Một Số Kỹ Năng Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ

Phần kết là đoạn văn cuối cùng của thông điệp, nhằm mục đích xây dựng thiện chí. Vì vậy, ngôn ngữ phải lạc quan, tươi sáng, ngắn gọn và nên tránh giọng văn rập khuôn, sáo rỗng. Ở phần này, có thể là một lời cảm kích về sự phục vụ của nhân viên hoặc về một thương vụ của khách hàng. Phần kết cũng cần phải bám sát vào chủ đề.

- Thư mang thông điệp thiện chí: Là loại thư được dùng để giao tiếp với những người có quan hệ với bạn và những người bạn quan tâm. Việc gửi một thông điệp thiện chí cho thấy người viết quan tâm đến người nhận. Trong thư tránh chèn vào những câu nói hoặc những vấn đề có thể làm cho người nhận có cảm giác người viết đơn giản chỉ muốn đẩy mạnh mối quan hệ làm ăn. Việc đó sẽ làm mất những tác động tích cực của những thông điệp thiện chí. Để tạo được ấn tượng tốt, thông điệp cần phải được gửi đúng thời điểm.

Có 6 loại thông điệp thiện chí phổ biến:

+ Thông điệp chúc mừng;

+ Thông điệp chia buồn;

+ Thông điệp cảm ơn;

+ Lời chúc mừng nhân ngày lễ;

+ Thư mời;

+ Thông điệp chào đón.

Cấu trúc của một bức thư mang thông điệp thiện chí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

+ Phần mở đầu: Được viết với tư cách cá nhân và thân thiện; đề cập ngay đến thành công hoặc niềm vinh dự mà người nhận thông điệp đã đạt được. Thông điệp nên hướng vào người nhận từ đầu đến cuối.

+ Phần thân: Là những thông tin mở rộng cần thiết liên quan đến thành tựu mà người nhận thông điệp đã đạt được.

Giao tiếp trong kinh doanh Phần 1 - CĐ Du lịch Hà Nội - 11

+ Phần kết thúc: Dùng những lời chúc chân thành về thành công mới trong tương lai.

- Thư mang thông điệp tiêu cực: Là loại thư chứa đựng thông tin mà người nhận cảm thấy khó chịu, đáng thất vọng hoặc bất lợi (không thiện chí). Ví dụ, một thông điệp tiêu cực được viết để từ chối yêu cầu của bạn hoặc công ty, tổ chức của bạn. Bức thư này có thể cung cấp thông tin về sự thay đổi chính sách mà nhân viên không ủng hộ hoặc về việc tăng giá mà khách hàng không mong muốn.

Kỹ năng soạn thảo thư mang thông điệp tiêu cực.

Soạn một bức thư mang thông điệp tiêu cực là một thách thức đối với người viết, bởi vì đó là cơ hội để người viết hay người nói giải quyết thành công những vấn đề kinh doanh thường gặp. Nếu thông điệp tiêu cực được truyền đạt

một cách hiệu quả, người gửi có thể có thêm được một người bạn cho mình hay một khách hàng cho tổ chức của mình.

Cấu trúc của một bức thư mang thông điệp tiêu cực:

Phần mở đầu

Trong cách gián tiếp, phần mở đầu cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: Thiết lập sự hài hòa, xây dựng thiện chí, tích cực, duy trì thái độ trung lập và đưa ra lời giải thích. Phần mở đầu thường có từ một đến ba câu.

Phần giải thích hợp lý

Hãy bắt đầu với những điểm có lợi nhất cho người nhận, tuy nhiên nếu người viết đi quá sâu vào việc giải thích thì sẽ gây bất lợi cho quá trình lập luận của mình. Người viết cần trình bày sự giải thích theo hướng tích cực, tránh những từ ngữ tiêu cực. Ví dụ dùng hoàn cảnh thay vì vấn đề và dùng sự thay đổi cần thiết thay vì sự sửa chữa. Khi đề cập đến thông điệp tiêu cực, tránh sử dụng những từ như sự thất bại, vấn đề nan giải, không thể, không xứng đáng, khuyết điểm, tật xấu… Phần trình bày thông tin tiêu cực. Bước này bao gồm sự từ chối lời yêu cầu, quyết định bất lợi và những thông tin gây thất vọng khác. Nếu phần mở đầu và giải thích đạt hiệu quả tốt, người nhận sẽ dần chấp nhận thông tin tiêu cực. Trong nhiều trường hợp, việc chuẩn bị thật tốt tâm lý cho người nhận để họ dễ dàng chấp nhận thông tin, sự từ chối hay quyết định của người viết là điều hoàn toàn có thể.

Phần giải pháp mang tính xây dựng

Trong phần này, người viết cần đưa ra những giải pháp khác cho vấn đề đang giải quyết hoặc người viết phải đưa thêm những lý do để biện minh cho những tin bất lợi này. Dù phải từ chối lời yêu cầu, nhưng cách giải quyết mà người viết đề nghị có thể xử lý ổn thỏa được vấn đề và duy trì mối quan hệ tốt đẹp.

Phần kết thúc

Một kết thúc thân thiện sẽ mang tâm trí người đọc khỏi thông tin tiêu cực và mang lại một cơ hội xây dựng thiện chí.

2.2.4. Một số kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

2.2.4.1. Ánh mắt

Ánh mắt được xem là cửa sổ tâm hồn phản ánh những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của con người như: Vui, buồn, tức giận, sợ hãi, lo lắng hay yên tâm. Ánh mắt cũng có thể cho ta biết mong muốn, ý nghĩ của người đối thoại. Ánh mắt không chỉ bộc lộ tâm hồn của con người mà còn cung cấp các thông tin cảm tính từ môi trường bên ngoài do mắt cung cấp. Vì vậy, việc sử dụng ánh mắt trong giao tiếp sẽ làm tăng sức thuyết phục trong lời nói.

Trong hoạt động giao tiếp, có cái nhìn làm bạn cảm thấy tự tin, thoải mái, gần gũi, nhưng cũng có cái nhìn làm bạn lo lắng, phân vân. Để sử dụng ánh mắt có hiệu quả, các chủ thể tham gia giao tiếp cần lưu ý một số điểm sau:

- Nhìn thẳng vào người đối thoại

Nhìn thẳng một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, bao quát, không nhìn tập trung vào một điểm trên khuôn mặt của người giao tiếp. Theo các nhà tâm lý học, không nhìn thẳng vào người khác thường có nghĩa như sau: đứng trước mặt anh, tôi cảm thấy thiếu tự tin, tôi cảm thấy không bằng anh, tôi sợ anh; ánh mắt lảng tránh người khác có nghĩa là: tôi có điều không muốn để anh biết, tôi sợ tiếp xúc với ánh mắt của anh, vì như vậy anh sẽ nhìn thấy tất cả; còn nhìn thẳng vào người khác có nghĩa là: tôi rất thành thực, hơn nữa tôi rất quang minh, chính đại, tôi tin những lời nói của tôi với anh là thành thật, không giả dối,...

Như vậy, cái nhìn lảng tránh biểu hiện sự giả dối, thiếu thành thật, thiếu tự tin; còn nhìn thẳng vào người khác biểu hiện sự thành thật, sự tự tin, sự quang minh chính đại.

- Không nhìn chăm chú vào người khác

Nhìn chăm chú hay nhìn chằm chằm cũng là một cái nhìn thường gặp trong giao tiếp. Các nhà tâm lý học cho rằng, khi giao tiếp chúng ta không nên nhìn chăm chú vào người đối diện, bởi cái nhìn đó sẽ khiến họ cảm thấy lo lắng, khó chịu giống như họ đang có sai sót hoặc có gì đó bất thường nên bị soi mói, để ý.

- Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt hoặc không thèm để ý

Với những người giao tiếp tốt, họ có thể kiểm soát được xúc cảm, tình cảm của mình không để bộc lộ những ánh nhìn tiêu cực làm ảnh hưởng đến tâm lý người đối thoại.

- Không đảo mắt hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm

Trong giao tiếp xã giao, đảo mắt, đưa mắt nhìn một cách vụng trộm thường được xem là biểu hiện đặc trưng của những con người không đàng hoàng, thậm chí của kẻ xảo trá, thâm độc, kẻ gian hùng. Vì vậy, khi đang trò chuyện với một người mà muốn di chuyển mắt nhìn sang một người khác hoặc một sự vật khác, thì hãy làm điều đó một cách từ từ, nhẹ nhàng, không đảo mắt hoặc liếc nhanh một cách vụng trộm. Điều đó nói lên không chỉ sự quang minh chính đại mà cả sự tự tin của bạn nữa.

- Không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác

Trong các cách nhìn, nheo mắt (nhắm một mắt) hoặc nhắm cả hai mắt là một cách nhìn có nhiều ý nghĩa. Trước mặt những người không thật quen biết, bạn không nên làm như thế. Ở phương Tây, trước mặt một người khác giới, nếu nhắm một mắt rồi nháy hai lần thì đó là động tác gợi tình, chủ yếu là cách đưa

tín hiệu cho nam giới; còn nhắm cả hai mắt và cười thì dễ làm người khác liên tưởng đến chuyện tình ái.

2.2.4.2. Trang phục, trang điểm và trang sức

a. Trang phục

Việc lựa chọn trang phục trong giao tiếp không những thể hiện khiếu thẩm mỹ, văn hóa giao tiếp mà còn thể hiện thái độ của chúng ta với người khác và đối với công việc. Tại công sở, việc chúng ta ăn mặc nghiêm túc, lịch sự thể hiện là người có lương tâm, có trách nhiệm nghề nghiệp, coi trọng công việc. Trong kinh doanh, trang phục thể hiện vai trò, vị trí, tầm quan trọng của bản thân; đồng thời thể hiện sự tôn trọng của mình với đối tác.

Quần áo có nhiều chủng loại, nhiều kiểu dáng, màu sắc nhưng nên lựa chọn theo từng hoàn cảnh giao tiếp, theo mùa, theo đặc điểm của địa phương và dân tộc. Việc lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc tạo nên ấn tượng ban đầu cho người tiếp xúc, bởi hình ảnh bên trong của mỗi cá nhân được xác lập ra bên ngoài thông qua trang phục. Trong giao tiếp xã giao thường có hai cách ăn mặc: một là lễ phục, hai là thường phục. Những trường hợp trang trọng, nghiêm trang, nghi lễ chính thức thì mặc lễ phục; còn trong những trường hợp thông thường thì mặc thường phục. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, trang phục cần phải sạch sẽ, chỉnh tề, phù hợp với dáng người, màu da, khuôn mặt về cả kích thước, màu sắc, hoa văn và kiểu dáng.

Hiện nay, mức sống của người dân đã cao hơn nhiều so với trước đây và việc ăn mặc sạch sẽ, nghiêm túc, chỉnh tề, phù hợp không còn là vấn đề lớn với nhiều người. Tuy nhiên, chúng ta vẫn bắt gặp không ít người với quần áo nhàu bẩn, màu sắc loè loẹt, diêm dúa xuất hiện trên đường phố, nơi công cộng, thậm chí cả ở nơi làm việc. Nguyên nhân ở đây không phải là do họ thiếu quần áo, mà là do nền nếp sinh hoạt. Để đảm bảo quần áo luôn chỉnh tề, sạch sẽ, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

- Kiên quyết loại thải những bộ đồ không còn phù hợp;

- Quần áo bẩn thay ra là phải giặt, phơi khô rồi ủi/là ngay và cẩn thận treo vào tủ.

Thực hiện được điều này thì ngay cả trong trường hợp vội vàng, chúng ta vẫn có thể ăn mặc sạch sẽ, chỉnh tề.

b. Trang điểm và trang sức

Ngoài trang phục còn có trang điểm và trang sức, đây cũng là yếu tố phi ngôn ngữ thể hiện sự tinh tế của người tham gia giao tiếp. Đối với nam giới đồ trang sức thường rất đơn giản còn đồ trang sức của nữ giới rất phong phú, đa dạng. Vì vậy, khi sử dụng trang sức, cần chú ý sao cho phù hợp với cơ thể và cách ăn mặc. Không nên đeo quá nhiều trang sức vì như thế dễ gây ấn tượng

nặng nề, khoe của. Khi tham gia giao tiếp, nữ giới nên trang điểm nhưng không nên quá cầu kỳ, loè loẹt dễ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc.

2.2.4.3. Tư thế và động tác

a. Tư thế

Tư thế có vai trò quan trọng trong giao tiếp, có thể xem nó như là cái “khung” hay “nền” cho hình ảnh của chúng ta. Một người có vẻ bề ngoài đẹp, cơ thể khoẻ mạnh nhưng tư thế không đường hoàng thì vẻ đẹp đó cũng kém phần giá trị. Trong giao tiếp, có ba tư thế chủ yếu: đi, đứng và ngồi. Người xưa đã nhận thức được tầm quan trọng của tư thế và chú ý giáo dục cho con cái mình cách đi, cách đứng, cách ngồi. Đó chính là sự khái quát vẻ đẹp của tư thế trong giao tiếp.

- Tư thế đi

Tư thế đi đẹp là đi nhanh và nhẹ nhàng, đầu ngẩng cao, ngực hơi ưỡn ra phía trước một chút. Tư thế đi như vậy không những chứng tỏ đó là con người tự tin, năng động, giàu nghị lực, đang hướng đến những công việc quan trọng, mà còn góp phần tạo nên những phẩm chất đó. Đó chính là tác động trở lại của hành vi đối với tâm lý.

Có người đi nhanh nhưng đầu lại cúi xuống, nghĩa là lầm lũi đi, đó là tư thế đi của những con người tất bật, vất vả, không biết nhìn xa, trông rộng. Có người dò dẫm đi từng bước ngắn, đó là con người hay nghi ngại, thiếu tự tin. Lại có người chậm rãi, ung dung, thư thái thả chân từng bước một, đó là con người nhàn rỗi, không có việc gì quan trọng để giải quyết. Người ta chỉ đi như vậy khi dạo mát trong công viên hoặc trong phòng làm việc, khi đang suy nghĩ để giải quyết một vấn đề nào đó.

Khi đi, nếu bạn xách cặp, thì hãy dùng tay trái, để tay phải luôn sẵn sàng chìa ra bắt tay với người khác.

- Tư thế đứng

Tư thế đứng đẹp là tư thế đứng thẳng người, ngẩng cao đầu, vai không nhô ra phía trước, ngực thẳng, hai tay buông xuôi tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào trong, ngó tay giữa hơi chạm vào quần; nhìn một bên, từ mép tai cho đến mắt cá chân phải là một đường thẳng. Tư thế đứng như vậy sẽ làm cho người khác cảm thấy chúng ta là một con người đàng hoàng, tự tin và phóng khoáng. Không đứng đút tay túi quần, không chắp tay ra sau lưng hoặc khoanh tay, vì đó là dấu hiệu của sự thiếu cởi mở, sự tự mãn.

- Tư thế ngồi

Khi ngồi phải có tư thế thoải mái, tự nhiên, thanh thản. Trong những quan hệ giao tiếp chính thức, dù là ngồi trên ghế thường hay trên ghế đệm sa-lông, tốt nhất không nên ngồi choán hết chỗ, không nghiêng về một bên, lưng và đầu phải thẳng để tỏ ra là người có tình thần cao và đang sẵn sàng tiếp chuyện, tuy nhiên đừng để người đối thoại cảm thấy tư thế đó là cứng nhắc. Nếu ngồi lâu, cảm

thấy mệt có thể tựa lưng, nhưng không được duỗi chân ra theo kiểu nửa nằm, nửa ngồi.

Khi ngồi, tay để lên tay vịn của ghế hoặc để tay lên đùi, lên bàn nếu có bàn ở phía trước; hai chân nên khép lại hoặc chỉ để hở một chút, nam giới có thể bắt chéo chân nhưng không ghếch chân quá cao, không rung chân; nữ giới có thể gác chân lên nhau nhưng không được duỗi thẳng ra phía trước. Trước khi ngồi, cần kiểm tra xem ghế có bị bẩn hay không. Khi bắt đầu ngồi xuống, cần nhẹ nhàng, chắc chắn và nếu là nữ giới mặc váy hay áo dài, nên lưu ý đừng để váy, áo bị gấp hoặc bị nhàu. Bạn nên nhớ rằng, mặc dù đã rất chải chuốt, nhưng chỉ một động tác ngồi xuống ghế: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, Mã Giám Sinh đã lộ rõ bản chất là con người vô học và ngạo mạn.

Nếu đối diện là người lớn tuổi, bạn nên chọn một chỗ ngồi thấp hơn một chút, tư thế ngồi không nên quá thoải mái và cũng không nên bắt chéo chân, còn nếu người đối diện là một người bằng vai bằng lứa tuổi hoặc ít tuổi hơn thì tất nhiên là bạn có thể bắt chéo chân và ngồi hết chỗ một cách thoải mái.

Như vậy, tư thế đi, đứng, ngồi của một người không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp bên ngoài mà còn biểu hiện thái độ và những nét tính cách nhất định của người đó.

b. Động tác

Động tác cũng là một loại giao tiếp phi ngôn ngữ. Nó bao gồm các cử chỉ bằng đầu như gật đầu, lắc đầu; các cử chỉ bằng tay như đưa tay ra để minh họa khi nói, vẫy tay, chỉ trỏ và một số cử chỉ khác. Các cử chỉ này làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Tuy nhiên, động tác của chúng ta phải hợp lý, tự nhiên và cần tránh các động tác dưới đây:

- Đưa ngón tay ra chỉ trỏ, đặc biệt là chỉ vào mặt người khác;

- Gác đầu gối và chĩa mũi chân vào phía người đối thoại;

- Ngáp, vươn vai;

- Cắn móng tay, ngoáy tai;

- Dẫm chân, rung đùi hoặc dùng ngón tay gõ xuống bàn;

- Xem đồng hồ;

- Vắt tay sau cổ;

- Khoanh tay trước ngực;

- Bỏ tay vào túi quần;

- Huýt sáo;

- Dụi mắt, gãi đầu;

- Nhả khói thuốc vào người khác;

- Vừa nói vừa hếch hếch cằm để chỉ người đối thoại.

Các động tác trên đều thể hiện thái độ thiếu tôn trọng người đối thoại và văn hóa giao tiếp thấp kém. Đặc biệt, dùng tay chỉ trỏ vào mặt người khác được xem là cử chỉ rất vô lễ, biểu hiện thái độ coi thường, khinh miệt người khác. Khi người giao tiếp có cử chỉ đó thì vấn đề đã trở nên rất nghiêm trọng.

2.2.5. Một số kỹ năng khác trong kinh doanh

2.2.5.1. Kỹ năng phỏng vấn

Thuật ngữ “interview” xuất phát từ tiếng Pháp và tiếng Latin và có ý nghĩa là “nhìn nhau”13. Nếu thế, bất cứ lúc nào hai người gặp nhau, thảo luận về một điều gì đó đều có thể coi là một cuộc phỏng vấn. Như vậy, trong kinh doanh các cuộc phỏng vấn liên tục xảy ra.

Một số ví dụ về các cuộc phỏng vấn song phương trong kinh doanh có thể kể đến như: Người bán hàng - người mua hàng, giám đốc nhân sự - người xin việc làm, cấp trên - cấp dưới, nhân viên tiếp thị - người tiêu dùng,...

Cả người phỏng vấn lẫn người được phỏng vấn trong các ví dụ trên đều có thể gặp nhau với nhiều mục đích khác nhau như: Đánh giá, trao đổi thông tin, tuyển người, giải quyết các vấn đề mang tính chất cá nhân, khiếu nại,...

Tùy thuộc vào mục đích của các cá nhân tham gia phỏng vấn mà ta có thể chia phỏng vấn thành các kiểu khác nhau như: Phỏng vấn để lấy thông tin, phỏng vấn xin việc làm, phỏng vấn nhân sự, phỏng vấn để bán hàng, phỏng vấn để thuyết phục khách hàng,...

a. Cấu trúc của cuộc phỏng vấn

Cấu trúc phỏng vấn có thể phụ thuộc vào mục đích của người phỏng vấn.

Mỗi loại cấu trúc đều có thể áp dụng cho tất cả các kiểu phỏng vấn.

- Phỏng vấn có cấu trúc

Các cuộc phỏng vấn có cấu trúc thường đi theo sau một chương trình được sắp đặt từ trước, bao gồm: các câu hỏi và các câu trả lời được chuẩn bị trước.

Mục đích: Nhằm thu thập thông tin cần thiết hoặc những phản ứng của người được phỏng vấn.

- Phỏng vấn không có cấu trúc

Những cuộc phỏng vấn không có cấu trúc là những cuộc trao đổi tự do và tùy hứng, có thể xoay chuyển từ đề tài này sang đề tài khác theo những vấn đề mà các bên tham gia phỏng vấn đang quan tâm.

Những người phỏng vấn có kinh nghiệm có thể biến một cuộc phỏng vấn có cấu trúc thành một cuộc phỏng vấn không có cấu trúc.




13 Vũ Thị Phượng, Dương Quang Huy, (1997) (biên soạn theo Business communications của William C. Himstress, Wayne Murlin Baty), Giao tiếp trong kinh doanh, NXB Thống kê, trang 118.

Mục đích: Nhằm khai phá những ý tưởng mới, những thông tin mới trong suy nghĩ của người được phỏng vấn.

- Phỏng vấn bắt buộc

Các cuộc phỏng vấn bắt buộc được sắp đặt nhằm đưa người được phỏng vấn vào một tình huống căng thẳng nào đó.

Mục đích: Nhằm đánh giá cách xử trí của người được phỏng vấn trong một tình huống nhất định.

Cả hai loại phỏng vấn có cấu trúc và không có cấu trúc đều có thể biến thành phỏng vấn bắt buộc.

Trong mọi trường hợp, người được phỏng vấn nên cố gắng nhanh chóng tìm hiểu bản chất của cuộc phỏng vấn và có cách cư xử cho phù hợp.

b. Vai trò của người phỏng vấn

Người phỏng vấn có vai trò hết sức quan trọng cho sự thành công của mọi cuộc phỏng vấn. Người phỏng vấn sẽ thích ứng với mọi tình huống phỏng vấn khác nhau nếu làm tốt các bước sau:

- Chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn: Có thể nói đây là bước có tính chất quyết định nhất cho sự thành công của người phỏng vấn. Người phỏng vấn cần chuẩn bị những nội dung sau:

+ Mục đích: Người phỏng vấn cần xác định được mục đích của cuộc phỏng vấn là gì; người phỏng vấn mong nhận được những gì từ người được phỏng vấn; lựa chọn kiểu phỏng vấn nào là thích hợp nhất; bầu không khí nói chuyện như thế nào là tốt nhất,...

+ Trang phục: Người phỏng vấn cần lựa chọn cho mình một bộ trang phục phù hợp với mục đích của cuộc phỏng vấn.

+ Hiểu chính mình: Người phỏng vấn cần hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu, những định kiến và thiên vị trong nhận thức, những cản trở vô hình khác có thể ảnh hưởng tới cuộc nói chuyện của chính mình hay không.

+ Hiểu đối phương: Người phỏng vấn cần tìm hiểu trước những thông tin của người được phỏng vấn như: Những giá trị, nguyện vọng, động lực, kiến thức,...

Thông qua việc chuẩn bị một cách hữu hiệu, người phỏng vấn có thể xây dựng tình huống cho bất cứ kiểu phỏng vấn nào.

- Gặp mặt trực tiếp: Trong suốt cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn cần đặc biệt lưu ý đến những yếu tố sau:

+ Mối quan hệ: Người phỏng vấn cần xây dựng một bầu không khí có lợi cho cuộc phỏng vấn với thái độ tôn trọng lẫn nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023