tài sản. Đây cũng là thông lệ quốc tế, ví dụ như Microsoft hay Coca-Cola, được đánh giá có thương hiệu trị giá cả chục tỷ đô la nhưng trong bảng cân

đối kế toán của họ, không bao giờ có ghi nhận khoản tài sản này. Chỉ khi doanh nghiệp bán lại hay sáp nhập vào một doanh nghiệp khác, chênh lệch giữa giá trị sổ sách và giá trị bán lại mới được ghi nhận thành tài sản vô hình của doanh nghiệp mới.

Do vậy, phần góp vốn của Vinashin thông qua Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Tàu thủy Soài Rạp vào Công ty cổ phần Vinashin Việt Quang sẽ không được ghi nhận là TSCĐ để trích khấu hao. Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 cũng như Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính thay thế Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 cũng không quy định thương hiệu là TSCĐ vô hình, bởi vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải gánh chịu những thiệt hại không nhỏ khi góp vốn bằng giá trị thượng hiệu.

Trường hợp góp vốn bằng giá trị thương hiệu của Vinashin vào doanh nghiệp khác cũng đã nhận được ý kiến tương tự của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính. Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn (HOCERATEC), tiền thân là Nhà máy Sứ Hoàng Liên Sơn, thành lập năm 1980, đến tháng 1 năm 2004 được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần với chức năng chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm sứ cách điện phục vụ cho nhu cầu phát triển hệ thống lưới điện quốc gia và xuất khẩu. Hàng năm, năng lực sản xuất của Công ty đạt

3.000 tấn sản phẩm/năm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty được duy trì và mở rộng tại 64 tỉnh, thành phố trong cả nước, chiếm 70% thi phần về sứ cách điện và xuất khẩu sang 6 nước trong khu vực. Ngày 10/8/2007, Ủy ban nhân dân Tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định 1169/QĐ-UBND về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn về Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Công ty cổ phần Sứ Kỹ thuật Hoàng Liên Sơn đã yêu cầu Bộ Tài chính cho ý kiến về giá trị thương hiệu có được ghi nhận là TSCĐ vô hình không, ngày 19/6/2009, Tổng cục Thuế trả lời như sau:

Theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 - tài sản cố định vô hình, ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QD-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính thì thương hiệu không được ghi nhận là tài sản cố định để trích khấu hao. Do đó, phần vốn góp bằng giá trị thương hiệu Tập đoàn Vinashin tại Công ty cổ phần Sứ Kỹ thuật Hoàng Liên Sơn được ghi nhận trong sổ kế toán để làm căn cứ chia cổ tức hàng năm nhưng không được xác định là tài sản cố định để trích khấu hao theo quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định [43].

Hiện nay, Nhà nước chưa quy định về các cơ chế tài chính áp dụng đối với giá trị quyền sử dụng thương hiệu vì thương hiệu không phải là nguồn lực có thể xác định được, không đánh giá được một cách đáng tin cậy và doanh nghiệp cũng không kiểm soát được giá trị thương hiệu. Khi kiểm tra quyết toán thuế, cơ quan thuế thường không chấp nhận phần chi phí sử dụng thương hiệu là khoản chi phí hợp pháp, hợp lý để được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Như vậy, giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận theo quan điểm của ngành thuế sẽ chênh lệch bằng toàn bộ số chi phí thương hiệu mà doanh nghiệp trích khấu hao hoặc phân bổ trong kỳ (giả sử rằng các khoản khác không có chênh lệch). Số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp sẽ tăng thêm đúng bằng chi phí thương hiệu không được trừ, nhân (x) với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy vậy, hiện nay ở một số địa phương, cơ quan thuế vẫn chấp nhận khoản chi phí mua/sử dụng thương hiệu là một khoản chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Điều 5 Nghị định 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế, trong đó có "chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Mức trích khấu

hao tài sản cố định được xác định căn cứ vào giá trị tài sản cố định và thời gian trích khấu hao" [15, Khoản 1 Điều 5]. Nếu thương hiệu không được thừa nhận là tài sản cố định vô hình thì đương nhiên doanh nghiệp không được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Vấn đề là doanh nghiệp đã bỏ ra một khoản tiền để mua góp vốn bằng TSTT nhưng cơ quan thuế lại không chấp nhận khoản tiền đó được khấu trừ khi tính thuế, có nghĩa là doanh nghiệp phải gánh chịu toàn bộ các chi phí này.

Sau khi có nhiều ý kiến khác nhau, Bộ Tài chính đang cần một thực tế cụ thể để xem xét trước khi ký ban hành Thông tư hướng dẫn về góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng nhãn hiệu. Thực tế từ Vinashin - đơn vị tiên phong trong vấn đề này lại đang lộ rõ nhiều rủi ro. Việc góp vốn quyền sử dụng nhãn hiệu là nội dung mới áp dụng thí điểm theo Công văn số 2349/BTC-TCDN của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thí điểm đối với Tập đoàn Vinashin ký ban hành ngày 25.2.2010. Đến nay, theo báo cáo của Vinashin, tất cả các trường hợp góp vốn bằng thương hiệu của Tập đoàn đều phát sinh từ năm 2009 trở về trước, do Tập đoàn tự thực hiện, không có trường hợp nào phát sinh sau ngày 25.2.2010. Vinashin cũng chưa thực hiện điều chỉnh lại việc góp vốn bằng nhãn hiệu đã phát sinh trước đây theo hướng dẫn tại văn bản nói trên của Bộ Tài chính nên việc đánh giá rút kinh nghiệm là rất khó.

Cũng theo báo cáo của Vinashin, số lượng doanh nghiệp nhận góp vốn bằng thương hiệu của công ty mẹ Vinashin là 60. Số lượng doanh nghiệp nhận góp vốn bằng thương hiệu của các công ty con Vinashin là 38. Tổng giá trị góp vốn bằng thương hiệu của cả 98 doanh nghiệp là 1.926 tỷ đồng; lỗ lũy kế của các đơn vị nhận góp vốn tính đến 30.6.2010 là 616 tỷ đồng; cổ tức được chia lũy kế đến nay là 107 tỷ đồng. Trong quá trình thương hiệu được góp vốn, nhiều khi bản thân các thương hiệu không giữ được uy tín ổn định một thời gian dài, thậm chí có thể bị giảm sút về uy tín, giá trị doanh nghiệp giảm mạnh... sẽ ảnh hưởng đến các bên có quyền khai thác thương hiệu đó. Thậm chí tình trạng một số tổng công ty mang thương hiệu góp vốn với nhiều

đối tác trong nhiều lĩnh vực không được đánh giá cao cũng có thể làm loãng giá trị thương hiệu.

Khi tập đoàn Vinashin đứng bên bờ vực phá sản, nhiều các bộ lãnh đạo bị bắt, thương hiệu đi xuống, nhiều doanh nghiệp nhận góp vốn bằng thương hiệu này lại tìm cách loại bỏ tên tuổi Vinashin trong thương hiệu công ty. Vinashin đề xuất giữ lại 13 doanh nghiệp, số còn lại sẽ thực hiện thoái vốn. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là khi rút vốn bằng thương hiệu của Vinashin hiện cũng đang có các vướng mắc. Cụ thể, theo LDN 2005, công ty cổ phần không được giảm vốn điều lệ, trong khi phần vốn góp bằng thương hiệu của Vinashin tại các công ty cổ phần đã nằm trong vốn điều lệ đăng ký theo quy định. Hiện các ngân hàng, tổ chức tín dụng, khách hàng đang thực hiện cho các đơn vị vay vốn, ký hợp đồng kinh tế dựa trên vốn điều lệ đã đăng ký, trong đó có góp vốn bằng thương hiệu, do vậy khi thực hiện thoái vốn các doanh nghiệp này có thể bị các chủ nợ yêu cầu hoàn trả ngay các khoản vay, xem xét lại hợp đồng kinh tế đã ký. Như vậy, việc thực hiện thí điểm góp vốn bằng giá trị thương hiệu của Vinashin xem ra là không khả thi.

Góp vốn bằng thương hiệu là thực tế đang diễn ra khá sôi động, đi trước các quy định của luật pháp. Trong lúc này, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu nhưng vẫn chưa thể thông qua. Một vẫn đề nữa cần bàn ở đây là thương hiệu là khái niệm đã được sử dụng khá phổ biến trong đời sống thực tế nhưng chưa được ghi nhận trong hệ thống pháp luật thực định, do vậy thực tế có sự nhầm lẫn giữa hai phạm trù thương hiệu và nhãn hiệu. Thương hiệu phân biệt với nhãn hiệu ở chỗ là một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu nhưng nhà sản xuất có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry... Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí