Các Nghiên Cứu Đánh Giá Tác Động Kinh Tế Của Hiệp Định Thương Mại Tự Do Việt Nam – Eu


đầu tư vào ASEAN nhiều hơn vào các khu vực khác trong khi Hoa Kỳ và Nhật Bản đầu tư nhiều hơn vào ASEAN5 so với các thành viên khác của ASEAN. Bende- Nabende, Ford và Slater (2001) nhận thấy AFTA có tác động trễ đối với dòng vốn FDI trong đó có lợi hơn đối với các nước phát triển hơn và bất lợi hơn đối với các nước kém phát triển hơn. Plummer và Cheong (2008) sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá các tác động liên quan đến hội nhập ASEAN đối với FDI sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Nghiên cứu chỉ ra rằng sau năm 1998, tổng dòng vốn FDI vào các nước ASEAN bị giảm đi nhưng FDI nội khối lại gia tăng.

Như vậy, các nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng, trong đó một số nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá tác động của các FTA đã có hiệu lực đối với dòng vốn FDI vào các nước tham gia FTA đưa ra nhiều kết quả khác nhau về mức độ ảnh hưởng và các yếu tố ảnh hưởng chính. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy việc tham gia FTA có tác động tích cực đến FDI vào các nước thành viên bao gồm cả FDI nội khối và FDI ngoại khối.

1.3. Các nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

Kể từ khi bắt đầu đàm phán EVFTA đã có một số nghiên cứu đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định này. Các phương pháp được sử dụng bao gồm: mô hình cân bằng tổng thể khả toán CGE, điều tra khảo sát, mô hình kinh tế lượng và mô hình cân bằng bộ phận; trong đó CGE được sử dụng phổ biến nhất nhằm đánh giá tác động tổng thể của EVFTA đến các nền kinh tế thành viên.

Một trong những nghiên cứu khá toàn diện đầu tiên về EVFTA là nghiên cứu được thực hiện bởi Philip và các cộng sự (2011). Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình CGE để đánh giá tác động dự kiến của việc cắt giảm thuế quan theo 03 kịch bản khác nhau đến nền kinh tế Việt Nam trên các khía cạnh bao gồm ngân sách, cán cân thương mại, GDP, tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm và giá cả,… Kết quả cho thấy EVFTA có tác động rất tích cực đến việc thúc đẩy thương mại giữa hai bên, cụ thể giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trưởng 4%/năm, nhập khẩu từ EU sang Việt Nam tăng 3,1%/năm; đầu tư trực tiếp từ EU sang Việt Nam có thể tăng nhờ các


cam kết tự do hóa ở mức độ cao hơn và chất lượng đầu tư cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Các tác giả cũng phân tích tác động của EVFTA đối với 04 ngành bao gồm ô tô, điện tử, cơ khí và ngân hàng; tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở phân tích định tính chứ chưa đưa ra được các phân tích định lượng.

Baker và các cộng sự (2014) cũng cho rằng lợi ích mà EVFTA đem lại cho Việt Nam là rất lớn. Sử dụng cả mô hình CGE và mô hình cân bằng từng phần, nghiên cứu đã ước tính tác động của FTA giữa Việt Nam với EU dựa trên Khuôn khổ đánh giá dài hạn với khung thời gian kéo dài tới 2025. Nghiên cứu dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng đáng kể nhờ tác động của dòng vốn vào và nhờ cải thiện năng suất lao động. Theo ước tính, FTA sẽ giúp GDP tăng cao hơn so với mức xu hướng khoảng 7%-8% cho tới năm 2025. Về tác động ngành, kết quả của mô hình cho thấy ngành công nghiệp của Việt Nam thu được lợi ích thuần lớn nhất từ FTA này, đặc biệt là ngành dệt may và giày dép. Ngành nông nghiệp cũng được hưởng lợi mặc dù sản xuất thịt và sữa có thể phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tự do hoá.

Hai nghiên cứu khác mới đây cũng sử dụng mô hình CGE đều chỉ ra EVFTA hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam. Nghiên cứu của MUTRAP (2017) cho thấy GDP của Việt Nam ước tính sẽ tăng thêm 3,2 tỷ USD tính đến năm 2020, tăng thêm 6,7 tỷ USD năm 2025 và tăng thêm 7,2 tỷ USD năm 2030. Nghiên cứu này cũng cho rằng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ đạt xấp xỉ 33 tỷ USD vào năm 2020, 42 tỷ USD năm 2025 và 47 tỷ USD năm 2030. Còn theo tính toán của Ủy ban châu Âu (2018), EVFTA sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam tới 15% GDP trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng lên hơn 1/3. Đối với EU, FTA này là bước đi quan trọng để tiến tới các thỏa thuận thương mại rộng hơn với khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, khu vực sản xuất của Việt Nam có thể chịu tác động tiêu cực từ cạnh tranh với EU.

Ngoài mô hình CGE được sử dụng tương đối phổ biến, có một số nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát doanh nghiệp để dự báo tác động của EVFTA đối với quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. EuroCham (2018) thực hiện phỏng vấn 132 doanh nghiệp EU hoạt động tại Việt Nam. Kết quả cho thấy các


doanh nghiệp EU có cái nhìn rất tích cực và lạc quan về triển vọng kinh doanh cũng như tác động của EVFTA đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể, hơn 80% doanh nghiệp châu Âu có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong ngắn hạn và trung hạn. Tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch thu hẹp kinh doanh ở mức thấp, cho thấy các doanh nghiệp châu Âu vẫn có cam kết mạnh mẽ đối với sự phát triển hơn nữa tại Việt Nam. Phần lớn doanh nghiệp tin tưởng EVFTA sẽ có tác động đối với hoạt động kinh doanh hoặc kế hoạch đầu tư trong cả trung hạn (78,9%) và dài hạn (85,6%). Hơn 80% doanh nghiệp châu Âu tham gia phỏng vấn tin rằng EVFTA sẽ giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. 72% doanh nghiệp nhận định EVFTA sẽ giúp Việt Nam trở thành trung tâm, cánh cửa giao thương cho các công ty châu Âu tiếp cận thị trường ASEAN. Nhìn nhận tích cực và lạc quan về tác động của EVFTA khiến các doanh nghiệp châu Âu mong muốn EVFTA có hiệu lực càng sớm càng tốt.

Tập trung đánh giá tác động của EVFTA đối với lĩnh vực thương mại song phương, Vũ Thanh Hương (2017) đã phân tích tác động dựa trên khung chẩn đoán tác động tiềm tàng của EVFTA do tác giả xây dựng. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng mô hình trọng lực và mô hình cân bằng bộ phận SMART để đánh giá một cách định lượng tác động của EVFTA đối với thương mại hàng hóa nói chung và trong một số ngành cụ thể (dệt may, dược phẩm). Nghiên cứu chỉ ra rằng EVFTA làm gia tăng mạnh mẽ thương mại Việt Nam – EU; tăng xuất khẩu nhiều nhất ở nhóm hàng dệt may, giày dép, máy móc thiết bị, sản phẩm thực vật và động vật sống; gia tăng nhiều nhất ở nhóm hàng phương tiện, thiết bị vận tải, hóa chất, thực phẩm chế biến, đồ uống, động vật sống. EVFTA cũng giúp Việt Nam sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực, khai thác tính kinh tế của quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh và tính hiệu quả của nền kinh tế, tham gia vào chuỗi giá trị của EU, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và thay đổi dần cơ cấu thương mại. Tuy nhiên, EVFTA cũng sẽ dẫn tới một số tác động tiêu cực như đưa Việt Nam ly tâm khỏi đàm phán đa phương và hội nhập khu vực, gây ra hiện tượng xuất khẩu vòng,


chệch hướng thương mại, nảy sinh các chi phí điều chỉnh nền kinh tế và tăng sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa. Đóng góp mới của nghiên cứu này là tác giả đã xây dựng được khung chẩn đoán tác động của EVFTA, tuy nhiên khung chẩn đoán này chủ yếu được dùng để phân tích tác động của EVFTA đến thương mại của Việt Nam chứ chưa đề cập đến tác động đến FDI. Trong luận án này, dựa trên khung chẩn đoán tác động chung, tác giả xây dựng khung phân tích tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam.

Có thể thấy, mặc dù các nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau với cách tiếp cận tương đối đa dạng song đều chỉ ra rằng EVFTA mang lại tác động kinh tế tích cực cho Việt Nam. Các nghiên cứu này tuy nhiên tập trung đánh giá tác động của EVFTA tới tăng trưởng kinh tế, việc làm, thu nhập, thương mại hoặc đầu tư nói chung,... mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá cụ thể tác động của Hiệp định đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước thành viên.

1.4. Khoảng trống nghiên cứu và đóng góp mới của luận án

Bảng 1.2. tóm tắt các kết quả chính mà các nghiên cứu trước đã làm được, những khoảng trống nghiên cứu và đóng góp của luận án.

Bảng 1. 2: Tóm tắt kết quả tổng quan tài liệu



Kết quả chính

Khoảng trống

nghiên cứu

Đóng góp của

luận án

1.

Tác động tổng thể của FTA

Các nghiên cứu

Xây dựng

Nghiên

với FDI là chưa rõ ràng, phụ

tập trung phân tích

khung phân tích,

cứu lý

thuộc vào mục đích, hình thức

tác động của FTA

làm rõ các kênh tác

thuyết

đầu tư và yếu tố liên quan đến

truyền thống thông

động và các yếu tố

về tác

nước chủ nhà, nước đầu tư.

qua cam kết xóa bỏ

ảnh hưởng đến tác

động

Các cam kết tự do hóa

thuế quan đối với

động của FTA thế

của

thương mại hàng hóa có thể

FDI chứ chưa phân

hệ mới tới FDI vào

FTA

làm giảm FDI theo chiều

tích một cách toàn

nước thành viên.

đối với

ngang từ các nước nội khối;

diện tác động của

Sử dụng khung

FDI

các yếu tố khác đều được kỳ

FTA thế hệ mới

phân tích tác động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 5




Kết quả chính

Khoảng trống

nghiên cứu

Đóng góp của

luận án


vọng có tác động tích cực đối

với các cam kết mở

xác định các tác

với FDI cả nội khối và ngoại

rộng ngoài cam kết

động tích cực và

khối.

xóa bỏ thuế quan

tiêu cực của

FTA có thể dẫn tới việc tái

(như tự do hóa dịch

EVFTA đối với

phân phối FDI giữa các thành

vụ, đầu tư và các

FDI vào Việt Nam;

viên FTA, do đó FDI gia tăng

cam kết khác) đối

nhận diện các

vào cả khu vực không đảm bảo

với FDI.

ngành mà FDI vào

tất cả các nước tham gia FTA


các ngành đó chịu

đều thu được lợi ích như nhau.


tác động nhiều



nhất; các kênh tác



động chính trong



ngắn hạn, dài hạn.

2.

Các nghiên cứu đánh giá tác

Mỗi phương

Xây dựng mô

Nghiên

động tiền kỳ thường sử dụng

pháp có ưu nhược

hình kinh tế lượng

cứu

mô hình cân bằng tổng thể khả

điểm nhất định.

để đánh giá tác

thực

toán CGE, mô hình kinh tế

Với các nghiên cứu

động dự kiến của

nghiệm

lượng, điều tra khảo sát doanh

sử dụng mô hình

EVFTA đối với

đánh

nghiệp.

kinh tế lượng còn

FDI từ EU vào

giá tác

Các nghiên cứu đánh giá tác

một số hạn chế

Việt Nam. Mô hình

động

động hậu kỳ thường sử dụng

trong việc lựa chọn

được xây dựng dựa

của

mô hình kinh tế lượng.

biến đưa vào mô

trên sự kế thừa từ

FTA

Hầu hết nghiên cứu cho

hình (như chưa

các nghiên cứu

đối với

thấy FTA có tác động tích cực

xem xét đến yếu tố

trước, đồng thời

FDI

đến FDI, bao gồm cả FDI nội

hội nhập khu vực,

điều chỉnh một số


khối và FDI ngoại khối, dù

chất lượng lao

biến trong mô hình


mức độ và các yếu tố tác động

động, trình độ công

cho phù hợp hơn.


của các FTA đối với FDI là

nghệ,...) hoặc việc



khác nhau.

lựa chọn biến đại




diện chưa phù hợp.





Kết quả chính

Khoảng trống

nghiên cứu

Đóng góp của

luận án

3.

Từ 2011 đến 2018, một số

Các nghiên cứu

Xây dựng

Nghiên

đánh giá sử dụng mô hình

tập trung đánh giá

khung phân tích tác

cứu

CGE và mô hình trọng lực cho

tác động đến tăng

động; sau đó áp

đánh

thấy EVFTA có tác động rất

trưởng GDP,

dụng để phân tích

giá tác

tích cực đến nền kinh tế VN,

thương mại, việc

tác động dự kiến

động

đặc biệt thúc đẩy thương mại

làm, đầu tư nói

của EVFTA đối

của

và tăng trưởng GDP.

chung chứ chưa

với FDI vào Việt

EVFTA

Một số nghiên cứu sử

đánh giá tới FDI

Nam.

đối với

dụng mô hình cân bằng từng

vào Việt Nam.

Sử dụng mô

Việt

phần để ước tính tác động đối

Tác động của

hình kinh tế lượng

Nam

với một số ngành (dệt may,

FTA đối với FDI

xem xét các yếu tố


quần áo, dày dép, dược

phụ thuộc nhiều

nước chủ nhà tác


phẩm,...)

vào các yếu tố của

động đến FDI từ


Nghiên cứu điều tra khảo

nước chủ nhà. Đến

các nước EU sang


sát doanh nghiệp EU tại Việt

nay chưa có nghiên

các nước đang phát


Nam cho thấy đánh giá rất tích

cứu nào đánh giá

triển, trong đó có


cực và lạc quan về triển vọng

tác động của

tính đến yếu tố


kinh doanh cũng như tác động

EVFTA tới FDI

cùng tham gia


của EVFTA đối với hoạt động

vào Việt Nam xem

FTA.


kinh doanh tại Việt Nam.

xét đến tác động

Phỏng vấn



của các yếu tố này.

chuyên gia để kiểm



Chưa có nghiên

chứng lại kết quả



cứu phân tích và

từ các phương



đánh giá cụ thể về

pháp nghiên cứu



thực trạng FDI từ

khác.



EU vào Việt Nam.

Phân tích và




đánh giá FDI từ




EU vào Việt Nam.

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Thứ nhất, các nghiên cứu lý thuyết về tác động của FTA đối với FDI cho thấy tác động tổng thể của FTA với FDI là chưa rõ ràng, phụ thuộc vào mục đích, hình thức đầu tư và yếu tố liên quan đến nước chủ nhà, nước đầu tư. Các cam kết tự do hóa thương mại hàng hóa có thể giảm FDI theo chiều ngang từ các nước nội khối; trong khi các yếu tố khác đều được kỳ vọng có tác động tích cực đối với FDI cả nội khối và ngoại khối. FTA đồng thời có thể dẫn tới việc tái phân phối FDI giữa các thành viên FTA, do đó FDI gia tăng vào cả khu vực không đảm bảo tất cả các nước tham gia FTA đều thu được lợi ích như nhau. Các nghiên cứu trước đây tuy nhiên mới chỉ tập trung phân tích tác động của FTA truyền thống thông qua cam kết xóa bỏ thuế quan đối với FDI chứ chưa phân tích một cách toàn diện tác động của FTA thế hệ mới với các cam kết mở rộng ngoài cam kết xóa bỏ thuế quan (như tự do hóa dịch vụ, đầu tư và các cam kết khác) đối với FDI. Để lấp vào khoảng trống nghiên cứu đó, luận án xây dựng khung phân tích tác động, làm rõ các kênh tác động và các yếu tố ảnh hướng tới tác động của FTA thế hệ mới đối với FDI vào các nước thành viên. Khung phân tích này được sử dụng để xác định xem EVFTA có các tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến dòng vốn FDI vào Việt Nam; nhận diện các ngành mà FDI vào các ngành đó chịu tác động nhiều nhất; cũng như các kênh tác động chính trong ngắn hạn và dài hạn.

Thứ hai, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy FTA có tác động tích cực đến FDI, bao gồm cả FDI nội khối và FDI ngoại khối mặc dù mức độ và các yếu tố tác động của các FTA đối với FDI là khác nhau. Các nghiên cứu đánh giá tác động hậu kỳ khi FTA đã có hiệu lực thường sử dụng mô hình kinh tế lượng. Trong khi đó, các nghiên cứu đánh giá tác động tiền kỳ khi FTA chưa có hiệu lực thường sử dụng mô hình cân bằng tổng thể khả toán CGE, mô hình kinh tế lượng và điều tra khảo sát doanh nghiệp. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm nhất định, trong đó các nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng còn một số hạn chế trong việc lựa chọn biến đưa vào mô hình (như chưa xem xét đến yếu tố hội nhập khu vực, chất lượng lao động, trình độ công nghệ,...) hoặc việc lựa chọn biến đại diện chưa phù hợp. Trong luận án, tác giả xây dựng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động


dự kiến của EVFTA đối với FDI từ EU vào Việt Nam. Mô hình được xây dựng dựa trên sự kế thừa từ các nghiên cứu trước đây, đồng thời điều chỉnh một số biến cho phù hợp hơn.

Cuối cùng, các nghiên cứu đánh giá tác động của EVFTA đối với Việt Nam từ năm 2011 đến nay sử dụng mô hình CGE, mô hình trọng lực, mô hình cân bằng từng phần và khảo sát doanh nghiệp đều chỉ ra tác động rất tích cực của EVFTA đối với các nền kinh tế thành viên. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu đánh giá tác động đến tăng trưởng GDP, thương mại, việc làm, đầu tư nói chung chứ chưa có nghiên cứu chuyên sâu đánh giá tác động tới FDI vào Việt Nam. Ngoài ra, tác động của FTA đối với FDI phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố của nước chủ nhà. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của EVFTA tới FDI vào Việt Nam xem xét đến tác động của các yếu tố này. Bên cạnh đó, đến nay chưa có nghiên cứu nào phân tích và đánh giá cụ thể về thực trạng FDI từ EU vào Việt Nam. Để lấp vào khoảng trống đó, luận án tập trung đánh giá tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam. Tác giả xây dựng khung phân tích tác động; sau đó áp dụng để phân tích tác động dự kiến của EVFTA đối với FDI vào Việt Nam. Luận án cũng xây dựng mô hình kinh tế lượng xem xét các yếu tố tác động đến dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước EU sang các nước đang phát triển, trong đó có tính đến yếu tố cùng tham gia FTA. Tác giả đồng thời tiến hành phỏng vấn chuyên gia để kiểm chứng lại kết quả từ các phương pháp nghiên cứu khác. Thực trạng dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam cũng được phân tích và đánh giá cụ thể trong luận án.

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí