Sự Phát Triển Số Lượng Giáo Viên Thcs Giai Đoạn (1997- 2017)

năm học khi xếp thi đua các các bộ quản lý cũng như giáo viên, nhân viên nhà trường, kết quả đạt được của cán bộ quản lý hàng năm hầu như đều tăng lên.

Tuy nhiên, trong công tác quy hoạch đội ngũ các bộ quản lý vẫn còn nhiều bất cập. Ví dụ như: số lượng cán bộ quản lý trên 50 tuổi chiếm số lượng khá đông; hay như trình độ chuyên môn đạt Thạc sĩ, Tiến sĩ còn hạn chế... Đây là một trong những yếu tố làm hạn chế tính năng động, sáng tạo, nhạy bén với các vấn đề mới của giáo dục nói chung, của quản lý giáo dục nói riêng.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: công tác quy hoạch cán bộ quản lý chưa mang tính chủ động; việc bồi dưỡng đội ngũ kế cận và cân nhắc đề bạt chưa được quan tâm đúng mức; bởi việc sàng lọc cán bộ quản lý còn mang tính chất nể nang, e dè, ngại va chạm. Một số cán bộ quản lý kiến thức chuyên môn còn chưa sâu, kiến thức về quản lý nhà trường thiếu, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục và việc xây dựng các kế hoạch giáo dục cũng như năng lực tham mưu còn chưa cao. Chính vì vậy công tác bổ nhiệm, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lý giáo dục, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý đang là một nhiệm vụ quan trọng cần phải đặc biệt quan tâm trong giai đoạn tiếp theo.

2.2.2.2. Đội ngũ giáo viên

Giáo viên là một lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, quyết định trực tiếp đến kết quả giáo dục. Theo quan niệm trước đây, người thầy là biểu tượng cao đẹp mang giá trị nhân văn sâu sắc về tình cảm cao đẹp giữa thầy và trò; là tượng tưng của đức hy sinh, sự cống hiến không ngừng nghỉ. Thành công của người thầy được đo lường từ thành công qua các thế hệ học trò của họ. Ngày nay, người giáo viên tham gia vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo- một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần phát triển xã hội. Sự chuyên nghiệp về chuyên môn và phẩm chất đạo đức cũng như tư tưởng chính trị của người giáo viên là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục- đào tạo. Vì

vậy, càng phải khẳng định rằng người giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng, tác động đến toàn bộ quá trình giáo dục.

Cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, người giáo viên vẫn là biểu tượng của những chuẩn mực đạo đức, được xã hội trân trọng và tin cậy. Sự tận tâm, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp là những yếu tố cơ bản, đầu tiên, cần phải có ở mỗi giáo viên. Hình ảnh của người giáo viên không chỉ dừng lại ở tinh thần trách nhiệm mà cần có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề, phải có những trăn trở về nghề.

Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ giáo viên với sự nghiệp giáo dục, các cấp, các ban ngành, đoàn thể, nhân dân và đặc biệt là ngành giáo dục và đào tạo đã quan tâm, chăm lo tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của các giáo viên. Đồng thời, ngành giáo dục và đào tạo cũng thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

Là một trong những huyện tương đối phát triển, sự nghiệp giáo dục rất được quan tâm, chú trọng. Đội ngũ giáo viên cũng có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, trước năm 1997 do ảnh hưởng của chiến tranh cũng như nền kinh tế, đời sống của giáo viên vô cùng khó khăn. Thậm chí, đã có những giáo viên phải bỏ nghề, chuyển nghề làm việc khác, dẫn tới số lượng giáo viên và chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng trầm trọng.

Bảng 2.3. Sự phát triển số lượng giáo viên THCS giai đoạn (1997- 2017)


Năm học

Số lớp

Số giáo viên

1997- 1998

358

547

1998- 1999

356

552

1999- 2000

351

553

2000- 2001

361

563

2001- 2002

356

593

2002- 2003

358

608

2003- 2004

351

607

2004- 2005

351

603

2005- 2006

356

602

2006- 2007

351

599

2007- 2008

283

560

2008- 2009

283

565

2009- 2010

279

558

2010- 2011

283

562

2011- 2012

283

550

2012- 2013

279

553

2013- 2014

279

547

2014- 2015

283

555

2015- 2016

279

573

2016- 2017

283

603

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017 - 8

Nguồn:[ Phòng Giáo dục - Đào tạo Quế Võ cung cấp]

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, số lượng giáo viên THCS qua các năm cũng có nhiều sự thay đổi, nhưng do đời sống không được đảm bảo làm cho chất lượng giáo dục giảm sút nghiêm trọng.

Vì vậy, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, Phòng Giáo dục và Đào tạo hàng năm đều yêu cầu các giáo viên tham gia đầy đủ các

khóa tập huấn do Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên cốt cán bộ môn, làm lực lượng nòng cốt thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thống nhất các loại hồ sơ, sổ sách giáo viên và tài liệu học tập của học sinh theo hướng dẫn của Sở. Thực hiện Nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, Lý luận gắn với thực tiễn, Nhà trường gắn với xã hội”. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới gắn với định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Đồng thời, phòng Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên số 2 của tỉnh liên kết mở các khóa đào tạo vừa làm, vừa học cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, ngành giáo dục còn tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Mỗi năm tổ chức một lần, kỳ thi chặt chẽ, nghiêm túc để có thể tuyển chọn được những người giáo viên giỏi, và thông qua kỳ thi nâng cao năng lực của giáo viên. Bình quân mỗi năm sẽ có khoảng 80-90 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.

Trong những năm gần đây, Phòng GD&ĐT Quế Võ đã xây dựng các văn bản chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc, đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các môn học bằng nhiều hình thức và biện pháp cụ thể. Thông qua sinh hoạt chuyên đề, nhất là ở các cụm trường và tại các nhà trường, đổi mới kiểm tra đánh giá theo năng lực học sinh; Thực hiện tốt dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh, dựa trên chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng và thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Chương trình giáo dục THCS. Chú trọng đầu tư, thiết kế những bài giảng, giáo án khoa học, có sự sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; Xây dựng hệ thống câu hỏi lôgic, khoa học, hợp lý, trọng tâm, phù hợp với đối tượng học sinh qua đó tạo được hứng thú cho học

sinh; tránh nặng nề về kiến thức, nhất là những bài khó, bài dài và những đơn vị kiến thức mới.

Thực hiện theo sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT, hầu hết các đơn vị đều đã tổ chức cho giáo viên, tổ chuyên môn xây dựng chương trình và báo cáo sở GD&ĐT theo sự chỉ đạo của ngành, đánh giá chung việc xây dựng chương trình của các nhà trường đã được xây dựng theo sự chỉ đạo, song trong xây dựng chương trình giáo viên chưa mạnh dạn, thiếu tự tin. Tuy nhiên, cán bộ quản lý chưa đầu tư sát sao nên việc thực hiện vẫn còn phần lớn theo lối cũ, công tác bổ sung, điều chỉnh còn ít, nên hạn chế việc đổi mới phương pháp giảng dạy, hiệu quả giảng dạy còn thấp, chất lượng còn tồn tại số học sinh xếp loại văn hoá yếu, kém còn nhiều. 100% các đơn vị đã triển khai tổ chức, quản lý các hoạt động chuyên môn qua diễn đàn “Trường học kết nối”, tổng số tài khoản được cấp cho giáo viên là 436 tài khoản.

Để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội ngày nay, phòng GD&ĐT cũng đã yêu cầu 100% giáo viên phải có đầy đủ các chứng chỉ Tin học, Tiếng Anh. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên đã được thường xuyên hơn, bài giảng hấp dẫn học sinh hơn và chất lượng giáo dục cũng được cải thiện rõ rệt.

Nhờ sự quan tâm của Bộ GD&ĐT, các cấp, các ban ngành đoàn thể, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên THCS trong huyện không ngừng được tăng lên. Tính đến năm 2017, tỷ lệ chuẩn hóa giáo viên bậc THCS lên tới 100%. Tỷ lệ giáo viên THCS có bằng đại học lên tới 90%.

Công tác chăm lo cho đời sống của giáo viên cũng đặc biệt được quan tâm. Không chỉ sâu sát trong hoạt động công tác chuyên môn, Công đoàn cơ sở khối trường học huyện Quế Võ còn thường xuyên phối hợp với Ban Giám hiệu các nhà trường tổ chức các hoạt động thi đua, các hoạt động ngoại khóa văn nghệ, thể dục thể thao… Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công

đoàn, phát huy tính tự chủ của công đoàn cơ sở, phối hợp hoạt động công đoàn với các hoạt động chuyên môn của ngành đồng bộ, nhịp nhàng. Vì vậy hoạt động Công đoàn cơ sở đã có sự cân đối hơn giữa nhiệm vụ với các điều kiện thực hiện, tổ chức nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong các nhà trường. Phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” được quan tâm, hoạt động nữ công có nhiều đổi mới, nhiều cán bộ, giáo viên nữ đã có những đóng góp tích cực cho phong trào, xứng đáng với danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Hầu hết họ đều cố gắng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, có ý thức vươn lên trong công việc. Nhiều cán bộ, giáo viên nữ đã trở thành chiến sĩ thi đua cơ sở, những cán bộ quản lý năng động, những giáo viên giỏi, những nhân tố tích cực của ngành.

Trong 20 năm tái lập tỉnh (1997- 2017), quán triệt chủ trương của Đảng, của Nhà nước về giáo dục- đào tạo, đặc biệt là đội ngũ giáo viên- nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục Quế Võ đã không ngừng xây dựng và hoàn chỉnh các phương án sử dụng đội ngũ giáo viên từ khâu đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, cho đến chính sách ưu tiên đãi ngộ, tiền lương. Ngoài ra, với mục tiêu tuyển dụng được đội ngũ công chức, viên chức có chất lượng cao, trong đó có đội ngũ giáo viên, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành quyết định 33/2012/QĐ-UBND về việc quy định chế độ, chính sách dào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quế Võ đã sớm tích cực chủ động liên kết với Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Việc làm này đã góp phần nâng cao trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các bậc học, cấp học nói chung và bậc học THCS nói riêng.

Đội ngũ giáo viên huyện Quế Võ hiện tại có nhiều thế mạnh, trong đó thế mạnh lớn nhất là số lượng giáo viên trẻ dưới 40 tuổi chiếm đa số (80 %). Họ là

lực lượng trẻ, khoẻ, năng động, sáng tạo, ham tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức chuyên ngành cũng như các vấn đề xã hội. Đồng thời cũng là đội ngũ đủ độ chín về chuyên môn, có khả năng thích ứng và tiếp cận những cái mới, là lực lượng nòng cốt góp phần quyết định việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Bên cạnh số giáo viên trẻ, khỏe, năng động, số lượng giáo viên có độ tuổi từ 40 - 60 chiếm tỷ lệ 20%. Đây là những giáo viên có thâm niên trong công tác và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Nhưng lực lượng giáo viên này lại có những hạn chế trong việc tiếp thu kiến thức và phương pháp giảng dạy mới, đặc biệt là trong việc đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, ứng dụng công nghệ thông tin như hiện nay. Mặc dù vậy, cũng phải nói rằng ngay chính trong đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ vẫn chưa thực sự tích cực trong việc khai thức, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Vì vậy, cần phải khắc những hạn chế trên để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như giáo dục trong nhà trường.

Trong những năm gần đây, chất lượng của đội ngũ giáo viên cần phải được quan tâm hơn. Bởi qua nhiều năm, kiến thức cũ không được sử dụng dần bị lãng quên, trong khi đó, kiến thức mới ngày nay thì chưa được cập nhật kịp thời, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục. Thêm vào đó, do sự phát triển của xã hội ngày nay, đời sống của nhiều bộ phận giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ còn gặp nhiều khó khăn: tiền lương thấp, các giáo viên phải làm thêm nghề để trang trải cuộc sống, từ đó không có đủ thời gian để tập trung chuyên môn và giảng dạy, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Hay như việc chưa có chính sách thỏa đáng cho giáo viên dẫn tới giáo viên ngại đi học để nâng cao trình độ. Lương thấp còn là một trong những lý do ngành giáo dục chưa thể thu hút được học sinh giỏi, học sinh xuất sắc của các trường phổ thông đăng ký dự thi vào các trường Sư phạm. Ngoài ra, tỷ lệ giáo viên học tin học còn thấp, không đạt chỉ tiêu. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục, cần có sự quan tâm hơn nữa của các ban ngành, đoàn thể, của phòng giáo dục và đào tạo với đội ngũ cán bộ giáo viên.

2.2.2.3. Số lượng học sinh

Từ năm 1997, kinh tế- xã hội của huyện mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song việc đầu tư cho con em mình đến trường được nhân dân địa phương đặc biệt quan tâm. Trước đây, số lượng học sinh bỏ học giữa chừng chiếm tỷ lệ khoảng 0,8%. Hiện nay, do điều kiện phát triển, tỷ lệ học sinh lưu ban cũng như bỏ học giảm xuống còn khoảng 0,1%. Nguyên nhân chính là do điều kiện cơ sở vật chất các trường THCS trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện, chất lượng giáo dục ở các trường được nâng cao hơn, đã thu hút được sự quan tâm của lãnh đạo, của nhân dân tới công tác giáo dục địa phương.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm trách nhiệm của mình, có sự phối hợp thường xuyên giữa gia đình- nhà trường và xã hội. Bởi vậy, đã đảm bảo được học sinh THCS đến trường đúng độ tuổi.

Bảng 2.4. Sự phát triển số lượng học sinh giai đoạn 1997- 2017


Năm học

Số lớp

Số học sinh

1997- 1998

358

14.990

1998- 1999

356

15.123

1999- 2000

351

15.060

2000- 2001

361

15.315

2001- 2002

356

14.998

2002- 2003

358

14.546

2003- 2004

351

13.964

2004- 2005

351

13.790

2005- 2006

356

12.998

2006- 2007

351

13.650

2007- 2008

283

7864

2008- 2009

283

7945

2009- 2010

279

7690

Số lớp

Số học sinh

2010- 2011

283

8053

2011- 2012

283

8150

2012- 2013

279

8230

2013- 2014

279

7943

2014- 2015

283

8014

2015- 2016

279

7636

2016- 2017

283

8263

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/04/2023