Con Người Được Phản Ánh Trên Nhiều Bình Diện, Nhiều Góc Độ


Không dừng lại ở cuộc đấu tranh đòi tự do hôn nhân, luyến ái, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thể hiện con người cá nhân ở các phương diện khác. Đó có thể là những con người lí tưởng với khát vọng cải cách xã hội, làm cách mạng như Dũng (Đoạn tuyệt), Hạc - Bảo (Gia đình), Duy (Con đường sáng). Không chấp nhận sống theo lối cũ, thụ động với cái có sẵn, bất hòa với thực tại, ưa phiêu lưu, thích hành động là nguyên nhân khiến Dũng (Đoạn tuyệt) sẵn sàng rời xa gia đình, tình yêu, ra đi làm cách mạng với lí tưởng lớn: “Làm thay đổi hiện tình của dân quê”. Hướng về dân quê với ý tưởng cải cách, nâng cao dân trí bằng việc lập ấp, mở trường, vận động người dân dùng thuốc Tây… là chủ đề nổi bật, tiến bộ của văn xuôi lãng

mạn những năm 1936 - 1939. Hạc - Bảo trong Gia đình yên tâm chọn cuộc sống

gần gũi với người nông dân, đã tìm được niềm vui trong cuộc sống bình dị mà yên ấm. Đó cũng là “con đường sáng” trong cách nghĩ của Duy về cuộc sống có ý nghĩa (Con đường sáng). Về chính trị, các ý tưởng trên còn ảo tưởng, mang tính chất cải lương song đây cũng là “hình thức để khẳng định tự do cá nhân trước các nẻo đường tiến thân của xã hội”[Lê Thị Dục Tú (1994), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn qua ba tác giả Nhất Linh - Khái Hưng, Hoàng Đạo, Luận án P.T.S Khoa học Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.; tr 35].

Đặt nhân vật trong những xung đột đan xen, chồng chéo trong xã hội mà nổi bật là xung đột giai cấp, khuynh hướng văn xuôi hiện thực hướng tới thể hiện đời sống phong phú đa dạng của con người trong hiện thực khách quan. Với tuyên ngôn “tiểu thuyết là sự thực ở đời”, ngòi bút của các nhà văn hiện thực đã phơi bày tất cả mọi đau khổ của con người, từ đau khổ về vật chất đến tinh thần, từ đó phanh phui, mổ xẻ tất cả những ung nhọt của xã hội. Không dừng lại ở đó, khẳng định vẻ đẹp, ca ngợi thiên lương và đề cao, nâng niu những khát vọng cao đẹp của con người trở thành mục đích hướng tới của văn xuôi hiện thực. Vừa chú ý làm nổi bật con người xã hội, vừa chú ý tới con người cá nhân là hai mặt đan xen trong cảm quan của các nhà văn hiện thực khi hướng tới khám phá con người


Con người cá nhân không tách rời con người xã hội trong văn xuôi khuynh hướng hiện thực. Đặc điểm này làm nên sự sinh động, sức hấp dẫn trong thế giới nhân vật của văn xuôi hiện thực. Vừa đấu tranh với khuynh hướng lãng mạn để khẳng định mình, vừa kế thừa những tiến bộ trong cảm quan về con người cá nhân của khuynh hướng lãng mạn, khi tái hiện con người như sản phẩm của hoàn cảnh xã hội, các nhà văn hiện thực vẫn luôn chú trọng khắc họa những biểu hiện của con người cá nhân với đời sống tâm sinh lí sinh động, phức tạp. Những chị Dậu (Tắt đèn), anh Pha (Bước đường cùng), Thị Mịch, Long (Giông tố), Hộ (Đời thừa), Thứ (Sống mòn), Chí Phèo (Chí Phèo)…, Tám Bính (Bỉ vỏ) không chỉ là phiên bản của con người mà là con người bằng xương bằng thịt với đời sống tâm lí phức tạp, đa dạng, nhiều chiều. Với Vũ Trọng Phụng, khi cố gắng phát hiện và miêu tả “con

người xã hội” (chữ dùng của Ban-dắc) trong mỗi con người, ông vẫn luôn chú

trọng tìm và thể hiện con người cá nhân với những biểu hiện phong phú của nó. Đặc biệt, thường trực trong Vũ Trọng Phụng là ý thức tìm hiểu đời sống bản năng của con người và thể hiện một cách hệ thống. Ông đề cao đời sống bản năng của con người vừa nhằm mục đích tố cáo xã hội qua việc lí giải, cắt nghĩa căn bệnh “dâm đãng” ở đời, vừa muốn đưa ra triết lí về sức mạnh của bản năng như: “Đã là người thì ai cũng dâm” hay “Dục tình cũng lại mạnh hơn ái tình… Vả lại bao nhiêu cuộc ái ân của người đời lại không bắt đầu chỉ vì dục tình”. Có thể, Vũ Trọng Phụng cường điệu hóa vai trò của bản năng, của tính dục trong con người, song đây là biểu hiện của con người cá nhân bởi “ý thức về nhu cầu bản năng là biểu hiện của ý thức cá nhân”[Trần Đình Sử (1997), Sự thể hiện con người trong văn chương thời cổ, về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà nội.; tr 171].


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Tiểu thuyết và truyện ngắn của Nam Cao hướng tới đào sâu, khám phá thế giới bên trong của con người. Đây là điểm gặp gỡ, tương đồng của Nam Cao với Thạch Lam, với các cây bút của Tự lực văn đoàn khi hướng tới thể hiện con người cá nhân. Đó là thế giới con người ý thức rất sâu sắc về giá trị của cuộc sống, giá trị của cái đẹp, của nghệ thuật và giá trị của cá nhân mình, luôn đấu tranh tự vượt mình, hướng tới cái thiện. Khó có thể phân chia tách bạch con người xã hội và con người cá nhân trong nhân vật của Nam Cao, ngay cả trong các nhân vật điển hình, đại diện tiêu biểu cho một giai tầng trong xã hội. Chí Phèo (Chí Phèo) - nhân vật điển hình cho nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ, bị đày đọa đến tận cùng, méo mó, băng hoại về nhân hình, nhân tính. Chí Phèo cũng mang những phẩm chất tốt đẹp và khát vọng chung của người nông dân, của người lao động nghèo: khát vọng về cuộc sống lương thiện. Bên cạnh màu sắc xã hội đó, Chí Phèo trước hết được thể hiện là một con người cá nhân với những nét riêng với khát vọng trả thù, khát vọng cơm áo, biết yêu và cũng là người “thấy nhục hơn là thấy thích” khi phải bóp đùi cho bà ba Bá Kiến. Nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao luôn ý thức sâu sắc về cuộc sống, cuộc đời của mình, đặc biệt là người trí thức. Niềm say mê nghệ thuật, những hoài bão lớn, những ước mơ vượt mọi giới hạn đan xen với những ham muốn ích kỉ, những dục vọng tầm thường…, sự thức tỉnh cùng những ân hận, nuối tiếc đã tạo nên thế giới tâm, sinh lí riêng, đầy đặn, không lẫn trong nhân vật của ông. Cũng chính vì vậy, tác phẩm của Nam Cao phản ánh hiện thực cuộc sống, hiện thực xã hội có chiều sâu, vừa mang tính quy luật, vừa in đậm dấu ấn cá nhân.

Lấy con người làm trung tâm hướng tới khám phá, miêu tả xã hội đã khẳng

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 9

định bước phát triển mạnh mẽ

trong tư

tưởng nghệ thuật thể hiện qua khuynh

hướng văn xuôi lãng mạn và khuynh hướng văn xuôi hiện thực thời kì này. Trong cái nhìn của các nhà văn lãng mạn và hiện thực giai đoạn 1932 - 1945, hiện thực xã hội trước hết phải là hiện thực của đời sống cá nhân và thân phận của con người

trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong ý thức phản ánh cuộc sống,

khám phá hiện thực. Từ đây, họ li khai với thứ văn chương giảng giải đạo lí của văn học trung đại để hướng vào đời sống con người với tất cả những nét đa diện của nó.

8.1.1.2. Con người được phản ánh trên nhiều bình diện, nhiều góc độ


Trước hết, con người được phản ánh trên bình diện xã hội. Khi ý thức cá nhân bừng tỉnh, con người cá nhân tự khẳng định mình bằng cách xác lập ý nghĩa và vai trò cấu thành của nó trong xã hội. Con người cá nhân vừa chịu tác động của hoàn cảnh xã hội, vừa phản ứng, tác động ngược lại làm thay đổi diện mạo và tính chất xã hội. Hướng tới phản ánh cuộc sống phong phú và sinh động thời kì 1932 - 1945, các nhà văn lãng mạn và hiện thực đã đặt con người cá nhân trên bình diện xã hội để khám phá, cắt nghĩa, lí giải.

Đặt nhân vật của mình trong xung đột mới - cũ, các nhà văn lãng mạn không chỉ đề cao dân chủ, bài bác lễ giáo phong kiến cổ hủ mà còn khẳng định vai trò của cá nhân đối với sự tiến bộ xã hội. Mâu thuẫn giữa con người cá nhân với xã hội truyền thống thực chất là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, tiểu tư sản với giai cấp phong kiến (dù chỉ ở phương diện văn hóa). Cuộc đấu tranh của những cô gái như Mai (Nửa chừng xuân), Loan (Đoạn tuyệt), Nhung (Lạnh lùng)… với đại gia đình phong kiến thực chất là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến. Xét trên bình diện xã hội, họ đại diện cho các giai tầng mới (tư sản, tiểu tư sản) - những người có học thức, được tiếp thu tư tưởng văn hóa, văn minh phương Tây với các bà mẹ chồng - đại diện cho giai cấp phong kiến. Mặt khác, họ cũng là

những nạn nhân của xã hội. Số phận của Mai (Nửa chừng xuân), Loan (Đoạn

tuyệt), Hồng (Thoát ly), Nhung (Lạnh lùng), Dung (Hai lần chết)… là số phận của những cô gái dám đấu tranh mạnh mẽ cho tình yêu và quyền tự do hôn nhân dường như đều có kết thúc bi kịch.

Trong tác phẩm Đôi bạn (Nhất Linh) và Tiêu sơn tráng sĩ (Khái Hưng) các tác giả đã xây dựng những nhân vật mang lí tưởng xã hội rõ nét. Dũng trong Đôi bạn và

đám thanh niên trong Tiêu sơn tráng sĩ (Phạm Thái...) là những thanh niên mang

trong mình thái độ bất hòa với xã hội thực tại và muốn thay đổi nó bằng hành động. Dũng đã từ biệt Loan để ra đi, “đi về phương Bắc”, đi tìm cho mình một lí tưởng sống mới; đám thanh niên quý tộc thì chống lại triều đình Tây Sơn. Hạc - Bảo (Gia đình – Khái Hưng), Duy (Con đường sáng - Hoàng Đạo) lại muốn làm một nhà cải cách xã hội với ý tưởng “làm thay đổi hiện tình dân quê” bằng hành động lập ấp, phát thuốc cho dân nghèo… Chú ý tới bình diện xã hội, một mặt các nhà văn lãng mạn nhìn con người là nạn nhân của xã hội, mặt khác muốn khẳng định mạnh mẽ vai trò của cá nhân trong đời sống xã hội. Con người cá nhân không hoàn toàn thoát li với đời sống xã hội mà còn in đậm dấu ấn của thời đại.


Văn xuôi hiện thực cũng đặt nhân vật trong những mâu thuẫn xung đột xã hội gay gắt: Mâu thuẫn giữa gia đình chị Dậu và bọn địa chủ cường hào làng Đông Xá (Tắt đèn), giữa anh Pha và Nghị Lại (Bước đường cùng), giữa Chí Phèo và Bá Kiến (Chí Phèo), giữa dân làng Quỳnh Thôn và Nghị Hách, giữa những công nhân ở vùng mỏ Quảng Yên và Nghị Hách (Giông tố). Những người lao động nghèo với phẩm chất lương thiện đang bị đẩy tới bước đường cùng, bị tàn phá, chà đạp nhân phẩm. Nạn đói nghèo, nạn cường hào ức hiếp, nạn sưu cao thuế nặng, lũ lụt hạn hán, mê tín dị đoan, dốt nát… bám riết lấy cuộc sống của họ, tạo nên bao cảnh thương tâm. Người thì “bán con bán chó”, người thì bán nhà bán vườn và không ít kẻ phải bán cả lương tâm, nhân phẩm để tồn tại trong nỗi đau xót, tủi nhục ê chề. Ngược lại, bọn quan lại cường hào ngày càng bộc lộ rõ bản chất độc ác, đểu giả, thâm độc với những thủ đoạn ăn chặn, cho vay lãi xiết nợ, bòn mót từng xu... chúng cấu kết với chính quyền thực dân đẩy những người dân nghèo vào cuộc sống khốn cùng.

Nhân vật Nghị Hách trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng cũng là một đại diện xuất sắc trong vai trò là một con người xã hội. Hắn là một tên trùm tư bản cỡ “phú gia địch quốc”, khét tiếng cấu kết với thực dân. Để vào được viện Dân biểu, hắn đã phải tổ chức rất nhiều hoạt động xã hội để mị dân như phát chẩn cho dân nghèo, quảng bá cho tư tưởng bình dân của mình (cố tình cho Long và Tuyết - hai anh em ruột lấy nhau). Để giữ cho thanh danh của mình, hắn không ngần ngại dùng những thủ đoạn bì ổi nhất như quăng cờ đỏ, truyền đơn vào làng Quỳnh Thôn để vu oan giá họa cho dân làng. Với tất cả những hành động này, Nghị Hách thực sự là sản phẩm tiêu biểu của xã hội đồng tiền. Song, dấu ấn con người cá nhân cũng được khẳng định khi Vũ Trọng Phụng “tuyệt đối hóa” quyền lực của hắn.


Bên cạnh con người cá nhân trên bình diện xã hội, văn xuôi lãng mạn và hiện thực thời kì này còn chú ý tới con người dưới góc độ gia đình. Trong cảm quan của các nhà văn lãng mạn, “gia đình” hiện lên là thành trì vững chắc của sự lạc hậu, bảo thủ… của lễ giáo phong kiến cần phải bứt phá hoặc xóa bỏ. “Gia đình” trở thành lực lượng thù địch với chủ nghĩa cá nhân với bao mối quan hệ ràng buộc, với những tập tục cổ hủ. Trong cảm quan ấy, con người cá nhân được khẳng định bởi ý thức bứt phá mạnh mẽ. Các cô gái trong Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt của Khái Hưng và Nhất Linh muốn phá tung sự đè nén vô lí của phong tục tập quán cổ hủ, những giả dối của đạo đức phong kiến. Cuộc sống của Loan (Đoạn tuyệt) là một tấn kịch gắn với đại gia đình phong kiến. Là cô gái có học, có tình yêu với nhiều mộng đẹp lại bị gả bán, Loan phải sống cuộc đời đau khổ, bị vùi dập tàn nhẫn bởi người chồng vũ phu, thô lỗ, bởi mẹ chồng với hàng mớ những quan niệm cổ hủ, những phép tắc, lễ nghi giả dối. Loan cũng là cô gái dám mạnh mẽ đoạn tuyệt cuộc sống nghẹt thở, đòi quyền tự do của mình. Từ những hành động ngầm chống đối (vờ đá chân vào cái hỏa lò khi bước vào nhà chồng) đến những câu nói mạnh mẽ khẳng định quyền con người của mình trước mẹ chồng (Bà là người, tôi cũng là người, không ai có quyền hành hạ ai cả) và đỉnh cao là hành động ngộ sát chồng đã minh họa cho khát vọng vượt thoát khỏi đại gia đình phong kiến. Dưới góc độ gia đình thì Mai, Loan, Hồng, Nhung vừa là nạn nhân, vừa là những cô gái muốn bứt phá những trói buộc của lễ giáo, đạo đức phong kiến. Họ cũng là những cô gái có nghị lực, có tình yêu và lòng chung thủy, sống tình cảm, trách nhiệm với gia đình. Nhung trong Lạnh lùng được Nhất Linh miêu tả khá thành công về số phận và cuộc sống khốn khổ của người phụ nữ trong sự trói buộc của đạo đức phong kiến cổ hủ. Bị kiềm tỏa bởi bốn chữ “tiết hạnh khả phong”, Nhung phải hi sinh tình yêu, tuổi xuân và hạnh phúc, phải sống trong cảnh cô đơn, lạnh lẽo để giữ tiếng thơm cho nhà chồng. Đặt nhân vật của mình dưới góc độ gia đình, Nhất Linh vừa nêu bật được tính chất tàn nhẫn, vừa phê phán mạnh mẽ tính chất lỗi thời, giả dối của những quan niệm đạo đức phong kiến. Họ phải sống giữa một bên là khát vọng sống chính đáng, được yêu, được sống hạnh phúc với một bên là những quan niệm, thành kiến, định kiến và những thứ tiết danh giả tạo đang tồn tại, được duy tŕ như một thứ quyền lực nhất trong gia đình. Kết thúc câu chuyện là nỗi ám ảnh không nguôi trong tâm trí Nhung và trong lòng người đọc:

“…Tháng đi, năm đi mùa xuân của đời nàng đi qua không bao giờ trở lại nữa!


Nhung thấy hiện ra rõ ràng trước mắt bốn chữ vàng: TIẾT HẠNH KHẢ PHONG

Cùng với hai hàm răng long, mái tóc bạc, cái phần thưởng quý hóa ấy sẽ đến để kết liễu đời nàng, đời một người đàn bà góa trẻ, ở vậy thờ chồng, giữ được vẹn toàn tiếng thơm.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 268].

Tác phẩm Gia đình của Khái Hưng khai thác mối quan hệ cá nhân và gia đình trên một phương diện khác. Sự háo danh của các thành viên trong gia đình như Nga (vợ An), ông bà Án Báo (bố mẹ vợ) chính là thủ phạm đẩy An đến tình trạng sống ích kỉ, buông xuôi, phó mặc để làm hài lòng mọi người trong gia đình.

Khám phá con người dưới góc độ gia đình mở ra cho các cây bút hiện thực phê phán cái nhìn sâu sắc hơn về con người. Các nhân vật phản diện, thuộc tầng lớp trên trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vừa gần gũi, sinh động và vừa tô đậm giá trị tố cáo xã hội khi được soi chiếu trong mối quan hệ này. Thật vậy, nhân vật Nghị Hách (Giông tố) sẽ mất đi yếu tố chân thực và sinh động nếu tác giả chỉ chú ý tới bình diện xã hội. Nghị Hách không chỉ là đại diện tiêu biểu cho bản chất của giai cấp tư sản đương thời mà còn là kẻ đã khiến gia đình rơi vào bi kịch: Bố cướp vợ chưa cưới của con, anh em lấy nhau, con trai thì ngủ với vợ bố. Và cũng rất nghị Hách khi dám quảng cáo cho sự nghiệp chính trị của mình bằng cách công nhận về sự loạn luân của hai đứa con mình trong bữa tiệc khoe mề đay, sau cuộc phát chẩn giả nhân giả nghĩa. Soi chiếu con người trong mối quan hệ với gia đình góp phần tái hiện chân dung trùm tư bản nghị Hách vừa độc đáo, cá tính, vừa chân thực sống động.


Với Nam Cao, con người xã hội, con người cá nhân nổi bật trước hết khi gắn với gia đình. Các nhân vật trí thức của ông thường ăn năn, hối hận, trăn trở bởi cuộc sống vô nghĩa, bởi sự bất lực của mình trước hoàn cảnh. Bi kịch của Hộ trong Đời thừa là bi kịch của người trí thức hiểu sâu sắc giá trị, ý nghĩa của cuộc sống, sẵn sàng từ bỏ những ước mơ, hoài bão cũng như niềm say mê nghệ thuật của cá nhân để tạo dựng và chăm sóc gia đình. Nhưng họ cũng chính là kẻ đang tàn phá gia đình được tạo dựng từ “lẽ sống tình thương”. Cái đói, cái nghèo, gánh nặng cơm áo bám riết trở thành chất độc đang hàng ngày, hàng giờ gặm nhấm tâm hồn người trí thức, buộc họ phải sống ích kỉ, buông xuôi, tự ti, phó mặc…, phải sống một cuộc sống không hoài bão, ước mơ, một cuộc sống vô nghĩa, một cuộc “sống mòn”. Ý nghĩa tố cáo và ý nghĩa nhân văn cũng được soi sáng bởi góc nhìn này. Con người cá nhân không chối bỏ gia đình, không chạy trốn hay thoát li mà gắn với nó bằng trách nhiệm và tình thương. Chiều sâu trong giá trị nhân văn toát lên từ tác phẩm của Nam Cao là khát vọng được san sẻ tình yêu thương. Và trên cơ sở này, có lẽ họ mới

thấy được “phát triển đến tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở

trong mình”[Hà Minh Đức (1999), Sống mòn, “Nam Cao toàn tập”, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 256].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022