Đánh Giá Của Các Đối Tượng Khảo Sát Về Tính Tích Cực, Tự Giác Trong Học Tập, Nâng Cao Trình Độ Kiến Thức Của Học Sinh/sinh Viên Học Nghề


ty Yamaha, công ty Suzuki,... tại Lào đã tham gia trong quá trình đào tạo, thực tập nghề ở Lào).

Dự án hợp tác giữa Lào - Đức, là dự án đầu tiên với việc cung cấp vốn đầu tư phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp, là sự hợp tác về tài chính (Dự án cung cấp vốn tài chính giáo dục nghề nghiệp - VEFF) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Lào cả công lập và tư thục, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và khu vực. Dự án được tiến hành từ năm 2018 và sẽ kết thúc vào năm 2023, là sự viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Đức với vốn đầu tư 57 tỷ kíp (6,8 triệu USD), trong đó 13 tỷ kíp (1,55 triệu USD) sử dụng vào việc phát triển Trường Đại học kỹ thuật Lào - Đức cơ sở 2 để đáp ứng nhu cầu học nghề của sinh viên.

- Đối với bản thân người học

Số lượng người học nghề, đăng ký học nghề mới ở Lào không ngừng gia tăng trong nhiều năm gần đây, với sự đa dạng của các loại hình nghề nghiệp trong xã hội. Về cơ bản, những học sinh/sinh viên đang theo học nghề đều tích cực, tự giác, nỗ lực trong học tập nhằm tạo dựng những giá trị nghề nghiệp vững chắc sau khi tốt nghiệp, bước vào thị trường lao động sau này. Điều này cũng được chứng minh qua kết quả khảo sát đối với lực lượng học sinh/sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề dựa trên các yếu tố thuộc về tính tích cực, tự giác trong học tập, nâng cao trình độ kiến thức cả 2 đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và học sinh/sinh viên học nghề cho thấy tỷ lệ % đồng ý với các biến quan sát đưa ra đều ở mức cao (đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp đồng ý thấp nhất là nội dung “chủ động, sáng tạo trong tìm tài liệu, trao đổi với giáo viên/giảng viên cũng có tới 69,3% người được hỏi đồng ý, cao nhất là nội dung thường xuyên tự rèn luyện, vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế; đối tượng học sinh/sinh viên đang theo học nghề cũng có sự đánh giá tương đồng với tỷ lệ % cả hai nội dung thấp nhất và cao nhất nhưng có điểm phần trăm cao hơn với tỷ lệ % lần lượt là 73,4% và 85,0%) (bảng 3.3).


Bảng 3.3: Đánh giá của các đối tượng khảo sát về tính tích cực, tự giác trong học tập, nâng cao trình độ kiến thức của học sinh/sinh viên học nghề

TT

Nội dung khảo sát

Tỷ lệ %

Đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở

giáo dục nghề nghiệp


1

Tích cực, tự giác trong học tập

77,5

2

Chủ động, sáng tạo trong tìm tài liệu, trao đổi với giáo viên/giảng viên

69,3

3

Thường xuyên tự rèn luyện, vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế

81,0

4

Cập nhật kiến thức mới về công việc, nghề nghiệp theo học

75,5

Đối tượng học sinh/sinh viên học nghề


1

Tích cực, tự giác trong học tập

82,0

2

Chủ động, sáng tạo trong tìm tài liệu, trao đổi với giáo viên/giảng viên

73,4

3

Thường xuyên tự rèn luyện, vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế

85,0

4

Cập nhật kiến thức mới về công việc, nghề nghiệp theo học

80,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 11

Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án [Phụ lục 7]

Thực tế cũng đã chứng minh cho kết quả khảo sát khi học sinh/sinh viên tốt nghiệp các trường nghề khác nhau đều cơ bản đáp ứng tốt các yêu cầu công việc của các doanh nghiệp/đơn vị sản xuất, bước đầu nắm vững các kỹ thuật, kỹ năng lao động ở trình độ cao của các công cụ lao động hiện đại do cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư mang lại.

3.1.1.2. Đổi mới nội dung giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực

Cũng như giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo nghề cần có bộ khung về nội dung chương trình, và nội dung chương trình cũng cần có sự vận động, phát triển để kịp thời với xu thế phát triển của các loại hình nghề nghiệp trong thực tiễn. Nhận thức đúng quy luật đó, từ lâu, Đảng và Nhà nước Lào đã thường xuyên quan tâm xây dựng nội dung chương trình giáo dục và đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Cụ thể:

Giai đoạn 2001 - 2005, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Thể thao) đã xây dựng nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo nghề theo một trong ba hình thức, như: chương trình đào tạo theo môn học, chương trình đào tạo theo mô-đun và


chương trình đào tạo kết hợp giữa mô-đun và môn học. Việc xây dựng chương trình giáo dục và đào tạo nghề theo mô-đun, tăng thời lượng thực hành để đáp ứng với yêu cầu giáo dục và đào tạo hiện đại nên rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất tại các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người học có thể vừa học vừa làm.

Năm 2006, Bộ Giáo dục và Thể thao đã quy định cụ thể về nội dung tiến hành phát triển giáo dục và đào tạo nghề từ 2006 đến 2020 thông qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn một: Phát triển giáo dục và đào tạo nghề từ năm 2006 đến 2010

được phân chia thành các dự án và chương trình hoạt động như:

Chương trình mở rộng cơ hội giáo dục và đào tạo nghề. Gồm 2 dự án: Dự án xây dựng, khắc phục và phát triển cơ sở giáo dục và đào tạo nghề; dự án cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nghề;

Chương trình nâng cao chất lượng và sự phù hợp. Gồm 3 dự án: Dự án đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề; dự án đảm bảo chất lượng công tác giáo dục và đào tạo nghề; dự án phát triển hệ thống thông tin giáo dục và đào tạo nghề.

Chương trình quản lý - hành chính. Gồm 2 dự án: Dự án củng cố bộ máy quản lý ngành giáo dục và đào tạo nghề; dự án xây dựng hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô trong phát triển giáo dục và đào tạo nghề.

Giai đoạn hai: Phát triển giáo dục và đào tạo nghề từ năm 2010 đến 2020

được phân chia thành các dự án và chương trình hoạt động như:

Chương trình mở rộng cơ hội giáo dục và đào tạo nghề. Gồm 3 dự án: Dự án xây dựng, khắc phục và phát triển cơ sở giáo dục và đào tạo nghề; dự án khuyến khích xã hội và các thành phần kinh doanh đóng góp cho phát triển giáo dục và đào tạo nghề; dự án hoàn thiện hình thức giáo dục và đào tạo nghề.

Chương trình nâng cao chất lượng và sự phù hợp. Gồm 3 dự án: Dự án đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề; dự án đảm bảo chất lượng công tác giáo dục và đào tạo nghề; dự án phát triển hệ thống thông tin giáo dục và đào tạo nghề.

Chương trình quản lý - hành chính. Gồm 2 dự án: Dự án củng cố bộ máy quản lý ngành giáo dục và đào tạo nghề; dự án xây dựng hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô trong phát triển giáo dục và đào tạo nghề.


Cụ thể hóa những nội dung trên, Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực từ năm 2006 đến năm 2020 đã được phê duyệt vào năm 2007 của Lào đã tập trung vào các nội dung cốt lòi như:

Thứ nhất, giáo dục lực lượng lao động trở thành công dân tốt, có kiến thức và có ngành nghề chuyên môn, có khả năng kiếm việc làm, có ý tưởng khởi nghiệp trong việc lập thân, lập nghiệp và hăng hái tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời, phát triển bản thân, có sức khỏe và đạo đức tốt để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ hai, phát triển lực lượng lao động dựa vào thế mạnh của khu vực, địa phương, phù hợp với đời sống thực tiễn và việc sinh sống của nhân dân; phù hợp với cơ cấu kinh tế và thế mạnh của đất nước, tất cả để thích hợp với nhu cầu của địa phương và thị trường lao động của nước ngoài, vừa có thể hội nhập với khu vực và quốc tế.

Thứ ba, phát triển các ngành nghề thích hợp với thế mạnh của kinh tế, sự phát triển của các vùng miền và địa phương, tập trung vào các ngành như: nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, ngành điện lực, nhất là về năng lượng điện, ngành thương mại dịch vụ xuyên biên giới, du lịch và ngành mỏ..., nhằm phát triển ngành nông - lâm nghiệp gắn với ngành công nghiệp và dịch vụ.

