Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 1997 - 2017 - 2

Nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh huyện Quế Võ MỞ ĐẦU 1 Lý do 1


Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh- huyện Quế Võ

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, truyền thống đó vẫn được giữ vững, tạo nên một nền văn hiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. Trong sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và xây dựng đất nước, giáo dục có vai trò hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ cho sự thắng lợi của cách mạng nước nhà.

Nằm trong tỉnh Bắc Ninh, Quế Võ vốn là vùng đất giàu truyền thống. Nơi đây là quê hương của bao thế hệ con người cần cù sáng tạo trong lao động, kiên cường trong đấu tranh. Thời phong kiến, Quế Võ đã đóng góp cho đất nước 61 vị đại khoa, hàng chục thượng thư, nhiều trạng nguyên và cả một “Làng tiến sĩ” Kim Đôi. Quế Võ tự hào là một trong những huyện cung cấp đội ngũ nhân tài cho Quốc gia.

Năm 1986, tại Đại hội VI của Đảng, lần đầu tiên đường lối đổi mới được đề ra. Đối với giáo dục, Đảng ta xác định: “Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội”.

Trong Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục xác định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài”. Đến Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện phát huy nguồn lực con người”.

Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thế giới đang chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội.

Trong hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục Trung học cơ sở có vị trí rất quan trọng. Đây là cầu nối giữa giáo dục tiểu học với giáo dục phổ thông, được thực hiện trong bốn năm từ lớp 6 đến lớp 9. Do đặc điểm tâm, sinh lý ở độ tuổi vị thành niên rất phức tạp cho nên việc giáo dục học sinh ở cấp Trung học cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, trau dồi đạo đức làm cơ sở cho việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở.

Nhận thức được vị trí, vai trò hết sức quan trọng của bậc học, trong những năm qua ngành giáo dục đã không ngừng đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng dạy và học của cấp Trung học cơ sở.

Thực hiện theo các chủ trương, Nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo, huyện Quế Võ đã không ngừng cố gắng, phát triển giáo dục trên địa bàn huyện và đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục của huyện còn bộc lộ nhiều hạn chế và tồn tại: cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn của giáo viên, chất lượng giáo dục của các trường... Đây là những vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục của huyện, đòi hỏi phải đánh giá đúng chất lượng các cấp học trong huyện, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, khắc phục những khuyết điểm, nâng cao chất lượng giáo dục trong huyện nói chung, giáo dục Trung học cơ sở nói riêng, để phù hợp với yêu cầu đổi mới của Đảng đã đặt ra.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn hướng nghiên cứu: “Giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017)” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ sau ngày đất nước được độc lập, mặc dù Đảng ta nhấn mạnh tới việc phát triển về kinh tế, nhưng bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục cũng được Đảng quan tâm, chú trọng.

Cuốn “Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985)” của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Nxb Giáo dục ban hành năm 1986, đã tiến hành tổng kết công tác giáo dục 10 năm sau ngày giải phóng và đưa ra những phân tích, đánh giá, nhận xét khái quát về giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này, trong đó có đề cập đến giáo dục bậc THCS.

“Các định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020”, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995). Cuốn sách đã nêu ra những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong thời kì đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

“50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo” (1945 - 1995), Nxb Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995). Trong cuốn sách này, tác giả đã khái quát về bức tranh giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1995. Cuốn sách đã cung cấp những tài liệu cơ bản về đường lối, chính sách và tình hình phát triển giáo dục phổ thông và những đánh giá, nhận xét về giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này.

“Các chủ trương đổi mới giáo dục trong mười năm” (1986 - 1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996). Cuốn sách đã đề cập một cách đầy đủ, hệ thống những quan điểm cơ bản về đường lối đổi mới, chính sách phát triển giáo dục của Đảng, trong đó có đổi mới giáo dục phổ thông.

“Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục - đào tạo” (1986 - 1996), Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996). Cuốn sách đã nêu ra những chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, trong đó có đề cập đến tình hình giáo dục bậc THCS ở Việt Nam. Mặc dù tác giả không đi sâu phân tích những thành tựu đạt được và những tồn tại hạn

chế sau 10 năm đổi mới của một địa phương cụ thể, nhưng cuốn sách đã cung cấp những nhận định, những kết luận mang tính khái quát, nhất là những số liệu thống kê về tình hình giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong 10 năm đầu kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

“Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI”, Phạm Minh Hạc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội (1998). Cuốn sách đã trình bày tính chất của nền giáo dục, nguyên lý, nội dung hệ thống giáo dục của Việt Nam, mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. Qua đó, tác giả đã nêu ra những phương hướng để phát triển giáo dục ở Việt Nam, trong đó có giáo dục bậc THCS.

“Nhân tố mới về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2002). Tài liệu này đã làm nổi bật được những chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học. Từ đó xuất hiện những nhân tố mới, những kinh nghiệm hữu ích để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới giáo dục và đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

“Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới”, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội (2004). Ở tác phẩm này, các tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục phổ thông đối với mỗi quốc gia, dân tộc và nhấn mạnh trong bối cảnh hiện nay, giáo dục phổ thông có tầm quan trọng ngày càng lớn trong hệ thống giáo dục quốc dân và cần tăng cường hiệu quả giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông.

Cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam” của TS. Bùi Minh Hiền biên soạn và được phát hành năm 2004. Trong cuốn sách này, tác giả đã viết một cách sơ lược về lịch sử giáo dục Việt Nam nhằm phục vụ cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm. Mặc dù không phải là quyển sách viết riêng về giáo dục THCS nhưng ta có thể chọn lọc ra những phần liên quan đến giáo dục THCS giai đoạn 1975 - 2000.

Cuốn “Giáo dục Việt Nam 1945- 2005”, hội Khoa học Kinh tế Việt Nam- Trung tâm Thông tin và Tư vấn phát triển và tạp chí Thế giới mới- Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2005) đã nêu rõ lịch sử hình thành và phát triển của nền giáo dục Việt Nam nói chung và quá trình phát triển giáo dục của các tỉnh, thành phố nói riêng.

Khóa luận tốt nghiệp “Giáo dục phổ thông huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (1997 - 2016)” Ngô Thị Thương (2018) làm rõ tình hình giáo dục phổ thông huyện Hiệp Hòa giai đoạn 1997 – 2016, những thành tựu và hạn chế của ngành giáo dục huyện Hiệp Hòa. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển giáo dục của huyện.

Luận văn “Giáo dục Trung học cơ sở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La (1986- 2013)” Đặng Văn Hiệu (2015) đã khôi phục và dựng lại bức tranh giáo dục Trung học cơ sở của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La thời kỳ 1986- 2013, những kết quả giáo dục THCS đã làm được, những tồn tại cần khắc phục, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, phục vụ cho ngành giáo dục của huyện trong những giai đoạn tiếp theo.

Luận văn “Giáo dục phổ thông Việt Nam 1986- 2000” Trần Thị Nhung (2016) đã phục dựng lại một cách có hệ thống những chuyển biến quan trọng của hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam từ 1986 đến năm 2000.

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Quế Võ 1930- 2003” của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quế Võ, được phát hành vào năm 2004 đã khái quát vị trí địa lý, tên gọi của huyện Quế Võ qua các thời kỳ; quá trình đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Quế Võ và những thành tựu mà nhân dân đạt được qua các giai đoạn, trong đó có lĩnh vực giáo dục.

Cuốn “Lịch sử Giáo dục Bắc Ninh 1945- 2015” của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh (2015) đã ghi lại quá trình phát triển và những đóng góp của ngành giáo dục trong việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong 60 năm từ 1945 đến 2015.

Đây là nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp cho tôi hoàn thiện luận văn của mình. Mặc dù những công trình trên tuy không viết riêng về giáo dục THCS nhưng ít nhiều cung cấp cho người đọc những thông tin, những nhận định chung về tình hình giáo dục - đào tạo của Việt Nam, những thành tựu, hạn chế cũng như các phương pháp nghiên cứu về giáo dục Việt Nam. Từ đó, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu quá trình phát triển giáo dục THCS huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017).

3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình phát triển giáo dục Trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017).

3.2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình giáo dục huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (1997- 2017). Từ đó phát huy những mặt tích cực và đề ra các biện pháp, giải pháp khắc phục kịp thời những mặt yếu kém.

3.3. Nhiệm vụ

Luận văn tập trung nghiên cứu nhiệm vụ:

Khôi phục và dựng lại bức tranh giáo dục THCS huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn trước năm 1997 và trong giai đoạn 1997- 2017.

Trình bày những kết quả mà giáo dục THCS huyện Quế Võ đã đạt được,

những tác động ̣của tình hình kinh tế - xã hội của huyện đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng cũng như tác động của sự nghiệp giáo dục đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Trên cơ sở đó, đề tài rút ra những bài học kinh nghiệm để kịp thời khắc phục những tồn tại, yếu kém, từ đó, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của huyện trong giai đoạn tiếp theo.

Qua nghiên cứu, đề tài bước đầu kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa mục tiêu phát triển giáo dục THCS huyện Quế Võ trong tương lai.

3.4. Phạm vi nghiên cứu

Thời gian: Giai đoạn 1997- 2017. Đây là giai đoạn tái lập tỉnh Bắc Ninh cho tới nay, trong đó có huyện Quế Võ (trước là Quế Dương và Võ Giàng).

Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình giáo dục THCS huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về cấp THCS do Phòng Giáo dục - Đào tạo Quế Võ trực tiếp quản lý.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tư liệu

Để nghiên cứu luận văn, tác giả chủ yếu sử dụng nguồn tư liệu thành văn: bao gồm văn kiện Đại hội Đảng, các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo đã được công bố, xuất bản của các tác giả trong và ngoài nước; Các tài liệu lưu trữ qua các năm: gồm báo cáo thống kê của các Sở, các phòng ban: Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chi cục thống kê... Nguồn tư liệu trên Internet được tác giả chọn lọc và xác minh nghiêm túc để có thể sử dụng vào làm rõ các vấn đề mà luận văn đưa ra.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để giải quyết những vấn đề mà luận văn đưa ra.

Phương pháp lịch sử nhằm khôi phục, tái hiện trung thực lại một cách có hệ thống về các mặt hoạt động của giáo dục trung học cơ sở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đúng theo trình tự thời gian. Thông qua nghiên cứu các tài liệu sẵn có để phục dựng lại toàn cảnh bức tranh 20 năm giáo dục trung học cơ sở huyện Quế Võ (1997- 2017).

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 05/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí