cung tự cấp nên các DTTS vùng Đông Bắc đã biết cách bảo quản thực phẩm rất sáng tạo như: thịt muối, trứng muối, thịt sấy khô treo gác bếp, thịt làm lạp xưởng để gác bếp ăn quanh năm, cho thịt vào túi bóng buộc chặt thả xuống đáy giếng .... Trong chế biến món ăn, đồng bào đã biết sử dụng nguồn gia vị có sẵn trong thiên nhiên hoặc do trồng được để chế biến những món ăn mang đậm hương vị của tộc người như thảo quả, hạt dổi, gừng, giềng, lá móc mật...
Những sáng tạo từ nhỏ đến lớn, bao quát mọi thời điểm, phương diện của cuộc sống thường nhật cho chúng ta thấy, mặc dù sinh sống ở những địa bàn khó khăn, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng đồng bào các DTTS Đông Bắc không khuất phục trước những khó khăn mà vẫn bám trụ quê hương, cần mẫn, chịu thương, chịu khó lao động sản xuất để vươn lên. Đồng thời, không ngừng tìm tòi, khám phá để tìm ra phương thức sinh tồn phù hợp với điều kiện tự nhiên vốn có.
Thứ tư, VH các DTTS vùng Đông Bắc thể hiện cách tư duy tự nhiên, chân thật, phản ánh lối sống giản dị, mộc mạc.
Lối tư duy tự nhiên, chân thật xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử cũng như điều kiện tồn tại và phát triển. Sống ở nơi có điều kiện giao thông không thuận lợi, địa hình khó khăn, đời sống vật chất của các DTTS vùng Đông Bắc rất chật vật và nghèo khó. Bà con cũng ít được học hành, tiếp xúc với những thành tựu văn minh. Để sinh tồn và phát triển trong điều kiện như vậy, bà con thường chỉ tin vào những thứ mắt thấy, tai nghe, những thứ cụ thể, thiết thực. Trong quá trình lao động sản xuất và sinh tồn, đồng bào đều chủ yếu tự mình quan sát trực tiếp các hiện tượng thiên nhiên cũng như những điều kiện sản xuất xung quanh để có cách thức sản xuất và tạo ra công cụ lao động phù hợp, chủ yếu là công cụ lao động thô sơ và cách thức làm ăn giản đơn. Những kinh nghiệm của người trước, thế hệ trước thường được truyền lại cho con cháu bằng cách trực tiếp, thị phạm.
Quan hệ giữa người với người, quan hệ với cộng đồng được diễn ra chủ yếu theo tính chất chân thật, tin tưởng lẫn nhau. Bà con hầu như không biết lừa dối. Bản chất con người mộc mạc, giản dị, bộc trực, nghĩ gì nói đó, nói thế nào làm như vậy, không giấu giếm, không khéo léo, ngụy tạo. Lối sống bình
dị thể hiện trong cung cách sinh hoạt, trong trang phục, ẩm thực cũng như trong cách bài trí ngôi nhà. Chính những điều này đã tạo nên một không gian sinh tồn đậm chất nguyên sơ của các DTTS vùng Đông Bắc. Đến với các DTTS nơi đây, con người dường như được thực sự hòa mình vào thiên nhiên của cỏ cây, non nước, mây trời, hòa mình vào với cộng đồng những con người chất phác, mộc mạc, giản dị nhưng tình cảm lại hết sức nồng ấm với tập quán hiếu khách, trọng khách, với sự nhân đạo, nhân văn vốn có.
2.2.2. Thực chất của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc
2.2.2.1. Lý luận về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Cơ Bản Của Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 8
- Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đông Bắc
- Những Yếu Tố Tác Động Đến Việc Giữ Gìn, Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số.
- Thành Tựu Của Giữ Gìn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đông Bắc
- Hạn Chế Của Giữ Gìn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đông Bắc
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì giữ gìn là “giữ cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, tổn hại”[106;406]. Song song với giữ gìn là phải chống lại sự tác động có hại từ các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì giữ gìn được thực hiện cả ở hai trạng thái, đó là giữ gìn nguyên gốc và giữ gìn có chọn lọc, bổ sung và phát triển.
BSVH các DTTS vô cùng phong phú, đa dạng, độc đáo. Đó là hệ thống các giá trị đặc trưng tinh túy được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của các tộc người gắn với hoàn cảnh lịch sử và hoàn cảnh tự nhiên, môi trường vùng núi. Các giá trị này hàm chứa nhiều giá trị nhân văn, lịch sử tộc người … và có ý nghĩa là nền tảng tinh thần vững chắc cho các DTTS tồn tại và phát triển từ trước đến nay. Do đó, cần thiết phải giữ gìn nguyên gốc các giá trị đó để các DTTS phát triển một cách bền vững trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đồng thời nhằm giáo dục cho các thế hệ sau về lịch sử hình thành, quá trình tồn tại và phát triển, từ đó nâng cao ý thức tự giác tộc người, lòng tự hào về các giá trị mà ông cha họ đã sáng tạo nên trong quá trình tồn tại và phát triển. Trên cơ sở đó, họ tiếp nối truyền thống, các thế hệ sau phát triển và sáng tạo thêm nhiều giá trị độc đáo mang bản sắc tộc người, góp phần củng cố thêm nền tảng tinh thần vững chắc của cộng đồng.
Giữ gìn chọn lọc là quá trình chọn lọc và giữ lại giá trị tích cực, hạt nhân hợp lý, đồng thời loại bỏ, khắc phục những gì đã trở nên lạc hậu, trở thành lực cản của các DTTS nói chung và DTTS vùng Đông Bắc nói riêng.
Chính trong sự vận động, phát triển liên tục, BSVHDT luôn là một quá trình thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, đó là những giá trị tích cực, giá trị tinh túy, cốt lõi với những cái đã trở nên lạc hậu, những cái không còn phù hợp khi tồn tại trong một giai đoạn mới với những điều kiện tự nhiên - xã hội mới. Từ đó, diễn ra quá trình phủ định biện chứng. Nếu trong tự nhiên, sự phủ định biện chứng diễn ra do chính bản thân sự vật thực hiện thì trong xã hội, phủ định biện chứng diễn ra thông qua sự tác động của con người, con người là chủ thể thực hiện. Trong sự tồn tại và phát triển BSVHDT, con người sẽ kế thừa những hạt nhân hợp lý, có giá trị đối với sự phát triển của các DTTS, giữ lại cả những yếu tố tuy không còn phù hợp với xã hội hiện đại nhưng sự tồn tại của nó không ngăn cản sự phát triển mà nó mang đậm BSVH của các DTTS (thực chất là giữ lại cả những yếu tố trung tính) đồng thời loại bỏ những yếu tố đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp, kìm hãm, ngăn cản sự phát triển của các DTTS.
Để thực hiện tốt được quá trình này cần phân định được đâu là lạc hậu, đâu là các yếu tố trung tính, đâu là cái còn giá trị, là hạt nhân hợp lý trong BSVH các DTTS và thực tiễn xã hội chính là tiêu chuẩn để phân định, đánh giá, kiểm chứng phân loại. Chỉ có thể dựa trên sự phân định này mới có thể định hướng một cách đúng đắn quá trình giữ gìn BSVH. Qua đó mới khắc phục được bệnh chủ quan duy ý chí hay tự phát trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Bên cạnh việc giữ gìn có chọn lọc, cũng cần phải có sự bổ sung và phát triển để BSVH các DTTS càng ngày càng phong phú, đa dạng. Trên cơ sở những giá trị truyền thống, giá trị nền tảng, cốt lõi được giữ lại cũng cần bổ sung thêm những giá trị mới phù hợp với hoàn cảnh tự nhiên - xã hội của các DTTS. Chính thông qua quá trình không ngừng lao động sản xuất, các DT đã sáng tạo thêm những giá trị VH mới, những giá trị này ngày càng được bổ sung vào BSVHDT. Đồng thời những giá trị được kế thừa lại trong lịch sử cũng được cải tiến cho phù hợp với xã hội mới và thực tiễn xã hội chính là công cụ để “gọt rũa” những giá trị đó.
Để bổ sung và phát triển theo hướng tiên tiến thì cần có sự giao lưu, trao đổi, tiếp thu tinh hoa VH của các DT khác (trong phạm vi vùng, quốc gia, khu vực, thế giới). Giao lưu, trao đổi VH là quy luật tồn tại và phát triển của
mọi nền VH trong mọi thời đại. Đối với BSVH các DTTS, sự giao lưu, trao đổi chính là một điều kiện để phát triển, để rũ bỏ những lạc hậu, những yếu tố lỗi thời, không phù hợp, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị tích cực trong tinh hoa VH của DT khác. Sự giao lưu và hội nhập chính “là sự tác động qua lại giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của quá trình phát triển”[131;142]. Qua đó, trên cơ sở của các yếu tố nội sinh, yếu tố chủ đạo mà tiếp thu các yếu tố ngoại sinh và qua thực tiễn chuyển các yếu tố ngoại sinh gia nhập vào BSVH của các DTTS. Không có sự trao đổi hoặc sự trao đổi bị đứt đoạn thì cả VH, xã hội của một cộng đồng đều có thể rơi vào trì trệ, suy thoái.
Như vậy, giữ gìn nguyên gốc, giữ gìn có chọn lọc và có bổ sung và phát triển là một quá trình phủ định biện chứng vô tận. Thông qua đó, những hạt nhân hợp lý, có giá trị được giữ lại, cải tiến, những yếu tố lỗi thời, lạc hậu bị loại bỏ đồng thời bổ sung thêm những giá trị mới làm cho BSVH các DTTS phong phú, đa dạng, độc đáo và tiên tiến.
Phát huy đúng nghĩa của nó là làm cho những cái vốn có trong một sự vật, hiện tượng được sống dậy, được vận động, được phong phú thêm, mạnh thêm; các yếu tố vốn có trong sự vật, hiện tượng, quá trình tác động lẫn nhau và lan tỏa sang sự vật, hiện tượng, quá trình khác, làm cho chúng sống động, mạnh mẽ hơn. Theo nghĩa tích cực thì, phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”[106;768]. Thực chất của phát huy là thúc đẩy cái hay, cái tốt cho nảy nở nhiều hơn trở thành nền tảng, động lực của quá trình phát triển.
Phát huy BSVH các DTTS chính là việc làm cho những yếu tố độc đáo, những giá trị đặc sắc của BSVH của mỗi DT đó một mặt được thể hiện ra trong cuộc sống, không bị mai một, bị đánh mất. Đồng thời, tạo điều kiện cho các giá trị đó được lan tỏa, nảy nở và phát triển để giữ được vai trò là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển của các DTTS.
Giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS là hai mặt thống nhất của quá trình vận động. Giữ gìn giúp phát hiện, giữ lại những hạt nhân hợp lý, tích cực, khắc phục loại bỏ những yếu tố lạc hậu, kìm hãm phát triển và bổ sung những nhân tố mới để BSVHDT đa dạng, phong phú và tiên tiến. Tuy nhiên,
nếu chỉ dừng lại ở giữ gìn thì BSVH các DTTS luôn tồn tại dưới dạng tiềm năng, nguồn năng lượng, nguồn vốn cho sự phát triển. Chỉ khi những giá trị tích cực, hạt nhân hợp lý ấy được phát huy tác dụng trong đời sống hiện thực thì những giá trị trong BSVHDT mới thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển của các DTTS. Chính trong quá trình phát huy BSVH các DTTS mà các giá trị hạt nhân, hợp lý, những giá trị tích cực được giữ gìn, không bị mai một, bị đánh mất, thậm chí ngày càng tồn tại bền chặt hơn. Giữ gìn luôn là tiền đề, điều kiện để phát huy. Phát huy là hình thức tốt nhất để giữ gìn và nâng chất lượng của giữ gìn từ giữ cho nguyên vẹn thành giữ cho nảy nở, phát triển.
Giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS là một quá trình thống nhất và biện chứng. Không thể giữ gìn để phát huy, mà giữ gìn và phát huy là công việc song song, đồng thời. BSVH các DTTS không thể tự cô lập mình để giữ khư khư cái vốn có của mình, của cha ông để lại mà phải gắn kết với mở rộng, giao lưu, trao đổi với các DT khác trong phạm vi vùng miền, quốc gia, khu vực và thế giới. Tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong VH của các DT khác, đồng thời chống tất cả những gì là lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ để tạo ra diện mạo mới cho mình. Trong luận án, việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc được tiến hành song song, đồng thời, đó là khơi dậy, huy động tất cả các giá trị trong BSVH các DTTS để làm cho chúng tạo điều kiện cho các giá trị VH đó được nở rộ, làm phong phú nền VH.
2.2.2.2. Chủ thể, nội dung, cách thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc
Chủ thể giữ gìn và phát huy: Giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc là một quá trình được thực hiện bởi các chủ thể Đảng, chính quyền nhà nước, hệ thống chính trị ở các địa phương; các cơ quan làm công tác VH, các cơ sở giáo dục (nhà trường) và chính đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc với những nội dung và cách thức phù hợp.
Bước đầu tiên, quan trọng nhất, khởi đầu cho quá trình thực hiện giữ gìn và phát huy BSVH được đạt hiệu quả đó là các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị các địa phương có nhận thức đúng đắn về việc cần thiết phải giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS, từ sự nhận thức đúng đắn để có
71
những chỉ đạo đúng đắn.
- Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương cần bám sát tình hình thực tiễn, xuất phát từ thực trạng giữ gìn BSVH các DTTS để hoạch định những chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án kịp thời và phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế, phong tục, tâm lý của đồng bào. Các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch thực hiện đều cần được xây dựng trên tinh thần tôn trọng BSVH của đồng bào các DTTS.
- Các tổ chức trong hệ thống chính trị như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Mặt trận, Hội cựu chiến binh có trách nhiệm giữ gìn và phát huy BSVH các DT. Tùy theo chức năng của mình, mỗi tổ chức cụ thể hóa các chính sách giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS của chính quyền các cấp, gương mẫu thực hiện và vận động đồng bào thực hiện; đồng thời gần gũi nắm bắt nguyện vọng và những ý kiến đóng góp của đồng bào để tham mưu cho Đảng và chính quyền.
- Các cơ quan VH địa phương cũng như trung ương như các phòng, ban, sở VH; các viện bảo tàng, viện nghiên cứu VH với đội ngũ cán bộ chuyên trách hoạt động VH của mình là những chủ thể trực tiếp thực hiện giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS. Trên cơ sở chức năng và khả năng chuyên môn của mình, cần tích cực triển khai các hoạt động sưu tầm, phục dựng, tôn tạo, đề xuất chính sách, biện pháp giữ gìn và phát huy cụ thể; phát hiện kịp thời những sự biến đổi BSVH trong thực tế, khả năng bảo tồn, phát triển cũng như nguy cơ mất đi của những giá trị VH để kịp thời tư vấn, tham mưu cho cơ quan Đảng và chính quyền.
- Nhà trường là một môi trường rất tốt cho việc giáo dục, tuyên truyền những nét VH đậm đà BS của các DTTS và ý thức giữ gìn, phát huy BSVH đó cho các thế hệ học sinh thông qua chủ thể là các thầy cô giáo. Do đó, bên cạnh việc truyền dạy kiến thức, nhà trường cũng cần quan tâm thường xuyên đến việc giáo dục, tuyên truyền BSVH của đồng bào các DTTS trong vùng từ cấp mầm non trở đi thông qua các chương trình chính khóa và ngoại khóa.
- Bản thân đồng bào các DTTS chính là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị VH do cộng đồng DT mình sáng tạo ra, do đó bản thân đồng bào chính là chủ thể đặc biệt, có vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì, gìn giữ và phát huy các giá trị VH giàu bản sắc đó. Đồng bào các DT cần được tạo
72
mọi điều kiện để nâng cao trình độ học vấn, có đời sống vật chất no ấm, ổn định, đó là cơ sở để đồng bào có thể tiếp tục sáng tạo, tham gia tự giác bảo vệ, bảo tồn những giá trị VH của DT mình. Ở bất cứ một DT nào cũng cần phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, do đó cần tận dụng uy tín của họ đối với cộng đồng, hướng vào nhiệm vụ giữ gìn và phát huy BSVH của các DT.
Nội dung, cách thức giữ gìn và phát huy:
BSVH các DTTS vùng Đông Bắc vô cùng phong phú, đa dạng, độc đáo được thể hiện ra qua các giá trị VH vật thể và VH phi vật thể. Các giá trị VH này được các DTTS vùng Đông Bắc sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất, truyền thống đấu tranh chống thiên tai, địch họa, hoạt động sống về vật chất và tinh thần, thông qua trao đổi, giao lưu, học hỏi với các nền VH khác và đồng thời nó phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, cách thức tư duy, lý tưởng của mỗi tộc người trong quá trình phát triển. Trải qua thời gian, các giá trị này ngày càng được hun đúc, bồi đắp và làm giàu có thêm, trở thành nguồn lực nội sinh cho các DTTS trên con đường phát triển. Sở dĩ BSVH các DTTS vùng Đông Bắc giữ được vai trò đó là do nó luôn được giữ gìn và phát huy trong mọi giai đoạn lịch sử. Quá trình giữ gìn và phát huy luôn được thực hiện cả trong giá trị VH vật thể lẫn giá trị VH phi vật thể.
Các giá trị VH vật thể: giữ gìn và phát huy giá trị vật thể VH các DTTS vùng Đông Bắc phải diễn ra ở mọi yếu tố biểu hiện của nó như nhà ở truyền thống; trang phục truyền thống; ẩm thực truyền thống; công cụ lao động, sản xuất, sinh hoạt.
- Nhà ở truyền thống: mỗi DTTS vùng Đông Bắc đều có ngôi nhà truyền thống với kiến trúc riêng của DT mình. Nhà ở truyền thống của các DTTS vùng Đông Bắc phản ánh sự tinh tế, khéo léo, khả năng linh hoạt của các tộc người trong mối quan hệ giao hòa với thiên nhiên và nó phản ánh rõ nét BSVH của tộc người. Do đó, mỗi cộng đồng cần lưu giữ ngôi nhà cổ truyền của DT mình để bảo lưu các giá trị VH của ngôi nhà đồng thời giáo dục cho các thế hệ sau những giá trị tốt đẹp đó. Hiện tại, do nhiều nguyên nhân, trong một số chi tiết của ngôi nhà có thể dùng các vật liệu thay thế vật liệu truyền thống nhưng vẫn cần đảm bảo các đặc điểm cơ bản của ngôi nhà truyền thống như cấu trúc, màu sắc, mặt bằng sinh hoạt.
73
- Trang phục truyền thống cũng là một kết quả sáng tạo tuyệt vời của các tộc người vùng Đông Bắc, trên cái nền tự nhiên vùng miền núi, mỗi DT đã tạo ra những bộ trang phục mang đặc trưng riêng của DT mình. Do đó, mỗi DT cần giữ gìn bộ trang phục truyền thống của DT mình, đặc biệt là trong những dịp lễ tết, nhất là khi cần khẳng định BSDT mình với các tộc người khác thì bộ trang phục truyền thống vô cùng có ý nghĩa. Trong điều kiện đổi thay về môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay thì nguyên liệu, quá trình làm ra và hoàn thiện của bộ trang phục truyền thống có thể thay đổi, chẳng hạn có thể dùng máy thay cho khâu tay, nhưng vẫn phải đảm bảo những đặc điểm truyền thống như màu sắc, hoa văn, kích thước….
- Với ẩm thực truyền thống, mỗi tộc người nên lưu giữ những món ăn truyền thống có tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh, giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau những cách thức chế biến món ăn và cách thức bảo quản thực phẩm độc đáo mang đặc trưng tộc người. Đồng thời, phát huy sự khéo léo của đôi bàn tay, sự tinh tế, nhạy bén của khối óc để tận dụng những nguyên liệu tự nhiên vào chế biến và bảo quản thực phẩm như đồng bào các DTTS vẫn làm. Trong điều kiện ngày nay đang có sự báo động về nguồn thực phẩm bẩn và sử dụng hóa chất cấm trong bảo quản thực phẩm một cách tràn lan trên phạm vi cả nước, đặt ra vấn đề phải giữ gìn cách chế biến, cách bảo quản truyền thống, cho dù sẽ phức tạp hơn, mất công hơn so với sử dụng những chất phụ gia “bẩn” đang lan tràn trong xã hội.
- Với công cụ lao động, sản xuất, sinh hoạt, đây là hệ thống các công cụ lao động được làm ra phù hợp với đặc điểm địa hình đa dạng, tập quán sinh sống của đồng bào DTTS vùng Đông Bắc. Chủ yếu các công cụ này đều được tạo ra dưới dạng thủ công nên nó mang đặc điểm thô sơ, giản đơn. Hiện tại bên cạnh nhiều công cụ vẫn giữ được vai trò trong xã hội ngày nay, đã có công cụ bị thay thế bởi thành tựu mới của khoa học công nghệ. Sự thay thế công cụ sản xuất là nhu cầu tất yếu trong phát triển, không nên chối bỏ việc sử dụng những công cụ thuận tiện và giảm nhẹ sức người hơn, nhằm làm cho hoạt động sản xuất của bà con đỡ vất vả. Nhưng ngay trong quá trình làm ra những công cụ mới, vẫn đặc biệt cần lưu ý đảm bảo sự phù hợp của công cụ đối với tập quán canh tác rất đặc thù ở Đông Bắc. Đồng thời nên đẩy mạnh