Kết quả khảo sát qua phiếu hỏi giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề ở một số trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề (tỉnh Luổng Pha Bang, Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Sa Văn Na Khết và tỉnh Chăm Pa Sắc) cho thấy mức độ phù hợp của nội dung chương trình giáo dục và đào tạo nghề của Lào hiện nay. Cụ thể được thể hiện tại bảng 3.4:

Bảng 3.4: Mức độ phù hợp của nội dung, chương trình Giáo dục và đào tạo nghề

Đơn vị tính: %



Nội dung

Mức độ phù hợp

Không phù hợp

Ít phù hợp

Tương đối phù hợp

Phù hợp

Rất phù hợp

Kiến thức

0,79

2,36

58,27

35,43

3,15

Kỹ năng

0,79

11,02

44,88

38,58

4,72

Thái độ nghề nghiệp

2,38

5,56

50,79

34,92

6,35

Nguồn: Do tác giả điều tra [Phụ lục 6, 7]


Theo bảng trên, hầu hết các ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề được hỏi đều cho rằng, nội dung chương trình đào tạo tương đối phù hợp với yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động và các doanh nghiệp... Tuy nhiên, mức độ phù hợp và rất phù hợp còn chiếm tỷ lệ thấp; vẫn còn ý kiến đánh giá ở mức độ ít phù hợp và không phù hợp. Điều này đòi hỏi nội dung chương trình đào tạo phải luôn bám sát theo nhu cầu sử dụng lao động tay nghề của các doanh nghiệp và xu hướng nghề nghiệp hiện tại và tương lai.

Nội dung giảng dạy ở các nhà trường đã trực tiếp trang bị cho sinh viên tri thức cần thiết, cập nhật, tiên tiến, hiện đại theo mục tiêu đào tạo của từng trường. Các bộ môn khoa học cơ bản về khung lý thuyết được giảng dạy một cách có hệ thống, cơ bản. Điều này đã trực tiếp giúp cho người học có phương pháp luận và phương pháp tư duy sáng tạo, và tạo điều kiện cho sự phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng làm việc, lao động sản xuất của người học sau khi tốt nghiệp ra trường, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực. Những chuyên gia, nhà quản trị doanh nghiệp, lực lượng lao động sản xuất, thợ lành nghề, lao động, nhà khoa học, công nghệ đã được trang bị kiến thức khoa học khá toàn diện, cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, lao động sản xuất, khoa học - công nghệ với tư cách là lực lượng đầu tàu của nguồn nhân lực đất nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

3.1.1.3. Phương thức giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực

Phương thức giáo dục và đào tạo nghề đã được các cơ sở giáo dục thường xuyên quan tâm thay đổi để theo kịp với xu thế phát triển của các loại hình nghề nghiệp trong xã hội và các xu thế mới do sự tác động của quá trình CNH, HĐH. Cụ thể:

Tại nước Lào trong giáo dục và đào tạo nghề hiện nay cũng như phần lớn các quốc gia vẫn áp dụng một số phương pháp, như: Phương pháp giáo dục lý thuyết, phương pháp giáo dục thực hành và phương pháp giáo dục tích hợp. Tuy nhiên, với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức, công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã dẫn đến những thay đổi nhanh chóng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của người lao động tại


nơi làm việc; mô hình, phương pháp giáo dục và đào tạo nghề đã và đang được thay đổi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó phải kể tới những việc áp dụng phương pháp giáo dục mới (phương pháp giáo dục mở và giáo dục trực tuyến) trong giáo dục và đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề và tạo việc làm là xu hướng chung của các quốc gia trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa và tiếp cận với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Việc tổ chức quá trình đào tạo hết sức linh hoạt giúp cho người học trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp có cơ hội học tập theo nhu cầu, điều kiện và nhịp độ của mình. Họ có thể học trọn vẹn một khóa học tập trung trong một thời gian nhất định để lấy văn bằng chứng chỉ, cũng có thể học một phần của nghề để đi làm, khi điều kiện cho phép, họ có thể quay lại học tiếp phần nghề khác..., cho đến khi tích lũy đầy đủ các mô-đun hoặc tín chỉ để được nhận văn bằng chứng chỉ mong muốn.

Về thời lượng học lý thuyết và thực hành (bảng 3.5), tổng hợp ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nghề về mức độ phù hợp của thời lượng học lý thuyết và thực hành như sau:

Bảng 3.5: Đánh giá về thời lượng học lý thuyết và thực hành trong chương trình Giáo dục và đào tạo nghề

Đơn vị tính: %



Nội dung

Mức độ phù hợp


Phù hợp

Chưa phù hợp

Ít

Nhiều

Lý thuyết

66,64

11,8

21,56

Thực hành

73,14

19,3

7,56

Nguồn: Do tác giả điều tra [Phụ lục 7]

Theo kết quả khảo sát trên, đa số những người được hỏi đều cho rằng, thời lượng học lý thuyết (66,64%) và thực hành (73,14%) là phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn có số người được hỏi cho rằng, thời lượng học lý thuyết (33,36%) và thực hành (26,86%) là chưa phù hợp (ít hoặc nhiều). Nhìn chung, nội dung, chương trình đào tạo cần thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thay đổi khoa học - công nghệ.


3.1.1.4. Đảm bảo điều kiện vật chất cho giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực được coi trọng đúng mức. Theo đó, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ngày càng được cải thiện, góp phần khắc phục tình trạng dạy chay, thiếu tài liệu, tư liệu giảng dạy và học tập; đã chú trọng đưa công nghệ thông tin, hệ thống máy tính được trang bị khá đầy đủ để phục vụ công tác giảng dạy và học tập; bám sát sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội đất nước để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề.

Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực về thực hành, thực tập, nghiên cứu, ứng dụng ngày càng được cải thiện và được trang bị phương tiện hiện đại. Việc giảng dạy ngoại ngữ được chú trọng; hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện, nhà ăn, ký túc xá ở các trường nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu thực hành, thực tập, nghiên cứu, ứng dụng của người học, làm cơ sở cho họ rèn luyện phương pháp làm việc của mình và có thể thích ứng được với môi trường làm việc trong nước và quốc tế trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu ngày càng đầy đủ, phong phú hơn ở tất cả các bậc học. Hệ thống sách giáo khoa, giáo trình, hệ thống các tài liệu chính thức được áp dụng trong các chương trình, nội dung của các nhà trường; có cả những tài liệu, sách tham khảo các loại rất phong phú, đa dạng cho tất cả các đối tượng người học và về cơ bản đã đáp ứng khá tốt nhu cầu học tập của các đối tượng học nghề. Các trường cao đẳng đã có nhiều cố gắng khắc phục tình trạng thầy dạy chay, trò học chay, thiếu tài liệu, tư liệu dạy và học; đã chú trọng đưa công nghệ thông tin vào phục vụ giảng dạy, học tập; bám sát sự phát triển của đời sống kinh tế

- xã hội của đất nước trong tình hình mới để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực. Hàng năm, các nhà trường đều chỉ đạo các khóa học, tổ bộ môn xem xét, điều chỉnh nội dung, chương trình và phương pháp cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, để đảm bảo tính cập nhật, khắc phục dần sự lạc hậu trong quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức giáo dục nghề nghiệp cho người học.


3.1.2. Những thành tựu về phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

3.1.2.1. Giáo dục và đào tạo nghề đi trước một bước trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thứ nhất, Lào là một nước tiến hành CNH, HĐH muộn, có xuất phát thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề vẫn còn rất thấp trong cơ cấu lao động. Nhận thức rò hạn chế đó, Đảng và Nhà nước Lào đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phát triển giáo dục và đào tạo nghề nhằm nâng cao số lượng và chất lượng lao động lành nghề. Hiện nay, mỗi năm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở trong nước cung cấp khoảng gần 10.000 lao động trong lĩnh vực công nghiệp, hơn 16.000 lao động trong lĩnh vực công nghiệp; trong lĩnh vực dịch vụ là khoảng hơn 10.000 người. Sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề đã cung cấp cho thị trường một lực lượng lao động có chất lượng, theo đó, năm 2016 số lượng công nhân trong tất cả các ngành nghề của Lào là khoảng 396.000 người, trong đó có 248.765 người đã qua đào tạo nghề, nữ có 114.300 người đã qua đào tạo nghề. Nhưng con số này đều có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Thứ hai, số lượng học viên, sinh viên theo học hệ giáo dục và đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây chính là lực lượng lao động có tay nghề bổ sung cho nguồn nhân lực ở Lào trong nhiều năm tới.

Cụ thể, theo biểu đồ 3.1 trong những năm gần đây, số lượng sinh viên, học viên theo học nghề trong cả nước Lào đang có xu hướng gia tăng, cụ thể: trong năm học 2010 - 2011 tổng số sinh viên/học viên theo học nghề là 18.121 người; đến năm học 2011-2012, tổng số sinh viên/học viên theo học nghề là 18.496 người; đến năm học 2012-2013, tổng số sinh viên/học viên theo học nghề là 20.496 người; năm học 2013-2014, tổng số sinh viên/học viên theo học nghề là 23.567 người; đến năm học 2014- 2015, tổng số sinh viên/học viên theo học nghề là 26.264 người. Năm 2017, cả nước có 96 cơ sở giáo dục và đào tạo nghề thuộc quản lý về chuyên môn của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022