Giao Thoa Trong Cảm Quan Hiện Thực Và Nội Dung Phản Ánh


Như đã trình bày ở trên, xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX có những biến động lớn và tác động mạnh mẽ tới đời sống văn hóa, văn học. Văn học buộc phải thay đổi để đáp ứng được thị hiếu, nhu cầu thẩm mĩ của công chúng mới và để phản ánh được bộ mặt cuộc sống hiện đại. Từ đầu thế kỉ XX đến 1920, diện mạo và bản chất của văn học đã dần thay đổi theo hướng hiện đại. Quan niệm “văn dĩ tải đạo” của văn học trung đại đã dần được thay thế bởi các quan niệm mới. Có thể kể tới sáng tác của các cây bút tiêu biểu như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng - những nhà nho yêu nước tiến bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Tân thư. Từ những đổi mới trong tư tưởng chính trị, xã hội, họ quan niệm văn học phải phục vụ, đấu tranh cách mạng và gắn văn học với nhiệm vụ, mục đích tuyên truyền chính trị. Trong khoảng mười năm tiếp theo (1920 đến 1930), văn học đã có những bước phát triển mới theo hướng hiện đại, đáng ghi nhận. Về nội dung, văn học đã chú ý tới phản ánh hiện thực đời sống xã hội và bắt đầu chú ý tới đời sống của con người với những tình cảm riêng tư. Tiêu biểu là các tác phẩm của Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh,… Cái tôi tài hoa, phóng túng lãng mạn đã xuất hiện trong thơ của Tản Đà, Trần Tuấn

Khải. Tình yêu lãng mạn đã trở thành đối tượng khám phá, miêu tả trong Tố Tâm

của Hoàng Ngọc Phách. Cuộc sống khốn khó của người nông dân đã in đậm dấu

ấn trong các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh… Về nghệ thuật cũng đã có những

bước tiến đáng kể

trên nhiều thể

loại. Tiểu thuyết đã dần từ

bỏ lối kết cấu

chương hồi, kết cấu đơn tuyến để đến với kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lí. Có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

thể

kể tới

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 8

Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách và một số tiểu thuyết của Hồ Biểu

Chánh như những minh chứng tiêu biểu. Về thơ, các thể thơ truyền thống được vận dụng uyển chuyển để diễn tả cái tôi với “sầu và mộng” trong những tình cảm lãng mạn.


Trong khoảng ba mươi năm đầu của thế kỉ XX, văn học Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại hóa. Song về cơ bản vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi thi pháp của văn học trung đại. Chưa thật sự đổi mới về quan niệm thẩm mĩ, chưa hoàn toàn thoát khỏi những biểu hiện của văn học trung đại trên phương diện hình thức. Phải đến 1932, văn học Việt Nam thực sự hiện đại từ nội dung tới hình thức biểu hiện. Đúng như Thanh Lãng nhận định: “Chung quanh năm 32, nhiều biến cố quan trọng đã xảy ra giúp vào việc sửa soạn và xô đẩy, hầu như

một cách bức bách, sự hnh thành của một hướng đi mới, một lối sống mới, một

hành động mới, một lối cảm xúc mới, một lối suy tư mới… một lối viết mới với những nhà lãnh đạo mới” [Dương Thị Hương, (2001), Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Luận án TS Ngữ văn. Hà Nội.; tr 29]. Văn học phải phản ánh chân thực và sinh động cuộc sống hàng ngày, đồng thời văn học phải đi sát với đời sống cá nhân con người. Tự lực văn đoàn và phong trào Thơ mới là hai hiện tượng tiêu biểu cho ý thức cách tân mạnh mẽ trong đời sống văn học. Ngay khi mua lại tờ Phong hóa – tờ ngôn luận đầu tiên của Tự lực văn đoàn, Nhất Linh đã đề ra tôn chỉ mới cho tờ báo: “Hăng hái theo con đường mới, tìm lý tưởng mới; không chịu khuất phục thành kiến; không làm nô lệ cho một ai; lấy lương tri mà xét đoán; theo lẽ phải mà hành động; lấy thành thực làm căn bản; lấy trào phúng làm phương pháp, tiếng cười làm vũ khí”[Vũ Tuấn Anh (2012), Những sự kiện Văn học Việt Nam (Từ 1865 đến 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.; tr

216]. Mang khuynh hướng nghệ

thuật tư

sản, tờ Phong hóa không chỉ

chĩa mũi

nhọn đả kích vào đạo Khổng mà còn hướng tới đả kích quan trường, đả kích Nam phong tạp chí. Càng về sau, các bài viết trên Phong hóa chú ý nhiều tới hiện thực xã hội, vấn đề đời sống dân quê, cải cách xã hội như: “Biết dân quê, Vấn đề dân sinh, Âu hóa dân quê, Quan niệm mới, Sự sống của dân quê, Tập tục, Hư danh, Nho giáo, Các ông nhà giàu, Trai gái bằng quyền, Đốt mã là một sự giả dối…” [Vũ Tuấn Anh (2012), Những sự kiện Văn học Việt Nam (Từ 1865 đến 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.; tr 217 ]. Cũng từ Phong hóa mà dần dần hình thành Tự lực văn đoàn với 10 điều tôn chỉ và mục đích, thể hiện rõ quan niệm mới về xã hội, về chức năng của văn học, chức năng của người cầm bút. Đó là những yếu tố nổi bật, thực sự đổi mới trong ý thức, tư tưởng và phù hợp yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Trên tinh thần “Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những cuốn sách có tính cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ


(giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 10], họ thoát li hoàn toàn tính chất “uyên bác” của văn học trung đại để hướng văn học tới cuộc sống hàng ngày, lấy cuộc sống hàng ngày làm đối tượng khám phá, miêu tả trong tác phẩm của mình. Khoảng cách giữa văn học và đời sống được rút ngắn bởi khi quan tâm tới đời sống hàng ngày buộc các nhà văn phải quan tâm tới hiện thực. Đây là quy luật tất yếu và cũng là nguyên nhân lí giải khi các tác phẩm của Tự lực văn đoàn luôn quan tâm tới dân sinh, dân chủ - những vấn đề có ý nghĩa trong hiện thực xã hội bất công trước cách mạng. Và cũng là cơ sở lí giải một cách thuyết phục: không phải ngẫu nhiên, “Trước ngọn gió đầu mùa”, Thạch Lam quan tâm tới “những người nghèo khổ đang lầm than trong cái đói rét cả một đời” chỉ với niềm đồng cảm sâu sắc mà còn là ý thức phản ánh hiện thực cuộc sống trong quan niệm sáng tác của ông. Hay khi Nhất Linh tuyên bố trên báo Tin tức (1936) hưởng ứng Mặt trận bình dân: “Lấy trách nhiệm là một nhà văn cùng với những người đồng chí khác, tay cầm tay đứng trong hàng ngũ, tôi xin hết sức giúp một phần nhỏ mọn vào công cuộc đòi quyền sống của hết thảy anh chị em bị thiệt: Mặt trận bình dân.” [Vũ Tuấn Anh (2012), Những sự kiện Văn học Việt Nam (Từ 1865 đến 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.; tr 214 ]. Không dừng lại ở việc phản ánh và mô tả cuộc sống hàng ngày bên ngoài, trong quan niệm của các cây bút lãng mạn và hiện thực, cuộc sống trước hết phải là hiện thực cuộc sống của con người cá nhân với đời sống tâm lí phong phú và sinh động. Con người với đời sống tâm lí là trung tâm hướng tới phản ánh của văn học. Các nhà văn hiện thực cũng hướng tới phản ánh hiện thực cuộc sống con người cá nhân, song với họ, con người cá nhân luôn song hành, không tách rời con người xã hội. Xét trên phương diện hình thức, sáng tác thời kì này hiện đại trên mọi thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, kí… thơ ca. Ở tiểu thuyết và truyện ngắn, từ kết cấu, cốt truyện, nhân vật… đến ngôn ngữ có sự đổi mới sâu sắc và thực sự hòa nhập với văn xuôi hiện đại thế giới. Xét trên cả hai phương diện, tư tưởng và hình thức biểu hiện, quá trình hiện đại hóa là quá trình đưa văn học tiến gần tới đời sống. Sự giao thoa giữa văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực diễn ra khi cùng hướng tới chú ý khám phá miêu tả đời sống hàng ngày với chiều sâu tâm lí của con người, vừa đa dạng, phức tạp vừa sinh động, tinh tế và mới mẻ.


Sự xuất hiện gần như đồng thời của nhiều trào lưu, khuynh hướng với

những tuyên ngôn nghệ thuật nhiều màu sắc… khẳng định tính hiện đại của văn học thời kì này. Có thể khác nhau về khuynh hướng thẩm mĩ, song do nhiều nguyên nhân (đặc biệt là ý thức hướng tới xây dựng nền văn học hiện đại) nên giữa các khuynh hướng xuất hiện hiện tượng giao thoa văn học độc đáo. Đây là hiện tượng mang tính quy luật và luôn gắn với sự vận động tự thân của văn học, gắn với hiện đại hóa văn học.

Tiểu kết chương 2

Văn học Việt Nam thời kì 1932 - 1945 tồn tại, phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt với những biến động lớn trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đây vừa là cơ sở thúc đẩy văn học hoàn thiện quá trình hiện đại hóa, vừa là tiền đề tạo nên hiện tượng giao thoa giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và hiện thực. Sự xuất hiện gần như đồng thời, cùng chung lực lượng sáng tác (chủ yếu là giai cấp tư sản, tiểu tư sản), kết hợp với ý thức đổi mới văn học, học hỏi tiếp thu cái mới của văn học phương Tây trên tinh thần sáng tạo, kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống… đã tạo nên sự gặp gỡ trong nội dung phản ánh cũng như nghệ thuật biểu hiện giữa các nhà văn của hai khuynh hướng trên nhiều cấp độ.


8.

GIAO THOA VỀ TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT

8.1. Giao thoa trong cảm quan hiện thực và nội dung phản ánh

Chủ nghĩa lãng mạn ra đời và phát triển ở Pháp, châu Âu trước Chủ nghĩa hiện thực khoảng một thế kỉ, song cùng du nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa lãng mạn và Chủ nghĩa hiện thực tuy khác nhau về thời điểm ra đời nhưng có sự gặp gỡ trên cơ sở hình thành, phát triển: hình thành và phát triển trong xã hội tư sản - xã hội đồng tiền với những mâu thuẫn gay gắt, thối nát, bất công... Đây cũng là một trong những yếu tố lí giải việc cùng một thời kì (1932 - 1945), văn học Việt Nam tiếp nhận mạnh mẽ Chủ nghĩa lãng mạn và Chủ nghĩa hiện thực từ phương Tây, châu Âu, hình thành các trào lưu, các khuynh hướng văn học. Là cơ sở để khẳng định về sự tương đồng, giao thoa trong quan điểm phản ánh hiện thực giữa hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực nói chung, giữa văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì này nói riêng. Một nguyên nhân quan trọng khác bắt nguồn từ thái độ bất mãn với thực dân phong kiến, kết hợp với những ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản tới nhiều giai tầng trong xã hội đã tạo ra những biến đổi trong đời sống văn học. Văn học tập trung thể hiện con người trong sự thức tỉnh mạnh mẽ của ý thức cá nhân và đề cao tinh thần dân chủ trong đời sống xã hội. Vấn đề thân phận và vẻ đẹp của con người trở thành trung tâm trong cảm quan phản ánh hiện thực của văn học nghệ thuật.

8.1.1. Giao thoa trong cảm quan hiện thực hướng tới con người

8.1.1.1. Thân phận con người – vấn đề trung tâm của nội dung phản ánh

Đề cao tinh thần dân chủ, đòi quyền tự do, quyền được sống hạnh phúc cho con người khẳng định bước chuyển biến lớn trong văn học thời kỳ 1932 - 1945. Nếu trong xã hội phong kiến, cá nhân và hạnh phúc cá nhân chìm hẳn trong gia đình, quốc gia thì giờ đây, con người cá nhân, hạnh phúc cá nhân nổi lên như một vấn đề của xã hội và văn học. Con người cá nhân trở thành trung tâm phản ánh trong cảm quan hiện thực của các nhà văn và hiện thực xã hội được phản ánh trong tác phẩm là hiện thực cuộc sống của con người với tất cả sự đa dạng, phong phú và phức tạp trong nhiều mối quan hệ.


Đặt nhân vật trong mối xung đột giữa cá nhân với gia đình, giữa ý thức cá nhân với lễ giáo phong kiến, khuynh hướng lãng mạn nói chung và văn xuôi lãng mạn nói riêng hướng tới đề cao con người cá nhân. Có thể khẳng định, đây là nội dung và cảm hứng bao trùm của khuynh hướng lãng mạn. Trước đó, vấn đề con người cá nhân đã được đặt ra trong các tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh. Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách (1925) với đề tài về tình yêu và cách thể hiện mới đã được công chúng thanh niên, trí thức ở đô thị chào đón, tán dương đặc biệt. Tố Tâm đã diễn tả được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của

đông đảo tầng lớp thanh niên trong xă hội. Xuyên suốt câu chuyện là hnh ảnh con

người cá nhân đang vùng vẫy thoát khỏi lễ giáo phong kiến để tìm đến tình yêu tự do. Tố Tâm là cô gái mạnh mẽ, chủ động trong tình yêu. Nàng đến với tình yêu rất tự nhiên và tình yêu đã tạo sức mạnh khiến nàng chủ động bày tỏ với Đạm Thủy: “Em đã đem lòng yêu anh, em lấy tình luyến ái của anh em ta làm khuây khỏa, còn về sau nữa em phó mặc khuôn thiêng”[Hoàng Ngọc Phách (1988), Tố Tâm, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.]. Song động lực của tình yêu chưa đủ sức để tạo nên ý thức chống lại “khuôn thiêng” mà giai cấp phong kiến đã tạo nên trong nàng. Trước sức ép của gia đình, nàng chủ động chia tay với người mình yêu để giữ tròn chữ hiếu, trọn vẹn đạo làm con. Từ đây, tâm trạng chịu “cái thiệt” về mình luôn theo đuổi Tố Tâm trong nỗi ân hận khi nghĩ rằng đã làm phiền người bạn gái đã nên gia thất với Đạm Thủy. Hành động và diễn biến tâm trạng của Tố Tâm thực chất là sự thỏa hiệp gượng ép, khiên cưỡng trước lễ giáo phong kiến. Với kết thúc bi kịch, tiểu thuyết Tố Tâm đã khơi nguồn cảm hứng cho cuộc đấu tranh đòi quyền sống chính đáng và thái độ quyết liệt chống lễ giáo phong kiến trong văn học thời kì 1932 - 1945.


Từ 1932, vấn đề và ý thức giải phóng cá nhân trở thành ý thức thường trực trong cảm quan hiện thực và nội dung phản ánh của văn học lãng mạn. Con người cá nhân là vấn đề quan trọng được đề cập tới trong 10 điều tôn chỉ và mục đích của Tự lực văn đoàn khi hướng tới đòi quyền sống chính đáng, quyền tự do hôn nhân, quyền được hưởng hạnh phúc… Quan niệm xã hội và nhân sinh tiến bộ này không chỉ tồn tại lại trên cơ sở lí thuyết mà còn được thể hiện trên nhiều phương

diện qua các tiểu thuyết luận đề như: Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Gia đình…

Con người cá nhân xung đột với gia đình truyền thống, con người cá nhân với những ý tưởng cải cách xã hội hoặc con người cá nhân với đời sống bản năng luôn là mối quan tâm hàng đầu khiến các tác giả Tự lực văn đoàn tập trung bút lực khám phá và thể hiện. Có thể họ chưa chú ý tới những mâu thuẫn lớn, những vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trong xã hội, song vấn đề họ hướng tới cũng là mảng hiện thực đen tối, đang trói buộc, tàn phá, chà đạp nhân phẩm con người: Lễ giáo phong kiến với những quan niệm, hủ tục lạc hậu lỗi thời.


Con người cá nhân trong xung đột với gia đình truyền thống là xung đột cơ

bản, xuyên suốt trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Đó là xung đột của những

“chàng”, “nàng” - những trí thức Tây học, được hưởng một nền giáo dục mới, được sống trong một môi trường văn hóa mới với một bên là những đại diện cho tư tưởng nệ cổ. Họ lên tiếng đấu tranh phê phán tư tưởng phong kiến lỗi thời và hành động mạnh mẽ đòi quyền hạnh phúc, quyền tự do cá nhân. Từ hành động chạy trốn gia đình để thoát khỏi cuộc hôn nhân gả ép của Lan (Hồn bướm mơ tiên), đến việc chấp nhận cuộc sống “nửa chừng xuân” của Mai (Nửa chừng xuân) và thái độ quyết liệt, “đoạn tuyệt” với tư tưởng cũ của Loan (Đoạn tuyệt)… là quá trình vượt lên chống lại những ràng buộc của lễ giáo phong kiến để vươn tới tự do cá nhân. Tính chất quyết liệt, không thỏa hiệp trong cuộc đấu tranh này đã khẳng định mạnh mẽ ý nghĩa tiến bộ trong quá trình nhận thức và khẳng định con người cá nhân. Những câu nói mạnh mẽ, quyết liệt vang lên trong tác phẩm: “Nhà tôi không có mả lấy lẽ ”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2; tr 214], “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi”, hay “Bà là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 99] là những lời tuyên ngôn ngắn gọn, mạnh mẽ và tiêu biểu cho chiến thắng của chủ nghĩa cá nhân.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí