Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 1


MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 5

1.1 Khái quát chung về góp vốn thành lập doanh nghiệp 5

1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 5

1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp 5

1.1.1.2 Phân loại doanh nghiệp 6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

1.1.2 Khái niệm và thỏa thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp 8

1.1.3 Tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp 11

Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 1

1.2 Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 26

1.2.1 Khái niệm và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ 26

1.2.1.1 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ 26

1.2.1.2 Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ 27

1.2.1.3 Điểm đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ so với quyền sở hữu các tài sản hữu hình 34

1.2.2 Khái niệm và đặc trưng của góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 39

1.2.2.1 Khái niệm góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 39

1.2.2.2 Đặc điểm của góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ . 41

1.3 Sơ lược pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 43

1.3.1 Giai đoạn trước năm 1945 43

1.3.2 Giai đoạn từ sau năm 1945 đến trước năm 1995 44

1.3.3 Giai đoạn từ năm 1995 đến trước năm 2005 47

1.3.4 Giai đoạn từ năm 2005 đến nay 50

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

..............................................................................................................................53

2.1 Nội dung các quy định pháp luật hiện hành về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 53

2.1.1 Chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 55

2.1.1.1 Chủ sở hữu các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 55

2.1.1.2 Các tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp 62

2.1.1.3 Chủ thể có quyền sử dụng trước đối với một số đối tượng quyền sở hữu trí tuệ 63

2.1.2 Chủ thể nhận góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 64 2.1.3 Đối tượng góp vốn và điều kiện góp vốn 65

2.1.3.1 Quyền tài sản của tác giả/chủ sở hữu của bản quyền tác giả và quyền liên quan

..............................................................................................................................66

2.1.3.2 Quyền sở hữu các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng 67

2.1.3.3 Quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng 69

2.1.4 Định giá quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn 72

2.1.5 Các thủ tục liên quan đến việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 76

2.1.6 Thủ tục chuyển giao tài sản góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ và trách nhiệm của thành viên góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 80

2.1.7 Thủ tục xử lý quyền sở hữu trí tuệ khi chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào doanh nghiệp 82

2.1.8 Về chứng từ và việc hoạch toán quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp 83

2.1.9 Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 85

2.2 Đánh giá pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 88

2.2.1 Những ưu điểm 88

2.2.2 Những nhược điểm 90

2.2.3 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhược điểm trong pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam 91

Chương 3: THỰC TRẠNG GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM 96

3.1 Thực trạng góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay 96

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 102

3.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật về chủ thể góp vốn, đối tượng và điều kiện góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 103

3.2.2 Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về việc xác định giá trị của quyền sở hữu trí tuệ làm cơ sở cho việc định giá quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn thành lập doanh nghiệp 104

3.2.3 Hoàn thiện các quy định về chứng từ và việc hoạch toán quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp 105

3.2.4 Hoàn thiện quy định về hợp đồng thành lập doanh nghiệp nói chung và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng 105

3.2.5 Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 106

3.2.6 Hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ 107

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tổ chức thực hiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 108

3.3.1 Nâng cao năng lực quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan Nhà nước 108

3.3.2 Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 110

3.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ 111

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tính cấp thiết của đề tài


MỞ ĐẦU

Quyết định thành lập doanh nghiệp là một trong những quyết định quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là những người mới khởi nghiệp. Trong giai đoạn tiền doanh nghiệp này, việc góp vốn là một trong những vấn đề đầu tiên mà các nhà đầu tư cần quan tâm, bởi việc góp vốn thành lập doanh nghiệp là khởi đầu cho công việc kinh doanh cũng như là yếu tố tiền đề, cơ sở phân chia lợi nhuận giữa các nhà đầu tư cũng như xác định phạm vi quyền hạn của chủ thể góp vốn đối với việc đưa ra các quyết định quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, pháp luật nước ta đã ghi nhận nhiều đối tượng mới được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp, trong đó, có quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ làm vốn góp thành lập doanh nghiệp chưa được diễn ra phổ biến và còn nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Việc quyền này chưa thực sự được phát huy trên thực tế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nhất định. Trong đó, một trong những nguyên nhân cơ bản là sự hạn chế về lý luận cũng như thực tiễn pháp luật hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, để khắc phục tình trạng nêu trên, cần sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hiện hành theo hướng quy định cụ thể và điều chỉnh thống nhất hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Để làm được điều đó, cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Với mong muốn làm rõ thêm về mặt lý luận cũng như góp một phần nhỏ trong việc thực hiện chính sách và thực thi pháp luật, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Có thể nói hoạt động “góp vốn nói chung” và “góp vốn thành lập doanh nghiệp nói riêng” đã được các nhà khoa học chuyên ngành luật quan tâm nghiên cứu. Thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các góc độ khác nhau. Như đề tài: “Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam” Luận văn thạc sỹ luật của tác giả Phạm Tuấn Anh, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội. Ở đề tài này, tác giả đã nghiên cứu khái quát những vấn đề chung về hoạt động góp vốn thành lập công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở liên hệ so sánh với hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới. Hay đề tài “Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam – Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Hồng Vân, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo đó, tác giả đã nghiên cứu hoạt động góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung, trong đó có bao hàm cả nội dung của hoạt động góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất. Ngoài ra còn một số bài viết đăng trên các tạp chí như “Hoàn thiện quy định về góp vốn và xác định tư cách thành viên công ty theo Luật doanh nghiệp năm 2005” của tác giả Nguyễn Thị Dung, Tạp chí Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội số 9/2010; “Xác định loại và giá trị tài sản góp vốn vào công ty” của tác giả Đỗ Quốc Quyên – Tạp chí nghề luật, Học viện tư pháp số 5/2010. Bài viết “Một số vấn đề về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu” của tác giả Nguyễn Hồng Vân tạp chí Hoạt động khoa học tháng 7/2010.

Tóm lại, cho đến thời điểm hiện tại, dường như chưa có một công trình nào nghiên cứ một cách toàn diện, khái quát về hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên tập trung vào hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung hoặc hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng các quyền tài sản khác theo quy định của pháp luật. Do vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên so với đề tài luận văn này là không trùng lặp về mặt nội dung. Luận văn đi vào việc nghiên cứu, tổng hợp một số vấn đề mới với hy vọng đóng góp một góc nhìn khái quát hơn cho việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.


3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Luận văn nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận khoa học pháp lý về khái niệm góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề sau:

Một là, nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận khoa học pháp lý về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ;

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Ba là, đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn đặt mục tiêu vào việc nghiên cứu khái quát hoạt động sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nói chung.

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Phương pháp tiếp cận vấn đề

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước, cải cách hành chính xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư


pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được trình bày thành ba chương:

Chương 1: Khái quát chung về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ;

Chương 2: Các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay;

Chương 3: Thực trạng góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ và một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024