Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017 - 11

lên lớp, sinh hoạt lớp, đồng thời phải có sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Thực hiện tốt việc xây dựng nếp sống văn minh, cuộc vận động “dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong ngành giáo dục, đã có tác dụng tích cực trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh còn được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Điển hình nhất là phong trào thi đua giữa các lớp hàng tuần, thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3, đã góp phần xây dựng ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, cố gắng trong học tập, trong cuộc sống cho mỗi học sinh.

Việc dạy nghề cho học sinh khối 8 cũng được các nhà trường và ngành giáo chú trọng. Tất cả học sinh khối 8 ở các trường THCS đều tự nguyện tham gia lớp học nghề. Các em sẽ được lựa chọn học các nghề phổ thông như: may, điện dân dụng, nấu ăn...

Để học sinh có thể phát triển toàn diện, đầy đủ về “trí, đức, thể, mỹ” thì công tác giáo dục thể chất và giáo dục thẩm mỹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật được đưa vào nội dung SGK theo chương trình mới. Nhờ đó, sức khoẻ của học sinh ngày càng tốt hơn, có thể vừa đảm bảo việc học tập, vừa vui chơi giải trí. Các năng khiếu âm nhạc, hội họa được bộc lộ và ngày càng phát triển. Đây cũng là một trong những điều kiện để học sinh có thể định hướng tương lai của mình.

Mặc dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, vật lực, cơ sở vật chất, nhưng nhìn chung sự nghiệp giáo dục - đào tạo THCS huyện Quế Võ không ngừng tăng lên. Điều đó đã đóng góp một phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, giáo dục THCS huyện Quế Võ đã luôn gắn việc dạy học với thực hành, vận dụng, liên hệ với thực tiễn, để thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bên cạnh việc quan tâm tới chất lượng giáo dục của học sinh, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cũng đặc biệt được chú trọng. Hiện nay, đội ngũ giáo viên THCS huyện Quế Võ ngày càng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ chính trị vững vàng. Tính đến thời điểm năm 2017, toàn huyện có khoảng 50 giáo viên luôn đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trong nhiều năm liên tiếp mà tiêu biểu hơn cả chính là đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyễn Cao, Bằng An, Nhân Hòa, Việt Hùng, Đào Viên, Ngọc Xá. Đây thực sự là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ của huyện Quế Võ học tập và noi theo.

Trong các nhà trường, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cũng luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Với giáo viên và các cán bộ quản lý, phải có tư tưởng chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lí tưởng cách mạng của Đảng, của Nhà nước, và phải luôn là tấm gương sáng cho thế hệ học sinh mai sau.

Với mục tiêu “Giáo dục - Đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, trong giai đoạn từ năm 1997- 2017, với sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ giáo viên và học sinh các trường THCS, sự nghiệp giáo dục của huyện không ngừng phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng đạt kết quả cao. Các thế hệ học sinh của huyện Quế Võ không những được đào tạo, rèn luyện để trở thành những con người có tài, mà còn phải có cả đức. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[60]. Vì vậy theo Bác “Có tài mà không có đức ví như một anh là kinh tế tài chính giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người”[60]. Thực hiện theo tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong 20 năm qua, ngành giáo dục và đào tạo huyện Quế Võ đã hướng tới mục tiêu đào tạo những thế hệ

học sinh luôn phải tiên phong trong học tập, trong tu dưỡng, rèn luyện đức tài, nhằm ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn nữa, để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình một cách vững tin nhất, hiệu quả nhất, từ đó mà có ý thức cao về vị trí, nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với xã hội, đối với sự nghiệp cách mạng, đối với con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

3.2. Những tồn tại cần khắc phục

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Bên cạnh những thành tích mà ngành giáo dục của huyện Quế Võ đã đạt được trong 20 năm qua, thì vẫn còn những tồn tại, những mặt hạn chế cần khắc phục.

Về cơ sở vật chất: Tuy đã có sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo huyện, song công tác tăng cường và sử dụng cơ sở vật chất còn chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao. Một số trường vẫn còn thiếu phòng học chức năng, phòng bộ môn, phòng thiết bị đồ dùng dạy học, bàn ghế còn cũ hay như sân chơi, bãi tập chưa đúng quy cách. Đồng thời, việc khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học, thư viện, phòng máy vi tính ở một số trường còn chưa thường xuyên, hiệu quả thấp. Những điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hứng thú học tập rồi tới chất lượng học tập của học sinh. Ngoài ra, việc thiết kế xây dựng trường học còn thiếu quy hoạch, thiếu tính đồng bộ, dẫn đến tình trạng lãng phí của công. Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cơ sở vật chất mặc dù đã được quan tâm kịp thời, song kết quả còn chưa cao.

Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017 - 11

Về chất lượng giáo dục: Mặc dù trong những năm qua, chất lượng giáo dục đã được nâng lên, nhưng nhìn chung, chất lượng giáo dục giữa các xã vẫn chưa đồng đều. Chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học, giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh chưa cao. Công tác phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh ở một số trường vẫn chưa đạt kết quả cao. Chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh vẫn còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được với sự đầu tư và sự kỳ vọng của nhân dân. Nguyên nhân là do học sinh còn học tập một cách thụ động, thiếu đóng góp cho bài học của giáo viên. Tuy nhiên, cũng không thể không nhắc tới

trách nhiệm của người giáo viên. Mặc dù, chất lượng và lực lượng của đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao nhưng phương pháp giảng dạy của các thầy cô vẫn mang tính thuyết giảng, làm cho học sinh chỉ tiếp thu được một cách thụ động, dạy 1 biết 1, không có hướng cho học sinh tự mày mò, tìm hiểu được.

Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: Công tác quản lý của ngành còn nhiều bất cập, kỷ luật trường học còn chưa nghiêm, công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho giáo viên, học sinh chưa được quan tâm đúng mức,vẫn còn giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, học sinh vi phạm nội quy của nhà trường, địa phương.

Ngoài ra, trong công tác bổ nhiệm, chọn lựa các cán bộ quản lý vẫn chưa thực sự công minh bởi trình độ, năng lực của một số cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục đặt ra. Vì vậy, các Sở, Ban, Ngành cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm chọn lựa, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý khối trường THCS một cách đồng bộ, thống nhất, có chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và chất lượng giáo dục THCS huyện Quế Võ.

Với giáo viên, việc bố trí đội ngũ giáo viên còn bất cập, vẫn còn tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, chưa đồng bộ về cơ cấu. Thêm vào đó, mặc dù đa số giáo viên đều đạt bằng cấp chuẩn và trên chuẩn nhưng thực tế kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên trẻ còn ít, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế, còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục chung của toàn huyện.

Một số mặt yếu kém khác như việc triển khai nhiệm vụ trọng tâm nổi trội ở một số đơn vị hiệu quả còn chưa cao. Việc xây dựng môn học theo hướng tự chủ về chương trình ở nhiều đơn vị chưa được giáo viên chú trọng, điều chỉnh theo hướng tinh giản. Công tác đổi mới phương pháp dạy và học ở một số trường còn chậm, thiếu linh hoạt, chưa sáng tạo. Diễn đàn “Trường học kết nối”, website của các nhà trường chưa được cán bộ quản lý và giáo viên khai thác tích cực,

thường xuyên. Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở một số cụm chất lượng vẫn chưa cao, tổ chức rút kinh nghiệm, thảo luận chưa có chiều sâu.

3.3. Bài học kinh nghiệm

Trong 20 năm qua (1997- 2017), được sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, địa phương, cùng với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh, ngành giáo dục và đào tạo huyện Quế Võ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đưa giáo dục huyện Quế Võ phát triển để có thể đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Mặc dù vậy, ngành giáo dục của huyện vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải khắc phục. Từ những thành tựu và hạn chế nêu trên, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Một là, cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân quan tâm, chăm lo đầu tư phát triển giáo dục, thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong những năm qua, huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về phát triển giáo dục, về đào tạo bồi dưỡng thu hút nhân tài, về hỗ trợ các địa phương xây dựng kiên cố hóa trường học, phổ cập giáo dục, về đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên... đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển giáo dục toàn diện.

Hai là, quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THCS, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn.

Ba là, tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, kiên cố hóa. Nâng cao đầu tư ngân sách cho Giáo dục và Đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm.

Bốn là, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Huy động sức mạnh của toàn dân vào sự nghiệp phát triển giáo dục. Xã hội hóa giáo dục đã góp phần đa dạng hóa các loại hình đào tạo, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất trong phong trào chuẩn hóa, kiên cố hóa cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Từ phong trào xã hội hóa đã xây dựng được môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.

Năm là, gắn việc phát huy truyền thống hiếu học của quê hương với việc thực hiện các mục tiêu dân trí, nhân lực, nhân tài.

Trong những năm qua, các hoạt động tiêu biểu của ngành giáo dục và đào tạo huyện Quế Võ là đổi mới phương pháp dạy học, đào tạo giáo viên trên chuẩn, cải cách hành chính, chấn chính kỷ cương trường học, đổi mới cảnh quan sư phạm... Nhờ đó mà chất lượng giáo dục của huyện đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Chất lượng đại trà luôn ở mức cao, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS vào các trường nghề, trường phổ thông cũng tăng lên. Các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, ngày càng được trang bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH- HĐH và chủ động hội nhập quốc tế.

Đây là những bài học chủ yếu mà ngành giáo dục và đào tạo huyện Quế Võ đã rút ra được trên con đường phát triển giáo dục của mình nhằm đáp lại niềm tin của Đảng bộ và nhân dân Quế Võ.

Tiểu kết chương 3

Trong 20 năm qua (1997- 2017), giáo dục THCS huyện Quế Võ đã có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, mở rộng, đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện hơn, khang trang hơn, đảm bảo cảnh quan sư phạm trường học xanh, sạch, đẹp. Chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn cũng như chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục ngày càng cao nhằm tạo tiền đề cho công tác bồi dưỡng nhân tài.

Công tác xã hội hóa giáo dục được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong huyện quan tâm, có hiệu quả, phát huy được các nguồn lực xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục toàn huyện.

Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn và nhiều hạn chế bất cập, nhưng nhìn chung, giáo dục THCS huyện Quế Võ đã không ngừng được nâng cao để đáp ứng với yêu cầu phát triển của kinh tế- xã hội ngày nay, với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

KẾT LUẬN


Quế Võ là một vùng đất giàu truyền thống. Nơi đây là quê hương của bao thế hệ con người cần cù trong lao động, sáng tạo trong sản xuất, kiên cường trong đấu tranh. Mà tiêu biểu, nổi bật chính là truyền thống hiếu học. Đây là một trong những huyện cung cấp đội ngũ nhân tài đông và quan trọng cho đất nước. Và huyện Quế Võ cũng rất tự hào khi đã sinh ra và nuôi dưỡng những bậc hiền tài Quốc gia.

Trong hơn 70 năm qua, cùng với dân tộc Việt Nam nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngành giáo dục và đào tạo huyện Quế Võ đã viết tiếp những trang sử vàng về truyền thống hiếu học vẻ vang lâu đời của mình.

Từ quá trình nghiên cứu tình hình giáo dục của huyện cũng như những thành tích và đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội chung của huyện, ta có thể rút ra được một số kết luận sau:

1. Quế Võ là một huyện nằm ở phía đông tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù giai đoạn mới tái lập tỉnh, điều kiện kinh tế- xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, song nhờ sự cố gắng, vươn lên không ngừng của các tập thể, cán bộ, cá nhân, kinh tế- xã hội của huyện đã có nhiều chuyển biến. Đây chính là điều kiện quan trọng đưa ngành giáo dục của huyện phát triển không ngừng.

Trước đây, học sinh phải học tập trong điều kiện thiếu cơ sở vật chất trầm trọng, đội ngũ cán bộ quản lý vào giáo viên với trình độ còn hạn chế. Từ tháng 12/1996, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, với việc xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là khâu đột phá trong bước đổi mới, trong những năm gần đây, Đảng bộ, HĐND, UBND huyện đã đặc biệt quan tâm tới ngành giáo dục, coi giáo dục là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế- xã hội nhằm đưa ngành giáo dục của huyện ngày càng phát triển hơn nữa. Với cách làm như hiện nay, tôi tin tưởng rằng sự nghiệp giáo dục THCS của huyện sẽ không ngừng phát triển hơn nữa, để trở thành một trong những huyện phát triển nhất tỉnh trên lĩnh vực

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 05/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí