Sự Tiếp Nhận Văn Hóa, Văn Học Phương Tây


Với chính sách kinh tế vơ vét của cải tài nguyên, thực dân đã biến Việt Nam thành xứ “bờ xôi ruộng mật” và là một thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa của chúng. Các đô thị mới ra đời trở thành những thị trường lớn, thông thương suốt ba miền Bắc, Trung, Nam. Ở các đô thị lớn, các thị xã, thị trấn, người dân đã tiếp xúc với lối sống văn minh tư sản và lối sống này đã tạo ra những biến đổi lớn trong sinh hoạt. Các chàng trai thị thành giàu sang đua nhau mặc Âu phục với những đôi giày da đen bóng. Các cô gái Bắc kỳ trước kia “đội nón thúng quai thao, bỏ tóc đuôi gà, dép sơn cong cớn, quần áo thâm lượt thượt, bộ xà tích bạc bên hông với hàng tá chìa khóa”, thì nay đã “bỏ dép, bỏ nón, dùng giày mõm nhái, ô đen…”. Cuối thập kỷ 20, “người ta thấy xuất hiện nhiều cô thiếu nữ Hà thành mặt đánh phấn, đôi mày vọng nguyệt kẻ bằng mực bút tàu, giày cao gót, những cô “tân tiến” nhất còn đi “xe lếch”, chơi pinh pông, ten nít…”[Trịnh Hồ Khoa (1997), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 22]

Nhịp sống trong xã hội thay đổi theo sự vận động của cơ chế mới - cơ chế của xã hội đồng tiền và quyền lực, phù hợp với chính sách vơ vét kinh tế của thực dân. Giờ đây, thay cho nhịp sống bình lặng là cuộc sống sôi động, bon chen, gấp gáp của nhiều giai tầng trong thị trường buôn bán lớn. Để có tiền, người ta phải tạo dựng nhiều mối quan hệ, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Tầng lớp trí thức, kẻ

thì làm công chức phục vụ

cho bộ

máy thực dân, giúp việc cho các hãng buôn,

người thì làm báo, viết văn, gia sư… Cuộc sống của người nông dân lưu tán đến chốn thị thành bám vào gánh hàng rong, cửa hàng nhỏ hoặc sống qua ngày bằng nghề bồi bàn, phu xe, vú em, và không ít người trở thành lưu manh, gái điếm. Dù làm nghề gì, để mưu sinh trong xã hội mà quyền lực và đồng tiền ngự trị, những cư dân mới của thành thị phải thích ứng với nhịp sống mới, phải luôn luôn động, chạy theo guồng máy nhộn nhịp, xô bồ với các mối quan hệ chằng chịt của xã hội thị thành.


Những đổi thay đó diễn ra từ đô thị tới nông thôn ở các mức độ khác nhau, với các tốc độ khác nhau song không phải không có sự kháng cự (dù là nhỏ) của người dân vốn mang nặng ý thức hệ tư tưởng phong kiến. Trong quan niệm và cách nhìn nhận của một số nhà nho có tinh thần dân tộc thì cái mới xuất hiện cùng với sự xâm lược của thực dân nên không được ủng hộ, bị bài bác. Song văn hóa, văn minh phương Tây với sức hấp dẫn của nó, thâm nhập, phát triển ngày càng mạnh mẽ đã tạo ra cuộc cách mạng trong đời sống tinh thần của người dân. Nhà phê bình Hoài Thanh đã lý giải quá trình thâm nhập và tác động này một cách chính xác: “… nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất, phương Tây đã đưa tới giữa chúng ta! Cho đến những nơi hang cùng ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyên hình ngày trước. Nào dầu tây, diêm tây, nào vải tây, chỉ tây, kim tây, đinh tây. Đừng tưởng tôi ngụy biện. Một cái đinh cũng mang theo nó một chút quan niệm của phương Tây về nhân sinh, về vũ trụ, và có ngày ta sẽ thấy thay đổi cả quan niệm của phương Đông.”[Hoài Thanh – Hoài Chân (1998), Một thời đại trong thi ca, “Thi nhân Việt Nam; tr 16].

Trước 1930, nhà nho - đại diện tiêu biểu cho hệ tư tưởng phong kiến (lực lượng sáng tác chủ yếu) đã mất niềm tin vào triều đình, hoài nghi với sách vở thánh hiền trước sức mạnh của thực dân và xã hội đồng tiền. Bên cạnh đó, do được tiếp xúc với Tân thư, tầm mắt được mở rộng đã dần nhận ra sự lỗi thời của tư tưởng phong kiến trong sự so sánh với thế giới. Với họ, đạo Khổng với những giáo huấn về đạo trời, đạo quân - thần, thầy - trò, cha - con giờ đã không hợp thời và ngày càng trở nên xa vời, sáo rỗng. Thay vào đó là những quan niệm mới, thể hiện tư tưởng duy tân theo chiều hướng dân chủ tư sản. Những nhà nho tiến bộ có tinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

thần dân tộc, yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng

Hiền… đã đoạn tuyệt hoặc xa rời tư tưởng trung quân ái quốc để đến với tư tưởng yêu nước mới: Duy tân để tự cường. Tư tưởng yêu nước giờ đây là hành động chống thực dân, là ý thức duy tân với các hành động cách mạng, cải cách xã hội trên tinh thần dân chủ. Trước họa ngoại xâm, họ kêu gọi người dân đoàn kết, đấu tranh giành độc lập với ý thức nhất quán về quyền làm chủ: Nước là sản nghiệp của cha ông gây dựng nên bằng xương máu, mồ hôi, nước mắt:

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 5

“Nghìn, muôn, ức, triệu người chung góp, Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà,


Người dân ta, của dân ta,

Dân là dân nước, nước là nước dân.”

Và niềm lạc quan vào tương lai: Cốt người trong nước cùng nhau một lòng: “Nếu cả nước đồng lòng như thế,

Việc gì coi cũng dễ như không. Không việc gì việc không xong,

Nếu không xong, quyết là không có trời.” (Hải ngoại huyết thư - Phan Bội Châu)

Một số khác gửi gắm tinh thần yêu nước của mình vào hành động bài bác triệt để tất cả những gì liên quan tới thực dân (cấm con cái không được học tiếng Pháp, học trường của Pháp…), nhưng họ cũng thấy rõ sự thất thế, lỗi thời của đạo Khổng trước sự xâm nhập, phát triển của lối sống văn minh tư sản. Do sợ hãi, nhiều người lặng lẽ lui về ở ẩn, nuối tiếc về một thời vàng son trong quá khứ, sống vô trách nhiệm với thời cuộc. Cũng có người bước vào cuộc sống sôi động với cách làm quen với các nghề viết văn, làm báo, dịch thuật… như những cây bút Tây học đương thời. Có tinh thần dân tộc song chưa dám làm cách mạng nên họ thường gửi gắm, thể hiện khéo léo thái độ bất hòa với xã hội của mình qua sáng tác văn học và báo chí. Cũng không ít nhà nho, vì mưu cầu danh lợi, địa vị đã vứt bỏ khí tiết, danh dự hùa vào ca ngợi, tâng bốc và trở thành tay sai đắc lực cho bộ máy tuyên truyền của thực dân. Với bọn nho này, tư tưởng bán nước, phản động đã thấm vào máu, đồng tiền và quyền lực đã trở thành mục đích sống, bạc nhược, xu nịnh trở thành lẽ sống, phương châm hành động sống.


Từ 1930, tư

tưởng dân chủ

ngày càng ngấm sâu và thể

hiện trên nhiều

phương diện trong xã hội, đặc biệt là ở xã hội tư sản thị thành, nơi tập trung các giai tầng mới. Các tầng lớp quay cuồng chạy theo lối sống hưởng thụ văn minh vật chất. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản đề cao, ca ngợi văn minh Âu - Mỹ, chống lại tư tưởng phong kiến bảo thủ lạc hậu đang kìm hãm sự phát triển của đời sống cá nhân con người. Đặt trong hoàn cảnh cụ thể (để truyền bá văn minh tư sản, để che đậy bản chất xấu xa, tâm địa độc ác và nhằm mị dân), thực dân đưa ra các chiêu bài như: khai hóa văn minh; tự do, bình đẳng, bác ái… cổ vũ khích lệ ý thức chống lễ giáo phong kiến. Trong hoàn cảnh đó, tư tưởng dân chủ tư sản được đề cao, trở thành trào lưu và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ 1932 - 1945. Tư tưởng dân chủ tư sản phù hợp lối sống văn minh vật chất thị thành, được số đông thanh niên, trí thức - đón nhận và hưởng ứng, đặc biệt là những trí thức Tây học chưa biết tới “cửa Khổng sân Trình”. Quan niệm nhân sinh trong họ thay đổi, cùng với đó là sự mở rộng trong quan niệm đạo đức. Trong quan niệm và cái nhìn của họ, lễ giáo phong kiến hà khắc với những tập tục cổ hủ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra nỗi khổ của con người, là ung nhọt trong xã hội cần phải xóa bỏ. Họ lên tiếng đấu tranh đòi tự do cá nhân, đua nhau tự do yêu đương, đua nhau làm đẹp, đua nhau hưởng thụ của ngon vật lạ… Với họ, tình yêu lứa đôi phải thoát khỏi sự ràng buộc, định đoạt của quan niệm lỗi thời “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, của những định kiến cổ hủ “Môn đăng hộ đối”… Những cô gái đã biết bảo vệ, đấu tranh cho quyền làm người, cho tình yêu của mình trước những quan niệm cổ hủ lạc hậu, bằng cách chấp nhận cuộc sống “nửa chừng xuân” chứ nhất định không chịu làm lẽ, sẵn sàng “đoạn tuyệt” với gia đình bằng thái độ quyết liệt nhất. Bên cạnh ý thức đấu tranh cho tự do yêu đương thì sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa lãng mạn Pháp đem đến cho tầng lớp thanh niên thành thị những

cảm xúc mới, rung cảm mới. Trong buổi diễn thuyết ở nhà Học hội Quy Nhơn

tháng 6 năm 1934, Lưu Trọng Lư trực tiếp phát biểu về sự thay đổi này: “Các cụ ta ưa những màu đỏ choét; ta lại ưa những màu xanh nhạt… Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoáng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi… cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu…”[Hoài Thanh – Hoài


Chân (1998), Một thời đại trong thi ca, “Thi nhân Việt Nam; tr 17]

7.3. Sự tiếp nhận văn hóa, văn học phương Tây

Văn hóa phương Tây đã du nhập vào Việt Nam từ trước những năm 1930 và

được xã hội đón nhận ngày càng mạnh mẽ. Tân thư là dấu mốc quan trọng khi

truyền bá những luồng tư tưởng mới, kêu gọi dân chủ và học tập văn hóa, văn minh phương Tây. Song quá trình tiếp nhận văn hóa, văn học phương Tây ở nước ta diễn ra không hề đơn giản bởi nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan: Chính sách văn hóa thực dân, thời điểm, đối tượng và lực lượng tiếp nhận…. Cũng vì vậy, từ 1930 trở đi, tiếp nhận văn hóa, văn học phương Tây trở thành ý thức tự giác, thường trực trong đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam. Sự bừng tỉnh ý thức cá nhân, thay đổi quan niệm thẩm mĩ, ý thức học hỏi tinh thần dân chủ, tư tưởng khoa học là những biểu hiện nổi bật trong quá trình tiếp nhận.

7.3.1. Sự bừng tỉnh ý thức cá nhân

Thực tế cuộc sống thành thị với lối sống cạnh tranh kiếm lời của xã hội tư sản, với quyền lực ngày càng mạnh mẽ của đồng tiền đã buộc con người phải thay đổi cách nghĩ, quan niệm để tồn tại, thích nghi với cuộc sống hiện đại tư sản. Số phận của con người giờ đây luôn phải đối diện với xã hội đồng tiền khắc nghiệt, với cuộc sống xô bồ cùng các mối quan hệ phức tạp, không đơn giản như trong trật tự, tôn ti của lễ giáo phong kiến. Cũng vì sống trong xã hội đó, con người thấy được giá trị tự thân của mình, không chịu sự bó buộc của đẳng cấp, địa vị được xác lập trong xã hội phong kiến. Đó không còn là con người yên phận theo chuẩn mực phong kiến mà là con người cá nhân, luôn phải đối diện với chính mình trong cuộc sống bấp bênh đầy sự may rủi do xã hội đồng tiền mang lại. Chính lúc này, cá nhân được khẳng định và nó tự xem mình có quyền chính đáng tham gia giành giật cuộc sống và thể hiện bản thân. Sự thay đổi về ý thức cá nhân là vấn đề mang tính quy luật được ý thức trong xã hội và văn học.


Con người trở thành những cá nhân đang bứt phá những ràng buộc của tôn ti, trật tự phong kiến và là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế tư bản. Tiền bạc, lợi nhuận đã phá vỡ các quan hệ luân thường và đẩy con người vào cuộc sống bon chen, gấp gáp, nhộn nhịp. Tình nghĩa, ân tình ngày càng lép vế trước lợi nhuận và không thể giải quyết hết các mối quan hệ buộc người ta phải nhìn xã hội cách khác, có thái độ khác. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng vì nó “sai khiến được mọi người”, chi phối, quyết định mọi mối quan hệ, chà đạp lên luân thường, đạo lý khiến ai cũng phải “kính thờ”[Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1998)(sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội.;T1;tr 94).

Giờ

đây, con người không thỏa mãn với những lời giáo huấn về

đạo lý cương

thường trước những biến động đa dạng, phức tạp của thực tế cuộc sống, trước sự đe dọa thường trực của cái đói và nỗi lo thất nghiệp… Tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm của họ là cuộc sống với những số phận cụ thể, hoàn cảnh cụ thể. Chữ danh giá, sang hèn giờ đây đi liền với của cải, lợi nhuận. Quyền lực giờ đây gắn liền với đồng tiền… Sống trong xã hội đó, con người phải tự đối diện, đương đầu với cuộc sống bấp bênh, tự chịu trách nhiệm về bản thân mình.

Bên cạnh đó, sống trong xã hội phát triển theo hướng tư sản, con người được tiếp cận cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại với nhiều luồng tư tưởng mới nên trong họ xuất hiện những nhu cầu, ham muốn, ước mơ và khát vọng khác trước. Họ muốn được tự mình định đoạt hạnh phúc trong ý thức đòi quyền tự do hôn nhân luyến ái được thể hiện, phô diễn khả năng, ý thích, tình cảm cá nhân một cách mạnh mẽ trong nhiều mặt của đời sống với cả niềm tự hào xen lẫn nỗi đau, sự chán chường… Quan niệm cuộc sống đổi mới, gắn với quan niệm cá nhân, đề cao cái tôi cá nhân. Để giải thích cho sự xuất hiện của ý thức cá nhân, nhà phê bình Hoài Thanh cho rằng: “Ngày thứ nhất biết là ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực sự bỡ ngỡ. Nó như lạc loài trên đất khách. Bởi nó mang theo một quan niệm từ xưa không có ở xứ này: quan niệm cá nhân.”[Hoài Thanh – Hoài Chân (1998), Một thời đại trong thi ca, “Thi nhân Việt Nam; tr 45]. Có thể khẳng định rằng, con người cá nhân dù mới xuất hiện đã thể hiện vai trò quan trọng của nó trong sự phát triển của xã hội và lên tiếng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến luôn thù địch với cá nhân và những giá trị cá nhân. Đề cao vai trò cá nhân trong xã hội đã trở thành nội dung phổ biến trong văn học thời kì này và đi tiên phong là các cây bút lãng mạn.


Sự đổi thay ý thức cá nhân thể hiện trong ý thức bứt phá mạnh mẽ những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, đòi quyền sống, tự do của con người. Những chàng, nàng trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn xuất hiện như những chiến sĩ đấu tranh mạnh mẽ cho tình yêu và hạnh phúc cá nhân. Để bảo vệ cho những quyền chính đáng, cho giá trị nhân phẩm và giá trị cá nhân, họ đã đấu tranh quyết liệt, không thỏa hiệp với các bà mẹ chồng - đại diện cho khuôn phép, lễ giáo. Mai trong Nửa chừng xuân (Khái Hưng) là nhân vật như vậy. Ý thức về quyền bình đẳng của phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân như thường trực trong ý nghĩ và hành động của cô. Không chỉ từ chối làm lẽ Hàn Thanh, cô nhiều lần từ chối bà Án (mẹ Lộc) với câu nói mỉa mai, căm tức và quyết liệt: “Bẩm bà lớn, nhà con không có mả lấy

lẽ”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn

chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; Tập 2; tr151]. Ý thức về quyền làm người, quyền được sống hạnh phúc vang lên mạnh mẽ trong Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh. Câu hỏi: “Cái gì bắt ta phải đau đớn, khổ nhục mãi mãi?” cứ trăn trở trong Loan (Đoạn tuyệt). Cái cớ hy sinh để vừa lòng mẹ chồng, sự hèn nhát sống theo theo tục lệ… đã không đủ sức mạnh để “dìu dắt” nàng nữa sau khi nàng nhận ra rằng: “hễ người ta còn dễ bắt nạt, thì người ta còn bắt nạt mãi”. Những câu nói đầy phẫn nộ của Loan khi nhân phẩm bị chà đạp: “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi”, “Bà là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai”… đã minh chứng cho thái độ quyết liệt đòi quyền sống hạnh phúc khi ý thức cá nhân thức tỉnh.


Khi ý thức cá nhân bừng tỉnh, con người luôn khát khao được khẳng định, thể hiện mình trong xã hội. Các câu hỏi: Ta là ai? Tình yêu là gì? Hạnh phúc là gì?... đã

được định nghĩa lại trong vần thơ

của phong trào

Thơ

mới

với nhiều sắc màu

phong phú và đa dạng, mang đậm dấu ấn cá nhân. Các nhà văn cũng tìm mọi cách để đưa ra quan điểm, khát vọng, triết lý của riêng mình qua tác phẩm và thế giới nhân vật của mình. Tự Lực văn đoàn cho ra đời một loạt các tiểu thuyết luận đề bàn luận về sự xung đột giữa tư tưởng mới và cũ trong gia đình truyền thống, nêu lên những triết lý về cuộc sống, tình yêu…. Ở Đoạn tuyệt (Nhất Linh), Thoát ly (Khái Hưng), ý thức đoạn tuyệt với gia đình truyền thống để vươn tới một cuộc đời tự do, không gì bó buộc luôn thường trực trong ý nghĩ của Loan, Hồng. Với họ (những cô gái tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên hiện đại, có học) thì đây là con đường duy nhất để phấn đấu cho sự tiến bộ của xã hội. Ý nghĩa của cuốc sống, tình yêu của Hạc - Bảo trong Gia đình, Duy trong Con đường sáng phải gắn với hành động cải cách xã hội nông thôn. Với Trương (Bướm trắng), Tuyết (Đời mưa gió), Cảnh (Thanh Đức), thì hạnh phúc của con người phải gắn với sự tự do tuyệt đối của mỗi cá nhân, gắn với những đòi hỏi của bản năng. Dù con đường khẳng định ý thức cá nhân của các nhà văn Tự lực văn đoàn vẫn còn có những bất cập,

nhưng khát vọng giải phóng con người thoát khỏi những trói buộc của lễ phong kiến là mục đích quan trọng trong sáng tác của họ.

giáo

Ý thức cá nhân thay đổi ngày càng sâu sắc trong xã hội. Nó không chỉ gắn với những khát vọng đòi quyền sống, quyền tự do hưởng thụ trong tình yêu, nhan sắc, vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là khát vọng đòi quyền được sống có ý nghĩa. Khát vọng

này in đậm trong một số

tác phẩm của xu hướng tiểu thuyết

Tự lực văn đoàn

những năm 1936-1939 trong ý tưởng cải cách xã hội (dù còn mơ hồ, ảo tưởng) và một số tác giả của văn học hiện thực phê phán. Khát vọng sống “có nghĩa lý” vang lên trong Giông tố, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng khi tác giả lên tiếng phê phán mạnh mẽ cuộc sống vô nghĩa lý đang hiện hữu trong xã hội đương thời. Với Nam Cao, cuộc sống của con người chỉ thật sự có giá trị không phải là sự hưởng thụ ích kỷ hay sự tồn tại trong nhịp sống buồn tẻ… mà phải là sự vươn tới khát vọng được cống hiến, sáng tạo, phát huy “tận độ” tài năng cá nhân.

7.3.2. Sự thay đổi quan điểm thẩm mĩ

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí