Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 1997- 2017

kiên cố hóa từ 20% năm 1996 lên 62% năm 2000. Và 22/24 xã, thị trấn có nhà cao tầng.

Năm 1996- 1997 chưa có trường chuẩn Quốc gia, đến năm 2000 đã có 4 trường đạt chuẩn Quốc gia.

Tiếp đó, trên tinh thần của Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, coi giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH

- HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trường kinh tế nhanh và bền vững; phát triển giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng để đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Ngày 22/12/2003, Ban Thường vụ tỉnh ủy Bắc Ninh đã ra chỉ thị số 16-CT/TU về “đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo”, làm cho chất lượng giáo dục

- đào tạo không ngừng tăng lên.

Đặc biệt trong những năm gần đây, thực hiện chủ đề “Đổi mới Phương pháp dạy học và cảnh quan sư phạm trường học”; Toàn ngành tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 26/6/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quế Võ về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đi vào chiều sâu, hiệu quả và có sức lan tỏa; đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua thành các hoạt động thường xuyên của ngành; thực hiện những giải pháp đột phá và đồng bộ nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng giáo dục. Tiếp đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện phê duyệt; chương trình kiên cố hóa trường lớp học, cải tạo cảnh quan sư phạm, xây dựng trường chuẩn quốc gia;

phổ cập giáo dục; tăng cường đầu tư kinh phí nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên; mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học đồng bộ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa cho các trường THCS giai đoạn 2013 - 2017. Tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá; ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học và cải cách thủ tục hành chính. Tăng cường giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, giáo viên và học sinh; tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Sang tới năm 2015- 2016, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quế Võ lần thứ XVIII; Nghị quyết số 12 của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, chương trình hành động của Huyện ủy Quế Võ về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Năm học được xác định với chủ đề “Đổi mới phương pháp dạy học và cải cách hành chính”, ngành GD&ĐT Quế Võ tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt” nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lí giáo dục; cải cách hành chính, thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện chất lượng giáo dục.

Đến năm 2017, toàn ngành tiếp tục thực hiện Nghị quyết, chủ trương của tỉnh, của huyện, đồng thời thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020”, Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 27/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Bắc Ninh. Phối hợp với Công đoàn ngành tổ chức các Hội thi “Cô giáo tài năng, duyên dáng” ngành GD&ĐT lần thứ 2; triển khai các cuộc vận động quyên góp hỗ trợ giáo dục

miền núi, vùng sâu, vùng xa; đồng bào miền trung bị thiên tai, lũ lụt; giáo viên có hoàn cảnh khó khăn.

Như vậy, để thực hiện chủ trương chiến lược phát triển giáo dục của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng bộ, HĐND, UBND, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quế Võ đã đề ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy giáo dục phát triển, trong đó tập trung chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và một số công tác giáo dục khác như: phổ cập giáo dục, công tác xã hội hóa giáo dục....

2.2. Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997- 2017

2.2.1. Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất trường học

Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất trường học là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “… Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường, phấn đấu đến năm 2010 phần lớn các trường phổ thông có đủ điều kiện cho học sinh học tập và hoạt động cả ngày tại nhà trường”.

Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở vật chất đối với sự nghiệp giáo dục, lãnh đạo của huyện cũng như của ngành đã thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học. Tính đến năm 2000, toàn huyện đã có 4 trường đạt Chuẩn Quốc gia. Nhưng nhìn chung, thời gian này do mới tái lập tỉnh, cơ sở vật chất trường học vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.

Bước sang thế kỉ XXI, thực hiện nghiêm túc chỉ thị của tỉnh ủy, ngày 6/3/2001, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch số 04-KH/HU về triển khai thực hiện chỉ thị 16 của tỉnh ủy. Huyện ủy nhận định “Sau gần 4 năm thực hiện NQTW2 (khóa VIII) và Nghị quyết số 03-NQ/TU của BCH đảng bộ tỉnh, sự nghiệp giáo dục- đào tạo của huyện có nhiều tiến bộ và đạt được những kết quả

tích cực”... “Tuy nhiên, quy mô giáo dục phát triển không đều, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới...”. Từ nhận định trên, huyện ủy đã đề ra yêu cầu “Quán triệt Chỉ thị 16-CT/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy đến toàn thể đảng viên trong đảng bộ, đến cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên ngành giáo dục- đào tạo. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi người về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục”.

Ngày 15/6/2002, UBND huyện xây dựng đề án “Tăng cường cơ sở vật chất trường học và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2002- 2005”. Dưới sự quan tâm, chỉ đạo sáng suốt của huyện ủy, UBND và phòng Giáo dục- Đào tạo, trong 3 năm 2001- 2003 chất lượng giáo dục THCS của huyện đã nâng lên. Trước tiên là việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, tập trung quy hoạch cấp đủ đất cho các trường chưa đủ diện tích, tách trường THCS và tiểu học, đẩy mạnh phong trào kiên cố hóa và xây dựng cảnh quan trường học, tăng cường trang thiết bị dạy học.

Tính đến tháng 9/2003, toàn huyện đã có 45/50 trường Tiểu học và THCS được cấp đủ đất, đưa và sử dụng mới 165 phòng học kiên cố, nâng tỷ lệ phòng học kiên cố ở cấp phổ thông lên tới 80%. Ước tỉnh tổng kinh phí huy động để tăng cường cơ sở vật chất trường học chỉ tính riêng năm 2002- 2003 là 11.140.000.000.

Ở giai đoạn đầu, khi mới tái lập tỉnh, huyện Quế Võ có 23 xã, 1 thị trấn và đã đảm bảo được mỗi xã có 1 trường THCS, bởi vậy số trường học ban đầu là 25 trường. Đến ngày 9 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh. Theo đó, từ ngày 25 tháng 4 năm 2007, toàn bộ dân số và diện tích các xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn, trực thuộc thành phố Bắc Ninh. Và từ năm 2007 trở đi, số trường THCS Quế Võ chỉ còn 22 trường.

Bảng 2.1. Số trường, lớp giáo dục THCS huyện Quế Võ (1997- 2017)


Năm học

Số trường

Số lớp

1997- 1998

25

358

1998- 1999

25

356

1999- 2000

25

351

2000- 2001

25

361

2001- 2002

25

356

2002- 2003

25

358

2003- 2004

25

351

2004- 2005

25

351

2005- 2006

25

356

2006- 2007

25

351

2007- 2008

22

283

2008- 2009

22

283

2009- 2010

22

279

2010- 2011

22

283

2011- 2012

22

283

2012- 2013

22

279

2013- 2014

22

279

2014- 2015

22

283

2015- 2016

22

279

2016- 2017

22

283

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017 - 7

Nguồn: [Phòng Giáo dục - Đào tạo Quế Võ cung cấp]

Các nguồn đầu tư kinh phí cho giáo dục là một điều kiện quan trọng bao trùm các hoạt động giáo dục, bao gồm kinh phí do nhà nước và nhân dân đóng góp.

Thông qua bảng số liệu, lãnh đạo huyện rất quan tâm tới việc xây dựng hệ thống mạng lưới trường lớp, góp phần đẩy nhanh tiến độ tăng cường cơ sở vật chất trường học, đáp ứng sự phát triển của quy mô giáo dục, làm cho giáo dục

phát triển vững chắc cả về số lượng và chất lượng các ngành học, bậc học, các địa bàn.

Cơ sở vật chất trường học ngày càng được tăng cường, đảm bảo các trường có đủ số lớp học, các phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học, thư viện, nhà vệ sinh.... phục vụ nhu cầu dạy và học trong trường.

“Tính đến năm 2017, toàn huyện có tổng số 346 phòng (trong đó phòng học văn hoá 279; phòng học bộ môn 67); Số trường có nhà đa năng: 07 đơn vị; số đơn vị có nhà hiệu bộ riêng: 21/22= 95,5%; có hơn 700 máy tính, hầu hết đều đã được kết nối Internet phục vụ cho việc học tập, giảng dạy cũng như quản lý chỉ đạo chung; 100% đơn vị nhà trường có công trình hợp vệ sinh; thiết bị dạy học tiếp tục được tăng cường; trang bị thêm 34 máy vi tính, phòng ngoại ngữ 01 máy tính xách tay, 01 máy chiếu cho một số đơn vị nhà trường”.[37]

Song song với việc xây dựng mạng lưới trường lớp là phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng xác định: Xây dựng trường học, xây dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, chuẩn hóa. Từ năm học 1996- 1997, Bộ GD&ĐT bắt đầu có các văn bản chỉ đạo về xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Tiêu biểu ở huyện Quế Võ có trường THCS Nhân Hòa. Đây là trường đầu tiên khối THCS của tỉnh đạt chuẩn Quốc gia. Từ đó, các trường THCS trong huyện luôn phấn đấu vươn tới mục tiêu chuẩn Quốc gia. Đến năm 2017, toàn huyện đã có 18/22 trường đạt chuẩn, chiếm 81,8%.

Phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia đã tạo ra sự thay đổi quan trọng trong nhận thức của các cấp ủy, nhân dân về GD&ĐT, cải thiện căn bản cơ sở vật chất, môi trường giáo dục, đem đến diện mạo mới cho trường học, tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng cho chuẩn hóa giáo dục.

Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học vẫn còn nhiều hạn chế: thiếu các phòng học bộ môn hoặc nếu có thì việc sử dụng cũng chưa hợp lý, hệ thống thư viện đạt chuẩn chưa nhiều, hệ thống các công trình vệ sinh

ít được quan tâm, hệ thống sân chơi, bãi tập nhiều trường còn thiếu hoặc quá chật hẹp...

Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học đang được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Trong đó nổi bật là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bởi vậy, trong những năm tiếp theo, lãnh đạo huyên, ban ngành, đoàn thể sẽ tăng cường đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, đảm bảo nhu cầu học tập cho học sinh.

2.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh

2.2.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý

Cùng với sự phát triển chung của ngành giáo dục và đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở huyện Quế Võ cũng đã có sự chuyển biến đáng kể, chất lượng cũng như năng lực quản lý giáo dục ngày càng được nâng cao, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành.

Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, vững vàng về lập trường tư tưởng, có nghiệp vụ quản lý và đặc biệt có kinh nghiệm lâu năm trong công tác chuyên môn, giảng dạy. Đa số họ là Bí thư, phó Bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn các nhà trường. Ngoài ra, họ còn là những người đi đầu trong các phong trào thi đua, cũng như tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là chủ trương của Đảng bộ huyện Quế Võ đối với ngành giáo dục. Đây là điều kiện thuận lợi cho bộ máy lãnh đạo của các nhà trường có thể quản lý tốt công việc của nhà trường cũng như của ngành giao phó.

Bảng 2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý THCS (1997- 2017)


Năm học



Trình độ đào tạo

Xếp loại hàng năm

TS

trường

TS CBQL


ĐH


Chưa đạt

chuẩn


Tốt


Khá

Đạt

yêu cầu

Chưa

đạt yêu cầu

1997- 1998

25

57

30

27

0

50

2

5

0

1998- 1999

25

57

35

22

0

50

3

4

0

1999- 2000

25

57

37

20

0

50

7

0

0

2000- 2001

25

58

40

18

0

48

10

0

0

2001- 2002

25

58

40

18

0

47

11

0

0

2002- 2003

25

58

42

16

0

43

12

3

0

2003- 2004

25

58

45

13

0

49

9

0

0

2004- 2005

25

56

47

9

0

50

6

0

0

2005- 2006

25

56

47

9

0

53

3

0

0

2006- 2007

25

54

50

4

0

49

3

2

0

2007- 2008

22

48

48

0

0

45

3

0

0

2008- 2009

22

48

48

0

0

47

1

0

0

2009- 2010

22

48

48

0

0

48

0

0

0

2010- 2011

22

52

52

0

0

48

3

1

0

2011- 2012

22

52

52

0

0

48

4

0

0

2012- 2013

22

52

52

0

0

50

2

0

0

2013- 2014

22

52

52

0

0

52

0

0

0

2014- 2015

22

52

52

0

0

52

0

0

0

2015- 2016

22

48

48

0

0

48

0

0

0

2016- 2017

22

48

48

0

0

48

0

0

1


Nguồn: [Phòng Giáo dục - Đào tạo Quế Võ cung cấp] Nhìn vào bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhận thấy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ quản lý nhà trường không ngừng được nâng cao. Cuối

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 05/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí