Từ đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước Lào, với tư cách là chủ thể lãnh đạo, quản lý quyết định về cơ chế, chính sách, quy định về phương hướng, mục tiêu và mở rộng quy mô phát triển nguồn nhân lực trong từng thời kỳ phải luôn quan tâm xây dựng các chủ trương, cơ chế và chính sách phù hợp, hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề nói riêng để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành những chủ trương chính sách đúng, tạo cơ chế, tạo điều kiện về mặt pháp lý, môi trường cũng như đầu tư cơ sở vật chất... cho sự phát triển giáo dục và đào tạo nghề. Trên cơ sở đó, giáo dục và đào nghề mới có thể phát triển được và đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tại Đại hội IX, Đảng NDCM Lào đã chỉ rò: “Tiếp tục xây dựng con người Lào trở thành những công dân tốt, có trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn, kỹ năng lao động cao hơn, có khả năng sáng tạo và sử dụng khoa học - công nghệ hiện đại để phát triển đất nước, hội nhập khu vực và quốc tế” [106, tr.45-46]. Cụ thể hóa những chủ trương mà Đảng đã đề ra, Nhà nước đã có chính sách “Khuyến khích và thúc đẩy cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phát triển nền giáo dục quốc dân, nhất là trong giáo dục và đào tạo nghề đạt tiêu chuẩn, có chất lượng...” [122, tr.3].
Nếu cơ chế và chính sách đúng đắn và thích hợp, nó sẽ là môi trường, là động lực huy động và thúc đẩy cho phát triển nguồn nhân lực. Sự tác động của cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước đến giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục và đào tạo nghề có tác động trực tiếp đến gia tăng chất lượng nguồn nhân lực. Cơ chế, chính sách đúng, phù hợp trong công tác giáo dục và đào tạo nghề không những thu hút được người tài - giỏi, làm tăng số lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động tay nghề cao mà còn thúc đẩy sự lao động sáng tạo, sự cống hiến to lớn của nguồn nhân lực này trong phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, nếu cơ chế, chính sách không phù hợp thì nó sẽ trở thành trở lực kìm hãm, hạn chế năng lực và tư duy sáng tạo của con người.
2.3.1.3. Tác động bởi công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
- Tác động từ CNH, HĐH
Ngày nay, CNH, HĐH đã trở thành tất yếu của sự phát triển, là làn sóng mạnh mẽ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như mọi mặt của đời sống xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Phương Thức Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Góp Phần Làm Thay Đổi Cơ Cấu Lao Động Xã Hội Theo Hướng Phù Hợp; Nâng Cao Năng Suất Lao Động Xã Hội Và Nâng Cao Đời
- Những Thành Tựu Về Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Trong Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay
- Đánh Giá Của Các Đối Tượng Khảo Sát Về Tính Tích Cực, Tự Giác Trong Học Tập, Nâng Cao Trình Độ Kiến Thức Của Học Sinh/sinh Viên Học Nghề
- Số Lượng Sinh Viên Theo Học Tại Các Cơ Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Công Lập Năm Học Từ Năm 2010 - 2015
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của quá trình phát triển các quốc gia cho thấy, CNH, HĐH là con đường duy nhất để chuyển nền kinh tế nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu lên sản xuất lớn, hiện đại, hội nhập quốc tế. CNH, HĐH luôn được Đảng NDCM Lào xác định là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt trong thời kỳ đó. Kế thừa quan điểm đó, Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển ngành nông - lâm nghiệp gắn với công nghiệp và dịch vụ một cách mạnh mẽ và có trọng điểm, phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế... Điều quan trọng là phát triển công nghiệp trong các ngành có thế mạnh để làm trụ cột cho kinh tế quốc dân, nhất là công nghiệp năng lượng nước, chế tạo nông cụ, công nghiệp chế biến nông - lâm nghiệp và khoáng sản, công nghiệp sản xuất linh kiện của sản phẩm xuất khẩu, công nghiệp du lịch, công nghiệp dịch vụ khác...” [107, tr.41].
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển căn bản và toàn diện nền sản xuất xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính với năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp sang sử dụng lao động được đào tạo ngày càng nhiều hơn cho năng suất chất lượng và hiệu quả hơn dựa trên phương pháp sản xuất công nghiệp, vận dụng những thành tựu mới của khoa học - công nghệ tiên tiến. Do đó, sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi phải hình thành những con người ngang tầm, đủ sức đảm đương nhiệm vụ nặng nề là đưa đất nước vượt qua đói nghèo để tiến lên trên con đường nước mạnh, dân giàu, xã hội đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh. Với yêu cầu đặt ra trong tiến trình CNH, HĐH, đòi hỏi phải có đội ngũ lao động kỹ thuật đủ về số lượng, có kiến thức, kỹ năng nghề thành thạo với cơ cấu và trình độ phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội. Lực lượng lao động kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh đòi hỏi trình độ ngày càng cao và kỹ năng ngày càng giỏi. Những người qua đào tạo trong thời kỳ mới phải có phẩm chất, nhân cách tốt, tinh thông nghề nghiệp; có đủ sức khoẻ phục vụ cho các ngành kinh tế, vùng kinh
tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động. Đây là những yêu cầu mà CNH, HĐH đã đặt ra đối với giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình phát triển công cụ lao động đã tăng cường việc chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất. Kết cấu hạ tầng phát triển là điều kiện tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từ đó, có thể huy động nhiều nguồn lực, kinh phí, kiến thức, công nghệ hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện đại hoá giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng, nhằm phát triển nguồn nhân lực bảo đảm chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Trong tiến trình CNH, HĐH, cơ cấu công nghệ trong ngành công nghiệp đã có nhiều thay đổi theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn với sự dịch chuyển mạnh từ các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày... sang các ngành công nghiệp công nghệ cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại...; thậm chí, do tác động của CNH, HĐH đã làm một số ngành nghề bị mất đi và xuất hiện những ngành nghề mới đòi hỏi nguồn nhân lực qua giáo dục và đào tạo với những kỹ năng, chuyên môn, trình độ ngành nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- Tác động từ trình độ phát triển kinh tế và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Lào
Trình độ phát triển tác động lớn đến khả năng vận dụng, khai thác, phát huy năng lực con người, nguồn nhân lực; là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự tăng trưởng kinh tế. Các nước như Xingapo, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan,... nhờ chăm lo phát triển nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng (cả trình độ học vấn, sức khỏe, tuổi thọ...) nên đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội góp phần quan trọng vào việc nâng cao mức sống, có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực, trí lực, nâng cao tuổi thọ của người lao động. Trình độ phát triển kinh tế cao càng tạo điều kiện đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Khi giáo dục và đào tạo phát triển, nó sẽ góp phần quyết định trực tiếp vào việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ biện chứng với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói cách khác, kinh tế là nền tảng của sự phát triển xã hội, của con người, trong đó có nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng và đến lượt nó, sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Đảng NDCM Lào đã khởi xướng sự nghiệp đổi mới toàn diện từ Đại hội IV (1986), tiến hành chuyển đổi cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế mới - cơ chế thị trường, vận hành theo quy luật kinh tế thị trường, hoạch toán kinh doanh. Trong 35 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Lào đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Đại dịch Covid- 19 đã khiến cho tăng trưởng kinh tế của Lào bị chậm lại. Theo số liệu mới đây về tình hình kinh tế của Lào được báo cáo tại Đại hội XI (2021) của Đảng NDCM Lào, trong 5 năm qua (2016-2020), tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Lào đạt 5,8%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội phê chuẩn là 7,2%; thu nhập bình quân đầu người đạt 2.664 USD, tăng 694 USD so với năm 2015. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân 1,9% (chiếm 16,60% GDP); ngành công nghiệp giảm bình quân 0,7% (chiếm 33% GDP); ngành dịch vụ giảm bình quân 0,8% (chiếm 39,50% GDP). Tỷ lệ lạm phát hàng năm là 2,7%... Đặc biệt, sản xuất và dịch vụ hàng hóa đã chuyển biến tích cực và cơ bản đáp ứng được nhu cầu của xã hội, như: giá trị sản xuất công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp tăng trung bình 14,37%/năm; giá trị lưu chuyển hàng hóa tăng trung bình 10,2%/năm [110, tr.25]. Hiện nay, Lào đang cải thiện cơ cấu nền kinh tế, tập trung vào các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, phát triển kinh tế dọc theo tuyến hành lang kinh tế Lào - Trung Quốc và các hành lang kinh tế Đông - Tây và Bắc - Nam. Phát triển các đặc khu kinh tế, cảng cạn và thành phố cũng được Chính phủ Lào chú trọng; tiếp tục khai thác tiềm năng trong các lĩnh vực liên quan đến thủy điện, du lịch và kết nối dọc theo các tuyến hành lang có ý nghĩa quan trọng. Hiện nay, các dự án đập thủy điện tại Lào cũng đang được khẩn trương xây dựng. Đến cuối năm 2020, Lào có gần 100 dự án thủy điện, trong đó có nhiều dự án thủy điện xây mới bắt đầu phát điện thương mại, tạo nguồn thu khá lớn cho Lào.
Là một nước có tiềm năng trong lĩnh vực du lịch, những năm gần đây có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, tuy nhiên, ngành du lịch Lào vẫn đang tìm hướng
đi để đạt những mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt, số lượng du khách vào Lào trong những năm trở lại đây gần như không tăng, một nguyên nhân là bởi tác động sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 vào cuối năm 2019, gây ảnh hưởng năng nề nghiêm trọng cho ngành du lịch của Lào.
Do trình độ phát triển kinh tế còn ở mức thấp nên chất lượng giáo dục và đào tạo, cũng như chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Do đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, là một trong những khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tạo ra bước phát triển mới trong thập niên của thế kỷ XXI.
Tác động từ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước Lào đang xây dựng là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó, mọi thành phần kinh tế đều được khuyến khích và có cơ hội phát triển với kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là yếu tố quyết định đối với kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo nghề.
Những đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ảnh hưởng sâu sắc tới phát triển giáo dục và đào tạo nghề, thể hiện ở những nét cơ bản sau:
Thứ nhất, giáo dục và đào tạo nghề vận hành theo cơ chế thị trường, tuân thủ các quy luật thị trường, như quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị.
Quy luật cung - cầu: Cung giáo dục và đào tạo nghề là khả năng cung ứng nhân lực của giáo dục và đào tạo nghề cho xã hội theo các chỉ số về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ và cơ cấu vùng miền. Cầu về giáo dục và đào tạo nghề là nhu cầu của xã hội về số lượng, chất lượng trong nền kinh tế thị trường rất quan trọng, đòi hỏi tính linh hoạt của hệ thống giáo dục và đào tạo nghề. Nếu giáo dục và đào tạo nghề không cung cấp đủ số lượng, chất lượng nhân lực cho thị trường lao động thì kinh tế - xã hội phát triển chậm; ngược lại, đào tạo vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dễ dẫn tới nạn thất nghiệp. Mặt khác, nếu đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu về số lượng nhân lực nhưng không đáp ứng được chất lượng,
không phù hợp về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Một trong những vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với giáo dục và đào tạo nghề là phải luôn luôn gắn liền với thị trường lao động và việc làm, với mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi toàn quốc và vùng miền, địa phương.
Quy luật cạnh tranh: Cơ chế cạnh tranh buộc các cơ sở dạy nghề phải tăng cường chất lượng đào tạo, phù hợp với nhu cầu xã hội để có thể tồn tại và phát triển. Để phát huy tính tích cực của cơ chế cạnh tranh trong cung cấp nhân lực cho thị trường lao động, cần phải: 1) Đa dạng hóa hình thức sở hữu các cơ sở dạy nghề (cơ sở dạy nghề công lập, tư thục và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài), tạo môi trường bình đẳng giữa các cơ sở dạy nghề; 2) Tăng cường hoạt động kiểm định chất lượng nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chọn lọc theo chiều hướng có lợi cho các cơ sở đào tạo có năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội; 3) Quản lý giáo dục và đào tạo nghề theo hướng tăng quyền tự chủ, tính trách nhiệm xã hội cho các cơ sở dạy nghề đáp ứng nhu cầu xã hội.
Quy luật giá trị: Giá trị sản phẩm của giáo dục và đào tạo nghề được thể hiện bằng năng lực của nhân lực qua giáo dục và đào tạo nghề, khả năng đáp ứng của hệ thống giáo dục và đào tạo nghề so với nhu cầu xã hội, trong đó có nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, nhu cầu của doanh nghiệp và của người học.
Tóm lại, quan hệ cung - cầu được đặt trong cơ chế cạnh tranh và quy luật giá trị của thị trường lao động đòi hỏi và sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động không ngừng được nâng cao trình độ về mọi mặt để có thể tham gia vào thị trường lao động.
Thứ hai, phát triển giáo dục và đào tạo nghề vì mục tiêu nước mạnh, dân giàu, xã hội đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh; coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi cơ bản của nhân dân; đảm bảo công bằng xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo nghề thông qua các chính sách đầu tư, tuyển sinh, học phí, trợ cấp xã hội; đặc biệt quan tâm các đối tượng thuộc nhóm thiệt thòi như các dân tộc vùng xa, người nghèo, phụ nữ, nông dân mất đất do phát triển đô thị và các khu công nghiệp. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, không chỉ riêng những người trực tiếp làm công tác giáo dục và đào tạo mà toàn xã hội, tất cả các
bên có liên quan trong xã hội, cả người học và gia đình, người sử dụng lao động (các doanh nghiệp) và Nhà nước (vừa là người sử dụng, vừa là người có vai trò quản lý Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo), đều phải đổi mới sâu sắc tư duy về giáo dục nói chung, giáo dục và đào tạo nghề nói riêng. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải thỏa mãn lợi ích của tất cả các bên tham gia thị trường lao động, đồng thời, phải đảm bảo tính hiệu quả và sự bình đẳng, công bằng xã hội trong giáo dục.
Từ những tác động đã phân tích trên đối với giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, có thể thấy rằng, Lào cần chủ động có kế hoạch, phương án chuẩn bị lực lượng lao động tốt nhất để tham gia có hiệu quả vào thị trường sức lao động trong và ngoài nước. Đây là đặc điểm nổi bật, cũng là cơ hội cần tận dụng để tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp và đất nước trong tương lai.
2.3.2. Những nhân tố bên ngoài tác động đến giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
2.3.2.1. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu, khách quan, lôi cuốn mạnh mẽ sự tham gia của tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới. Với tính rộng lớn và phức tạp của nó, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia dân tộc, đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc mở rộng và phát triển mạnh mẽ của các tổ chức kinh tế xuyên quốc gia như: Toyota, Honda, Sony, Kia, Huyndai, Coca-cola, Alibaba... dẫn tới vấn đề kinh tế, lao động, việc làm vượt ra khỏi phạm vi một nước, một khu vực. Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến sự thay đổi về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của một hoặc nhiều nước và việc di chuyển nhân lực toàn cầu, trong đó có xuất khẩu lao động.
Hiện nay, Lào là một điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài và đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 143 nước, quan hệ kinh tế với hơn 50 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới. Các đối tác nước ngoài được khuyến khích đầu tư trực tiếp vào Lào để góp phần hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm, tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm. Các khu kinh tế này có nhu cầu sử dụng công nhân kỹ thuật lành nghề, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp
vụ trình độ cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lần thứ VIII giai đoạn 2016-2020 cho thấy: Trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, Lào đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức tư vấn tìm kiếm việc làm cả công lập và tư thục trong việc cung cấp lao động tham gia thị trường lao động, qua đó đã tuyển sang làm việc ở nước ngoài và điều chỉnh trạng thái lao động Lào tại Thái Lan được 307.559 lao động, trong đó có 160.154 lao động nữ [109, tr.10].
Xu thế toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với giáo dục và đào tạo nghề của Lào; tạo cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển về giáo dục và đào tạo nghề, tiếp thu những kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến, hợp tác trong nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng gây ra cạnh tranh quyết liệt mà ưu thế phần lớn nghiêng về các nước có nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đạt chuẩn khu vực và quốc tế, có khả năng sáng tạo để cạnh tranh trong cơ chế thị trường, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Có thể nói, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi người lao động phải có những kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc phù hợp để làm chủ phương tiện sản xuất. Một trong những yêu cầu cơ bản của giáo dục và đào tạo nghề là xây dựng và phát triển nhân lực qua đào tạo về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; có khả năng cạnh tranh và hội nhập với thị trường lao động trong khu vực và trên thế giới.
2.3.2.2. Tác động bởi cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
- Tác động của cách mạng khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức
Sinh thời, Chủ tịch Cayxon PHOMVIHAN đã cho rằng: “Chúng ta phải nhận thấy rằng, tiền đề khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là nhân tố quyết định sự phát triển” [91, tr.41].
Ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu