Với nhóm BP3, ba trường tăng cường hơn hoạt động phối hợp với phụ huynh, trong đó chú trọng tới việc bổ sung kiến thức, hướng dẫn cha mẹ về QTE và GDTTN dựa trên QTE thông qua tấm gương của cha mẹ và các hoạt động cho trẻ trải nghiệm thực hiện Quyền và Trách nhiệm tại gia đình như tự phục vụ, giúp đỡ cha mẹ, làm việc nhà. GV cũng cung cấp các tài liệu hỗ trợ khác như tranh ảnh, câu chuyện, bài học về trách nhiệm nhằm giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc GDTTN cho trẻ. Với nhóm BP3 này, trường MN02 triển khai có hiệu quả hơn cả thông qua các kênh liên lạc khác nhau với cha mẹ và đặc biệt là triển khai các dự án học tập để cha mẹ tham gia cùng.
Trong quá trình thực hiện, việc quan sát, đánh giá và điều chỉnh được thực hiện đều đặn hai tuần một lần. Người quan sát, đánh giá có thể là nhà nghiên cứu và BGH nhà trường. Trường MN05 có phần hạn chế hơn về hoạt động này.
4.2.2.3. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm
Sau thực nghiệm, Cronbach’s Alpha của điểm Nhận thức về trách nhiệm là 0.747, của điểm Hành động trách nhiệm là 0.836, của điểm Thái độ trách nhiệm là 0.724. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm thu được như sau.
Bảng 4.14. Mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi sau thực nghiệm (tính theo TC)
n | Tiêu chí | Điểm TBC | |||||||
Nhận thức | Hành động | Thái độ | |||||||
X | SD | X | SD | X | SD | X | SD | ||
MN01 | 27 | 6.07 | 1.37 | 6.84 | 1.10 | 6.77 | 1.02 | 6.56 | 0.98 |
MN02 | 24 | 6.33 | 1.06 | 6.71 | 1.04 | 6.90 | 1.20 | 6.65 | 1.01 |
MN05 | 30 | 5.88 | 1.28 | 6.52 | 1.08 | 6.73 | 1.16 | 6.38 | 1.06 |
Tổng | 81 | 6.08 | 1.25 | 6.68 | 1.07 | 6.79 | 1.12 | 6.52 | 1.01 |
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp 3: Hướng Dẫn Cha Mẹ Giáo Dục Ttn Cho Trẻ Thông Qua Các Hoạt Động Khác
- Thực Nghiệm Biện Pháp Giáo Dục Tính Trách Nhiệm Dựa Trên Quyền Trẻ Em Cho Trẻ 5-6 Tuổi Ở Trường Mầm Non
- So Sánh Điểm Trung Bình Ttn Của Trẻ 5-6 Tuổi Lớp Mon4 Trước Và Sau Thực Nghiệm
- Với Cán Bộ Quản Lý Cơ Sở Giáo Dục Mầm Non
- Giáo dục tính trách nhiệm dựa trên Quyền trẻ em cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - 21
- Phiếu Trưng Cầu Ý Kiến Giáo Viên Về Việc Giáo Dục Tính Trách Nhiệm Cho Trẻ 5-6 Tuổi
Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.
Biểu đồ 4.4. Mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi sau thực nghiệm (Theo TC)
Sau thực nghiệm, điểm TBC và ĐTB từng tiêu chí đều tăng từ mức TB lên mức cao. Điểm TBC TTN của cả ba nhóm trẻ tham gia thực nghiệm là 6.52, ĐTB nhận thức là 6.08, ĐTB hành động là 6.68 và ĐTB thái độ là 6.79. Độ lệch chuẩn giảm thấp hơn so với trước thực nghiệm, chứng tỏ TTN của trẻ đã đồng đều hơn.
Bảng 4.15. Mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi sau thực nghiệm (theo %)
n | Mức độ | ||||||
Thấp | TB | Cao | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
MN01 | 27 | 0 | 0.00 | 6 | 22.22 | 21 | 77.78 |
MN02 | 24 | 0 | 0.00 | 4 | 29.17 | 20 | 70.83 |
MN05 | 30 | 0 | 0.00 | 10 | 33.33 | 20 | 66.67 |
Tổng | 81 | 0 | 0.00 | 20 | 24.69 | 61 | 75.31 |
Biểu đồ 4.5. Mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi sau thực nghiệm (theo %)
Sau thực nghiệm, tổng số trẻ có điểm TBC_TTN ở mức cao là 61 trẻ, chiếm 75.31%, mức TB là 20 trẻ chiếm 24.69%, không có trẻ nào đạt mức độ TTN thấp. Số trẻ có TTN đạt mức cao ở trường MN01 chiếm tỉ lệ nhiều nhất (77.78%), thứ hai là MN02 (70.83%), thứ ba là MN05 (66.67%).
Thời điểm khảo sát | Giới tính | N | X | SD | Khu vực | N | X | SD |
Sau TN | Nữ | 40 | 7.01 | 0.62 | Nông thôn | 30 | 6.77 | 0.60 |
Nam | 41 | 6.86 | 0.53 | Thành phố | 51 | 7.03 | 0.55 |
Bảng 4.16. So sánh điểm TBC_TTN của trẻ sau thực nghiệm theo giới tính và khu vực
Sau thực nghiệm, điểm TBC_TTN của trẻ nam, trẻ nữ, trẻ nông thôn hay trẻ thành phố đều tăng lên ở mức cao. Trong đó, điểm TBC_TTN của trẻ nữ (7.01) cao hơn trẻ nam (6.86), mức chênh lệch là 0.15; điểm TBC_TTN của trẻ thành phố
(7.03) đã vượt lên, cao hơn trẻ nông thôn (6.77), mức chênh lệch là 0.26. Nhưng mức chênh lệch này không đáng kể.
Bảng 4.17. Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm sau thực nghiệm
Tiêu chí | X | SD | Mode | Median | |
Trách nhiệm với bản thân | 1.1 | 0.65 | 0.25 | 0.50 | 0.50 |
1.2 | 0.71 | 0.29 | 0.50 | 0.50 | |
1.3 | 0.69 | 0.28 | 0.50 | 0.50 | |
Σ | 2.06 | 0.59 | 1.50 | 2.00 | |
Trách nhiệm với người khác | 1.4 | 0.62 | 0.21 | 0.50 | 0.50 |
1.5 | 0.66 | 0.30 | 0.50 | 0.50 | |
1.6 | 0.69 | 0.30 | 0.50 | 0.50 | |
Σ | 1.96 | 0.60 | 2.00 | 2.00 | |
Trách nhiệm với môi trường | 1.7 | 0.59 | 0.21 | 0.50 | 0.50 |
1.8 | 0.75 | 0.25 | 1.00 | 1.00 | |
1.9 | 0.75 | 0.32 | 1.00 | 1.00 | |
Σ | 2.09 | 0.60 | 2.50 | 2.50 | |
TBC Nhận thức_TN | 6.11 | 1.19 | 6.50 | 6.50 |
Sau thực nghiệm, điểm TBC Nhận thức về trách nhiệm tăng lên 6.11, ở mức Cao, và các chỉ số đều tăng. Trong đó, nhận thức về trách nhiệm với môi trường có điểm cao nhất (2.09), thứ hai là nhận thức về trách nhiệm với bản thân (2.06), đạt trên 2/3 mức điểm tối đa; thấp nhất là nhận thức về trách nhiệm với người khác (1.96), xấp xỉ đạt 2/3 mức điểm tối đa.
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát hành động trách nhiệm sau thực nghiệm
Tiêu chí | X | SD | Mode | Median | |
Trách nhiệm với bản thân | 2.1 | 0.76 | 0.11 | 0.83 | 0.83 |
2.2 | 0.61 | 0.23 | 0.67 | 0.67 | |
2.3 | 0.74 | 0.17 | 0.83 | 0.83 | |
Σ | 2.11 | 0.20 | 2.33 | 2.33 | |
Trách nhiệm với người khác | 2.4 | 0.74 | 0.12 | 0.67 | 0.67 |
2.5 | 0.67 | 0.17 | 0.67 | 0.67 | |
2.6 | 0.83 | 0.22 | 1.00 | 0.83 | |
Σ | 2.24 | 0.18 | 2.33 | 2.33 | |
Trách nhiệm với môi trường | 2.7 | 0.72 | 0.13 | 0.67 | 0.67 |
2.8 | 0.76 | 0.17 | 0.83 | 0.83 | |
2.9 | 0.84 | 0.17 | 0.83 | 0.83 | |
Σ | 2.33 | 0.25 | 2.67 | 2.50 | |
TBC Hành động_TN | 6.67 | 1.07 | 7.00 | 7.00 |
Sau thực nghiệm, điểm TBC hành động trách nhiệm tăng lên 6.67, ở mức Cao, và các chỉ số đều tăng. Điểm hành động trách nhiệm ở từng loại trách nhiệm đều đạt 2/3 điểm tối đa. Trong đó, hành động trách nhiệm với môi trường có điểm cao nhất (2.33). thứ hai là hành động trách nhiệm với người khác (2.24), thấp nhất là hành động trách nhiệm với bản thân (2.11).
Bảng 4.19. Kết quả khảo sát thái độ trách nhiệm sau thực nghiệm
Tiêu chí | X | SD | Mode | Median | |
Trách nhiệm với bản thân | 3.1 | 0.89 | 0.11 | 0.83 | 0.83 |
3.2 | 0.65 | 0.18 | 0.67 | 0.67 | |
3.3 | 0.66 | 0.26 | 0.50 | 0.50 | |
Σ | 2.20 | 0.42 | 2.00 | 2.00 | |
Trách nhiệm với người khác | 3.4 | 0.72 | 0.11 | 0.67 | 0.67 |
3.5 | 0.77 | 0.15 | 0.83 | 0.83 | |
3.6 | 0.69 | 0.16 | 0.67 | 0.67 | |
Σ | 2.17 | 0.19 | 2.17 | 2.17 | |
Trách nhiệm với môi trường | 3.7 | 0.78 | 0.11 | 0.83 | 0.83 |
3.8 | 0.82 | 0.21 | 1.00 | 0.83 | |
3.9 | 0.79 | 0.22 | 0.83 | 0.83 | |
Σ | 2.40 | 0.18 | 2.67 | 2.67 | |
TBC Thái độ_TN | 6.78 | 1.11 | 6.83 | 6.83 |
Sau thực nghiệm, điểm TBC thái độ trách nhiệm tăng lên 6.78, ở mức Cao, và các chỉ số đều tăng. Điểm thái độ trách nhiệm ở từng loại trách nhiệm đều đạt 2/3 điểm tối đa. Trong đó, thái độ trách nhiệm với môi trường có điểm cao nhất (2.40). thứ hai là thái độ trách nhiệm với bản thân (2.20), thấp nhất là thái độ trách nhiệm với người khác (2.17).
Nhận xét định tính:
Kết quả quan sát quá trình thực nghiệm cho thấy có sự cải thiện trong nhận thức, hành động, thái độ của trẻ, thể hiện không những ở bài tập khảo sát sau thực nghiệm mà còn thể hiện ở kết quả thực hiện các công việc chăm sóc bản thân; quan tâm, giúp đỡ người khác và quan tâm, chăm sóc môi trường của trẻ trong hoạt động hàng ngày.
Trẻ thể hiện có hành vi giúp đỡ nhiều hơn và ít hành vi tiêu cực hơn như bắt nạt, tranh giành. Điển hình là trường MN05, trẻ không dùng gậy để đánh vào bạn khi thay cô giữ trật tự lớp học. Trẻ biết điều đó là sai và khiến bạn bị đau, bị tổn
thương. Trước thực nghiệm, trẻ cho rằng như vậy là đúng vì bạn chạy nhảy lung tung trong lớp nên phải bị phạt. Khi các trẻ bất đồng ý kiến, trẻ đã biết sử dụng diễn ngôn về quyền để giải quyết chúng, chẳng hạn như: “Tớ có Quyền được chơi mà”. Các hành vi tranh giành đã giảm đáng kể. Mối quan hệ giữa trẻ và giáo viên, cũng như giữa các trẻ với nhau bình đẳng hơn và trẻ cảm thấy hài lòng hơn, yêu thích khi đến lớp. Nhìn chung, trẻ được cho là có khả năng tự điều chỉnh hành vi và chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Nhận thức của trẻ về trách nhiệm: Trẻ kể nhiều hơn về những việc mình cần phải làm cho bản thân, người khác và cho môi trường. Các lí do trẻ đưa ra, tuy vẫn còn một số trẻ vì vâng lời, sợ bị trách phạt, thì có nhiều trẻ nói rằng việc đó cần phải làm để tốt cho mình, cho người khác hay tốt cho môi trường để mọi người đều được hưởng môi trường sạch đẹp. Cháu LĐ-MN05 nói: “Con giúp đỡ mẹ để mẹ khỏi mệt”, cháu BH-MN05 nói “Mẹ con phải bán hàng, con phải giúp mẹ để mẹ không bị đau lưng”. Đáng chú ý, các trẻ đều đã có ý thức về trách nhiệm của bản thân không chỉ với việc ăn uống và chăm sóc cơ thể khỏe mạnh mà còn ý thức trách nhiệm với việc học rõ ràng hơn: “Con học bài để con đi học lớp Một. Nếu không học sẽ học dốt, không biết chữ, không được đi học lớp Một”.
Hành động trách nhiệm: Trẻ thể hiện sự tự tin và tham gia chủ động vào tất cả các hoạt động. Các công việc trẻ tự làm đã nhiều hơn, ngoài các việc cần làm ở lớp, ở nhà trẻ còn biết trông em, lau nhà, cắm cơm, bật máy giặt và tự học bài. Nhiều trẻ thường xuyên hoàn thành hơn các công việc hàng ngày của cá nhân, công việc trực nhật và các công việc được giao trong các nhóm học tập, vui chơi. VGB-MN01, Sún-MN02, TBT-MN05 đã tự cởi giầy dép, xếp ba lô khi đi vào lớp, tự xúc ăn nhanh hơn và sẵn sàng giúp cô, giúp bạn được nhiều việc. Khi có lỗi hay chưa hoàn thành nhiệm vụ, trẻ nhận lỗi và đánh giá đúng việc chưa hoàn thành của mình. Cháu NMA-MN01 đã đánh giá công việc lao động ở vườn rau như sau: “Cô giao cho con ba nhiệm vụ, thu hoạch rau, nhổ cỏ và xới đất. Nhưng con chỉ nhổ rau, con chưa nhổ cỏ và xới đất. Nên con chưa hoàn thành”.
Thái độ trách nhiệm của trẻ: trẻ sẵn sàng, tự giác nhận nhiệm vụ; nỗ lực thực hiện các công việc một cách tốt nhất theo khả năng của mình; trẻ đã có sự nhạy cảm hơn với những khó khăn của người khác, lo cho bố mẹ hay cô giáo bị mệt và sẵn sàng giúp đỡ họ; trẻ cũng quan tâm hơn với môi trường. Cháu MN02- Sóc TV đã nhặt chiếc lá thông và giữ lại để trồng vì “Con thương lá thông, con muốn trồng nó xuống đất để cho nó sống”.
4.2.2.3. So sánh kết quả khảo sát trước và sau thực nghiệm
Bảng 4.20. So sánh mức độ trách nhiệm của trẻ 5-6 tuổi trước và sau thực nghiệm (theo TC)
Chỉ số | ĐTB theo tiêu chí | Tổng điểm | |||||||
TC1: Nhận thức | TC2: Hành động | TC3: Thái độ | |||||||
Trước | Sau | Trước | Sau | Trước | Sau | Trước | Sau | ||
TN với bản thân | 1 | 0.60 | 0.65 | 0.69 | 0.76 | 0.76 | 0.89 | 2.18 | 2.30 |
2 | 0.53 | 0.71 | 0.59 | 0.61 | 0.61 | 0.65 | 1.77 | 1.97 | |
3 | 0.57 | 0.69 | 0.64 | 0.74 | 0.52 | 0.66 | 1.87 | 2.09 | |
Σ | 1.70 | 2.06 | 1.92 | 2.11 | 1.89 | 2.20 | 5.82 | 6.37 | |
TN với người khác | 4 | 0.57 | 0.62 | 0.62 | 0.74 | 0.59 | 0.72 | 1.91 | 2.08 |
5 | 0.48 | 0.66 | 0.53 | 0.67 | 0.55 | 0.77 | 1.78 | 2.10 | |
6 | 0.52 | 0.69 | 0.64 | 0.83 | 0.53 | 0.69 | 1.85 | 2.21 | |
Σ | 1.57 | 1.96 | 1.79 | 2.24 | 1.65 | 2.17 | 5.53 | 6.37 | |
TN với môi trường | 7 | 0.56 | 0.59 | 0.59 | 0.72 | 0.61 | 0.78 | 1.93 | 2.09 |
8 | 0.54 | 0.75 | 0.57 | 0.76 | 0.55 | 0.82 | 1.93 | 2.33 | |
9 | 0.56 | 0.75 | 0.64 | 0.84 | 0.58 | 0.79 | 1.99 | 2.38 | |
Σ | 1.65 | 2.09 | 1.80 | 2.33 | 1.73 | 2.40 | 5.85 | 6.82 | |
TBC | 4.93 | 6.11 | 5.51 | 6.67 | 5.27 | 6.78 | 5.24 | 6.52 |
Biểu đồ 4.6. So sánh mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi trước và sau thực nghiệm (theo TC)
Kết quả ở bảng trên cho thấy điểm TBC_TTN và ĐTB các tiêu chí đều tăng sau thực nghiệm. Trong đó, TC thái độ trách nhiệm tăng nhiều nhất, tăng 1.51 điểm, TC nhận thức về trách nhiệm tăng 1.18 điểm và TC hành động trách nhiệm tăng
1.16 điểm. Trong các chỉ báo về nhận thức, chỉ báo 1.8, 1.9, 1.2 và 1.5 tăng nhiều hơn cả, mức tăng lần lượt là 0.21; 0.19;0.18 và 0.18 điểm. Đây là các chỉ báo liên quan đến lý do trẻ thực hiện trách nhiệm của mình, cho thấy trẻ đã hiểu hơn tại sao
cần phải thực hiện các trách nhiệm của bản thân. Trong các chỉ báo về hành động, hành động với môi trường có mức tăng cao nhất, thể hiện ở chỉ báo 1.9 và 1.8 với mức tăng là 0.2 và 0.19 điểm, đây là kết quả của các biện pháp tổ chức hoạt động của giáo viên tăng cường trải nghiệm chăm sóc thiên nhiên, môi trường trong lớp và ngoài trời. Tương ứng với điểm nhận thức và hành động, điểm thái độ cũng tăng nhiều nhất ở các chỉ báo về thái độ đối với môi trường 3.8; 3.9 và thái độ đối với người khác 3.5. Chỉ báo 3.8 tăng 0.27, chỉ báo 3.5 tăng 0.22, chỉ báo 3.9 tăng 0.21.
Bảng 4.21. So sánh mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi trước và sau thực nghiệm (theo %)
N | Thấp | TB | Cao | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
Trước | 81 | 7 | 8.64 | 39 | 48.15 | 35 | 43.21 |
Sau | 81 | 0 | 0.00 | 20 | 24.69 | 61 | 75.31 |
Biều đồ 4.7. So sánh tỉ lệ % trẻ đạt các mức độ biểu hiện TTN trước và sau thực nghiệm
Bảng và biểu đồ trên cho thấy, sau thực nghiệm số trẻ có điểm TBC_TTN ở mức cao tăng đáng kể (tăng 26 trẻ, chiếm tỉ lệ 32,1%), số trẻ có điểm TBC_TTN ở mức TB và mức thấp giảm mạnh (giảm 19 trẻ mức TB, chiếm 24,54%; không còn trẻ nào đạt mức thấp.
Bảng 4.22. So sánh điểm TBC_TTN trước và sau thực nghiệm của trẻ 5-6 tuổi theo giới tính và khu vực
N | X | SD | |||
Trước | Sau | Trước | Sau | ||
Nữ | 40 | 5.39 | 7.01 | 1.34 | 0.62 |
Nam | 41 | 5.11 | 6.86 | 1.30 | 0.53 |
Nông thôn | 30 | 5.44 | 6.77 | 1.36 | 0.60 |
Thành phố | 51 | 5.14 | 7.03 | 1.30 | 0.55 |
Biểu đồ 4.9. So sánh mức độ biểu hiện TTN của trẻ 5-6 tuổi trước và sau thực nghiệm theo khu vực |
So sánh giữa trước và sau thực nghiệm, điểm TBC_TTN của trẻ nam và trẻ nữ, trẻ nông thôn và trẻ thành phố đều tăng. Mức tăng điểm TBC_TTN của trẻ nữ là 1.62, của trẻ nam là 1.75. Mức tăng điểm TBC_TTN của trẻ nông thôn là 1.33, của trẻ thành phố là 1.89. Trước thực nghiệm, qua phỏng vấn và quan sát, chúng tôi nhận thấy, trẻ nam có xu hướng sẵn sàng làm các công việc giúp đỡ người khác hơn so với trẻ nữ và dễ dàng thừa nhận sai lầm, và sửa chữa. Mặc dù vậy, trẻ nam cũng xuất hiện nhiều hành động tranh giành, xung đột với nhau hơn so với trẻ nữ. Sau thực nghiệm, các biểu hiện này giảm đáng kể. Ở cả trước và sau thực nghiệm, điểm TBC_TTN của trẻ nữ đều cao hơn trẻ nam. Trước thực nghiệm, điểm TBC_TTN của nhóm trẻ thực nghiệm ở nông thôn cao hơn so với nhóm trẻ thực nghiệm ở thành phố. Sự khác nhau giữa trẻ nông thôn và trẻ thành phố được thể hiện rõ ở mức độ nhận thức. Trẻ nông thôn có mức độ nhận thức thấp hơn trẻ thành phố, do ít được hướng dẫn hơn về vấn đề này (ở cả phía GV và cha mẹ), nhưng biểu hiện hành động và thái độ của trẻ nông thôn lại cao hơn do trẻ thường xuyên được tự mình làm các công việc. Sau thực nghiệm, điểm TBC_TTN của nhóm trẻ nông thôn thấp hơn so với nhóm trẻ thành phố. ĐTB của nhóm trẻ này tăng ít hơn so với ĐTB của nhóm trẻ thành phố do sự cải thiện về mặt nhận thức ít hơn dẫn đến hành động và thái độ cũng tăng ít hơn.
Bảng 4.23. Kiểm định ý nghĩa chênh lệch GTTB giữa trước và sau TN
N | X | SD | Chênh lệch X | Hệ số tương quan | Sig | |
Trước thực nghiệm | 81 | 5.24 | 1.32 | 1.28 | .697 | .000 |
Sau thực nghiệm | 81 | 6.52 | 1.01 |