Sự Tác Động Của Phong Trào Đấu Tranh Giải Phóng Dân Tộc, Đấu Tranh Giai Cấp


Ý thức sáng tạo trong quá trình tiếp thu văn hóa nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng hình thành các quan niệm sáng tác riêng của mỗi nhà văn. Thạch Lam - một trong những cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn đã khẳng định lối đi riêng của mình trong trào lưu lãng mạn trên tinh thần sáng tạo khi cho rằng: “Chúng ta không cần bắt chước ai (mà công việc bắt chước không phải là công việc sáng tác). Chúng ta chỉ có thể bằng các nhà văn ngoại quốc, khi chúng ta đi sâu

vào tâm hồn chúng ta mà thôi.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và

tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 3; tr 494]. Thạch Lam và Nam Cao gặp gỡ nhau ý thức sáng tạo văn chương. Qua lời các nhân vật của mình, Nam Cao lên tiếng phê phán lối văn học đòi, bắt chước (Những truyện không muốn viết) và đề cao tính sáng tạo trong nghề văn: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những ai biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa). Ta có thể thấy rõ ý thức sáng tạo trong hàng trăm truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan hay qua câu tuyên ngôn đanh thép của Vũ Trọng Phụng trong bài báo trả lời Thái Phỉ và Nhất Chi Mai: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những người

cùng chí hướng như

tôi muốn tiểu thuyết là sự

thực

ở đời.”[Vũ Trọng Phụng

(2012), Làm đĩ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 268].

Học hỏi, tiếp thu tinh hoa của văn học nước ngoài luôn kết hợp với ý thức sáng tạo là cơ sở kết tinh của nhiều phong cách lớn xuất hiện trong thời kì này. Chỉ trong một thời gian ngắn, xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhiều giọng điệu độc đáo khiến Hoài Thanh phải thốt lên: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”[Hoài Thanh – Hoài Chân (1998), Một thời đại trong thi ca, “Thi nhân Việt Nam; tr 29]. Bằng sự sáng tạo của mình, các nhà Thơ mới đã đóng góp một phần quan trọng trong hiện đại hóa câu thơ tiếng Việt, bổ sung và làm giàu có hệ thống từ ngữ với cách diễn đạt tinh tế, phong phú.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.


Trước sự đổi thay nhiều mặt trong đời sống xã hội, vấn đề tiếp nhận văn học mới trở thành một nhu cầu bức thiết trong đời sống xã hội Việt Nam thời kì 1932 - 1945. Giờ đây, văn hóa truyền thống không đủ sức đáp ứng các nhu cầu mới của đời sống tinh thần trong xã hội và “sự tiếp thu mạnh mẽ, rộng rãi và sâu sắc văn học thế giới, nhất là văn hóa hiện đại phương Tây” trở thành “một đặc điểm chung của tình hình văn hóa thời kỳ này”[Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, 1930-1945, phần I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; T5; P1; tr 27].

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 7

7.4. Sự tác động của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp

Từ 1930, lịch sử Việt Nam “đã biến chuyển rất mau lẹ trong một tình hình

mà ta chưa từng thấy ở các nước khác”[Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành

Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, 1930-1945, phần I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 5, Phần 1; tr 6] bởi sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương. Đây là thời kỳ khủng hoảng của chế độ thuộc địa và cũng là thời kỳ “bão táp cách mạng cuộn bốc hết đợt này đến đợt khác”. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp (có từ trước 1930) diễn ra ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ trên quy mô lớn và tác động mạnh mẽ, nhiều mặt trong đời sống nói chung và sự vận động và phát triển của văn học nói riêng. Diện mạo, diễn biến của bộ phận văn học công khai thay đổi rất phức tạp trước bước đi thăng trầm của các phong trào cách mạng, gắn với từng thời điểm lịch sử cụ thể. Tính chất phức tạp này không triệt tiêu hay làm giảm đi sức sống của nền văn học đang vươn lên hòa nhập với văn học hiện đại thế giới mà ngược lại, đã phản ánh đúng sự vận động mang tính quy luật của văn học. Hơn thế nữa, tính phong phú và đa dạng cũng như những phẩm chất cần thiết của một nền văn học hiện đại được tạo lập và khẳng định trong sự đấu tranh, tác động qua lại lẫn nhau, vừa loại trừ vừa bổ sung, song song tồn tại và nhiều khi thâm nhập, đan xen lẫn nhau trong nhiều cấp độ, nội dung và nghệ thuật.


Như đã trình bày ở trên, xã hội Việt Nam giai đoạn 1930-1945 có những biến động dữ dội. Cuộc sống của người dân bấp bênh hơn bao giờ hết bởi phải hứng chịu liên tiếp hai cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933, 1936-1937), bởi chính sách cai trị ngày càng tàn bạo của thực dân phong kiến. Sự ra đời của Đảng là nguyên nhân quan trọng đẩy những xung đột, mâu thuẫn lớn trong xã hội tới mức căng thẳng, quyết liệt. Với đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã phát động các phong trào cách mạng đấu tranh chống thực dân phong kiến trên quy mô lớn và tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc trong xã hội. Cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh do Đảng lãnh đạo đã tạo tiếng vang lớn, khẳng định sự trưởng thành của cách mạng vô sản Việt Nam. Tiếp đó, Đảng phát động phong trào Mặt trận Dân chủ, đấu tranh mạnh mẽ khi có điều kiện thuận lợi trong những năm từ 1936 - 1939. Bên cạnh đó là họa xâm lược của phát xít đang lan tràn trên thế giới… Trước tất cả những biến động dữ dội đó, xã hội Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ phù hợp với bước tiến của thời đại. Sự phân hóa giai cấp ngày càng sâu sắc, “cuộc xung đột giữa các giai cấp ngày càng quyết liệt, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống… và các giai cấp đều có ý thức dùng văn hóa đấu tranh cho quyền lợi của mình.”[Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, 1930-1945, phần I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập V; P1; tr 16]. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản sợ hãi trước sự khủng bố tàn bạo đã thỏa hiệp với thực dân, không dám đấu tranh chính trị mà quay sang hoạt động văn hóa chống phong kiến. Song trước sức mạnh của cuộc cách mạng vô sản, trong từng thời điểm lịch sử cụ thể, ngòi bút của họ đã nghiêng hẳn về phía những người dân lao động để tố cáo tội ác, phơi bày tâm địa đen tối, bản chất xấu xa của thực dân và phong kiến.


Nổi bật trong đời sống văn hóa thời kì này là cuộc đấu tranh chống lễ giáo

phong kiến của giai cấp tư

sản và tiểu tư

sản. Được sự ủng hộ của thực dân

(muốn xoa dịu không khí hoang mang trong xã hội bằng các hoạt động văn hóa), họ

lên tiếng đấu tranh chống lại văn hóa phong kiến và đề

cao tư

tưởng dân chủ

phương Tây. Hướng tới phê phán mạnh mẽ thứ lễ giáo phong kiến cổ hủ, chế độ hôn nhân đã và đang kìm hãm, trói buộc cuộc sống cá nhân của con người là một trong những chủ đề nổi bật thời kì này. Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh này phải kể tới khuynh hướng lãng mạn với Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới. Không phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm của họ tập trung hướng về đề tài tình yêu với chủ đề chống phong kiến, đề cao tự do hôn nhân luyến ái, khẳng định hạnh phúc cá nhân. Dưới cái nhìn và quan điểm của họ, văn hóa phong kiến lạc hậu, cổ hủ cần phải đoạn tuyệt, xóa bỏ.

Không dừng lại ở đó, trước hiện thực cuộc sống đau khổ của người nông dân, trước sự phát triển mạnh mẽ của Mặt trận Dân chủ (1936-1939), giai cấp tư sản, tiểu tư sản đã hướng về nông thôn với ý thức và khát vọng cải cách xã hội. Họ muốn đưa tri thức, ánh sáng văn minh về nông thôn để giúp người nông dân thoát khỏi cuộc sống mù tối, cái đói, nạn mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu. Sáng tác của họ thời kỳ này thể hiện được rõ nét tinh thần dân tộc với tình cảm khá chân thành trước cuộc sống khổ cực của người nông dân. Nhiều nhà văn tiến bộ của văn học lãng mạn và văn học hiện thực đã dũng cảm vạch trần bản chất xấu xa và phê phán mạnh mẽ, toàn diện tội ác của giai cấp phong kiến. Bức tranh hiện thực của xã hội Việt Nam hiện lên là sản phẩm của xã hội quyền lực và đồng tiền. Cuộc sống của người lao động hiện lên thê thảm với những mảng tối đã tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội, bóc trần những chiêu bài giả dối của thực dân và phần nào góp phần thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc trong nhân dân.


Với ý thức dùng văn hóa để đấu tranh cho quyền lợi của mình, các giai cấp trong xã hội đã đề ra chủ trương cho các hoạt động văn hóa. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản với tính chất phức tạp, không thuần nhất cũng đặt ra chủ trương văn hóa riêng, hướng tới xây dựng một nền văn học mới cho dân tộc. Và cũng do tính chất phức tạp không thuần nhất nên luôn dao động trong ý thức phản ánh cuộc sống hiện thực. Một mặt, họ muốn chạy trốn hiện thực bằng cách ca ngợi vẻ đẹp của

tình yêu, nhan sắc, thiên nhiên, hoặc chỉ chú trọng tới đấu tranh chống văn hóa

phong kiến. Mặt khác, họ cũng là nạn nhân của xã hội với cuộc sống túng quẫn, bấp bênh nên không ít nhà văn đã hướng tới phơi bày bản chất với ý thức phê phán, tố cáo và phủ định xã hội mục ruỗng, thối nát. Ý thức phản ánh hiện thực ngày càng tăng, đa dạng, phong phú, sâu sắc trong những năm 1936 - 1939, thời kì Mặt trận Dân chủ. Cuộc đấu tranh đòi dân chủ đã tác động mạnh mẽ tới đời sống văn hóa xã hội khiến các cây bút lãng mạn không thể ngoảnh mặt làm ngơ, thờ ơ với những vấn đề nóng bỏng trong xã hội. Từ chỗ, chỉ tập trung vào khẳng định ý thức cá nhân, đòi quyền sống tự do trong tình yêu và hôn nhân, họ đã hướng ngòi bút về

cảnh “bùn lầy nước đọng”, hướng tới miêu tả hiện thực với thái độ phê phán.

Đúng như nhận định của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khi cho rằng: “Những yếu tố hiện thực có chiều hướng tăng lên trong một số tác phẩm Tự lực văn đoàn thời kỳ

Mặt trận Dân chủ”. Ngay cả đến những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn

cũng có sự chuyển hướng: “Nhất Linh viết Tối tăm (1936), Hoàng Đạo viết phóng sự về những cảnh bùn lầy nước đọng ở thôn quê”. Và “Tự lực văn đoàn bắt đầu trao giải thưởng văn học cho những tác phẩm hiện thực chủ nghĩa như: Con Trâu, Sau lũy tre làng, Những ngày thơ ấu…”[Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tr 272].


Ý thức phản ánh chân thực cuộc sống hàng ngày không chỉ đến giai đoạn này mới xuất hiện trong tác phẩm của Tự lực văn đoàn. Trước đó đã xuất hiện một số nhân vật được xây dựng bằng bút pháp hiện thực như: bà Án, Hàn Thanh trong Nửa chừng xuân, bà Phán trong Đoạn tuyệt. Nhưng đến thời điểm này, tác phẩm của họ được gia tăng “chất liệu hiện thực” khi hướng tới xây dựng các nhân vật phản diện. Khi viết Gia đình (1937), Thoát ly (1938), Thừa tự (1940) Khái Hưng đã sử dụng những chất liệu hiện thực của chính gia đình nhà văn: Nhân vật bà Án Ba giàu

có, tai quái, độc ác và keo cúi, hợm hĩnh trong Thừa tự chắc chắn “bắt nguồn từ

nguyên mẫu là một trong năm bà vợ lẽ

của tuần phủ

Trần Mỹ”[Phan Cự Đệ

(1999), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tr 271].

Ý thức phản ánh hiện thực thể hiện rõ nét, sâu sắc hơn ở Thạch Lam, Trần Tiêu. Tác phẩm của họ là những hiện tượng tiêu biểu cho sự giao thoa giữa văn học

lãng mạn và văn học hiện thực phê phán. Thạch Lam một mặt chịu ảnh hưởng

nhiều của phong trào cách mạng đòi dân chủ, mặt khác được tiếp xúc và sống gần gũi với những người lao động nên tác phẩm của ông in đậm dấu ấn hiện thực: từ cảm quan hiện thực đến quan điểm thẩm mỹ. Ngòi bút của ông hướng vào thế giới của những số phận nghèo khổ, bất hạnh với thái độ đồng cảm, sẻ chia bằng tấm

lòng cảm thương và tình cảm chân thành. Các truyện ngắn: Nhà mẹ Lê, Hai lần

chết, Đói, Cô hàng xén, Tối ba mươi có khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa khá rõ nét. Với Trần Tiêu, các tác phẩm Sau lũy tre (1937), Con trâu (1939), Chồng con

(1941) hướng hẳn về nông thôn khai thác những phong tục lễ nghi phiền phức,

những cuộc đấu đá, tranh nhau ngôi thứ của bọn cường hào sâu mọt địa phương. Nạn nhân là người nông dân với cuộc sống đói nghèo bởi nạn vay nặng lãi, biếu xén, quà cáp trong những ngày lễ tết…


Đối với các nhà văn hiện thực phê phán, tác động của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp thể hiện trực tiếp, mạnh mẽ trong ý thức phản ánh hiện thực. Với ý thức phản ánh chân thực cuộc sống xã hội, các nhà văn hiện thực phê phán tập trung miêu tả hiện thực cuộc sống để làm nổi bật bản chất và quy luật khách quan. Từ 1930, các mâu thuẫn lớn trong xã hội ngày càng quyết liệt, tình trạng bất công diễn ra trên diện rộng trở thành tiền đề cho khuynh hướng hiện thực phát triển. Có ý thức phản ánh hiện thực song không phải tất cả các tác phẩm

của họ đều là tác phẩm hiện thực, kể cả những cây bút tiêu biểu như Nguyễn

Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… Do nhiều yếu tố khác nhau nên trong tư tưởng của họ có sự dao động, nhiều khi thiếu nhất quán trong quá trình phản ánh hiện thực. Nguyễn Công Hoan là một điển hình. Có thời kì, ông có những tác phẩm hiện thực xuất sắc, thể hiện cảm quan hiện thực tiến bộ (Lá ngọc cành vàng, Ông chủ …), nhưng cũng có những thời điểm xuất hiện những tác phẩm bộc lộ những hạn chế

trong tư tưởng (Cô giáo Minh, Thanh Đạm). Nhìn chung, những tác phẩm trong

chặng đầu của khuynh hướng hiện thực phê phán (1930 - 1935) sức phê phán chưa mạnh vì “không dám đả kích trực tiếp tội ác của thực dân,… không thấy những thủ

đoạn bóc lột chủ

yếu của tư

sản, địa chủ. Nó mới coi đồng tiền như một lực

lượng siêu hình, chưa thấy là một công cụ bóc lột của giai cấp tư sản.”[Huỳnh Lý, Hoàng Dung, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Trác (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, tập V, 1930-1945, phần I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. T5; P1; tr 167]. Bước sang chặng tiếp theo (1936 - 1939), khi gặp điều kiện thuận lợi, ý thức phản ánh hiện thực mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc hơn. Các nhà văn hiện thực đã chĩa mũi nhọn đả kích những tên trùm thực dân (Thống sứ, Toàn quyền), đánh trúng vào bọn quan lại, cường hào, địa chủ và tư sản - những kẻ trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên cuộc sống thống khổ của người lao động. Hàng loạt các tác phẩm có giá trị ra đời như Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Bước đường cùng và các truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bỉ vỏ và các truyện ngắn của Nguyên Hồng.

Có thể khẳng định, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp không chỉ tác động tới bước phát triển của lịch sử dân tộc mà còn có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống văn hóa nói chung và văn học nói riêng của thời kì này.

7.5. Sự vận động nhanh chóng của nền văn học theo tiến trình hiện đại hóa


Một trong ba đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 được đề cập tới trong nhiều giáo trình và có được sự thống nhất của nhiều nhà nghiên cứu là: Nền văn học được hiện đại hóa. Khái niệm hiện đại, theo GS Nguyễn Đăng Mạnh dùng để phân biệt với khái niệm văn học trung đại: “Văn học hiện đại có nghĩa là thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại để xác lập một hệ thống thi pháp mới, thi pháp văn học hiện đại”[Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Lịch sử văn học Việt Nam 1930-1945, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.; tr 151, 152]. Đặc điểm này phản ánh đúng bản chất, quy luật vận động của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945. Hiện đại hóa văn học diễn ra trong cả quá trình và rất phức tạp bởi văn học hiện đại gắn với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022