lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,7%, tổng giá trị sản xuất đạt 35.411 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 44,2 triệu đồng” [61].
Phát huy lợi thế về hạ tầng giao thông, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên đất đai, khoáng sản, Quế Võ được tỉnh Bắc Ninh xác định vai trò quan trọng và ưu tiên thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nên có bước tăng trưởng cao. Các hoạt động thương mại dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân mà còn đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Quế Võ cũng có nhiều thành công trong việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Tuy có tốc độ tăng trưởng chậm hơn các ngành, lĩnh vực khác song nền tảng sản xuất nông nghiệp vẫn có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là những chuyển biến trong việc đổi mới giống, cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao, gắn với nhu cầu thị trường. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được thực hiện có hiệu quả. Năm 2014 xã Phượng Mao đạt tiêu chí “Nông thôn mới”, bình quân mỗi xã đạt 14,75 tiêu chí, cao hơn so với bình quân chung của tỉnh.
Trong những năm tới, Quế Võ đặt ra mục tiêu tổng thể đến năm 2019, thị trấn Phố Mới trở thành Đô thị loại IV, huyện Quế Võ trở thành thị xã trước năm 2025. Cùng với đó, huyện đã đặt ra mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2015-2020: “Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,5-10,5%; đến năm 2020: tỷ trọng Công nghiệp và Xây dựng chiếm 50,7%; Dịch vụ chiếm 36,1% và Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 13,2%. Giá trị trên 1 ha canh tác đạt 120-140 triệu đồng/năm; GRDP bình quân đầu người đạt từ 3.035-3.230 USD; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%. 100% số trường học đạt chuẩn quốc gia; có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới; hàng năm giải quyết việc làm mới 2.700-3.200 lao động” [61].
Mặc dù trong những năm gần đây, các ngành kinh tế Công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ đang từng bước phát triển, song cần phải nhấn mạnh sản xuất Nông
nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo và có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành phong tục tập quán của cư dân Quế Võ.
Phong cách ứng xử, phong tục tập quán, tính cố kết cộng đồng đều được hình thành trong quá trình phát triển đất nước. Tuy vậy, văn hóa của người dân Quế Võ cũng có những điểm khác biệt so với các địa phương khác bởi cảnh quan địa lý hay quan niệm về nhân sinh. Điều này cho thấy sự phong phú, đa dạng trong đời sống sinh hoạt của nhân dân địa phương.
Đối với hôn nhân, phong tục tập quán của Quế Võ hầu như không có nhiều khác biệt với quan niệm chung của người Việt. Việc kết hôn phải trải qua các bước: mai mối, nạp thái, vấn danh, nạp cát- thỉnh kỳ, nạp tệ, cheo cưới, thân nghinh, nhị hỉ. Khi gia đình nào có việc mừng như vậy, họ thường nhận được sự giúp đỡ về gạo, tiền của anh em, bạn bè, xóm giềng.
Việc tang ma có phần phức tạp, có thể tổ chức theo hai nghi thức đại lệ, trung lệ và tiểu lệ. Nếu tổ chức theo nghi thức đại lệ được quan viên, hàng giáp, con cháu, bạn bè đến tế và cả làng đi đưa. Theo nghi thức trung lệ chỉ có hàng giáp đi đưa và đến tế, không có nghi thức tam kỳ lộ. Những gia đình nghèo theo nghi thức tiểu lệ giản đơn, ít tốn kém.
Nét văn hóa đặc trưng của người Quế Võ còn được thể hiện trong việc làm nhà. Đây được coi là chuyện hệ trọng trong cuộc đời mỗi con người, do vậy công việc này cũng có nhiều nghi thức phức tạp. Khi làm gia chủ phải qua lễ động thổ, lễ phạt mộc, lễ in tảng, lễ cất nóc, lễ động sàng, lễ an cư... Nhà cũng có nhiều loại, nhà giàu thì làm nhà đại khoa kết cấu bằng gỗ tốt được chạm khắc công phu. Những người trung lưu có thể làm nhà kết cấu bằng tre ngâm, kiểu kèo tư ốp tám, đóng đố bổ ngạch. Những người nghèo làm nhà tranh tre, nứa lá để che nắng, che mưa.
Hội hè cũng là một nét đặc trưng của từng địa phương, nhưng nhìn chung có hai loại hội: hội làng và hội chùa. Tiêu biểu là: hội chen Nga Hoàng, hội Mộ
Đạo (đền Đậu), hội rước lợn ông voi ở Cựu Tự, hội thi đốt đuốc ở làng Nác, hội múa rối nước. Ngoài các hội kể trên, trong huyện còn có nhiều hội chùa: chùa Dạm, chùa Hàm Long...
Trong lĩnh vực tôn giáo, Phật giáo được chú ý nhiều nhất có mặt ở Quế Võ từ thời Bắc thuộc, sau này dần hòa nhập với tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo khác. Nho giáo cũng sớm có mặt ở Quế Võ. Bằng chứng tiêu biểu nhất là Nhà thờ họ Nguyễn ở Kim Đôi, là một chứng tích về truyền thống khoa cử ở nơi đây. Từ dòng chữ khoa bảng môn, các hoành phi trong nhà thờ đã nói lên điều đó.
Ngoài ra, Quế Võ còn có một kho tàng văn học dân gian, gắn bó với con người, tên đất, tên làng, nghề nghiệp, sự kiện ở địa phương. Trước hết phải kể đến lối nói khoa trương tồn tại ở một số xã của Quế Võ: nói khoác Đồng Sài, Trúc Ổ tổ nói khoác:
“Nói khoác một tấc lên trời Đã từng nổi tiếng một thời quê ta
Bốn phương múa lưỡi nói ra Ai mà nghe kể ắt là hồn bay”.
Hay như những câu ca dao nói về quê hương:
“Ai về thăm đất quê em
Mà lên núi Dạm xem tiên đánh cờ”.
Thêm vào đó, còn có nhiều truyền thuyết về thời Hùng Vương, An Dương Vương và Bắc thuộc; về các danh nhân; hay những sự tích như: “Cứu trâu chết sống lại” (thôn Đồng Pheo), “Lấy vợ ma” (Hữu Bằng), “Truyền thuyết về bà Hồ Thị Trinh- cung phi Lê Cảnh Hưng”...
Như vậy, có thể thấy rằng Quế Võ vừa có đội ngũ tri thức đông đảo, để lại nhiều tác phẩm văn chương có giá trị, lại vừa có một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú, đa dạng, không hòa lẫn với vũng miền nào trên đất nước Việt Nam.
1.2. Khái quát tình hình giáo dục huyện Quế Võ trước năm 1997
1.2.1. Tình hình giáo dục huyện Quế Võ trước cách mạng tháng Tám năm 1945
Quế Võ vốn là vùng đất giàu truyền thống hiếu học. Ngay từ thời phong kiến, thông qua con đường học tập- thi cử, nơi đây đã cung cấp cho nhà nước một đội ngũ nhân tài đông đảo và quan trọng. Khoa cử của Quế Võ thịnh nhất vào thời Hồng Đức. Trong tổng số 25 tiến sĩ của làng Kim Đôi, có tới 13 người đỗ đạt dưới thời Hồng Đức và trong tổng số 61 vị đại khoa, có 23 người giành được học vị cao dưới thời vua Lê Thánh Tông. Ngoài ra, nơi đây còn đào tạo được 13 nhà ngoại giao nổi tiếng, hàng chục Thượng thư, nhiều nhà chính trị, kinh tế, quân sự cho đất nước. Tiêu biểu có: Nguyễn Nhân Bỉ- Thượng thư bộ Binh; Nguyễn Xung Xác- Tả thị lang bộ Lễ, kiêm trưởng Hàn lâm viện, kiêm dạy học ở cục Tú Lâm; Nguyễn Nhân Thiếp- Thượng thư bộ Lại; Nguyễn Nhân Dư- Hiến sát sứ; Nguyễn Nhân Đạc- Hàn lâm viện Kiểm Thảo; Nguyễn Tất Thông- Thừa chính sứ; Nguyễn Dũng Nghĩa- Giám sát Ngự sử....
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược nước ta. Đến năm 1884, chúng hoàn thành công cuộc xâm lược, biến Việt Nam thành thuộc địa của chúng. Nhưng phải đến năm 1897, sau khi bình định được nước ta bằng quân sự, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên đất nước ta.
Đối với giáo dục, chúng chú trọng đào tạo những quan lại có quyền lợi gắn bó với chế độ thực dân. Trong những năm đầu, cách thức tuyển chọn quan lại vẫn theo quy định cũ. Từ tháng 6/1898, chúng đặt ra các kì thi phụ cho các khoa thi hương. Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, người nào đỗ tú tài, cử nhân Hán học phải đỗ cả kỳ thi phụ bằng tiếng Pháp và tiếng Việt. Đến năm 1903, lại quy định người nào đỗ cả hai kì thi chính, phụ mới được chọn dùng.
Đối với nền giáo dục phổ thông, đến tháng 4/1904 có Nghị định thiết lập Chương trình giáo dục Pháp- Việt ở Bắc Kỳ, trong đó tiếng Pháp được ưu tiên sử dụng. Tháng 3/1906, Hội đồng hoàn thiện nền giáo dục bản xứ được thành
lập để nghiên cứu các vấn đề liên quan tới vấn đề cải tổ giáo dục. Tháng 4/1913, Hội đồng quyết định bãi bỏ việc học chữ Hán ở các trường tiểu học Pháp- Việt. Đến tháng 12/1917, để thực hiện mục đích nô dịch văn hóa và thi hành chính sách ngu dân, Toàn quyền Đông Dương ban hành quy chế chung về giáo dục ở Đông Dương. Trong đó có một số điểm quan trọng: Mỗi lãng xã có thể mở ít nhất một trường công bậc tiểu học Pháp- Việt dành cho con trai; Giáo viên trường công đều do Thống sứ Bắc Kỳ bổ dụng theo đề nghị của Đốc học...
Quế Dương và Võ Giàng vốn là vùng quê nghèo, dưới sự cai trị bóc lột của thực dân Pháp, đời sống nhân dân ngày càng khổ cực. Sau gần 30 năm, hai huyện cũng chỉ mở được một số trường tiều học ở hàng xã, hàng tổng. Số người đi học rất ít, chỉ có một số người học qua sơ đẳng tiểu học. Một vài người có điều kiện phải về học ở tỉnh lỵ Bắc Ninh, nơi có trường Kiêm bị được thành lập từ năm 1928.
1.2.2. Tình hình giáo dục huyện Quế Võ từ năm 1945 đến năm 1996
Những chính sách về giáo dục của chính quyền thực dân làm cho nước ta có khoảng 90% dân số bị mù chữ. Bởi vậy, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong những năm 1947- 1949, trọng tâm của lĩnh vực văn hóa giáo dục là tiếp tục xóa nạn mù chữ, mở rộng ngành giáo dục phổ thông.
Các lớp Bình dân học vụ của các đoàn thể quần chúng đã đẩy mạnh việc vận động nhân dân tới lớp, do vậy phong trào xóa nạn mù chữ nhanh chóng đạt kết quả cao. Năm 1949, Tỉnh ủy đề ra chủ trương thanh toán nạn mù chữ. Đến cuối năm, Quế Dương là huyện đầu tiên thanh toán xong nạn mù chữ (từ ngày 19/8/1949) với 40 thôn, 12 xã liên đoàn.
Về giáo dục phổ thông, do dần khắc phục được những khó khăn về trường lớp, phụ cấp cho giáo viên, công tác giáo dục của huyện có những bước phát triển. Trong 3 năm học từ 1947- 1950, nền giáo dục của huyện đã từng bước phát triển, song thực tế chưa dạy áp dụng được 3 nguyên tắc “dân tộc”, “khoa học”, “đại chúng”, chưa thực sự thoát khỏi ảnh hưởng của khoa sư phạm cũ.
Những thành tựu trong giáo dục có ý nghĩa quan trọng với cách mạng nước nhà. Trong huyện, nạn mù chữ được đẩy lùi, nhân dân có điều kiện đến trường, tiếp thu kiến thức và chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần làm nên thắng lợi Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Khi nói về thắng lợi này, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới”. Sđd, 2002, tr. 322
Sau khi đánh đuổi được thực dân Pháp ra khỏi nước ta, Đảng bộ và nhân dân hai huyện Quế Dương, Võ Giàng đã khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng bước vào giai đoạn cách mạng mới- giai đoạn kháng chiến chống Mỹ xâm lược.
Sau nhiều năm bị chiến tranh tàn phá, vốn là vùng đất nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, lại thêm thiên tai, lụt lội, hạn hán làm cho nền kinh tế của hai huyện Quế Dương, Võ Giàng bị giảm sút nghiêm trọng. Các hủ tục lạc hậu, các thói hư tật xấu, nạn thất học và mù chữ phổ biến làm cho phong trào hưởng ứng văn hóa, văn nghệ theo tinh thần Đời sống mới vừa được nhen nhóm từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 bị mờ nhạt.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, các ngành văn hóa xã hội tích cực hoạt động sôi nổi, cùng với đó công tác giáo dục cũng được đẩy mạnh. Các trường phổ thông được lập lại và xây dựng mới ở hầu hết các xã. Phong trào Bình dân học vụ tiếp tục phát triển. Năm 1955, huyện Quế Dương tiến hành đào tạo bồi dưỡng giáo viên Bình dân học vụ cho các làng xã. Ở các địa phương cũng tiến hành điều tra phân loại đối tượng để bố trí lớp học.
Đầu năm 1956, huyện phát động phong trào xóa nạn mù chữ, thành lập Ban vận động diệt dốt, ban phụ lão diệt dốt ở các xã. Mặc dù giai đoạn này, nhân dân phải ra sức khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, song với tinh thần quyết tâm diệt dốt, nhân dân Quế Dương. Võ Giàng vẫn đạt được nhiều thành
tích đáng kể trong học tập. Các lớp bổ túc văn hóa được tổ chức ở khắp nơi. Những nơi nào có thể ngồi học đều được nhân dân tận dụng làm lớp học. Nhiều nơi đã lập ra ban quản trị để vận động, giúp đỡ nhau trong học tập.
Đến giữa năm 1957, Võ Giàng mở được 130 lớp học với 907 học viên, trong đó tiêu biểu là 3 xã Tân Dân, Nhân Hòa, Quốc Tuấn.[1; tr192]
Năm 1958 là năm cuối của kế hoạch xóa nạn mù chữ của lớp Bình dân học vụ và là năm đầu của kế hoạch 3 năm (1958- 1960) về phát triển văn hóa giáo dục. Hai huyện tiếp tục thúc đẩy phong trào học bổ túc văn hóa, phát triển mạnh giáo dục phổ thông. Huyện đã tổ chức cho toàn thể cán bộ đảng viên và nhân dân quan tâm phối hợp chặt chẽ các đoàn thể quần chúng xây dựng mối quan hệ giữa ngành học bổ túc văn hóa với giáo dục phổ thông.
Cũng trong năm 1958, huyện Quế Dương tổ chức Hội nghị diệt dốt, huyện Võ Giàng tổ chức được 3 Hội nghị diệt dốt, thu hút nhiều phụ lão tham gia. Phong trào phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều giáo viên và học sinh ở các trường phổ thông tham gia dạy bình dân học vụ trong dịp hè. Cuối năm 1958, nhiều xã đã thanh toán xong nạn mù chữ.
Bước sang năm 1959, phong trào bình dân học vụ tiếp tục phát triển. Các lớp học bổ túc văn hóa ra đời ở hầu hết các thôn xóm. Đến năm 1960 bước đầu đi vào thực hiện chế độ cho những người đi học bổ túc văn hóa, tiêu biểu là ở Mao Yên thuộc xã Phượng Mao. Cuối năm 1960, cả Quế Dương và Võ Giàng đều vượt chỉ tiêu đề ra.
Công tác giáo dục cấp I từng bước ổn định. “Năm học 1958- 1959, hai huyện có 54 lớp với 2.349 học sinh. Năm 1959- 1960 có 80 lớp với 3.723 học sinh. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ lên lớp đạt 90% trở lên”. [1, tr.198] Tháng 8/1961, huyện Quế Võ được thành lập trên cơ sở xác lập 2 huyện
Quế Dương và Võ Giàng. Ngày 27/10/1962, Quốc hội khóa II ra Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Bắc Ninh- Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 1/4/1963, tỉnh Hà Bắc chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới.
Năm 1964, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, tình hình nước ta có nhiều biến động. Trong Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: “Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc Việt Nam”, mọi hoạt động đều nhằm mục đích chống Mĩ cứu nước. Đồng thời, Đảng ta còn phát động phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào miền Nam ruột thịt”.
Sang năm 1965, cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ diễn ra ngày càng ác liệt ở cả hai miền Nam- Bắc. Để đối phó với tình hình này, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Bắc đã ra Nghị quyết về công tác phòng không nhân dân. Nghị quyết đã thể hiện tinh thần quyết tâm đánh giặc Mĩ của nhân dân ta nhưng phải có biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên và căn cứ vào tình hình địa phương, Huyện ủy Quế Võ đã chủ động chuyển hướng các hoạt động kinh tế- xã hội từ thời bình sang thời chiến.
Trong ngành giáo dục, phong trào thi đua hai tốt phát triển sâu rộng. Bảng 1.1. Số lượng lớp học, giáo viên, học sinh của các cấp học năm 1961- 1962
Cấp I | Cấp II | Cấp III | |
Lớp | 184 | 21 | 4 |
Giáo viên | 187 | 32 | 8 |
Học sinh | 8.243 | 982 | 181 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017 - 1
- Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017 - 2
- Vị Trí Địa Lý, Điều Kiện Tự Nhiên Và Dân Cư
- Chủ Trương Đổi Mới Giáo Dục Của Ban Chấp Hành Trung Ương, Đảng Bộ Tỉnh Bắc Ninh Và Sự Vận Dụng Của Huyện Quế Võ
- Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017 - 6
- Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh Giai Đoạn 1997- 2017
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Nguồn: [1, tr.212] Tỷ lệ học sinh được lên lớp đối với cấp I đạt 90%, cấp II 90%. Qua 5 năm (1961- 1965), giáo dục của Quế Võ không ngừng phát triển cả về số lượng học sinh và cơ sở vật chất của trường lớp. Tuy nhiên, do hoàn cảnh từng địa phương khác nhau và do ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến, một số gia đình không muốn cho con em mình học cao lên, đặc biệt là các học sinh nữ, bởi vậy, số lượng học sinh không được duy trì. Trong năm 1964- 1965, số học sinh cấp III bỏ học
lên tới 30%.