Kết Cấu Xã Hội Và Những Tư Tưởng Tình Cảm Mới


Giao thoa trong văn học là một hiện tượng xuất hiện trong quá trình tiếp nhận, hấp thụ và kết tinh giữa các nền văn học. Nó diễn ra ở các cấp độ khác nhau. Có thể xuất hiện giữa văn học của các châu lục, các khu vực, các nước, các vùng, miền… hoặc trong một nước giữa các thời kì văn học khác nhau. Nó có cả trong văn học dân gian và văn học viết. Theo nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh, ta có thể bắt gặp kiểu truyện Tấm Cám trong truyện cổ tích của nhiều nước trên thế giới như: truyện Cô bé lọ lem (Pháp), truyện Cô tro bếp (Đức), truyện Nêang Kantoc

(Căm-pu-chia), truyện

Nàng Diệp Hạn

(Trung Quốc), truyện

Con cá vàng (Thái

Lan)… Trong văn học Việt Nam, kiểu truyện Tấm Cám có trong văn học của dân tộc Tày (truyện Tua Gia Tua Nhi), dân tộc Thái (truyện Ý Ưởi Ý Noọng), dân tộc Mông (truyện Gầu Nà Gầu Rềnh), dân tộc H’ Rê (truyện Ú và Cao)… [Đinh Gia Khánh (1999), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (tái bản), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.]. Ta cũng dễ thấy mối liên hệ gần gũi giữa các tác gia lớn trong văn học Việt Nam qua các thời kì khác nhau trong lịch sử phát triển văn học như: Phạm Thái, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tản Đà, Nguyễn Tuân. Cũng có thể thấy được sự gặp gỡ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (Giông Tố) với tác phẩm của Tào Ngu (Lôi Vũ), mặc dù Vũ Trọng Phụng chưa từng tiếp cận với tác phẩm của tác giả Trung Quốc này. Có nhà nghiên cứu cho rằng, có thể do hai tác giả này có hoàn cảnh sống giống nhau (dù cách xa nhau về thời gian và ở hai quốc gia khác nhau) nên có sự gặp gỡ trong cảm hứng sáng tạo và ý thức phản ánh xã hội. Giao thoa nghệ thuật là một hiện tượng phức tạp, khó có thể đưa ra một quan niệm đầy đủ về hiện tượng này. Theo cách hiểu của mình, trên cơ sở của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi quan niệm về Giao thoa văn học như sau:

Giao thoa văn học là một hiện tượng phức tạp diễn ra trong đời sống văn học. Ở đó có sự gặp gỡ, sự trùng hợp về cái nhìn và cách thể hiện đời sống, con

người của những nghệ

sĩ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Giao thoa văn học

thường được biểu hiện trên các

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 4

phương diện xuyên suốt quá trình sáng tạo sau: Sự gặp gỡ, trùng hợp về cảm hứng sáng tạo, nội dung phản ánh, kiểu nhân vật và phương thức, biện pháp nghệ thuật phản ánh.


Giao thoa văn học không đơn giản, một mặt xuất phát từ ý thức của những người nghệ sĩ, mặt khác đó còn là sự gặp gỡ ngẫu nhiên - gặp gỡ trong vô thức, tự

nhiên. Giao thoa văn học

không phải là quá trình đánh mất hay phá vỡ

những

nguyên tắc phản ánh cuộc sống của mỗi khuynh hướng mà là sự thâm nhập lẫn

nhau một cách tự

nhiên. Cũng có khi là sự

xâm lấn “tràn bờ” giữa các khuynh

hướng, các tác giả do tác động của bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể hay do sự vận động, trải nghiệm trong quá trình chiếm lĩnh cuộc sống của các nhà văn. Không phải thời điểm nào cũng xuất hiện hiện tượng giao thoa giữa các khuynh hướng trong văn học, điều này chỉ diễn ra khi gặp những điều kiện thích hợp. Cũng không phải hiện tượng giao thoa văn học nào cũng sẽ tạo ra những hiệu ứng tốt đẹp, tích cực mà chỉ khi các yếu tố giao thoa cùng hướng tới những giá trị nhân bản.

7.2. Kết cấu xã hội và những tư tưởng tình cảm mới

Chính sách cai trị của thực dân đã tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội, ảnh hưởng và chi phối ngày càng sâu rộng tới đời sống sinh hoạt, tư tưởng tình cảm và quan điểm thẩm mỹ của các tầng lớp trong xã hội từ thành thị tới nông thôn. Sự thay đổi này mang tính quy luật, phù hợp với thực tế khách quan của đời sống.

7.2.1. Kết cấu xã hội mới


Những năm 30 của thế kỉ XX, ở Việt Nam, giai cấp phong kiến đã mất vai trò lãnh đạo đất nước và trở thành tay sai đắc lực của thực dân. Đến thời điểm này, chính quyền thực dân đã can thiệp khá sâu vào Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhằm đặt cơ sở cho chương trình khai thác lâu dài, thực dân Pháp vừa duy trì giai cấp phong kiến, vừa thi hành một loạt các biện pháp tài chính, kinh tế áp đặt, độc quyền đối với xứ thuộc địa. Để phục vụ công cuộc khai thác, vơ vét kinh tế, thực dân chủ trương mở rộng mạng lưới giao thông giữa các vùng miền. Việc mở mang giao thông đã tạo đà cho sự phát triển nhiều mặt của xã hội. Sự trao đổi trong quá trình thông thương, buôn bán hàng hóa đã hình thành nhiều thành thị tư bản chủ nghĩa (Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng), các thành phố công nghiệp mới (Nam Định, Vinh), các thị trấn lớn nhỏ thuộc huyện, tỉnh lị. Khác với đô thị cũ của nhà nước phong kiến, những chợ lớn trao đổi hàng hóa có tính chất địa phương (tự cung tự cấp), phục vụ cho một nhóm quý tộc quan lại với lối sống phong kiến vương giả, đây là những đô thị kiểu mới có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực, phương diện. Đô thị giờ đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự… của nhà nước thực dân với tính chất và nhịp sống mới.

Trước hết, đô thị là thị trường trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền. Thị trường này ngày càng phát triển mạnh mẽ với việc nhập khẩu và phân bố những mặt hàng công nghiệp, công nghiệp phẩm của phương Tây mà chủ yếu là của thực dân Pháp. Đồng thời đô thị là trung tâm xuất khẩu tài nguyên và hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Từ đây, công nghiệp phẩm, hàng tiêu dùng được đưa về nông thôn, hoặc các thị xã, thị trấn… và ngược lại. Chỉ xét trong lĩnh vực kinh tế, đô thị cũng đã giữ vai trò quan trọng, chi phối mạnh tới đời sống xã hội và ngày càng thay đổi theo hướng tư sản hóa để phù hợp với công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân.


Không chỉ giữ vai trò chi phối trong lĩnh vực kinh tế, đô thị trở thành trung tâm quân sự, chính trị, văn hóa của cả nước. Đô thị đã khác trước về bản chất. Đó không chỉ là nơi sống của tầng lớp quý tộc phong kiến mà Đã trở thành trung tâm quyền lực của thực dân, chi phối nhiều mặt đời sống xã hội. Xã hội thị thành thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ trong đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế. Về chính trị, văn hóa, cuộc sống người dân đô thị chịu ảnh hưởng trực tiếp chính sách bảo hộ của thực dân. Làm quen và tiếp thu với lối sống ngày càng hiện đại, cái nhìn và quan điểm của họ về cuộc sống… có sự đổi mới rõ rệt theo chiều hướng vận động của xã hội tư sản, xã hội đồng tiền. Ảnh hưởng của triều đình phong kiến đối với cuộc sống đô thị đã trở nên mờ nhạt. Quan hệ xã hội bề bộn đã làm mờ nhạt quan hệ trật tự thứ bậc của tôn ti họ hàng. Giờ đây, chi phối trực tiếp cuộc sống của họ là những ông chủ tư bản, là đồng tiền và khả năng thích ứng mau lẹ trong xã hội đồng tiền “người khôn của khó”.

Xã hội Việt Nam trước cách mạng cùng song song tồn tại hai chế độ: thực dân và phong kiến, quyền lực tập trung trong tay thực dân. Tuy nhiên, sự chi phối và sức ảnh hưởng của chính quyền thực dân tới đời sống chính trị, văn hóa… đối với từng vùng (nông thôn và thành thị), từng miền (Bắc, Trung, Nam) có sự khác nhau. Ở nông thôn, vai trò và ảnh hưởng của triều đình phong kiến vẫn chi phối nặng nề đời sống xã hội bởi sự tồn tại của cả hệ thống cường hào, quan lại, địa phương. Ở bình diện xã hội, nông thôn vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến và người nông dân. Ở bình diện văn hóa, nông thôn Việt Nam là thành lũy vững chắc của lễ giáo cổ hủ. Những hủ tục, lề thói quái gở đã trở thành một trong những nguyên nhân cơ bản đẩy cuộc sống người nông dân vào bước đường cùng. Bên cạnh đó, giai cấp phong kiến địa phương vận dụng và duy trì những hủ tục đó như một phương tiện kiếm ăn hiệu quả cũng là nguyên nhân khiến cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng thê thảm hơn. Song cũng không thể phủ nhận, diện mạo đời sống văn hóa nông thôn đã dần thay đổi (dù rất chậm) bởi ảnh hưởng của đô thị và sự xuất hiện ngày càng nhiều hàng hóa phương Tây. Đô thị với lối sống theo chiều hướng hiện đại trở thành môi trường hấp dẫn người nông dân với nhiều điều mới lạ. Từ cách xưng hô, cách ăn mặc đến cách hưởng thụ, kiếm tiền… của đô thị đã trở thành tiêu chí học đòi của những kẻ có tiền ở nông thôn. Không tồn tại được ở làng quê, những nông dân nghèo đã phải ra đô thị kiếm sống bằng nhiều thứ nghề khác nhau như cu li, chạy bàn, buôn bán vặt…, có chân trong tầng lớp thị dân.


Như quy luật tất yếu, chính sách khai thác thuộc địa và sự ra đời của những

đô thị mới kéo theo những biến động lớn trong kết cấu xã hội. Kết cấu xã hội

phong kiến vẫn tồn tại và được duy trì chủ yếu ở nông thôn. Kết cấu xã hội theo hướng tư sản xuất hiện và được duy trì chủ yếu ở các đô thị kiểu mới. Cả hai được thực dân và phong kiến chấp nhận, bảo vệ tương ứng với vị trí của nó trong thể chế mà quyền lực tập trung trong tay thực dân. Chính vì vậy, xã hội xuất hiện nhiều giai tầng mới, có quan hệ phụ thuộc vào thực dân và quan hệ khác trước với triều đình phong kiến.

Để phục vụ cho bộ máy cai trị, thực dân cần đến những người bản xứ giúp việc (công chức, môi giới buôn bán, cung cấp thực phẩm…) và đối tượng này ngày càng phát triển đông đảo trong hai cuộc khai thác thuộc địa, hình thành nhiều giai tầng mới trong xã hội. Tư sản hình thành từ tầng lớp thị dân phát triển lên do buôn bán, hoặc từ quý tộc phong kiến phát triển lên và tồn tại yếu ớt, phụ thuộc vào thực dân bởi chính sách độc quyền kinh tế. Do cuộc sống và quyền lợi phụ thuộc vào thực dân, do có mối quan hệ mật thiết với phong kiến, giai cấp tư sản đã cấu kết với thực dân, phong kiến để đàn áp phong trào cách mạng, bóc lột người lao động. Về cơ bản, bản chất của giai cấp này là phản động.


Do nhu cầu của chế độ thực dân nửa phong kiến, tầng lớp tiểu tư sản xuất hiện và tác động mạnh tới sự biến động của xã hội thị thành. Đây là tầng lớp đông đảo, phức tạp bao gồm những trí thức (học sinh, văn sĩ, giáo chức trường tư, viên

chức), những tiểu thương, thợ

thủ

công…, những bồi bàn, kép hát, con sen, gái

điếm… và luôn phân hóa, phức tạp bởi đời sống bấp bênh, bữa no bữa đói. Một bộ phận của giai tầng này có xuất thân từ nông thôn. Cuộc sống chốn làng quê ngày càng kiệt quệ, tiêu điều bởi thực dân phong kiến, một số người phải rời bỏ gia đình, làng mạc để kiếm sống. Kẻ đi phu, người đi lính và không ít người ra chốn thị thành trở thành thị dân nghèo. Phần đông, giai tầng này là trí thức làm việc trong các công sở của thực dân… Đây là giai tầng phát triển mạnh mẽ, ngày càng đông đảo trong xã hội (thống kê niên giám của Đông Dương, năm 1932-1933 số trí thức tân học bao gồm học sinh, sinh viên, viên chức đã lên tới trên 35 vạn người). Tính chất phức tạp của giai cấp này thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống và có ảnh hưởng nhiều đến thái độ chính trị của họ. Về kinh tế: mức độ sinh hoạt, địa vị xã hội ít nhiều khác nhau, có khoảng cách khác nhau trong đời sống đã ảnh hưởng tới thái độ đối với giai cấp thống trị, đối với giai cấp nông dân, với phong trào cách mạng. Về chính trị cũng như về văn hoá… tầng lớp tiểu tư sản là môi trường của nhiều xu hướng khác nhau và ngay ở từng xu hướng cũng có sự bấp bênh, không thuần nhất. Trước sự tàn bạo của thực dân phong kiến, những con người mang nặng ý thức hệ tư sản trở nên hoang mang và tìm cách thoả thiệp với thực dân hoặc hướng tới giải phóng dân tộc "bằng mấy câu thơ ca, một bài văn chương… một vài tờ báo có tính chất tư sản cải lương" (Lê Duẩn). Cuộc sống của họ phụ thuộc vào xã hội thị thành, vào chính quyền bảo hộ và “ít nhiều có quyền tự do của đời sống thành thị

tư sản”[Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Nguyễn Hoành Khung (1988), Văn học Việt

Nam 1930-1945, tập I, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.; tr 12].


Giai cấp công nhân ra đời cùng với công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân. Đây là giai cấp có quan hệ ruột thịt với nông dân, vô sản và chịu nhiều tầng lớp áp bức bóc lột nhất. Giai cấp công nhân ngày càng phát triển đông về số lượng, mạnh về chất lượng bởi công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân. Mặc dù bị bóc lột, hành hạ tàn bạo, song họ là giai cấp lao động và sinh hoạt có tổ chức, có kỷ luật và luôn tiếp cận với giai cấp vô sản thế giới… Những yếu tố trên đã tạo phẩm chất đặc biệt và thái độ căm thù thực dân phong kiến của giai cấp công nhân. Đặc biệt, khi Đảng ra đời, giai cấp công nhân trở thành giai cấp tiên phong trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, xóa bỏ phong kiến.

Hiện diện ở nông thôn là cuộc sống của giai cấp phong kiến và nông dân. Về cơ bản, quan hệ sản xuất phong kiến, gia trưởng vẫn tồn tại với sự đối lập chủ yếu giữa quyền lợi của giai cấp nông dân và quyền lợi của giai cấp phong kiến. Song với sự tác động mạnh mẽ của biến động xã hội, nông thôn cũng có sự biến đổi đáng kể. Cuộc sống của nông dân ngày càng bần cùng bởi chính sách vơ vét kinh tế của thực dân và sự bóc lột của cường hào địa phương. Họ phải đối diện với những tai họa do sưu cao thuế nặng, cường hào ức hiếp, do vay nặng lãi, hạn hán, lũ lụt…, mê tín dị đoan. Nhiều người không chống chọi được phải rời bỏ quê hương để đi phu, đi lính hoặc ra đô thị kiếm sống bằng nhiều nghề mạt hạng.


Giai cấp phong kiến khiếp nhược trước sức mạnh của thực dân, trở thành tay sai đắc lực và ngày càng thối nát. Quan lại, từ trên xuống dưới ra sức làm việc cho chính quyền thực dân để giữ được phẩm hàm và quyền lợi. Con đường tiến thân của quan lại giờ đây gắn liền với hành động bán nước, đút lót, xu nịnh… Giai cấp phong kiến đã mất vai trò lãnh đạo đất nước, lung lay tới tận gốc rễ, mục ruỗng tới tận xương tủy và ngày càng lạc hậu, lỗi thời. Chốn làng quê, những lý trưởng, chánh tổng trước đây chỉ là những kẻ giúp việc cho thân hào, quan lại thì giờ đây trở thành những nhân vật có quyền lực thật sự, được quan Tây bảo vệ và dung túng. Quan lại địa phương xuất thân từ nho học chịu cảnh lép vế trước bọn quan lại mới (quan lại tiến thân bằng đồng tiền…). Quyền lực của nhà nước phong kiến thực chất đã rơi vào tay thực dân và kéo theo đó là sự rạn vỡ, thay đổi trong đời sống sinh hoạt nông thôn. Những tôn ti, trật tự ở chốn làng quê thay đổi phụ thuộc vào sức mạnh của đồng tiền, tập trung trong tay những kẻ có tiền, có quyền. Có tiền, người ta có thể mua được chức lí cựu (Góc chiếu giữa đình), mua được quyền lực, phẩm hàm, vào viện dân biểu, trở thành nghị viên… Giờ đây, những kẻ dốt nát nhưng có tiền, chấp nhận làm tay sai đã trở thành ông, thành bà, những đấng bậc được vị nể. Và ngược lại, những người có học, những thân hào nặng lòng với truyền thống trở nên lép vế, lỗi thời.

Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đang chuyển mình một cách đau đớn sang hướng tư sản. Đó là xã hội đầy biến động, phù hợp với chính sách cai trị lâu dài, vơ vét của cải của thực dân. Nhân dân lao động là giai tầng phải gánh chịu những hậu quả thê thảm nhất do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân phong kiến. Bên cạnh đó, sự biến động của xã hội vô hình chung cũng đã tạo nên những chuyển biến tích cực trên một số mặt. Sự ra đời của những đô thị kiểu mới, những trung tâm kinh tế có sức hút mạnh mẽ và chi phối sâu rộng đời sống xã hội. Việc buôn bán và phát triển giao thông không chỉ tạo ra một thị trường thống nhất mà còn phá vỡ chính sách bế quan tỏa cảng của phong kiến. Cùng với đó, sự ra đời của nhiều giai tầng mới làm biến đổi kết cấu xã hội, tạo điều kiện cho xã hội dần thoát khỏi cái lạc hậu, bảo thủ, mở ra cơ hội cho cái mới phát triển theo hướng đổi mới, hiện đại.

7.2.2. Sự nảy nở những tư tưởng, tình cảm mới

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022