Vị Trí Địa Lý, Điều Kiện Tự Nhiên Và Dân Cư

Phương pháp lôgic nhằm nghiên cứu tổng quát quá trình hình thành và phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017), từ đó thấy được bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động phát triển khách quan của sự nghiệp giáo dục huyện Quế Võ nói chung và giáo dục THCS của huyện nói riêng. Đồng thời, rút ra những nhận xét, đánh giá, bài học kinh nghiệm cho giáo dục THCS huyện Quế Võ giai đoạn 1997- 2017.

Ngoài ra, để có được kết quả nghiên cứu thuyết phục và khách quan, đề tài còn sử dụng kết hợp khá linh hoạt một số phương pháp nghiên cứu khác như: thống kê, đối chiếu, so sánh để thấy được quá trình phát triển của giáo dục THCS ở huyện Quế Võ, phương pháp phân tích, tổng hợp để thấy được mối liên hệ và tác động qua lại giữa giáo dục THCS với tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

5. Đóng góp của Luận văn

5.1. Về lý luận

Luận văn đã tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy để dựng lại bức tranh toàn cảnh về giáo dục Trung học cơ sở ở huyện Quế Võ trong thời kỳ đổi mới.

Luận văn còn góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm của cán bộ Đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được để không ngừng chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục ở tất cả các xã trên địa bàn huyện trước mắt cũng như lâu dài.

5.2. Về thực tiễn

Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2017. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa sự nghiệp giáo dục ở huyện Quế Võ trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn sẽ bổ sung nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Quế Võ.

6. Kết cấu của Luận văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Khái quát tình hình giáo dục của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trước năm 1997

Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017 - 3

Chương 2: Tình hình giáo dục THCS huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2017

Chương 3: Một số đánh giá về tình hình giáo dục THCS huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997- 2017

Chương 1

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIÁO DỤC HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH TRƯỚC NĂM 1997


1.1. Vài nét về huyện Quế Võ

1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư

Huyện Quế Võ nằm ở phía đông tỉnh Bắc Ninh, có diện tích 170,6 km2 thuộc khu vực đồng bằng châu thổ Bắc Bộ rộng lớn. Phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với Việt Yên, Yên Dũng (Bắc Giang); phía Đông tiếp giáp với Chí Linh (Hải Dương); phía Nam tiếp giáp với huyện Gia Bình và Thuận Thành; phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Tiên Du và thị xã Bắc Ninh.

Quế Võ là huyện đồng bằng có nhiều đồi gò. Trải qua quá trình chuyển động địa chất và sự xâm lược bào mòn kết hợp với sự biến đổi về dòng chảy của các hệ thống sông ngòi, cấu tạo thổ nhưỡng của Quế Võ là loại phù sa tương đối điển hình còn sót lại nhiều tàn dư của các thềm kiến trúc cao thấp khác nhau. Được phân chia thành 8 loại: đất phù sa được bồi tụ hàng năm; đất phù sa được bồi tụ hàng năm thường chua,; đất phù sa không được bồi tụ hàng năm; đất phù sa ngập nước quanh năm; đất phù sa cổ; đất feralit vàng đỏ; đất cát gio; đất cồn cát, bãi cát.

Khí hậu nơi đây mang đầy đủ yếu tố của một khu vực nhiệt đới nóng ẩm, có mùa đông khá lạnh. Một năm có khoảng 1.750- 1.800 giờ nắng, nhiệt độ trung bình từ 22- 240C, và có khoảng trên 9 tháng có nhiệt độ cao hơn 200C. Mỗi tháng mùa hè, lượng tích nhiệt đều cao hơn 8000C, mỗi tháng mùa đông cũng trên 5000C, do đó cả năm trên 85000C. Có tới 6 tháng trong năm có mưa, lượng mưa mỗi tháng trên 100mm và cả năm là 1.580- 2.500 mm với 10 ngày có mưa. Các nhiễu động thời tiết- khí hậu thường xảy ra về mùa hè, có nhiều loại thời tiết cho lượng mưa phong phú, song phân bố không đều do ảnh hưởng của địa hình, nhiều khi đang từ oi nồng bỗng chuyển sang những ngày mát dịu. Mùa đông xen kẽ

những ngày giá buốt, khô hanh thường có những ngày nắng ấm hoặc nồm ẩm có nhiệt độ khá cao.

Hướng gió chủ đạo trong năm được phân chia theo 2 mùa: mùa hè là hướng gió đông nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10; mùa đông là hướng gió đông bắc, thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Ngoài ra, huyện Quế Võ còn có thể bị ảnh hưởng bởi bão tố kèm theo mưa lớn gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống con người.

Huyện Quế Võ được thành lập vào tháng 8/1961 trên cơ sở sáp nhập 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng của tỉnh Bắc Ninh. Huyện Quế Dương xưa kia là đất thuộc châu Vũ Ninh, có thời mang tên là huyện Từ Sơn. Đến thời Lê Quang Thuận (1460- 1469), đổi lại gọi là huyện Quế Dương thuộc phủ Từ Sơ. Huyện Võ Giàng thời Trần có tên là huyện Vũ Ninh. Nhưng tới năm 1553 đổi thành Võ Giàng để tránh trên húy của vua Lê Trang Tông.

Khi mới hợp nhất, huyện Quế Võ gồm có 24 xã: Bằng An, Bồng Lai, Cách Bi, Châu Phong, Chi Lăng, Cộng Lạc, Đại Phúc, Đại Xuân, Đức Long, Đức Thành, Hán Quảng, Kim Chân, Mộ Đạo, Nam Sơn, Ngọc Xá, Nhân Hòa, Phù Lãng, Phù Lương, Phượng Mao, Quốc Tuấn, Tân Dân, Vân Dương, Việt Hùng, Việt Thống. Riêng xã Võ Cường được tách về huyện Tiên Sơn, từ năm 1985 chuyển về trực thuộc thị xã Bắc Ninh (nay là phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh).

Hiện nay, huyện Quế Võ có 20 xã và 1 thị trấn. Qua các thời kỳ lịch sử, các địa danh làng xã có tên gọi như sau: Bằng An, Bồng Lai, Cách Bi, Châu Phong, Chi Lăng, Đại Xuân, Đào Viên, Đức Long, Hán Quảng, Mộ Đạo, Ngọc Xá, Nhân Hòa, Phù Lãng, Phù Lương, Phương Liễu, Phượng Mao, Quế Tân, Việt Hùng, Việt Thống, Yên Giả và thị trấn Phố Mới.

Để có thể hình thành huyện được như ngày nay, biết bao thế hệ cha ông đã phải đổ mồ hôi xương máu, xây đắp, giữ gìn. Mỗi tên làng, tên núi, tên sông đều mang đậm dấu ấn của các sự kiện lịch sử. Từ đó đã bồi đắp lên tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cuộc sống, con người.

Về dân cư, ngay từ thời Hùng Vương, Quế Võ đã có con người cư trú với mật độ khá đông. Trống đồng Quế Tân là dấu vết vật chất còn lại đã khẳng định điều đó. Mặc dù mật độ dân số đông, song mật độ quần cư ở Quế Võ mỗi vùng một khác. Đông đúc nhất là các xã Đại Xuân, Việt Thống, Kim Chân, Nhân Hòa ngày nay. Tiếp đó là các xã ven sông Đuống: Chi Lăng, Bồng Lai, Hán Quảng, Mộ Đạo; rồi đến các xã: Bằng An, Việt Hùng, Phượng Mao, Quế Tân, Phương Liễu; và thưa thớt hơn cả là các xã: Nam Sơn, Yên Giả, Vân Dương.

Cũng như các làng xã khác của người Việt, cư dân trong các lãng xã thuộc huyện Quế Võ có mối quan hệ gần như khép kín trong các lũy tre làng. Quan hệ huyết thống - dòng họ, cách kết cấu theo kiểu ngõ xóm, phe giáp đã gắn bó chặt chẽ các thành viên của làng xã với nhau hơn. Giáp đứng ra quản tất cả các hoạt động của làng xóm, từ phù sinh tống tử, quản nhân đinh đến phân cấp công điền, công thổ. Giáp tập hợp vài họ và một làng có ít nhất 2 giáp trở lên.

Có thể nói, làng xã là nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, truyền thống bất khuất, tạo nên nguồn sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, là cơ sở nền tảng của văn hóa, văn minh Việt Nam. Đồng thời, làng xã còn là nơi sinh thành, là trường hoạt động, là nơi mỗi người dân Việt Nam gắn bó cả cuộc đời. Quế Võ là một huyện nông nghiệp, cho nên làng xã vừa có ưu thế lớn những cũng có những hạn chế nhất định. Đây là tiền đề quan trọng tạo nên tính cộng đồng cho người nông dân Việt Nam nói chung, nông dân Quế Võ nói riêng. Tính đến năm 2014, dân số Quế Võ có 154.469 người với mật độ trung bình

912 người/km2. Nhìn chung, Quế Võ là khu vực có tỷ lệ tăng trưởng dân số cao và thuộc địa phương đất chật người đông.

1.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nông nghiệp trồng lúa nước vẫn được coi là ngành kinh tế chính của địa phương. Ngoài lúa tẻ, lúa nếp, cư dân ở đây còn trồng thêm các loại kê, ngô, đậu đen, đậu trắng, đậu vàng, đậu xanh cùng các loại khoai, vừng.

Với việc phát hiện trống đồng Quế Tân, cho thấy từ xa xưa nơi đây đã là một khu vực quần cư đông đúc với trình độ phát triển kinh tế cao. Những biểu tượng trên trống đồng chứng tỏ nền văn minh lúa nước đã sớm phát triển và trở thành nền kinh tế chính của Quế Dương và Võ Giàng.

Ngay từ sớm, người dân nơi đây đã biết tới kĩ thuật canh tác theo nước triều lên xuống, cày bằng dao, đốt cỏ bằng lửa đến định ra được lịch thời vụ, phân đôi ra hai vụ chiêm và vụ mùa, tạo ra các biện pháp thâm canh, phòng lụt, chống hạn. Ngoài ra, họ cũng biết tìm ra các loại lúa phù hợp với vùng đất nơi đây: tám xoan, tám thơm, gié lùn, nếp cái, nếp chiêm...

Khi nói tới nông nghiệp trồng lúa nước, không thể nào thiếu được yếu tố quan trọng, đó là công cuộc trị thủy, thủy lợi. Trong sách Bắc Ninh tỉnh địa dư có đề cập tới trên sông Cầu, Võ Giàng có tới 5.344 trượng đê điều (hơn 25km). Lại thêm hàng ngàn trượng đê trên các khe ngòi nội đồng thuộc Quế Dương chạy qua Lãm Sơn Dương, Nga Hoàng, Lãm Sơn Nam, Chu Mẫu, Vân Mỗi, Vân Mẫu, La Miệt. Ở phạm vi huyện Võ Giàng, đê nội đồng cũng có trên 4000 trượng.

Bên cạnh nghề nông trồng lúa nước, cư dân ở đây còn biết tới nghề đánh cá. Họ thả lưới đánh cá trên các con sông Cầu, sông Đuống, các kênh rạch chạy ngang dọc khắp nơi. Hầu hết các ao hồ được sử dụng để thả.

Nghề làm vườn vốn xuất hiện từ rất sớm vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Vùng đất Phả Lại, Châu Cầu hay các làng ven núi Dạm là những nơi có nghề làm vườn rất phát triển. Ở đây, ta có thể bắt gặp rất nhiều loại cây ăn quả: mít, bưởi, chanh, vải, một số làng còn trồng dâu nuôi tằm.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa trở thành một nghề. Công việc này bị xé nhỏ cho từng hộ gia đình. Tuy nhiên, việc chăn nuôi cũng mang lại những tác động tích cực với cuộc sống cư dân trong huyện. Chăn nuôi gia súc, gia cầm vừa cung cấp thịt, sức kéo và nhất là phân bón cho đồng ruộng, vừa triệt để tận dụng được lương thực, thực phẩm hàng ngày. Đây là những bộ phận hữu cơ không thể thiếu của kinh tế gia đình người nông dân.

Như vậy, kinh tế nông nghiệp của huyện Quế Võ từ ngàn đời nay là sự kết hợp chặt chẽ hữu cơ giữa nghề trồng lúa nước trên cánh đồng với vườn, ao, chuồng trại trong khuôn viên gia đình. Nhưng phải khẳng định rằng nghề trồng lúa nước vẫn là ngành nông nghiệp chính, là cơ sở nền tảng cho các ngành, nghề khác phát triển.

Mặc dù mặt đông và mặt nam của huyện có hai sông lớn, song thời phong kiến hoạt động buôn bán và thủ công ít phát triển. Trừ bến Đáp Cầu, trên giang phận của huyện chỉ có ba bến: Yên Ngô, Bằng Lâm, Phả Lại. Hệ thống đường bộ ở đây ít thuận tiện vì không phải tuyến chính trong mạng lưới thông thương. Do hệ thống giao thông thủy bộ không thuận lợi nên hoạt động buôn bán của cư dân Quế Võ chủ yếu tập trung vào hệ thống chợ vùng, chợ làng, chợ chùa.

Ở Quế Võ có khá nhiều chợ vùng. Chợ vùng thu hút được nhiều tiểu thương, người dân về đây mua bán. Tiêu biểu có các chợ: chợ Đình Kim (Bãi Chợ Thông), chợ Phù Lãng, chợ Dùng (Phù Lương), chợ Nội Roi, chợ Chì (Vũ Dương), chợ Đông Du, chợ Phủ, chợ Phả Lại, chợ Thị Cầu.

Sự tồn tại và phát triển của hệ thống chợ vùng, chợ làng, chợ chùa chứng tỏ nền kinh tế hàng hóa đã từng bước phát triển, muốn phá vỡ nền kinh tế tiểu nông khép kín từ lâu đời tồn tại ở vùng quê Quế Võ. Tuy nhiên, có một thực tế là người dân dường như vẫn bằng lòng với nền kinh tế hàng hóa giản đơn vốn được nền kinh tế tiểu nông sinh ra.

Trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước sớm được hình thành và phát triển, thủ công nghiệp cũng sớm được ra đời phát triển. Ở huyện Quế Võ tiêu biểu có nghề rèn sắt và nghề gốm.

Đối với nghề rèn sắt, sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Xã Thị Cầu có nghề đúc xích sắt”. Sách Bắc Ninh tỉnh chí cũng cho biết: “Hai xã Việt Vân, Xuân Lôi của huyện Võ Giàng có nhiều thợ đúc chì, hàng năm xã Việt Vân có lễ nộp thuế sản vật là sắt chín. Xã Phù Lãng chế nặn các đồ dùng bằng đất như chậu đất, chĩnh đất. Xã Đạo Chân làm nghề chế luyện mài kim bằng sắt”[1;tr28]. Trong dân

gian cũng có nhiều phương ngôn của các địa phương nói về các nghề thủ công, ngay cả trong lời ca Quan họ cũng có câu:

“Chìa vôi anh vót tre hoa

Dao đánh Thống Vát đem ra bổ trầu”.

Nghề gốm Phù Lãng cũng có thời gian ra đời từ khá sớm. Ông tổ của nghề là Lưu Phong Tú. Tuy nhiên, những dấu tích về sản phẩm và lò nung còn lại chỉ cho niên đại muộn nhất là thời Lê. Gốm Phù Lãng có nét sắc thái riêng biệt, đó là những sản phẩm gốm men nâu, nâu đen, vàng nhạt, vàng thẫm, vàng nâu… mà người ta gọi chung là men da lươn. Thêm nữa, nét đặc trưng nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép, màu men tự nhiên, bền và lạ; dáng của gốm mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa, và rất đậm nét của điêu khắc tạo hình. Có thể nói rằng gốm Phù Lãng thực sự đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật chế tác gốm ở nước ta. Cho tới ngày nay, gốm Phù Lãng vẫn được duy trì và phát triển.

Ngoài hai nghề tiêu biểu là gốm và sắt, nhiều nơi ở Quế Võ cũng có các nghề thủ công nổi tiếng: chăn tằm, dệt lụa ở Kim Đôi, làm hương đen ở Cách Bi- Hán Quảng, ép dầu ở Xuân Bình, đan tre ở Đa Cấu, đan bị dó ở Quế Ổ và dệt chiếu ở Đại Toán. Dân gian có câu:

“Chăn Ngăm đi bán cá con

Phù Lãng gánh đất nung lon nặn nồi Ngăm Ngõ là đất nung vôi

Đại Toán đan bị, Đông Côi đan dành”.

Ngày nay, với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa, tình hình kinh tế ở trong huyện cũng có sự thay đổi nhất định, đặc biệt là sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp. Đến năm 2017, “tổng sản phẩm GRDP cả năm của huyện đạt 6.415,2 ỷ đồng, tăng 10,7% so với năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, công nghiệp, xây dựng chiếm 52,8%, dịch vụ chiếm 35,5%, khu vực nông

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 05/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí