So Sánh Điểm Trung Bình Ttn Của Trẻ 5-6 Tuổi Lớp Mon4 Trước Và Sau Thực Nghiệm

Sau thực nghiệm, ĐTB các tiêu chí và chỉ số đều tăng. Trong các biểu hiện về nhận thức, các chỉ số đạt ĐTB cao nhất là 1.1 (Biết phải tự phục vụ và đảm bảo an toàn cho bản thân), 1.3 (Hiểu nếu không chăm sóc tốt cho bản thân thì sẽ ốm đau, mệt mỏi), 1.6 (Hiểu mỗi người phải chịu hậu quả về hành động gây ra cho người khác). Các chỉ báo đạt ĐTB thấp nhất vẫn là 1.8 (Giải thích hành động ảnh hưởng đến MT), 1.9 (Hiểu mỗi người cần biết nhận lỗi và sửa sai khi gây ra hậu quả xấu với MT). Trong các biểu hiện về hành động, các chỉ báo đạt ĐTB cao nhất là 2.1 (luôn làm các công việc tự phục vụ), 2.9 (nhận lỗi, sửa sai khi có hành động gây tổn hại MT); các chỉ báo đạt ĐTB thấp nhất là 2.5 (Thực hiện tốt những công việc được phân công hoặc được đề nghị giúp đỡ) và 2.2 (Hoàn thành tốt và đúng thời gian các công việc tự phục vụ), 2.8 (thực hiện tốt các hành động bảo vệ MT). Đối với các biểu hiện về thái độ trách nhiệm, chỉ báo có ĐTB cao nhất là 3.1 (Tự giác làm các công việc tự phục vụ); thấp nhất là 3.8 (Tự giác, tự nguyện thực hiện các công việc chăm sóc động thực vật, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, nơi hoạt động).

4.2.1.3. So sánh giữa trước và sau thực nghiệm

Bảng 4.7. So sánh điểm trung bình TTN của trẻ 5-6 tuổi lớp Mon4 trước và sau thực nghiệm

Loại trách nhiệm

Nhận thức

Hành động

Thái độ

TBC_TTN

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

Trước

Sau

TN với bản thân

1.74

2.13

2.12

2.09

2.03

2.26

1.96

2.16

TN với người khác

1.72

1.80

2.00

2.10

1.91

1.99

1.88

1.96

TN với MT

1.50

1.80

2.04

2.07

1.91

2.10

1.82

1.99

Σ

4.96

5.73

6.15

6.26

5.85

6.36

5.65

6.11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.


Biểu đồ 4 1 Biểu đồ so sánh mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5 6 tuổi lớp 1

Biểu đồ 4.1. Biểu đồ so sánh mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi lớp Mon4 trước và sau thực nghiệm

Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta thấy, ĐTB các tiêu chí đều tăng sau thực nghiệm, trong đó tăng nhiều nhất là nhận thức về trách nhiệm, từ 4.96 lên 5.73 (tăng 0.87). Thứ hai là thái độ trách nhiệm, tăng từ 5.58 lên 6.36 (tăng 0.78), từ mức TB lên mức Cao. ĐTB hành động trách nhiệm tăng ít nhất, từ 6.15 lên 6.26 (tăng 0.11) và vẫn duy trì ở mức Cao. Kết quả này cho thấy sự tác động vào nhận thức đã tạo ra quá trình chuyển đổi ý thức của trẻ từ bên ngoài (làm việc do được phân công, do người lớn bảo) vào bên trong (làm việc vì việc đó cần phải làm, vì điều đó tốt cho mình và mọi người).

Thực nghiệm vòng 1 cho phép rút ra một số kết luận sau:

- Các bài tập khảo sát cho phép đánh giá đúng mức độ biểu hiện TTN của trẻ và có thể dùng trong thực nghiệm chính thức.

- Các biện pháp GDTTN đã đề xuất có tính khả thi và có thể áp dụng ở các trường mầm non khác nhau. Các hoạt động cần được điễn ra theo hướng trải nghiệm thì mới mang lại hiệu quả thực sự cho trẻ em, tránh theo lối giáo điều, răn dạy. Tuy nhiên, Quyền và Trách nhiệm là những khái niệm khá trừu tượng và mới mẻ với cả GV và trẻ, do đó, khi sử dụng các BP cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Giáo viên phải kiên nhẫn và thay đổi thói quen giao tiếp kiểu mệnh lệnh, thì mới có thể trao Quyền cho trẻ. Đồng thời cần có thêm hỗ trợ từ phía gia đình.

Kết quả thực nghiệm vòng 1 là cơ sở để chúng tôi tiếp tục tiến hành thực nghiệm chính thức ở vòng 2 với quy trình thực nghiệm chặt chẽ hơn, bài tập khảo sát và đo lường chuẩn hóa hơn.

4.2.2. Kết quả thực nghiệm vòng 2

4.2.2.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu thu được, hệ số Cronbach’s Alpha được tính toán cho các số liệu nhận thức, hành động và thái độ trách nhiệm và có kết quả đáng tin cậy. Cronbach’s Alpha của điểm Nhận thức về trách nhiệm là 0.864, của điểm Hành động trách nhiệm là 0.909, của điểm Thái độ trách nhiệm là 0.928. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm thu được như sau.

Bảng 4.8. Mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi trước thực nghiệm (tính theo TC)



Nhóm trẻ


n

Tiêu chí


Nhận thức

Hành động

Thái độ

TBC_TTN


X

SD


X

SD


X

SD


X

SD

MN01

27

4.54

1.86

5.25

1.26

5.04

1.27

4.94

1.34

MN02

24

5.15

1.43

5.64

1.24

5.09

1.24

5.29

1.23

MN05

30

5.12

1.89

5.64

1.06

5.63

1.36

5.46

1.32

ĐTB

81

4.93

1.76

5.51

1.18

5.27

1.31

5.24

1.31


Biểu đồ 4 2 Mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5 6 tuổi trước TN theo tiêu 2

Biểu đồ 4.2. Mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi trước TN (theo tiêu chí)

Bảng và biểu đồ trên cho thấy, trước thực nghiệm, điểm TBC của 3 nhóm là 5.24, ở mức TB. ĐTB riêng của từng nhóm không bằng nhau nhưng đều ở mức trung bình. Trong đó nhóm MN01 có điểm TB thấp nhất (4.94) và nhóm MN05 có điểm TB cao nhất (5.46), tuy nhiên mức chênh lệch không đáng kể. Chênh lệch điểm TBC_TTN của trẻ 5-6 tuổi ở ba trường theo từng cặp: MN01 và MN02 là 0.35, MN02 và MN05 là 0.17, MN01 và MN05 là 0.52. Điểm trung bình Nhận thức về trách nhiệm, hành động trách nhiệm và thái độ trách nhiệm của trẻ 5-6 tuổi ở cả ba trường đều ở mức trung bình.

Nhóm trẻ n Mức độ Thấp TB Cao SL SL SL MN01 27 4 14 81 17 62 96 6 22 22 MN02 24 0 3

Nhóm trẻ


n

Mức độ

Thấp

TB

Cao

SL

%

SL

%

SL

%

MN01

27

4

14.81

17

62.96

6

22.22

MN02

24

0

0.00

7

29.17

17

70.83

MN05

30

3

10.00

15

50.00

12

40.00

Tổng

81

7

8.64

39

48.15

35

43.21

Bảng 4.9. Mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5- 6 tuổi trước thực nghiệm (tính theo %)


Biểu đổ 4.3. Mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi trước TN (theo %)


Trước thực nghiệm, tổng số trẻ có điểm TBC_TTN ở mức cao là 35 trẻ, chiếm 43.21%, mức TB là 39 trẻ chiếm 48.15%, có 7 trẻ đạt mức thấp, chiếm 8.64%. Số trẻ có TTN đạt mức cao ở trường MN02 chiếm tỉ lệ nhiều nhất (70.83%), thứ hai là MN05 (40%), thứ ba là MN01 (22.22%).

Bảng 4.10. So sánh điểm TBC_ TTN của trẻ 5-6 tuổi trước thực nghiệm theo giới tính và khu vực

Thời điểm

khảo sát

Giới

tính

N


X

SD

Khu vực

N


X

SD

Trước TN

Nữ

40

5.39

1.34

Nông thôn

30

5.44

1.36

Nam

41

5.11

1.30

Thành phố

51

5.14

1.30


Trước TN, trẻ nam và trẻ nữ, trẻ thành phố và nông thôn đều có điểm TBC_TTN ở mức trung bình. Trong đó, điểm TBC_TTN của trẻ nữ (5.39) cao hơn trẻ nam (5.11), mức chênh lệch là 0.28. Điểm TBC_TTN của trẻ nông thôn (5.44) cao hơn trẻ thành phố (5.14), mức chênh lệch là 0.30. Mức chênh lệch này không có ý nghĩa.

Bảng 4.11. Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm trước thực nghiệm


Loại trách nhiệm

Tiêu

chí


X

SD

Mode

Median


Trách nhiệm với bản thân

1.1

0.60

0.28

0.50

0.50

1.2

0.53

0.30

0.50

0.50

1.3

0.57

0.34

0.50

0.50

Σ

1.70

0.69

2.00

2.00


Trách nhiệm với người khác

1.4

0.57

0.23

0.50

0.50

1.5

0.48

0.28

0.50

0.50

1.6

0.52

0.35

0.50

0.50

Σ

1.57

0.67

1.50

1.50


Trách nhiệm với môi trường

1.7

0.56

0.25

0.50

0.50

1.8

0.54

0.30

0.50

0.50

1.9

0.56

0.33

0.50

0.50

Σ

1.66

0.65

2.00

1.50

TBC Nhận thức_TN

4.93

1.76

6.50

5.00


Trước thực nghiệm, điểm TBC Nhận thức về trách nhiệm là 4.93, ở mức Trung bình, và các chỉ số dao động ở mức điểm 0.48 đến 0.60. Điểm nhận thức về trách nhiệm theo phân loại trách nhiệm đạt từ 1.57 đến 1.70, dưới 2/3 mức điểm tối đa. Trong đó, nhận thức về trách nhiệm với bản thân có điểm cao nhất (1.70), thứ hai là nhận thức về trách nhiệm với môi trường (1.65), thấp nhất là nhận thức về trách nhiệm với người khác (1.57).

Bảng 4.12. Kết quả khảo sát hành động trách nhiệm trước thực nghiệm


Loại trách nhiệm

Tiêu chí


X

SD

Mode

Median


Trách nhiệm với bản thân

2.1

0.69

0.16

0.83

0.67

2.2

0.59

0.15

0.67

0.67

2.3

0.64

0.20

0.83

0.67

Σ


1.92

0.59

2.00

2.00


Trách nhiệm với người khác

2.4

0.62

0.17

0.67

0.67

2.5

0.53

0.17

0.50

0.50

2.6

0.64

0.23

0.67

0.67

Σ


1.79

0.45

2.17

1.83


Trách nhiệm với môi trường

2.7

0.59

0.16

0.50

0.50

2.8

0.57

0.17

0.50

0.50

2.9

0.64

0.28

0.83

0.83

Σ


1.80

0.48

2.00

1.83

TBC Hành động_TN

5.51

1.18

6.00

5.83

Trước thực nghiệm, điểm TBC hành động trách nhiệm là 5.51, ở mức Trung bình, và các chỉ số dao động từ 0.53 đến 0.69. Điểm hành động trách nhiệm ở từng loại trách nhiệm đều đạt dưới 2/3 mức điểm tối đa. Trong đó, hành động trách nhiệm với bản thân có điểm cao nhất (1.92), thứ hai là hành động trách nhiệm với môi trường (1.80), thấp nhất là hành động trách nhiệm với người khác (1.79).

Bảng 4.13. Kết quả khảo sát thái độ trách nhiệm trước thực nghiệm


Loại trách nhiệm

Tiêu chí


X

SD

Mode

Median


Trách nhiệm với bản thân

3.1

0.76

0.17

0.83

0.83

3.2

0.61

0.14

0.67

0.67

3.3

0.52

0.19

0.50

0.50

Σ


1.89

0.41

1.83

1.83


Trách nhiệm với người khác

3.4

0.59

0.21

0.50

0.50

3.5

0.55

0.23

0.50

0.50

3.6

0.53

0.17

0.50

0.50

Σ


1.65

0.45

2.00

1.67


Trách nhiệm với môi trường

3.7

0.61

0.19

0.50

0.50

3.8

0.55

0.21

0.50

0.50

3.9

0.58

0.28

0.67

0.67

Σ


1.73

0.56

1.83

1.83

TBC Thái độ_TN

5.27

1.31

5.50

5.50

Trước thực nghiệm, điểm TBC thái độ trách nhiệm là 5.27, ở mức Trung bình, và các chỉ số dao động từ 0.52 đến 0.76. Điểm thái độ trách nhiệm ở từng loại trách nhiệm đều đạt dưới 2/3 mức điểm tối đa. Trong đó, thái độ trách nhiệm với bản thân có điểm cao nhất (1.89). thứ hai là thái độ trách nhiệm với môi trường (1.73), thấp nhất là thái độ trách nhiệm với người khác (1.65).

Nhận xét định tính:

Thông qua bài tập khảo sát trước thực nghiệm và quan sát trẻ hoạt động, chúng tôi thấy nhận thức, hành động, thái độ trách nhiệm của trẻ chưa cao.

Nhận thức của trẻ về trách nhiệm: Đa số trẻ kể được các việc cần làm dưới 5 công việc (cho bản thân, người khác và môi trường). Các lí do trẻ đưa ra để giải thích cho việc cần phải làm chủ yếu vì vâng lời, sợ bị trách phạt. Cháu TP-MN05 nói: “Con không làm thì bố đánh, bố không cho đi chơi”. Một số trẻ không biết giải thích vì sao cần phải làm các công việc cho bản thân, người khác và môi trường. Các trẻ giải thích được lí do phải thực hiện các công việc cho bản thân tốt hơn so với lí do phải thực hiện các công việc chăm sóc giúp đỡ người khác và môi trường. Trẻ cũng đã nhận ra được các hậu quả nếu không thực hiện các trách nhiệm của bản thân, nhưng chủ yếu là các hậu quả gắn liền với lợi ích của trẻ chứ chưa gắn liền với lợi ích của người khác và của môi trường. Cháu MM_MN05 nói “Con giúp bạn để bạn chơi với con, giúp cô để được cô yêu”, “con tưới cây để có quả ăn”.

Hành động trách nhiệm: Trẻ thực hiện và tham gia vào tất cả các hoạt động theo sự hướng dẫn, cho phép của giáo viên. Tuy nhiên, khá nhiều trẻ khi làm việc còn bỏ dỡ giữa chừng, hoặc không hỗ trợ, giúp đỡ bạn, chia sẻ đồ dùng. Khi có lỗi, trẻ chưa dám nhận lỗi của mình. Điều này thể hiện khá rõ trong các bài tập khảo sát, như một số trẻ chưa thực hiện được cùng nhau để hoàn thành con rối có cùng hình dạng và kích thước, khi trong nhóm có một bạn thích quả dâu tây, một bạn thích quả táo thì trẻ chưa nhường nhịn nhau để chọn cùng một ý tưởng, có nhóm thì làm một quả to một quả nhỏ, sau đó trẻ tách ra làm mỗi bạn một con rối. Khi dọn đồ chơi, trẻ còn tranh giành dụng cụ lao động, các trẻ chủ yếu hoàn thành phần việc cá nhân của mình, chưa quan tâm đến công việc chung và giúp bạn trong nhóm. Trong cả hoạt động làm rối ngón tay, chăm sóc cây, trẻ còn sử dụng kéo chưa an toàn, vừa cầm kéo vừa đưa ra trước mặt bạn khác, hoặc vừa cầm vừa chạy. Nhiều trẻ ở trường MN05 sau khi thực hiện xong các hoạt động, chưa chú ý vệ sinh cá nhân như rửa tay, lau tay mà trẻ bôi ngay vào quần áo của mình. Hành động tiết kiệm nước, cất dọn đồ dùng sau hoạt động, trẻ cũng phải đợi nhắc nhở.

Thái độ trách nhiệm của trẻ: Đa số trẻ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi được giáo viên yêu cầu, nhưng nếu để trẻ tự giác thực hiện thì còn có phần hạn chế. Một số trẻ do được nuông chiều, ít phải làm các công việc ở nhà nên khi đến lớp, trẻ chưa chủ động, tự giác trong các công việc, như chưa tự xúc ăn, không chịu ăn rau, có trẻ không thích ăn thịt và tự ý xúc thịt sang bát của bạn khác. Trẻ thể hiện được sự vui vẻ, hứng thú khi tham gia các hoạt động, nhưng trong quá trình hoạt động, nhiều trẻ không duy trì được hứng thú đến hết công việc, chuyển sang chơi và làm

việc khác. Đáng chú ý, trẻ chưa tự giác nhận lỗi, khi công việc của nhóm chưa hoàn thành, trẻ có xu hướng đổ lỗi tại bạn khác. Có trẻ chưa biết chia sẻ với bạn, khi chơi chỉ muốn giữ đồ chơi của riêng mình. Ví dụ cháu NBN-MN01, trong hoạt động chơi ngoài trời, cháu và hai bạn nữ khác (NBKC và NHP) cùng chơi, cháu ngồi xích đu một mình và hai bạn kia đẩy xích đu cho NBN, nhưng khi đến lượt hai bạn KC và HP đề nghị được ngồi xích đu thì NBN không cho, hai bạn chuyển sang chơi trò chơi khác và NBN chơi xích đu một mình. Vẫn còn hiện tượng trẻ cất đồ chơi trong lớp vào túi để mang về nhà, trẻ đánh bạn.

4.2.2.2. Thực nghiệm hình thành

Sau khảo sát đầu vào, chương trình thực nghiệm chính thức được xây dựng và đưa vào thực hiện gồm 3 bước:

- Bước 1: Hướng dẫn giáo viên và xây dựng chương trình thực nghiệm

- Bước 2: Áp dụng các biện pháp đã đề xuất theo chương trình thực nghiệm đã xây dựng

- Bước 3: Quan sát, đánh giá, điều chỉnh.

Chúng tôi tiến hành các cuộc họp trực tiếp và online với các giáo viên tham gia thực nghiệm và hướng dẫn họ thực hiện các biện pháp trong quá trình tổ chức các hoạt động ở trường mầm non.

Với nhóm BP1, ở trường MN01 và MN02, môi trường khá phong phú và hiện đại, do đó biện pháp xây dựng môi trường được thực hiện nhẹ nhàng hơn. Chúng tôi chú trọng tới việc thay đổi vị trí của các bảng nội quy trong lớp và trường vì các bảng này đang đặt ở quá cao so với tầm mắt của trẻ. Các đồ dùng, đồ chơi cũng được chọn lọc và sắp xếp lại với số lượng vừa đủ. Đối với trường MN05, do cách bố trí góc chưa hợp lý và trang trí rườm rà, chủ yếu là các phần gắn cố định trên tường, ít có cơ hội cho trẻ tương tác, chúng tôi đã tiến hành sắp xếp lại các góc và trang trí lại hoàn toàn lớp học, trên cơ sở tái sử dụng các nguyên vật liệu đã có, tạo nhiều cơ hội tương tác hơn cho trẻ với môi trường lớp học. Ví dụ, các khung tranh có thể được lưu giữ lâu và thay thế tranh vẽ của trẻ hàng tuần, đằng sau mỗi giá để đồ có dán tấm mica để trẻ có thể viết, vẽ, dán các hình ảnh liên quan đến ý tưởng chơi ở các góc (vẽ bản thiết kế công trình trước khi xây dựng hay viết thực đơn món ăn ở cửa hàng thực phẩm; viết chữ, phép tính ở góc toán học). Ở cả ba trường, chúng tôi quan tâm hướng dẫn giáo viên cách thảo luận với trẻ để cùng trẻ xây dựng nội quy góc hoạt động, nội quy lớp học. Ban đầu, trẻ chưa có kĩ năng này, nên GV ghi lại các ý tưởng của trẻ rồi viết bảng nội quy, sau đó trẻ in hình bàn tay của mình vào bản nội quy như một cam kết cho việc thực hiện (MN02), hoặc GV cho trẻ cắt dán hình ảnh vào bảng nội quy đã được đề xuất (MN05). Ở trường MN01, GV thỏa

thuận với trẻ về lựa chọn các giai điệu để làm hiệu lệnh cho các giờ hoạt động: giờ ăn, giờ chơi, kết thúc giờ chơi phải dọn đồ chơi. Cách làm này đã góp phần cải thiện môi trường vật chất và môi trường tâm lý trong lớp học, đảm bảo thực hiện Quyền trẻ em và khuyến khích trẻ thực hiện trách nhiệm của mình.

Với nhóm BP2, cả ba trường đều tiến hành các hoạt động học, chơi, lao động cho trẻ trải nghiệm thực hiện Quyền và trách nhiệm của bản thân với chính mình, với bạn bè/cô giáo và với môi trường. Trường MN01 và MN02, GV có khả năng tổ chức các hoạt động này khá chắc chắn vì họ đã áp dụng phương pháp dạy học trải nghiệm trước đó. Cái khó đối với họ là trải nghiệm khám phá Quyền và Trách nhiệm như thế nào, sử dụng diễn ngôn về Quyền và Trách nhiệm trong chia sẻ và đúc rút kinh nghiệm ra sao, vì vậy chúng tôi đã hỗ trợ họ bằng cách hướng dẫn, gợi ý, làm mẫu. Ở trường MN05, phương pháp dạy học của GV chưa được đổi mới nên khi triển khai nội dung này, họ gặp khó khăn hơn. Chúng tôi sử dụng chiến lược cung cấp giáo án mẫu để họ làm theo, sau đó hướng dẫn họ tự soạn những giáo án tương tự. Trẻ em khi được tham gia các hoạt động này do GV tổ chức, chúng tích cực hơn, chủ động lựa chọn nhiệm vụ, nhóm hoạt động, sẵn sàng ra quyết định và cố gắng, nỗ lực làm việc để đạt kết quả. Khi mắc sai lầm, trẻ ít đổ lỗi hơn, đánh giá đúng kết quả làm việc của mình hơn. Ví dụ, trong hoạt động thu hoạch rau (MN01), giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau, mỗi nhóm thực hiện 3 nhiệm vụ: thu hoạch rau cho vào rổ, nhổ cỏ và xới đất. Khi kết thúc hoạt động, cháu MA đã nhận xét: “Con chưa hoàn thành tốt vì con chỉ nhổ rau, chưa nhổ cỏ và xới đất”. Ở trường MN05, trước thực nghiệm, các trẻ có phần chưa quan tâm nhiều đến thiên nhiên xung quanh, ít cảm xúc gắn bó với thiên nhiên. Trong quá trình thực nghiệm, trẻ được nuôi cóc, trẻ mang muỗi, cỏ, cơm đến cho cóc ăn, cho cóc uống nước. Sau hai ngày, thấy cóc ít ăn, trẻ đã quyết định thả cóc về môi trường tự nhiên. Các hoạt động chơi cũng được trẻ rất yêu thích, trẻ đã nhận ra Quyền của mình được vui chơi, được tham gia và tích cực thực hiện các trách nhiệm trong các trò chơi: tuân thủ luật chơi, thực hiện trách nhiệm trong vai chơi, chia sẻ, giúp đỡ bạn cùng chơi. Hoạt động khám phá về Quyền và Trách nhiệm có phần mới mẻ hơn cả với trẻ. Chúng tôi có thể thấy được hiểu biết về Quyền và Trách nhiệm của trẻ sau trải nghiệm, được thể hiện trong câu nói và tranh vẽ của chúng, mỗi trẻ có ấn tượng riêng về Quyền và Trách nhiệm của trẻ em. Cháu MN01-TH đã thể hiện Quyền được đi học và Trách nhiệm học tập chăm chỉ, cháu MN01-MP lựa chọn Quyền được đối xử công bằng và trách nhiệm công bằng với người khác. Các trẻ ở trường MN02 và MN05 lại được thể hiện các trách nhiệm mình thực hiện tại gia đình và trách nhiệm với cộng đồng vào tranh vẽ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022