Tiếp Nhận Tinh Thần Dân Chủ, Tư Tưởng Khoa Học


Quan điểm xã hội, đạo đức, nhân sinh thay đổi kéo theo sự thay đổi về quan điểm thẩm mĩ. Đây là sự thay đổi mang tính quy luật, thể hiện rõ bước ngoặt trong cuộc sống xã hội, phù hợp và đáp ứng với thị hiếu trong những năm đầu thế kỉ XX. Cái đẹp trong quan niệm xã hội phong kiến luôn được nhìn nhận dưới sự quy chiếu của lễ giáo, của trách nhiệm và bổn phận với những quy định, phép tắc ngặt nghèo. Cái đẹp được quy chiếu bởi địa vị, đẳng cấp, khuôn phép của cái chung và luôn được giáo huấn bởi đạo lý thánh hiền. Người ta đề cao vẻ đẹp có tính chuẩn mực của khuôn phép đạo đức với “Khuôn vàng thước ngọc” và chú trọng vẻ đẹp bên trong hơn vẻ đẹp hình thức với “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hay “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Và cũng vì trọng khuôn phép (được hình thành và củng cố vững chắc từ

hàng nghìn năm) nên cái đẹp trong quá khứ luôn là chuẩn mực để so sánh, đối

chiếu, từ đó khẳng định cái đẹp trong hiện tại (một xã hội tốt đẹp phải được ví như thời Nghiêu Thuấn).

Bước sang thế kỷ XX, cùng với sự biến đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội thì quan điểm thẩm mĩ cũng có sự thay đổi, mở rộng hơn để phù hợp với nhân sinh quan của xã hội đang trên đà hiện đại. Quan niệm về cái đẹp giờ đây được mở rộng hơn, cụ thể hơn bởi cái đẹp được được nhận thức qua cảm quan cá nhân và được biểu hiện cụ thể trong từng hoàn cảnh. Nói như vậy không có nghĩa quan niệm về cái đẹp thời kỳ này đối lập với cái đẹp trong quan niệm truyền thống mà là sự kế thừa, phát triển và mở rộng cùng với tính chất phức tạp của nó. Trước đây, ta ít bắt gặp cái đẹp gắn với cái bình thường mà cái đẹp luôn đi cùng với cái cao quý (địa vị xã hội). Nói về vẻ đẹp của con người, trước hết họ chú trọng tới địa vị, đẳng cấp của người đó trong xã hội, hoặc gắn với cái tài (cái tài của người có học), gắn với những sứ mệnh cao cả được trao cho người quân tử. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du qua Truyện Kiều đã biểu hiện những nét mới, tiến bộ trong quan niệm thẩm mĩ khi cho Thúy Kiều chủ động “Xăm xăm băng nẻo vườn khuya một

mình” để

tìm chàng Kim, cũng như

khi ông đánh giá về chữ “Trinh” của Kiều.

Nhưng Thúy Kiều và Thúy Vân của ông vẫn là những người phụ nữ “trang trọng”, những “tao nhân mặc khách”, xuất thân từ tầng lớp trên.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Quan điểm thẩm mĩ giờ đây mở rộng, phong phú hơn và mang đậm màu sắc cá nhân. Khi ý thức cá nhân bừng tỉnh, nó không chấp nhận một cách đơn giản những gì đã có và nó muốn thể hiện, tự phát biểu quan niệm của mình. Cũng vì lẽ đó, quan niệm về cái đẹp đã gắn với quan niệm cá nhân. Giờ đây, cái đẹp hiện diện ở mọi nơi. Cái đẹp có trong cuộc sống nhàn hạ lẫn trong cuộc sống hẩm hiu, cơ cực. Trong những “chàng” và “nàng” của thế giới thành thị sôi động, những cô Mai (Nửa chừng xuân - Khái Hưng), cô Loan (Đoạn tuyệt - Nhất Linh)… vừa xinh đẹp vừa tân thời và cũng rất thủy chung, hiếu nghĩa. Cái đẹp vừa quen vừa lạ ẩn hiện trong hình ảnh “Cô hàng xén”, trong hình ảnh mẹ Lê tần tảo, chịu thương chịu khó và cam chịu của Thạch Lam. Cái đẹp có trong ý thức, khát vọng sống lương thiện của những người dân nghèo, những nông dân bị xã hội thối nát trước cách mạng

đày đọa tới tận cùng. Đó là nét đẹp của Liên và Huệ trong Tối ba mươi (Thạch

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 6

Lam). Đó là những Lão Hạc, Chí Phèo… và những trí thức tiểu tư sản trong Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn của Nam Cao. Cái đẹp tỏa sáng trong chân dung chị Dậu

- người phụ nữ nông thôn với vẻ đẹp toàn vẹn của nhà văn Ngô Tất Tố… Cái đẹp được biểu hiện trên nhiều phương diện của đời sống, trở thành đối tượng theo đuổi khám phá của nghệ thuật, trở thành thiên chức của người nghệ sĩ chân chính.

Quan điểm thẩm mĩ giờ đây mang tính thời đại, đối lập với cái cổ hủ, lạc hậu. Cái đẹp đi đôi, song hành với cái mới, hiện đại. Đó chính là quan niệm trong cảm quan của các nhà văn lãng mạn. Sức hấp dẫn đặc biệt của các cô gái trong sáng tác của các nhà văn Tự lực văn đoàn là vẻ đẹp trong ý thức chống lại sự áp đặt của lễ giáo phong kiến cổ hủ để đấu tranh, bảo vệ tình yêu của mình. Mai (Nửa

chừng xuân) sẵn sàng từ chối cuộc sống gia đình với thân phận “làm lẽ”, chấp

nhận cuộc sống nửa chừng xuân dù cô vẫn yêu Lộc. Hoàn cảnh có thể đẩy Loan (Đoạn tuyệt) vào cảnh lấy chồng mà không có tình yêu, song trong cô, ý thức đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến luôn thường trực và bùng lên mạnh mẽ, quyết liệt, dứt khoát trong hành động. Với họ, tình yêu đẹp phải là sự tự nguyện dâng hiến và phải đấu tranh bảo vệ nó trước mọi sự ràng buộc của định kiến, thành kiến cổ hủ.


Cái đẹp còn là ý thức sống mạnh mẽ, là khát vọng sống có ý nghĩa của mỗi cá nhân trong quan niệm hiện đại. Với họ, cái đẹp phải vượt lên trên cuộc sống tầm thường, tù túng, buồn tẻ, vô nghĩa lí. Các nhân vật của Thạch Lam (Hai đứa trẻ, Cô hàng xén…) luôn bộc lộ vẻ đẹp của mình trong khát vọng thoát ra cuộc sống buồn tẻ, ngột ngạt của xã hội. Cái đẹp đối lập với cuộc sống ngán ngẩm như “ao đời bằng phẳng”, không ước mơ, không hy vọng của hai cô gái “ngây ngây thơ thơ” trong Tỏa nhị kiều (Xuân Diệu). Như vậy, quan niệm về cái đẹp có lúc đồng nghĩa với cái có ý nghĩa. Quan niệm như vậy không chỉ có ở các nhà văn lãng mạn mà còn có trong các nhà văn hiện thực qua các nhân vật của họ. Đó là các nhân vật “có nghĩa lý” như Tú Anh, ông già Hải Vân (Giông tố), Minh, Phú (Vỡ đê) của Vũ Trọng Phụng. Cũng như các nhân vật của Nam Cao đang trăn trở tìm cách thoát ra kiếp “sống mòn”, sống vô nghĩa trong Đời thừa, Sống mòn…


Khi gắn với sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân, cái đẹp trong quan niệm hiện đại phải là sự hài hòa giữa vẻ đẹp bên trong (nội dung) và vẻ đẹp bên ngoài (hình thức). Nếu trong quan niệm thẩm mĩ hàng nghìn năm phong kiến chỉ chú trọng và đề cao vẻ đẹp bên trong, vẻ đẹp của đời sống tâm hồn gắn với lễ giáo thì ở xã hội đô thị hiện đại, quan niệm thẩm mĩ luôn vươn tới thể hiện vẻ đẹp hoàn thiện, của

vẻ đẹp tâm hồn lẫn hình thức. Tất nhiên việc chú ý đến vẻ đẹp thể chất đã có

mầm mống từ văn học trung đại, song sự thể hiện này mới chỉ thoáng qua. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có ca ngợi vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng Kiều thì chẳng qua cũng chỉ chứng minh cho thuyết “hồng nhan bạc mệnh” mà thôi. Sắc đẹp “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” của nàng Kiều hay “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” của Thúy Vân phải chăng là những yếu tố dự báo cho số phận “gió dập mưa vùi” của Thúy Kiều hay hạnh phúc vẹn toàn của Thúy Vân. So với cách miêu tả nhân vật trong văn học cổ trung đại, cách miêu tả của Tự lực văn đoàn không còn trừu tượng nữa mà cụ thể hơn. Điều này, một mặt do sự thể hiện của nghệ thuật miêu tả hiện đại, song cũng phải thấy ở đây chính là sự chú trọng đến vẻ đẹp bên ngoài. Không phải ngẫu nhiên các nhân vật chính trong văn học lãng mạn lại được các nhà văn chú trọng khắc họa vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp thể chất. Ta có thể thấy qua ngoại hình của nhân vật Lan (Hồn bướm mơ tiên) - một vẻ đẹp quyến rũ đậm chất Á đông, hay Loan (Đôi bạn) hấp dẫn bởi “nước da màu phớt hồng”…, “hai lúm đồng tiền ở má rất xinh, đôi mắt long lanh, đôi môi mềm và thơm như hai cánh hoa hồng”. Hơn thế nữa, đó còn là vẻ đẹp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: đẹp cả ở dáng hình thon thả trong bộ áo dài kín đáo của Nhung (Lạnh lùng), trong tà áo trắng tinh khôi của Loan (Đôi bạn) lẫn vẻ đẹp khỏe khoắn, gợi cảm, khoe được đường cong của cơ thể trong bộ áo tắm của Hiền (Trống mái). Song vẻ đẹp ngoại hình ở đây luôn được miêu tả gắn với vẻ đẹp trong tâm hồn. Loan, Mai, Nhung, Hồng, thậm chí cả Tuyết trong Đời mưa gió đều là những phụ nữ có phẩm chất đáng quý: thông minh, nhạy cảm, có bản lĩnh, giàu lòng vị tha... Các nhà văn hiện thực phê phán, khi khắc họa vẻ đẹp toàn vẹn của con người cũng chú ý tới vẻ đẹp ngoại hình. Nhân vật chị Dậu của Ngô Tất Tố không chỉ là người phụ nữ với vẻ đẹp tâm hồn mà còn là người phụ nữ đẹp về hình thức, một vẻ đẹp khỏe khoắn của người đàn bà lực điền với “Cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn và cái nuột nà của người đàn bà hai mươi bốn tuổi”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự


Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập VI; tr 234]. Và càng trong hoàn cảnh khó khăn thì vẻ đẹp của chị Dậu càng tỏa sáng.

Có thể khẳng định, sự thay đổi trong quan điểm thẩm mĩ thể hiện cảm quan hiện đại và sự tiến bộ của xã hội khi hướng về con người. Con người trong xã hội hiện đại luôn ý thức về vẻ đẹp của tạo hóa ban cho mình và từ đó biết tôn thêm vẻ đẹp bằng nhiều cách khác nhau.

Khi xã hội thay đổi, người ta nhìn thế giới, xã hội bằng cái nhìn, thái độ khác và chờ đợi văn học đưa lại cho mình những cái khác trước. Văn chương truyền đạt đạo lý thánh hiền, đem gương sáng đạo đức để giáo hóa giờ đây không còn phù hợp với cuộc sống kinh tế tư bản đầy biến động. Người ta muốn sống những cảnh ngộ, những số phận của tiểu thuyết, của những con người cụ thể trong cuộc sống bình thường. Muốn nếm trải cái có thật để hiểu rõ, hiểu kĩ cuộc sống với những bài học cụ thể, những cảm xúc cảm giác cụ thể của con người… Thị hiếu thay đổi, quan niệm thẩm mĩ cũng phải thay đổi để đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

7.3.3. Tiếp nhận tinh thần dân chủ, tư tưởng khoa học


Tư tưởng khoa học và tinh thần dân chủ của văn hóa phương Tây tác động sâu sắc và chi phối nhiều mặt trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam thời kì này. Đây là yếu tố cốt lõi, có vai trò quyết định và tạo nên luồng sinh khí mới trong đời sống văn học, mở ra quan niệm về xã hội nhân sinh mới. Hoàng Đạo, người phát ngôn của Tự lực văn đoàn đã phát biểu trực tiếp kêu gọi tinh thần dân chủ trong một số bài viết của mình trên tờ Phong Hóa, Ngày Nay. Từ nhận định chính xác về nền luân lý cũ đang tồn tại trong xã hội - nền luân lý khiến “ta chẳng còn tư tưởng gì nữa, mà ta là của gia đình. Chữ tự do cá nhân là một chữ từ xưa đến nay ta không biết nghĩa là gì.” Đối với nếp sống dân quê, ông kêu gọi: “phải thay thế cái mớ lễ nghi cũ rích nó phân đẳng cấp xằng” bằng “những điều lễ mới” vì nó “dạy cho dân quê rằng một người trong làng là một người công dân, có đủ quyền tự do làm một người công dân”. Và khẳng định: “Ngày nay, cái óc biết suy xét của ta bắt ta không nhắm mắt như xưa, mà bắt ta đem lẽ phải, lương tri ra mà suy nghĩ cứu cánh mọi sự ở đời ”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 15]. Tư tưởng dân chủ tư sản tiếp nhận từ phương Tây trở thành tư tưởng chủ đạo của văn chương Tự lực văn đoàn nói riêng và văn học tư sản, tiểu tư sản thời kì này nói chung.


Biểu hiện đầu tiên của tư tưởng khoa học và tinh thần dân chủ trong văn học thời kì này là thái độ tôn trọng hiện thực khách quan khi hướng tới khám phá, miêu tả xã hội. Trước hết là thái độ khách quan khi khám phá, miêu tả con người trong xã hội. Giờ đây, trong quan niệm của các nhà văn, con người cá nhân trở thành trung tâm, được chú ý tìm hiểu, khám phá trong sự vận động và phát triển theo quy luật nội tại của nó. Nó có vị trí, vai trò trong sự vận động và phát triển của xã hội, là một thực thể của xã hội có vị trí tương đối độc lập với gia đình, họ hàng, đẳng cấp. Trong sáng tác của các nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn, con người hiện lên với tư cách cá nhân, với ý thức khẳng định giá trị tự thân. Đó là các chàng trai có học với khát vọng được hành động như Dũng (Đoạn tuyệt, Đôi bạn). Dũng sẵn sàng từ bỏ quyền thừa kế gia sản khổng lồ để theo đuổi tình yêu, theo đuổi khát vọng làm cách mạng của mình với mục đích thay đổi “hiện tình của dân quê”, hiện tình của đất nước. Hạc - Bảo (Gia đình) coi việc chăm lo đến đời sống của người dân quê là mục đích của đời mình. Đó còn là những con người được miêu tả với thế giới tâm lí đa dạng, phong phú, phù hợp với tính cách và địa vị của mình trong xã hội. Đó có thể là thế giới tâm lí phức tạp trong con người trí thức tư sản và tiểu tư sản, vừa tự hào vừa đau khổ dằn vặt, hối hận trong tác phẩm của Nam Cao. Có thể là tâm lí hãnh tiến lố bịch của những ông trùm tư bản trong tác phẩm của Vũ trọng Phụng, hoặc tâm lí hèn hạ, đểu giả, học đòi kệch cỡm của những địa chủ, quan lại trong sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… Bức tranh xã hội thời kì này hiện lên phong phú hơn, đa dạng hơn, chân thực hơn bởi hình ảnh con người cá nhân trong nhiều tư thế, từ mục đích sống đến thế giới nội tâm phong phú, nhiều chiều.

Thái độ tôn trọng hiện thực khách quan còn thể hiện qua quan điểm khi miêu tả hiện thực cuộc sống. Dù phải chịu sự chi phối, tác động mạnh mẽ của chính sách văn hóa thực dân với chế độ kiểm duyệt ngặt nghèo, song thái độ bất hòa, phê phán hiện thực thể hiện rõ trong tác phẩm. Các nhà văn lãng mạn bất hòa với xã hội hiện thực, đấu tranh chống văn hóa phong kiến và kín đáo thể hiện tinh thần dân tộc qua khát vọng thay đổi xã hội. Ở tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán thì tinh thần phủ định, tố cáo xã hội mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc hơn. Không chỉ miêu tả đúng hiện thực cuộc sống, các tác giả còn chú trọng miêu tả hiện thực trong sự vận động của xã hội. Đó là một xã hội đầy biến động và những biến động ấy tác động mạnh mẽ, chi phối tới số phận của con người.


Biểu hiện quan trọng của tư tưởng dân chủ và tinh thần khoa học còn là ý thức sáng tạo trong quá trình tiếp thu văn học phương Tây. Với các cây bút Tự lực văn đoàn, việc tiếp thu học hỏi văn hóa, văn học phương Tây trở thành mục đích và tôn chỉ để xây dựng một nền văn chương mới cho dân tộc. Với họ, tiếp thu cái mới không phải là sự bắt chước, sao chép thụ động mà phải là sự học hỏi trên tinh thần sáng tạo và chọn lọc. Đây cũng là ý thức thường trực trong quá trình tiếp cận văn hóa Âu - Mĩ của các cây bút tư sản, tiểu tư sản. Hướng tới học hỏi tư tưởng xã hội phương Tây, đề cao tự do, dân chủ, học tập “phương pháp khoa học Thái tây” vận dụng vào sáng tác văn chương là những điều quan trọng trong tôn chỉ và mục đích sáng tác. Song họ cũng lên tiếng phê phán thái độ cực đoan trong quá trình tiếp thu

cái mới. Trong bài Hai thái cực, Nhất Linh chế giễu lối văn “Hán hóa” của Nam

phong và lối viết “Tây hóa”, cộc lốc của Hoàng Tích Chu trên báo Đông Tây. Ông nhái một câu văn Tàu như sau: “Bỉ nhân trầm tư mặc tưởng nghiên cứu thục lự về cái thâm ý đại nghĩa của nhân thế sau khi đã biện phục, đã xác tin, đã chứng cứ vào những lí thuyết của các nhà triết học cổ kim đông tây thì phải thừa nhận, phải công nhận, phải phục nhận rằng nhân thế là một gang tay là bạch câu quá khích vậy”. Và một câu văn Tây: “Ta ngồi trong phòng trước một luồng không khí quay cuồng bởi cái quạt máy, dưới ánh sáng của ngọn đèn 120 nến, rồi ra ném làn nhỡn tuyến qua cửa sổ rơi đến bịch một cái xuống con cóc ngồi tư lự bên cạnh hòn gạch. Cảm tình ta như nôn nao như xoáy tận đáy cõi lòng, tư tưởng ta nẩy phăng ra ngoài óc, tim ta hồi hộp muốn phá tan lồng ngực nhảy ra ngoài”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; Tr 19, 20]. Ông gọi đây là hai lối văn lòe đời và sẽ phải nhường bước cho một lối văn giản dị, dễ hiểu, có tính cách An Nam.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022