Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 3


Khi nhận định, đánh giá về sự giao thoa, tương đồng giữa hai khuynh hướng, đã có sự thống nhất của các nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Đăng Mạnh. Từ sự khẳng định ranh giới khó phân định giữa hai khuynh hướng, họ cho rằng: không có sự đối lập tuyệt đối và không nên đối lập một cách cực đoan giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã chỉ ra các hiện tượng phát triển xen kẽ giữa hai phương pháp, hai cảm hứng sáng tác hiện thực và lãng mạn trong cùng một tác giả, thậm chí cùng một tác phẩm trong văn học Việt Nam thời kỳ 1930-1945: “Không ai gọi Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan là nhà văn lãng mạn nhưng rõ ràng “Dứt tình” của Vũ Trọng Phụng, “Tắt lửa lòng” của Nguyễn Công Hoan lại thiên về tác phẩm lãng mạn. Ở Thạch Lam cũng khó phân biệt qua một số truyện, đâu là hiện thực, đâu là lãng mạn. Ranh giới giữa hai phạm vi này không phải lúc nào cũng rõ rệt, và càng không nên đối lập một cách cực đoan.”[Hà Minh Đức (1992), Thừa tự, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.].

Chú ý tới sự khác nhau trong cách giải quyết mâu thuẫn đời thường qua tác phẩm của một số tác giả trong văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Trong sáng tạo nghệ thuật, không có một sự đối lập

tuyệt đối giữa chủ nghĩa lãng mạn tiến bộ và chủ nghĩa hiện thực… Nửa chừng

xuân, Đoạn tuyệt, Đôi bạn… có những cảnh gia đình, những bức tranh xã hội,

những chân dung được quan sát chính xác đến từng chi tiết mà các nhà tiểu thuyết hiện thực cũng khó lòng vượt qua được”. Khi hướng tới phê phán bọn quan lại, trọc phú ở nông thôn và lễ giáo đại gia đình thì tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn “cũng có những nhân vật được xây dựng bằng bút pháp hiện thực (bà Án, Hàn Thanh trong Nửa chừng xuân, bà Ba, sư cụ trong Thừa tự, bà Tuần trong Gia đình, bà Phán trong Thoát ly)”. Không chỉ dừng lại ở đó, ông khẳng định: Những yếu tố hiện thực có

chiều hướng tăng lên trong một số tác phẩm trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ mà

tiêu biểu là Thạch Lam, Trần Tiêu. Truyện ngắn và tiểu thuyết của họ “đánh dấu sự giao lưu giữa văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán.”[Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (1998), Văn học Việt Nam 1900 -1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tr 550, 551].


Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945 đưa ra ý kiến: “Không nên đối lập và phân cách quá tách bạch, dứt khoát chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa lãng mạn trong văn học” và đó chỉ là “hai khuynh hướng thẩm mỹ khác nhau mà thôi”, mà có thể cả hai khuynh hướng đó tồn tại trong một tác giả, một tác phẩm.[Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.; tr 180].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Trần Đình Hượu trong bài viết: Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử, qua bước ngoặt hiện đại hóa trong lịch sử văn học phương Đông cũng đã đề cập tới những yếu tố hiện thực trong cách đặt vấn đề và ý thức nhất quán trong sáng tác của Tự lực văn đoàn: “TLVĐ lúc đầu cũng nói đến một tình yêu ảo mộng và cao thượng (Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa, và cả Nửa chừng xuân nữa) nhưng từ Nửa chừng xuân, Lạnh lùng, Đoạn tuyệt vấn đề xung đột giữa tự do yêu đương, tự do kết hôn với lễ giáo gia đình nổi lên ngày càng gay gắt. TLVĐ có ý thức rất nhất quán trong việc tố cáo việc ràng buộc của gia đình và họ hàng. Nếu

chỉ nhìn việc chế riễu Bang Bạnh, Lý Toét, Xã Xệ trên báo Phong Hóa, trao giải

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 3

thưởng TLVĐ cho Con trâu, Làm lẽ, Nằm vạ (?) và cách nói đến cảnh tối tăm của những người dân quê thì thế không phải là họ chỉ nói chuyện yêu đương “chàng” và “nàng” mà đặt ra cả những vấn đề của thực tế xã hội khá tiêu biểu. Chắc chắn họ

không am hiểu việc làng bằng Ngô Tất Tố, không am hiểu phố huyện bằng

Nguyễn Công Hoan, nhưng những vấn đề họ đặt ra không phải vô can, vô bổ,

không phải xa thực tế.”[Mai Hương (tuyển chọn & biên soạn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 48].

Không chỉ dừng lại ở những nhận định chung về những yếu tố giao thoa giữa hai khuynh hướng, khi nghiên cứu về các tác giả cụ thể, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố giao thoa về tư tưởng và nghệ thuật.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh gặp gỡ nhau trong những ý kiến bàn về Thạch Lam.


Nguyễn Hoành Khung cho rằng: “Cho đến nay, việc xếp Thạch Lam vào dòng văn học lãng mạn hay hiện thực phê phán vẫn còn làm phân vân các nhà văn học sử”. Ông cũng chỉ ra nguyên nhân của sự “phân vân” đó: Viết về xã hội nghèo khổ, những sáng tác của Thạch Lam “vừa là hiện thực phê phán, vừa man mác ý nghĩa nhân bản.”. Và “trong thế giới nghệ thuật của Thạch Lam còn có những bức tranh buồn thảm về số phận khốn khổ của người lao động nghèo… Thạch Lam đặc biệt quan tâm, cảm thông và xót thương đối với cuộc đời vất vả mòn mỏi của

người phụ nữ nghèo.”[Nguyễn Hoành Khung (1989), “Lời giới thiệu”, Văn xuôi

lãng mạn Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.; tr34].

Nguyễn Đăng Mạnh xếp Thạch Lam vào những cây bút “trung gian”, đứng giữa ranh giới của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn: “Thạch Lam là tác giả để lại nhiều tác phẩm xuất sắc ở hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực. Khuynh hướng nổi trội hơn của nhà văn này là lãng mạn, nhưng những truyện: Nhà mẹ Lê, Một đời người, Đói, Một cơn giận lại là những tác phẩm hiện thực - một chủ nghĩa hiện thực trữ tình”[Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.; tr 63].

Nhận định về tiểu thuyết của Khái Hưng, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung khẳng định: Khi tuyên chiến mạnh mẽ với lễ giáo phong tục phong kiến chà đạp tình yêu, hạnh phúc cá nhân, tác phẩm phản ánh mối xung đột “mới - cũ” đang trở nên gay gắt, lan rộng trong đời sống thành thị khi đó. Ở mảng tiểu thuyết đi vào sinh hoạt phong tục gia đình phong kiến (Gia đình, Thừa tự, Thoát ly), “ngòi bút quan sát tinh tế, sắc sảo, vốn sống tự nhiên phong phú… được phát huy để lại những chương sách giàu chất hiện thực, có giá trị như những thước phim tư liệu cần thiết về lối sống của những gia đình Việt Nam hủ lậu trước kia.”. Về một số nhân vật phản diện tiêu biểu, ông nhấn mạnh: Khái Hưng “đặc biệt thành công

trong các nhân vật phụ

nữ, chẳng những

ở những nhân vật “gái mới”… mà cả

những nhân vật phụ nữ phái cũ, tiêu biểu cho tâm lý, lối sống gia đình cũ, với vai trò chi phối gia đình của họ. Những bà Án (Nửa chừng xuân), Nga (Gia đình), bà Ba (Thừa tự), bà phán Trinh (Thoát ly) đều rất thật, rất sống. Đó là những hình tượng của chủ nghĩa hiện thực.”[Nguyễn Hoành Khung (1989), “Lời giới thiệu”, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.; tr 28,29,30].


Nhận định về những sáng tác “lạc dòng” của Nguyễn Công Hoan - kiện

tướng của trào lưu hiện thực phê phán, nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung cũng chỉ ra sự giao thoa giữa hai yếu tố lãng mạn và hiện thực: Tiểu thuyết Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan “là một truyện tình lãng mạn lâm ly đầm nước mắt, song Tắt lửa lòng còn có khuynh hướng phê phán xã hội rõ rệt”[Nguyễn Hoành Khung (1989), “Lời giới thiệu”, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.; tr 44].


Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền với công trình Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, đã có những kết luận xác đáng, khẳng định những thành tựu nổi bật và đóng góp quan trọng của các nhà văn hiện thực trong quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Chúng tôi đặc biệt chú ý tới các nhận định chính xác, tinh tế về Nam Cao – cây bút xuất sắc nhất trào lưu hiện thực phê phán ở chặng cuối (1940-1945). Ông nêu bật những cách tân về nội dung và nghệ thuật phản ánh cuộc sống trong tiểu thuyết Sống mòn: Chú ý tới tính cách và thân phận những trí thức nghèo trong xã hội cũ, cốt truyện nới lỏng, kết cấu độc đáo (kết hợp linh hoạt nhiều kiểu kết cấu: kết cấu lắp ghép, kết cấu đa tuyến, kết cấu mở, trong đó kiểu kết cấu dựa trên cơ sở quá trình phát triển tâm lí nhân vật giữ vai trò chủ đạo). Chú ý tới yếu tố nghệ thuật nổi bật của Nam Cao, ông cho rằng: “Phân tích tâm lý là một trong những phương diện quan trọng của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa”. Từ đó đưa ra kết luận quan trọng: “Nam Cao, một mặt, có thể là đã thừa kế được thành tựu của nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du

qua Truyện Kiều, của các nhà văn lãng mạn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch

Lam… qua những tiểu thuyết và truyện ngắn với những trang phân tích tâm lý tinh tế, hấp dẫn. Mặt khác, hiển nhiên là ông cũng tiếp thu được những thành tựu nghệ thuật miêu tả tâm lý của các nhà văn lớn trên thế giới.”[Trần Đăng Suyền (2010), Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Nxb KHXH, Hà Nội.; tr 480]. Ở cấp độ khác, ông khẳng định: “Theo dõi quá trình hiện đại hóa của tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam, thì trào lưu văn học lãng mạn cũng có những tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó, nghệ thuật miêu tả tâm lý đạt đến một trình độ cao. Tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn với những Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân,… của Khái Hưng một thời làm say đắm lòng người bởi những trang phân tích, diễn tả tinh tế và tài hoa những cảm xúc yêu đương, những cảm giác bâng

khuâng, thoáng vui, thoáng buồn trong tâm hồn nhân vật.

Bướm trắng

của Nhất

Linh được coi là cuốn tiểu thuyết rất hiện đại trong cách thể hiện tâm lý con

người. Tác giả đã lấy tâm lý nhân vật làm đối tượng trực tiếp của sự miêu tả, đã diễn tả và phân tích những diễn biến phức tạp của những mảnh tâm trạng cá nhân. Thế giới nội tâm của con người cá nhân hiện lên khá phong phú và phức tạp.”[Trần Đăng Suyền (2010), Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Nxb KHXH, Hà Nội.; tr 481]. Theo Trần Đăng Suyền: “Với Sống mòn, Nam Cao đã hoàn thiện qua trình hiện đại hóa của tiểu thuyết hiện thực phê phán giai


đoạn 1930-1945. Đến đây, về phương diện nghệ thuật, có sự gặp gỡ giữa tiểu

thuyết hiện thực phê phán với tiểu thuyết

Tự lực văn đoàn.

Tiểu thuyết

Bướm

trắng

của Nhất Linh, Đẹp

của Khái Hưng

cùng với tiểu thuyết

Cai của Vũ

Bằng”[Trần Đăng Suyền (2010), Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Nxb KHXH, Hà Nội.; tr 283, 284].

Nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền cho rằng, ngòi bút Nam Cao vừa phát huy được thế mạnh của chủ nghĩa hiện thực vừa đặc biệt nhạy cảm với vấn đề con người - miêu tả và phân tích tinh tế, sâu sắc thế giới nội tâm của nhân vật, cái vốn là ưu thế, là “sở trường của các cây bút lãng mạn chủ nghĩa”. Nam Cao là nhà văn đã “kết tinh được những thành tựu và thế mạnh của cả chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX”[Trần Đăng Suyền

(2010), Chủ

nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế

kỉ XX, Nxb

KHXH, Hà Nội.; tr 482].

Sự chuyển hướng trong cảm quan hiện thực đã được nhà nghiên cứu Lê Thị Dục Tú phát hiện khi chú ý tới truyện ngắn của Khái Hưng trong những năm 1939- 1940: “Bên cạnh tình yêu, đề tài về người bình dân cũng là một mảng đề tài chính trong truyện ngắn Khái Hưng. Phần lớn các truyện ngắn viết về đề tài này ra đời trong thời kì cao trào đấu tranh Mặt trận Dân chủ diễn ra sôi nổi. Quần chúng lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đứng lên đòi quyền tự do dân chủ, đòi cơm áo. Người lao động đã bước lên vũ đài chính trị một cách công khai. Vai trò, vị trí của người lao động trở nên quan trọng trong xã hội. Vì thế vấn đề người lao động, người bình dân, được nhiều nhà văn chú ý. Chân dung “người lao động, người nhà quê" xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học và báo chí thời kỳ này... Chịu sự tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) của phong trào, Tự lực văn đoàn phân hoá theo hướng tiến bộ. Báo Ngày Nay của Tự lực văn đoàn mở mục Bùn lầy nước đọng đăng một số phóng sự điều tra về nông thôn, sau đó đăng một số truyện ngắn về nông thôn và người nông dân như Con trâu, Sau lũy tre. Các cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn chuyển từ lãng mạn sang hiện thực. Khái Hưng viết một loạt truyện mang đậm chất hiện thực: Cái Ve, Anh phải sống, Người vợ mù, Dưới ánh trăng, Đào mơ, Hòn Gay, Biến đổi, Cô hàng nước... đều đề cập đến số phận của những người dân nghèo”. [Lê Thị Dục Tú (2013), Truyện ngắn Khái Hưng - một đóng góp vào dòng truyện ngắn lãng mạn 1932 - 1945. Nhìn lại Thơ mới và Tự lực văn đoàn, Nxb ĐHSP TP HCM.].


Gần đây, một số nhà nghiên cứu hải ngoại cũng chú ý tới sự giao thoa giữa các khuynh hướng văn học. Đáng lưu ý là những ý kiến của Nguyễn Hưng Quốc khi nhìn nhận sự xâm nhập của các khuynh hướng là một thực tế trong đời sống văn học. Với cách nhìn ấy, giao thoa giữa các khuynh hướng nghệ thuật như một hiện tượng “xâm lấn”, “tràn bờ” và giao thoa như một ý thức nghệ thuật tự giác.

Tiểu kết chương 1

Từ những khảo sát có tính chất tổng thuật trên đây, chúng tôi nhận thấy vấn đề tìm hiểu sự giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn học lãng mạn và văn học hiện thực trong văn xuôi 1932 - 1945 đã được đề cập rải rác trong một số công trình nghiên cứu. Song rõ ràng, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nêu vấn đề mà chưa tập trung lý giải một cách cặn kẽ, có hệ thống. Tiếp thu thành quả nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi lựa chọn và triển khai đề tài này mong muốn tìm hiểu toàn diện, cụ thể và hệ thống một vấn đề khoa học còn khá mới mẻ và hấp dẫn.


7.

CƠ SỞ XÃ HỘI, VĂN HÓA CỦA SỰ GIAO THOA VĂN HỌC

7.1. Khái niệm giao thoa, giao thoa văn học

7.1.1. Khái niệm giao thoa

Giao thoa là một khái niệm được sử dụng trong vật lí chỉ sự chồng chập của hai hay nhiều sóng mà tạo ra một hình ảnh sóng mới. Giao thoa thông thường liên

quan đến sự tương tác giữa các sóng mà sự tương quan hoặc kết hợp với nhau có

thể là do chúng cùng được tạo ra từ một nguồn hoặc do chúng có cùng tần số hoặc tần số rất gần nhau. Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, Giao thoa là “Hiện tượng xảy ra khi hai chấn động có tần số bằng nhau chồng lên nhau, có thể làm cho ánh sáng hay âm mạnh lên, hoặc yếu đi đến triệt tiêu.” (tr 432, Nxb KHXH, HN, 1977). Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ Giao thoa cũng được sử dụng rộng rãi hơn khi nói tới sự gặp gỡ, tương đồng trong hình thức, tính chất khi so sánh các sự vật, hiện tượng. Một thuật ngữ khác rất gần với thuật ngữ giao thoa cũng thường được sử dụng là Giao lưu. Thuật ngữ Giao lưu chú ý nhiều tới yếu tố bên ngoài, ý muốn của chủ thể trong hoạt động giao tiếp (giao lưu để học hỏi, hoặc thể hiện mình), chưa chú ý tới phản ánh được yếu tố ngẫu nhiên bên trong. Vì vậy, trong luận án, chúng tôi vận dụng thuật ngữ Giao thoa với ý thức làm sáng rõ những yếu tố tương đồng, gặp gỡ trên tinh thần chú ý tới các yếu tố chủ quan và khách quan mang tính quy luật.

7.1.2. Khái niệm giao thoa văn học

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022